Không tầm thường… thật sự hết sức không tầm thường…
Ngô Khảo Ký mục sở thị xuống quan sát tận mắt thuyền vận tải thì không thể không tán thưởng vô cùng các kỹ sư đã thiết kế và hoàn thiện chúng.
Bản thiết kế Ký nghĩ ra trước đây đã hoàn toàn khác rồi, đại thuyền này thông qua Lý Từ Huy chỉnh sửa thiết kế theo ý tưởng của Ký sau đó lại được các kỹ sư trong quá trình thi công đã hoàn thiện lại tất cả những điểm thiếu sót do đó nó đã khác xa xa ý tưởng ban đầu còn đọng lại trong Ký.
Phải nói thẳng thừng về thiết kế các máy móc cơ khí thì Ký đã tụt hậu quá nhiều so với các kỹ sư lành nghề của Bố Chính – Thăng Long , việc của Ký đó là cho ý tưởng thôi, còn hắn thực sự không nên tham gia thiết kế chi tiết… rất xấu hổ.
Động cơ… trái tim của con thuyền nằm ở tầm hai từ dưới đáy đi lên.
Ngô Khảo Ký trước hết thăm quan khu này… mùi gia súc..
mũi phân..
Ngựa ruột thẳng, vệ sinh rất nhiều… cũng may nơi này luôn được chú ý sạch sẽ.
Ngựa là đeo bỉm sau mông đeo luôn túi khu vực đó cho nên không có chuyện vệ sinh bậy bạ ra sàn thuyền…
“ Tuyệt vơi cấu trúc… là các vị thiết kế ra?” Ngô Khảo Ký hỏi một đám Kỹ Sư đang ở phía sau của mình đi theo giới thiệu về kết cấu.
“ Thưa bẩm Bệ Hạ, là Thánh Thiên Đế vẽ thiết kế, chúng bề tôi chỉ tinh chỉnh lại một số chỗ khó xử lý trong quá trình công tác chế tạo” tên trưởng nhóm kỹ sư tự hào đứng ra mà nói.
“ Không tầm thường … không tầm thường, làm quá tốt rồi…” Ngô khảo ký cười lớn vỗ vỗ vai từng người động viên.
Thật ra cơ cấu không phức tạp.
Ai từng đi xe đạp thì biết, khi đạp xe thì đĩa bánh răng quay quanh trục, quấn theo xích, xích bị bánh răng kép trượt đi, truyền động khiến bánh răng nhỏ ở trục bánh xe quay theo tạo nên chuyển động xe.
Nơi này cấu trúc vẫn vậy nhưng không phải trục bánh răng chuyển động kéo xích đi, mà là xích bị ngựa kéo kiến các bánh răng chuyển động xoay tròn.
Rồi từ đó chuyển động xoay này sẽ theo ổ trục truyền động tới chân vịt tạo nên động lực như động cơ vậy.
Tuyệt vời.
Khoang này động cơ chính là chỗ bụng hơi phình theo mặt cắt ngang của thuyền, đây là thuyền đáy nhọn với long cốt điển hình, từ long cốt lên đến mép ăn nước là hình V , sau đó là phần bụng hơi phình ra đôi chút cuối cùng lại hơi thuôn hơn khi lên đến sàn thuyền.
Và khoang động cơ chính là chỗ phình ra này với chiều dài khoang là 40m và chiều rộng ước tính 14,5m tạo nên một căn phòng tầm 580m2 rộng lớn.
Động cơ trái tim chính là đặt giữa căn phòng.
Nó là một hệ thống tinh mĩ nhất ở Đại Việt cho đến lúc này mà Ngô Khảo Ký thấy qua.
Hai trục xoay chính ở mũi và đuôi thuyền cách nhau tầm 30m.
Mỗi trục có hai đĩa xích bánh răng cực lớn trên và dưới cách nhau tầm 1,2m, đĩa xích bánh răng 2m dày 5cm, tất nhiên các đĩa xích bánh răng này được khoét các lỗ vùng thân để giảm trọng lượng.
Hai sợi dây xích như xích xe đạp nhừng khổng lồ và cực dài vòng qua các đĩa xích bánh răng.
Trên quãng đường dài 30m ấy là không thiếu các đĩa xích bánh răng nhỏ hơn kẹp trong và ngoài mỗi sợi dây xích khiến chúng chỉ có thể theo line mà chạy.
Như vậy xích sẽ không thể tuột nổi khỏi bốn cái đĩa xích bánh răng chính khổng lồ 2m kia.
Cứ cách 2m thì hai sợi xích trên dưới mắc xích sẽ được gia cố với nhau và nối đến mội sợi dây kéo cố định vào ngực lưng ngựa khéo....!kể từ đó một hàng ngựa có thể chạy vòng quanh cỗ động cơ này để kéo xích khiến đĩa xích bánh răng xoay tròn tạo nên động lực.
Thực ra động cơ chiếm diện tích rất ít rất ít...!dài 30m nhưng rộng chỉ có 3m mà thôi, vì đĩa xích bánh răng chỉ có 2m đường kính.
Do đó con đường để ngựa di chuyển tạo nên chữ O khép kín rộng đến 5m mỗi bên trái phải thuyền.
Tức là có thể xếp 2-3 con ngựa mỗi hàng để kéo dây xích đó.
Nếu xếp đơn thì được 40 con ngựa còn nếu xếp đôi thậm chí 80 con cũng có thể.
Tất nhiên xếp 3 quá chật hẹp, không nên chút nào cả.
Cho nên ở trong khoang này có cả thảy 60 con ngựa cùng 20 người chỉ huy.
20 con được xếp nghỉ ngơi, 40 con kéo và có thể thay thế nhau liên tục nếu cần thiết, Còn trong trường hợp cần kíp có thể dùng cả 60 con ngựa cùng kéo tạo nên một động cơ 900 mã lực mạnh mẽ.
900 mã tực tương đương 300 người đàn ông trưởng thành gắng sức vận động trong một khoảng thời gian ngắn.
Cho nên có thể nói, khi mà đầu máy hơi nước chưa ra đời thì đây mới là động cơ mạnh mẽ nhất của thời đại này.
Ai nói nó không hiệu quả, xin lỗi hãy tự xem xét lại.
“ Thử nghiệm tải ra sao?” Ngô Khảo Ký lúc này rất ưng ý đối với động cơ trái tim của thuyền hạm cho nên sẽ quan tâm tới những thứ khác.
“ Bẩm Bệ Hạ, thuyền trọng tải tối đa 520 tấn hàng hóa và người, ngựa, trong đó trung bình có 80 ngựa một thuyền.
60 trong khoang kéo và 20 trên sàn boong trong các chuồng nhốt…” Đội trưởng kỹ sư bắt đầu kể lể.
Chuồng ngựa 20 con trên boong thì ký nhìn thấy rồi, hoá ra đây là ngựa để dự trữ thay thế, để trên sàn boong trên cùng cũng hay, nơi đó không có cột buồm nên trống trải vô cùng.
Riêng 80 con ngựa vào tầm 21 tấn.
Nếu là để trở quân thì thứ này nhồi nhét 120 quân có dư một mặt sàn 580m đủ nhét thật nhiều lính, nếu còn bố trí thêm giường tầng thì càng nhiều hơn .
Nhưng nếu là thuỷ thủ đoàn đủ để hoạt động tầm 70 người là đủ.
Tất nhiêu đây không phải thuyền vận tải thường, nó có hai tầng phía trên khoang động cơ là tầng pháo.
Tính ra có tới 80 khẩu pháo 120 ly trên thuyền này.
Còn pháo 35 ly lại càng nhiều hơn.
Riêng pháo và thuốc nổ, đạn dược chiếm 30 tấn trọng lượng.
Người nếu phục vụ chiến đấu phải 400-500.
Thêm ba mươi tấn.
Ít nhất 50 tấn lương thực cùng nước để duy trì hai tháng hải trình.
Vậy tổng hợp ra thuyền này mất 130-150 tấn tải trọng cứng, dôi ra chính là 370 tấn tối đa hàng hoá…
Được của nó đấy… nhất là quặng hàng có thể đóng gói trên sàn Boong không chiếm không gian.
Như vậy tính ra bọn này mười thuyền nếu đi Philippines khai thác vàng , quặng nếu đầy tràn đi về tầm 300 tấn một thuyền thì đã có 3000 tấn quặng, đủ để duy trì tốt tốt cho hoạt động của Đại Việt.
Đây là đang tính 10 thuyền, nhưng Đại Việt chỉ dừng ở con số 10 sao?
Ha ha chơi bài thuyền ngựa này vượt Thái Bình Dương khó nhưng nếu đi loanh quanh Châu Úc, Philippines, Bắc Nguyên, Medang thu gom quặng đó là nhất bá.
Bo bo đã điên cuống trồng, thứ nầy dinh dưỡng làm sao cỏ có thể đọ? Sang hơn thì cho ăn đậu… Chiến mã nguồn thì từ Bắc Nguyên đâu thiếu?
Đây mới chính là đại sát khí phù hợp nhất để Đại Việt đi khai thác tài nguyên khắp nơi phục vụ cho phát triển công nghiệp.
Không những thế , với tải trọng khổng lồ này thì buôn bán hàng hoá càng cường, chi phí vận chuyển rẻ đi đáng kể, thời gian di chuyển rút ngắn… nơi nào có thể so sánh Đại Việt về hàng hải đây?
Ngô Khảo Ký cười ha ha sung sướng… hắn lập tức ra lệnh thưởng tất cả kỹ sư một lượt… thực sự sảng khoái nhân tâm vô cùng.
Có câu hỏi, vâng biết thuyền động cơ ngựa xích kéo hoành tráng rồi nhưng liên quan gì mà không cho buồm vào, cho thêm buồm có phải đi càng nhanh không.
Khổ quá đã nói rồi, mỗi thuyền thiết kế có mục đích khác nhau, biết thuyền này đi đâu không? Là đi Philippines , Brunei, Papua New Guinea, toàn nơi trùm của bão cả.
Đi thuyền buồm những chỗ này gặp bão là cống mạng.
Trong khi đó thuyền không buồm kết cáu chắc hơn, độ cân bằng ổn hơn, chống bão cấp 7-8 không vấn đề.
Đây là lý do không có đóng buồm.
Còn về sau để chạy tuyến Bắc Nam, hay tuyến Đại Việt – Đại Tống – Bắc Nguyên- Nhật Bản thì sẽ đóng loại động cơ ngựa kéo nhưng có buồm đấy.
“ Mấy vị kỹ sư đáng kính của Đại Việt chúng ta, cách vị đã chế tạo thứ này quá tốt, quá xinh đẹp.
Thế nhưng Trẫm muốn hỏi một vấn đề… chúng ta có năm tàu Khu Trục thuộc dạng đặc biệt hùng mạnh, khoang chèo bố trí tới 200 người xoay động cơ nhưng theo ta thấy không thể nào bì lại được với loại động cơ ngựa kéo này.
Liệu có cách nào cải tạo không?
Ngô Khảo Ký rất băn khoăn, thứ này quá tốt, ngựa lại quá dễ kiếm ở Đại Việt lúc này nếu bố trí được ngựa kéo động cơ cho Khu Trục hạm thì không có gì tuyệt vời hơn được nữa.
Tại mấy cái Khu Trục Hạm toàn là best gỗ mà đóng.
Muốn tìm ra gỗ tốt như vậy để đóng mới còn cần 2-3 năm mới được… Mã những Khu Trục Hạm này mới đóng đã lỗi thời thì tiếc quá.
“ Bẩm Bệ hạ, đây cũng là chuyện chúng bề tôi trăn trở.
Chúng bề tôi cũng đang muốn trình bày lên dự án cải tạo lại Khu Trục Hạm.
Về mặt lý thuyết thì không khó, vì Khu Trục hạm dài đến 58m rộng 18 m cho nên càng có không gian bố trí động cơ tốt hơn.
Cơ cấu truyền động ra chân vịt vẫn tương tự cho nên không hề khó cải tạo….” Tên Kỹ Sư trưởng của Nhóm Bố Chính thực sự tự tim dõng rạc rói lên suy nghĩ.
“ Tốt, dự án này cấp cho quân xưởng Bố Chính nghiên cứu cải tạo Khu Trục Hạm… rất tốt” Ngô Khảo Ký vui vẻ đồng ý ngay.
Nói thật với những đại hình mày móc Thăng Long không thể bì lại được Bố Chính ngành công nghiệp có các đại đập hỗ trợ.
Nhưng xét về công nghiệp nhẹ như chế máy móc nhỏ, khôi giáp , vũ khí, trục bánh xe thì…..
Bố Chính không có cửa so sánh vì Thăng Long đông, quá nhiều thợ thủ công bậc trung.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...