Lý Triều Bá Đạo Phò Mã


Tháng hai năm Long Hưng Nguyên Ký thứ 4 của Đại Việt ( 1085).
Đã mười năm Ký đến với thế giới này.
Tết Nông Lịch năm nay có lẽ là một cái tết yên bình nhất đối với Ký.
Hắn được ở bên gia đình, có Lý Từ Huy và cả Ngô Thần Tuấn à còn có cả A Đoá bụng đã nhô cao.
Hêy da xũng coi như tiểu viên mãn rồi.
Lý Từ Huy đã khoẻ mạnh, lại năng nổ công việc quản lý quốc gia cho nên Ký có nhiều hơn thời gian chú ý đến những mục tiêu trọng tâm của Đại Việt.
Nói thẳng ra là Lý Từ Huy – Ngô Khảo Ký đồng quản Thăng Long nhưng công việc có phân công.
Thẳng thừng Lý Từ Huy sẽ quản nhiều hơn về nông nghiệp, thuỷ lợi , giáo dục, cơ khí công nghiệp.

Ký sẽ chuyên sâu hơn về Pháp Luật, quân sự, tài chính, kinh tế thương nghiệp.

Có sự phân chia này cũng khiến quan viên biết nên “tìm ai” giải quyết cho nhanh công việc rồi.
Về nông nghiệp của Đại Việt thật khó thống kê ruộng đất lúc này vì chưa có cải cách thực sự.

Sản lượng lúa thóc từng vùng cũng chưa có thống kê ra.

Giống lúa cũng chưa quy chuẩn.

Tuy nói là đất nước nông nghiệp đi lên nhưng quản lý về Nông nghiệp lại hết sức rối loạn.
Quá nhiều loại ruộng đất, mỗi loại thì áp thuế riêng thậm chí một số không thu thế cho nên tính không nổi.
Cải cách ruộng đã là vấn đề đăng lên mặt báo cần phải nhanh chóng thực hiện và giải quyết triệt để nếu muốn phát triển nông nghiệp.
Nông nghiệp quản lý đã đau đầu, thủy lợi còn đau đầu hơn.

Cả Lý Từ Huy và Ngô Khảo Ký đều không phải chuyên gia thủy lợi.

Họ không có đầu óc tổng quát để thiết kế một mô hình thủy lợi tưới tiêu hiệu quả.

Thứ bọn họ hỗ trợ được nông dân chỉ là những cỗ máy “bơm” dùng sức nước thiết kế cho tưới tiêu.

Nhưng những cỗ máy bơm kiểu này không thể hoạt động hiệu quả trong cường độ lũ với lưu lượng nước lớn.

Cho nên vấn đề thủy lợi lúc này vẫn phải chờ đợi đám chuyên gia đã học qua kiến thức cơ bản ở sách giáo khoa, sau đó nghiên cứu thực tế lăn lộn trong kinh nghiệp thực tiễn để học tập hoàn thiện sau đó mới có thể cải tạo xây dựng hệ thống thủy lợi tốt nhất.

Nói chung là một chữ chờ… vẫn cần phải chờ đội ngũ nông nghiệp kỹ sư, thủy lợi kỹ sư tiến bộ.

Nhưng vấn đề cải cách ruộng đất là có thể thực hiện được, và năm nay Lý Từ Huy sẽ ra tay.

Đầu tiên là Đồng bằng sông Hồng nơi mà nàng đã quản lý phần lớn diện tích lãnh thổ.

Con số thống kê ruộng đất nông nghiệp của Phủ Ứng Thiên ( Thăng Long) Phủ Thiên Trường, Long Hưng nay đổi thành Lộ Thái Bình, Khoái Châu, Phủ Ứng Thiên, Phủ Thiên Đức.

Phủ Hà Bắc, Lộ Phú Lương, Phủ Trường Yên ( Hoa Lư), Tân Hưng Lộ, Hải Đông Lộ, Sơn Tây, Hoàng Giang Lộ ( Bán kiểm soát).

Tổng cộng có 150 ngàn hecta ruộng tương đương 250 ngàn mẫu ruộng.


Năng suất trung bình cực thấp nếu so hiện đại chỉ khoảng 1,4 tấn thóc trên dưới/ha.

Nói chung một năm được mùa cũng chỉ có 210 ngàn tấn gạo.

Cái này chỉ vừa vặn đủ nuôi sống 2,7 triệu dân vùng này mà không thừa ra chút nào.
Tính ra mới thấy hoảng hồn, nếu không có các ngành nghề, nếu không có buôn bán mở rộng thì với tốc độ tăng dân của Đại Việt sẽ không bao giờ tự cung tự cấp đủ cho người dân sống tạm đủ no.

Nếu Thăng Long – Bố Chính không điên cuồng nhập gạo từ tứ phương thì quyết không bao giờ đủ để nuôi dân.

Giá gạo lúc này mua từ Lavo là tầm 1 lượng bạc/ 250kg như vậy mỗi năm Đại Việt ít nhất phải bỏ ra 500 ngàn lượng để mua gạo tích trữ bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Chỉ nghe thôi cũng thấy hoảng hồn rồi.

Vấn đề xảy ra là vì Đại Việt hay nói đúng hơn đó là Thăng Long thay đổi cơ cấu kinh tế quá gấp.
Lý Từ Huy tập trung quá mạnh vào thương nghiệp , công nghiệp, thủ công nghiệp khiến rất nhiều nông dân chuyển đổi cơ cấu biến thành kinh thương cùng vào các xưởng sản xuất của nhà nước hoặc tư nhân.
Điều này đã xuất hiện từ thời của Ỷ Lan Thái hậu từ trước đó nhưng không quá rõ ràng.
Các ngành nghề trên lương cao hơn nhiều làm nông và thu hút số lượng lớn nhân lực lao động.
Đến thời Lý Từ Huy thì vấn đề trầm trọng hơn nhiều vì không chỉ Thăng Long mà nhiều hơn các vùng như Thiên Đức ( Luy Lâu) – Thiên Trường ( Nam Định).

Khoái Châu đã lắc mình biến thành các thành phố tiền công nghiệp.

Thương nghiệp càng là phát đạt.

Cho dù lúc ấy chưa mở cửa buôn bán cùng Tống nhưng hàng sản xuất vẫn có thể đưa về Bố Chính.

Từ Bố Chính lại chuyển đi các nước Tam Phật Thề, Medang, Lavo.

Khmer.

Sau đó sẽ từ Tham Phật Thệ , Medang đi Chola , Panga hay nhiều các khu vực xa khác.
Kể từ đó ở các thành phố Tiền Công Nghiệp càng dễ kiếm tiền, gạo không phải lo vì có thể mua từ chính phủ.

Điều này gây nên báo động tình hình lúc này.
Càng nghiêm trọng hơn khi mở cửa buôn bán cùng Tống, thị trường quá rộng, hàng hoá càng cần quá nhiều dẫn đến càng nhiều nông dân chuyển nghề thành công nhân trong các xưởng, hay công nhân mỏ khai thác khoáng sản , gỗ , than đá.
Đây là vui sướng nhưng cũng là nỗi khổ.
Vui sướng vì Đại Việt thực sự đang tiếp cận mộ quốc gia thương nghiệp và tiền công nghiệp.
Nhưng khổ vì an ninh lương thực.
Lương thực Đại Việt các vùng Huy quản lý như đã nói phải nhập khẩu gạo từ thế gia, nhập khẩu gạo từ Tam Phật Thề , Medang và Lavo.
Nay phải đàn điên cuồng nhập gạo từ Đại Tống.
Với người Nông dân nói thật họ giàu lên rất nhanh vì mỗi nhà đều có người kiếm tiền bên ngoài.

Số tiền đó đủ đóng thuế, đủ mua gạo đủ trang trải cuộc sống.
Nếu không có thương nghiệp, công nghiệp các ngành nghề giá trị cao trợ giúp thì với chừng ấy gạo sản xuất hang năm 2,7 triệu người ở Đồng Bằng Sông Hồng đói chết.
Tức là Huy chỉ cần thu một đồng thuế sẽ đói.
Lấy ví dụ đương cử như Mộc tộc, đến Bố Chính thì 90% đi vào các xưởng đóng thuyền hay chế tác mộc, sơn mài hay công xưởng quân khí làm việc.


Nào ai đi cày ruộng đâu.
Cũng may Đại Việt công thương kiếm ra tiền, lấy một phần trong đó mua gạo tích trữ nên vẫn ổn.
Nhưng Lý Từ Huy cảm thây vậy không an toàn.
Thiên tai mùa màng ai biết trước, gạo có phải lúc nào cũng mua được.

Cho nên Lý Từ Huy bắt buộc phải cải cách nông nghiệp.
Mở rộng diện tích trồng.

Nâng cao năng xuất cây lúa.

Chỉ như vậy mới đảm bảo lương thực an ninh, chỉ như vậy Đại Việt mới có thể tăng dân số mà không sợ hãi.

Thật ra vấn đề các vùng của Lý Từ Huy sản xuất gạo không đủ cho dân trong những năm qua có hai nguyên nhân chính.

Thứ nhất là tăng dân số, thứ hai là dân làm nông bỏ bê đi công thương không có người mở rộng đất khai thác nông nghiệp.

Và triều đình cũng không có quan tâm mặt này mà đôn đốc.

Số gạo tron kho của Thăng Long phần nhiều là mua từ các khu vực thế gia, tích lỹ được từ trước khi Lý Từ Huy đến do thu thuế cao nặng dân chúng.

Lại là một phần lớn mua từ Tam Phật Thề , thương nhân buôn lậu Tống, cùng Quảng Đông Thân Cảnh Phúc.

Chính vì gạo thóc còn nhiều trong kho cho nên Lý Từ Huy mới không có nhìn nhận vấn đề lương thực một cách nghiêm túc.

Khi này ruộng của Đại Việt chia làm ruộng công và ruộng tư.

Ruộng công bao gồm.

Sơn Lăng, Tịch Điền, Ruộng quốc khố, Ruộng công ở Làng Xã.

Rộng Tư nhân có thể nói đến ruộng Thái Ấp Thế Gia, Thái Ấp Đất phong quý tộc Lý, Điền Trang có nhưng ít, Ruộng tư hữu địa chủ lại cũng càng ít.

Tiểu nông tư hữu rất ít.

Còn một loại đặc biệt không hề nhỏ ruộng đất đó là ruộng của Chùa chiền.

Đi phân tích kỹ vào cơ cấu ruộng đất cùng các loại thuế có thể thấy.

Sơn Lăng là ruộng xung quanh các vùng lăng mộ các đời vua chúa, ruộng này thu hoạch tất cả đưa vào Hoàng Khố, canh tác trên này là việc nghĩa vụ của thôn dân gần đó, họ bỏ sức nhưng không có được trả công gì.

Hoặc giả nô tì của hoàng gia sẽ canh tác nơi này tất nhiên nô tì thì làm gì có trả công.

Số thóc thu được nơi này chủ yếu dùng để canh giữ tu bổ lăng tẩm v.v… Này diện tích không nhiều nằm ở Cổ Pháp ( Bắc Ninh ngày nay, Vua Lý chết trôn nơi này, Lý Càn Đức lúc này cũng được trôn ở đây).


Loại ruộng này không nhiều nên không quá quan trọng.

Tịch Điền: Là ruộng của vua thu được hoa màu là về thuộc Nội Khố.

cấy thứ này vẫn là nông nô, nô tì là chính, dân làng xã xung quanh phải có nghĩ vụ cày cấy hoàn thành.

Không có công gì.

Loại này đã khá nhiều nhưng tỉ trọng chỉ chiếm 5% tổng diện tích nông nghiệp các vùng mà Huy quản lý.

Ruộng quốc khố.

Diện tích khá lớn.

Chiếm 30% diện tích nông nghiệp nơi Huy quản.

Và cái này đánh thuế siêu nặng nếu chiếu theo lệ Lý triều.

Lý triều.

Ruộng này chủ sở hữu thực sự là Lý Từ Huy Hoàng Đế.

Theo lệ lý: mỗi người cày 3 mẫu, mỗi năm nộp 300 thăng thóc/người thể hiện mức bóc lột khá nặng nề.

đây là hình thức bóc lột theo kiểu loại nửa nông nô nửa tá điền.

Sự kết hợp phức tạp này cũng là hiện tượng phổ biến đương thời.( Trích dẫn)
Thân phận người cày cấy trên này là tù binh, tội phạm, nô tì, nông nô gọi là Cảo Điền Nhi.

Tiền bóc lột thu được cho vào Quốc Khố triều đình mà không phải nội khố.

Ruộng công làng xã, Cái loại này cực kỳ mập mờ chính sách cho nên rất khó phân định nó là công hay tư nhưng lại chiếm tỉ trọng nhiều nhất trong diện tích đất Nông nghiệp.

55% ở vùng Huy quản và 80% ở các vùng Huy không quản.
“ Nhân đinh có ruộng cày thì nộp tiền thóc, có 2 mẫu 1 quan tiền,.

Tô ruộng mỗi mẫu 70 thăng thóc ( 1kg).” Nói thẳng với thuế như vậy đúng là dân sống rất khổ.

Cái được gọi là ruộng công ở làng xã thực tế rất khó phân định nó là thứ gì cho dù có tên là ruộng công làng xã.

Hương xã thời bấy giờ có nhiều ruộng công, song ý thức bảo vệ bộ phận ruộng đất này cũng như sự chi phối của nhà nước đối với nó còn chưa chặt chẽ ( Trích dẫn).

Ở những vùng triều đình chi phối mạnh mẽ ( Vùng Lý Từ Huy đang chi phối không có thế gia nào nhúng chàm) quan viên triều đình, quân binh vận lương.

Sẽ thu được 100% số thuế trên từ các Hương Xã.

Nhưng ở các vùng như Thanh Hoá Nghệ An, Phong Châu, Lâm Tây, Vị Long, Thượng Nguyên, Quảng Nguyên, Bình Nguyên, Văn, Châu Lạng, Kim Đô, Thăng Đô.

Thì sự quản lý cái gọi là Công Điền Hương Xã là lỏng và không đủ lực.
Chính vì thế các thế gia mới chính là người thu thuế ở các Công Điền Hương Xã này và vận một phần về.

Triều đình.


Tuỳ theo thoả thuận thế gia và vua.

Có thể vận ba phần năm phần tuỳ thuộc thế gia đó chịu ảnh hưởng bao nhiêu từ triều đình.
Như kiểu của Dương gia Nghệ An, Lê gia Thanh Hoá thì vận tầm 3 thành.

Đỗ Thần trước kia nộp 4 thành.

Lý Kế Nguyên nộp quốc khố 7 thành giữ 3.

Ngô Khảo Ký nhớ không xưa hắn cũng đâu phải nộp hết về Thăng Long trong giai đoạn đầu, chỉ nạp 6 thành mà thôi, cho nên mới biển thủ được quặng sắt ở Tòng Chất một ít làm căn cơ sự nghiệp.

Châu Lạng, Văn nạp 2 thành.

Phú Lương trước kia nạp 3 thành nhưng giờ Ngô Khảo Ty đã thực quản ở đây 100% có thể thu vào tay Huy.
Thượng Nguyên, Quảng Nguyên xưa kia nộp thuế kiểu tượng chưng 0,5 thành cho có đạo.

Nhưng nay Ngô Thường Tung bị dày lên đây để quản, hi vọng sẽ ngày càng tốt hơn.
Như Thân cảnh phúc sau khi tự hắn đánh thuế nộp về Thăng Long 5 thành, thằng này rất biết điều.
Tam giang có Ngô Cẩm , Ngô Tam làm chủ cũng đã bán quản thuộc Lý Từ huy, nơi này không còn thế gia lớn thời gian tới có lẽ nhanh thực quản.

Châu Phong -Lâm Tây- Vị Long- Bình Nguyên ba cái này thời Lý đóng thuế tượng trưng, cái Công Điền Hương Xã mà Triều đình Lý gọi bọn họ thu theo lệ Lý hoặc trên lệ Lý nhưng nộp về Thăng long là cho có % kể ra mất mặt.
Ruộng tư thì không kể rồi.

Thái Ấp, cái này không thấy ghi trong sách sử nhà Lý nhưng thực sự nó có tồn tại.

Nhưng đây là đất phong quý tộc Lý hay đất phong cho Công thần, hay đất của Thế gia đã tồn tại từ trước đó.

Cái đất này nó tương tự như ruộng quốc khố của vua vậy, thuộc sở hữu toàn diện.

Ví như Lý Thường Kiệt có 300 mẫu ở Hải Đông Lộ.

Lý Nhật Trung có 350 mẫu ở Thiên Trường.

Ruộng này đều bị đánh thuế nhưng ít lắm tầm 3 thăng một mẫu.

Địa chủ điền, thời này chưa có mấy.

Chỉ là tồn tại cũ từ thời tiền triều dư âm của cát cứ phân quyền các tiểu thế gia.
Tiểu nông tư hữu thời Lý hoàn toàn không có mà chỉ là mới xuất hiện gần đây bắt đầu từ Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy ban ruộng đất cho binh sĩ có công chiến đấu.

Ruộng này thuộc tư hữu của họ nhưng cấm buôn bán.

Thuế thu ít do Huy đặt ra 30 thăng một mẫu, không có tô vì đây là ruộng tư nhân.
Còn lại ruộng đặc biệt đó là ruộng chùa.

Thứ này ít nhưng nhức nhối, nằm ngoài quản lý của nhà nước.

Lý Từ Huy cực ngứa mắt.
Với hệ thống ruộng điên này không cải cách lại làm sao Nông Nghiệp khá lên được?
Miễn thuế mãi sao là cách cho đặng


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui