Lý Triều Bá Đạo Phò Mã


Trương Thủ Tiết ở Gia Hoà không đi, hắn điên cuồng cướp lương khắp nơi xây công sự tu bổ thành trì nhỏ.

Không những vậy hắn còn cho xây trại chắn trước cốc lối ra của Hạ Châu.

Nòng pháo lớn chĩa chằm chằm vào cốc.

Hai vạn quân chờ sẵn nơi đây.
Tám vạn quân còn lại chia làm 4 trại lớn và rất nhiều trại nhỏ bao quanh Gia Hoà.

Nơi này lưng tựa Hoà Sơn.

Phía trước có sông nhỏ vô danh.
Trương Thủ Tiết thủ vững nơi này không đi.
Hắn còn bắt mấy vạn dân tụ tập đào đất làm hào trú ẩn.

Xây luỹ khắp nơi còn đắp lại cả Gia Hoà Thành cao hơn bền hơn.
Thẩm Tông Cồ kế hoạch úp sọt Trương Thủ Tiết thất bại.
Trương Thủ Tiết quá đa nghi, cũng là một kẻ thông minh, hắn cử thám báo đi Sâm Châu quay về vẫn báo bình an.
Tướng Thẩm Tông Cồ được lệnh từ Hành Dương chuyển về đây trấn thủ.
Mọi chuyện tưởng như tiến triển tốt đẹp thì Trương Thủ Tiết đột nhiên hỏi về giám quân.

Theo chế độ Sâm Châu là nơi chủ chiến An Nhân phải có Giám quân nơi đó có Hà Giám quân là người mà Trương Thủ Tiết biết.

Nhưng Thẩm Tông Cồ đào đâu ra Hà Giám quân? Lúc này đang nhốt trong ngục giam đó.
Cho nên Thẩm Tông Cồ chỉ đành biện cớ Hà Giám quân đang trông coi An Nhân chính tắc làm cớ.
Nhưng Trương Thủ Tiết tính đa nghi nên cử thám báo qua An Nhân, Hành Dương.
Bất quá tham báo đi không bao giờ trở lại.
Cho nên Trương Thủ Tiết tin chắc là có chuyện.

Hắn ngay lập tức quay đầu lại Gia Hoà xây công sự phòng ngự đông thời cố cử thêm thám báo theo các lối rừng thiêng nước độc lẩn tránh để báo thông tin về Trường Sa.
Thẩm Tông Cồ kế hoạch bắt nhốt Trương Thủ Tiết thất bại hoàn toàn cho nên lúc này chơi lật mặt.

Loan tin Trương Thủ Tiết đầu hàng Bắc Mân tạo phản.
Quân Tống trong Sâm Châu ngoài ba ngàn Sơn Tây Binh nào hay biết sự thật.

Chỉ thành thật hướng mũi giáo về Trương Thủ Tiết mà phòng thủ.
Trương Thủ Tiết cũng cáo Thẩm Tông Cồ phản bội chửi ầm lên, nhưng cái trò hắt nước bẩn ấy mà.

Ai hắt trước có lợi hơn.
Vậy là Trương Thủ Tiết lòng quân rao động hơn nhiều quân của Thẩm Tông Cồ.

Hai thằng gườm nhau cách mấy chục km không ai dám tiến lên cả.

Quân của Lý Hoằng Chân cùng Nùng Cao Xương mốc mốc meo meo ở Tư Dương mai phục.

Hạ Châu đánh sập từ lâu rồi.

Toàn bệnh binh già binh lai có ít pháo.

Trương Thủ Tiết mang đi gần hết chỉ để lại pháo tồi.
Cho nên Ngô Văn Tứ , Đỗ Thần toàn là mạnh binh làm sao không đánh được.
Bắn áp chế đầu thành.

Đẩy xe công thành che chắn nổ bộc phá tung cửa lớn lao vào.
Đây là Trương Thủ Tiết thí quân cho nên ngay cả tướng thủ thành chất lượng hắn cũng không thèm bố chí.

Đám trong thành quân Tống cũng biết mình là người bị bỏ rơi để tốc độ hành quân tốt hơn, để chặn được quân địch ở Hạ Châu thêm giờ nào tốt giờ đó.
— QUẢNG CÁO —
Cho nên sức kháng cự hay quyết tâm rất yếu.
Thành Hạ Châu không mất bao công vây hãm là đột phá được.

Đa số Tống Binh nơi này đầu hàng tức khắc.
Đỗ Thần tốn khoảng 500 binh , Ngô Văn tứ thiệt 137 binh là bắt được thành trì này.

Không biết nên nói gì cho phải nữa.
Nhưng dù nào đánh hai vạn quân thu thành trì vẫn là đại công.

Ngô Văn Tứ mới đến chiến trường đã mèo mù vớ cá rán nên sướng điên.

Đỗ Thần vớ được hai đại công, một là chuyện đập nước phá tan 2 vạn quân của Lưu Trọng Lữ, giờ tuy bị xẻ công việc Hạ Châu nhưng vẫn vui.

Hai thằng này bàn nhau đánh ra khỏi hạp cốc Hạ Châu truy đuổi quân của Trương Thủ Tiết.

Nhưng Đỗ Thần vừa thò đầu ra khỏi cốc đã bị quân Trương Thủ Tiết phục binh đánh tí chết, mấy trăm người bỏ mạng phải rút vào trong cốc.
Quân Trương Thủ Tiết cũng không dám công vào vì sợ người Miêu cho hên hai bên gằm ghè nhau cứ vậy giải tán.

Đỗ Thần về đóng Hạ Châu, hắn biết công mình đã đại giờ còn đi khắp nơi vơ vét công huân sẽ bị thiên hạ tướng chèn ép.

Cho nên ngủ đông nơi này , xây dựng công sự, phối hợp Miêu nhân không cho quân Trương Thủ Tiết có cơ hội tiến vào cốc.

Một mặt khác thì Ngô Văn Tứ chạy về Quế Lâm để theo đường Vĩnh Châu hội họp đại quân, hắn có 1,7 vạn quân Bố Chính tinh nhuệ, thứ này mà cứ chết dí ở hậu quân thì đúng là phí của trời.

Lê Lăng Quan, Vương Đoanh Vĩnh thủ vững thật sự cái này hùng quan lại đủ loại pháo dài ngắn số lượng nhiều thủ thì công rất là khó,
Nhất là Đại Việt bán không ít lựu đạn cho Bắc Mân.

Đặc biệt nơi này lại quay về thời tiền sử sử dụng bom dầu hỏa.


Thật sự để công phá năm vạn quân Bắc Mân trang bị tận răng nơi này đúng là cần chết ít nhất 3-4 vạn.

Quân Tống đang tìm cách khác, và họ cũng đang rất loạn chưa thể tổ chức tấn công hữu hiệu.

Địch Viễn thành công mang theo tàn quân vạn Tây Lương Kỵ chạy về đến Tương Đàm.

Thông tin Quế Lâm, Vĩnh Châu.

Hoan Châu thất thủ cũng theo về làm quân Tống toàn khu Trường Sa hoảng sợ, loạn tượng đã định.
Bọn hắn không ngờ “ bố trí” “ không ke lọt” của các lão đại trong triều đã bị Nộ Long Đông Hải thần không hay quỷ không biết bóp cái bẹp.
Nào ai biết Quế Lâm thất thủ, nào ai biết Vĩnh Châu bị chiếm? Nay nếu Địch Viễn không chạy về thi đố bọn họ biết được Hành Dương cũng xong rồi.
Các lão đại bố trí “ không lọt” kiểu gì mà thủng một cái lỗ to bằng trời như vậy.
Này khác gì hai cặp võ sĩ chia hai phe đấm nhau, tự yên một thằng trúng gió mắc kinh phong giật đùng đùng.
Đồng đội của hắn chưa định thần đã bị trước sau hai tên võ sĩ ép tới tấn công?
Điểm binh thu hồi Hành Dương?
Ngươi biết Đại Việt mang bao nhiêu quân, bố trí nơi nào không?
Ngươi biết Hạ Châu Trương Thủ Tiết còn sống không?
Thẩm Tông Cồ còn sống không? Sâm Châu mất chưa?
Tất nhiêu Trương Thủ Tiết là danh tướng cầm mười mấy vạn quân , khả năng hắn gục là thấp.

Nhưng một ngày chưa liên hệ được Trương Thủ Tiết thì thách kẹo quân Trường Sa không dám công Hành Dương.
Không có sự phối hợp của Thẩm Tông Cồ , Trương Thủ Tiết thì binh xuống Hành Dương chỉ để thí mạng, vì từ An Nhân quan quân của Bắc Mân lúc nào cũng có thể lao ra đánh vào cánh.
Trước kia An Nhân bị khoá nhưng lúc này chỉ cần người có kiến thức một chút sẽ hiểu, An Nhân Quan của người Mân , Sâm Châu không khoá được nữa rồi.
Sâm Châu có thể còn, nhưng trong tình thế Đại Việt ở Hành Dương thì không một nhà quân sự nào dám chia binh Sâm Châu ra thủ An Nhân cả.

Đây là nguyên tắc.

— QUẢNG CÁO —
Thứ đến Trường Sa không dám công Lê Lăng nữa.

Vì công Lê Lăng với số lượn ít quân bằng tự sát.
Công với số lượng nhiều quân, nhỡ may Đại Việt quân xuôi dòng đánh úp Tương Đàm cắt đường lui thì chuyện gì xảy ra?
Lúc này Đại Tống tiến thối lưỡng nan chỉ có thể cố thủ mười mấy vạn quân ở Tương Đàm.
Điểm chết người nhất đó là chủ soái chiến trường Lê Lăng chưa có.
Chúng quân như rắn mất đầu không ai nghe ai cả.

Công thế nào?
Vương Thiềm đâu, Vương Thiềm đâu, Phong Lang Tây Vực đâu?
Dạ thưa quân Bắc Nguyên đã qua Hoàng Hà và làm loạn ở Biện Kinh, giờ lại làm loạn ở Trịnh Châu, sức phá hoại của đám này ở Đại Tống so với Bắc Mân hay Đại Việt chính là bậc thầy của bậc thầy.
Nếu Bắc Mân hay Đại Việt cuối cùng đánh là đánh trên các vùng đất của Bắc Mân trước kia quản hạt mà Đại Tống vừa cướp được, cho nên có mất thì cũng là trở lại nguyên trạng.


Nhưng Trịnh Châu và Biện Kinh đó là hai vùng đất trù phú của Đại Tống, mất thì không sợ mất vì người Bắc Nguyên sẽ rời đi thôi.

Nhưng Bắc Nguyên đã phá hoại đến nền thống trị cơ bản của Triều Đình Đại Tống ở hai vùng đất này là kinh khủng vô cùng.

Nó còn nguy hiểm hơn Đại Việt và Bắc Mân nhiều.

Thua Đại Việt thua Bắc Mân là thua quân sự, thua Bắc Nguyên đó chính là mất đi quyền thống trị chính trị tại hai vùng đất kia.

Một lần hai lần không sao, nhưng mười lần hai mươi lần người dân ở hai vùng này sẽ coi họ là người Đại Tống hay người Bắc Nguyên ?
Cho nên Vương Thiềm với hai vạn kỵ binh đi được ½ đường thì bị điều về Hà Nam chủ trì chiến cuộc.

Cho nên vị trí Soái ở Lê Lăng vẫn đang bỏ ngỏ.

Loạn.
Lúc triều đình Đại Tống ra mệnh lệnh cho Vương Thiềm là lúc chưa biết Đại Việt đã nhập Hành Dương, lúc này biết cũng đã hối không kịp rồi.

Tin Đại Việt đánh chiếm Hành Dương chia cắt làm đôi hai mươi mấy vạn quân của Đại Tống làm cho Triệu Húc vốn đang bệnh nặng càng thêm sầu lo mà nặng hơn.

Hắn mặt mày tái mét ngồi trên Long Ỷ nhìn như chiếc lá vàng phất phơ trước gió.

Triều đường lúc này những cái tên cũ như Tư Mã Quang, Vương An Thạch đã từ lâu không còn… sau vụ Quách Quỳ xảy ra một đám phải từ quan, mặc dù ai cũng biết trong đó người chủ mưu, người quyết định là ai.

Triệu Húc đúng là hồi quan phản chiếu chuyện A Đóa một lần rồi cũng nằm bẹp.

Những năm qua không như ý, hết biến pháp không thông, mất đất phía Nam, Vương thị làm loạn không thể bình, lại thêm Bắc Nguyên đe dọa như hổ rình, mất Thái Nguyên, mất Hà Bắc làm Triệu Húc hắn tinh thần kiệt quệ.

Không hẳn, hai năm trước có một lần tinh thần hắn bừng sáng.

Đó là thời điểm là Lý Bỉnh Thường, Ngô Khảo Tước, Gia Luật Tuấn gặp nhau ở Tam Môn Hiệp trong việc trao đổi Trịnh Tú Hoa , Hoàng Phi của Bắc Nguyên.

Sau chuyến đi này dã tâm của Lý Bỉnh Thường bừng lên, hắn cảm thấy cơ hội truất quyền Lương Thái Hậu đã đến , vậy thì Lý Bỉnh Thường có thể thực sự chấp chính mà không phải như con rối chạy đi lo mấy việc lặt vặt rồi.

Cho nên Lý Bỉnh Thường liên kết Lý Thanh Sách muốn liên Tống ủng hộ hắn chấp chính.

Lý Bỉnh Thường nghĩ kĩ rồi, Bắc Nguyên cách xa hắn không thể làm chỗ dựa, Liêu bị đánh tàn rồi, giờ cả Tống Liêu và Tây Hạ đều là sợ Bắc Nguyên cho nên liên kiết nhau tốt nhất.

Liên kết Bắc Nguyên thì Bắc Nguyên cũng ở xa không giúp được hắn thâu tóm quyền lực Tây Hạ.

Lúc này Đại Tống rất cần đồng minh nên chắc chắn ưng thuận.

— QUẢNG CÁO —
Còn nếu việc Liên Minh Đại Tống làm Bắc Nguyên tức giận thì kệ đi, dù sao Tây Hạ còn cách Đại Liêu cùng Tây Liêu mới tới được Bắc Nguyên mà? Có biên giới đâu mà phải sợ?
Cho nên vấn đề này được đặt lên mặt bàn đàm phán ngầm.

Trong lịch sử đúng là có cuộc đàm phán này, cũng đúng thời gian này, chỉ là lúc đó Lý Bỉnh Thường lây việc trao trả Hợp Dương cho Đại Tống để làm cái giá liên minh.

Nhưng lúc này không cần cái giá gì Đại Tống cũng đồng ý rồi.

Hay thật, đôi khi Lịch sử đã thay đổi nhiều nhưng có những sự kiện cứ xoay vần rồi lại xảy ra.


Tuy nhiên, cơ mật bị lộ, Lương thái hậu giết Lý Thanh Sách, quản thúc Hạ Huệ Tông.

Phe bảo hoàng trong nước Tây Hạ cầu triều Tống phái binh đánh Lương thái hậu.
Cái này y như sự kiện lịch sử.

Triệu Húc cho rằng đây là thời cơ để tấn công Tây Hạ.

Ông điều động 20 vạn quân chia làm 5 ngả tiến đánh thành Linh Châu, Lý Hiến làm Ngũ lộ đại quân thống soái, xuất phát từ Hi Hà lộ.

Chủng Ngạc đến Phu Diên quân, Cao Tuấn đến Hoàn Khánh lộ, Vương Thiều đến Kính Nguyên lộ, Vương Chính đến Hà Đông lộ.

Quân Kinh Nguyên và Hoàn Khánh trước thủ Linh châu, sau đánh thẳng vào Hưng Khánh phủ.

Quân Hà Đông và Phu Diên hội tại Hạ châu, đánh Hoài châu, cuối cùng tiến đánh trực tiếp Hưng Khánh phủ.

Thủ lĩnh Giác Tư La Quốc Thổ Phồn là Đổng Chiên cũng phái binh chi viện, vượt Hoàng Hà đánh Lương châu.
Đại Tống nghĩ mình có pháo lớn có thể áp đảo.

Nào ngờ quân Tây Hạ của Lương thái hậu cũng có pháo lớn còn mạnh hơn nhưng số lượng ít nên đánh ngang cơ.

Trong lịch sử là Đại Tống lúc đầu mấy trận thắng nhỏ sau đó thua to ở Vĩnh Lạc Thành và phải cầu hòa.

Nhưng lịch sử đổi thay.

Lúc này Lương Thái Hậu đàn áp phản loạn trong nước quá nhanh, huy động 30 vạn kỵ chơi nhau với Tống.

Tống tuy nhiều pháo lởm ăn được mấy trận đầu nhưng quên mất pháo nặng không thể dã chiến cùng kỵ binh tinh nhuệ Hạng Đản.

Cho nên cuối cùng Tống thiệt phải rút đi.

Nhưng Tây Hạ cũng ăn thiệt khi lần đầu đối diện quá nhiều pháo lớn.

Nói chung hai bên vả nhau bôm bốp một hồi sau đó rút.

Triệu Húc muốn kiếm một trận thắng kéo thể diện nhưng không nổi, thực sự bệnh nặng từ đó.

Lúc này suy nghĩ của hắn rất lơ mơ rồi.

Phía dưới các đại quan đang cái nhau ầm ầm.

Vương Khuê là Thượng thư Tả bộc xạ kiêm Môn hạ thị lang, Thái Xác làm Thượng thư Hữu bộc xạ kiêm Trung thư thị lang, Bồ Tông Mạnh, Vương An Lễ làm Thượng thư Tả, Hữu thừa đây là những gương mặt mới trong hệ thống lão đại ở Đại Tống triều đình đại diện phần lớn thuộc phe Miền bắc chỉ có Thái Xác là phe miền Nam.

Chính cái đám này lên khế hoạch vây Đại Việt ép ngoại giao, thu phục Bắc Mân đấy chứ đâu.

Nhưng lúc này chúng mới hiểu, trêu chọc vào hổ với long hậu quả đáng sợ ra sao rồi.

.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui