Lý Triều Bá Đạo Phò Mã


Định Viễn quyết định thử công vào quân trận Đại Việt vì Quách Mậu Nghiêm đã quay trở lại.

Thằng này chắc chắn rằng thương binh hàng của quân Đại Việt không có mạnh lắm, lúc nãy 500 kỵ của hắn xém nữa đục được 7-8 hàng rồi, chỉ vì lúc đó quân Kỵ binh Việt xuất hiện úp sọt cho nên hắn mới không thể xông lên hỗ trợ, nếu hỗ trợ kịp thì đục trường thương binh Đại Việt không có khó.

Xin lỗi ông đi ạ.
Cấm Vệ quân của chúng tôi Trường thương Trinh không có mạnh lắm nhưng đao thuẫn thủ cực mạnh, các ông phóng qua trường thương binh cũng hết đà, không bị đao thuẫn thủ nó chém cho nát nhừ ấy.

Tất nhiên không ai nói chuyện này cho Quách Mậu Nghiêm cả.

Hắn chỉ thuật lại tận mắt những gì thấy mà thôi.

Vậy là Địch Viễn quyết định công vào, hắn dùng không phải 500 kỵ như Quách Mậu Nghiêm mà là dùng 5 ngàn kỵ tập hợp thành năm mũi tên lửa hình ^ chuẩn bị lao vào năm cái phương trận sau lưng của Đại Việt.
Ngô Khảo Ký ngồi trên xa đài cũng giật mình kinh hãi.

Kỵ binh thật quá nhiều, hai vạn tập hợp lại khiến Ngô Khảo Ký cũng hơi chùn.

Bất quá lúc này đã có thời gian chuẩn bị, cũng không như lúc vội vã di chuyển ban đầu.
Ngô Khảo Ký cũng chờ mong một trận đánh sòng phẳng cùng kỵ binh Tây Vực.
Chỉ đáng tiếc một điều hậu quân của Ky lúc này là Hán Nô quân mà không phải Âu Phi binh mạnh nhất.
Nếu so sánh ra thì Hán Nô binh kỹ năng tổng thể chưa chắc lại Cấm Vệ Quân.
Ví dụ như Hán Nô không thể thuỷ chiến, độ nhanh nhạy sắc bén và ứng phó cá nhân không cao như Cấm Vệ Quân.
Nhưng sáu năm đi theo Ngô Khảo Ký họ là chuyên môn hoá cao.

Ý là nếu trường thương binh thì rất giỏi đánh phương trận cự mã hay phương trận xiên đao thuẫn binh.

Đao thuẫn binh Hán nô cận chiến với đội hình khiên lớn đẩy mạnh rất tốt kiểu gần như La Mã binh đoàn.

Đây là hình thức chuyên môn hoá một nhánh quân, chỉ giỏi một thứ, những mục khác chỉ là tàm tạm.
Cấm Vệ Quân tuy là tinh anh Đại Việt chọn lọc mà thành, nhưng bọn hấn học quá nhiều môn đâm ra không chuyên gì cả, tuy có thể linh hoạt sử dụng nhiều nhiệm vụ khác nhau nhưng đỉnh cấp chiến lực lại có độ giảm mạnh.
Theo học thuyết quân sự của Ký thì vẫn nên chuyên môn hoá là tốt nhất.

Hắn sẽ giáo lại Cấm Vệ Quân theo hướng này.

Có tố chất có kỹ năng cơ bản , Ký Nghĩ không quá khó khăn và thời gian để làm điều đó.
Rào rào rào .
Hán Nô phải nói là chuyên môn hoá đã tiếp cận Âu Phi Binh, họ chỉ thiếu tầm vóc mà thôi, giáp La Mã cũng mỏng hơn vì họ không đủ để mang trọng lượng giáp như lính Âu Phi.
Nhưng không thể khinh thường sức chiến đấu của Hán Nô binh được.

Chỉ thấy trường thương trận của bọn Hán Nô như nhím chìa ra.

Có sự phối hợp nhịp nhàng ba hàng.

Hàng đầu thương hạ thấp gần như xuyên dưới bụng ngựa xuyên lên.

Hàng thứ hai đã nhích lên đôi chút chỉ cách hàng thứ nhất 1 m và thương của họ lệch qua vai đồn đội đang quỳ ngồi mà hướng đâm vào ngực cổ ngựa.
Hàng thứ ba trường thương chính là đam hơi cao vào phía kỵ sĩ trên lưng ngựa.

— QUẢNG CÁO —
Các hàng sau thương dựng thẳng nhưng bất kỳ lúc nào cũng có thể bổ xuống.

Sau đó dựng rào nếu ba hàng phía trên bị đục thủng.
Hàng thứ tư đặc biệt hơn nhiều, tay trái cầm giữ trường thương dựng thẳng nhưng tay phải lại cầm lự đạn chày.

Khả năng cao mấy thằng này không cần đà có thể ném xa 15m, đây là thứ kỹ năng mà Cấm Vệ Quân chưa học được.
Tức là quyết định có ném lựu đạn hay dùng thương cấp cứu hai hàng đầu là quyết định cá nhân, phải hết sức kinh nghiệm cùng tỉnh táo nếu không sẽ mất mạng.
Nếu như hàng bốn phán đoán kỵ binh không thể vượt qua ba hàng đầu.

Sau đó đang loay hoay lựu đạn mà bị kỵ binh xộc tới thì đó là tai nạn chết người.
Cho nên đây là vấn đề kinh nghiệm phán đoán, chỉ có thể đã chiến đấu nhiều lần cùng Kỵ binh mới có thể làm được.

Năm ngàn kỵ là nửa vạn, là ¼ quân số của Địch Viễn.

Đây không phải là phép thử mà hắn sẽ quyết chiến cùng quân Đại Việt.
Địch Viễn vẫn tự tin, một khi đã loại pháo binh Đại Việt hắn không ngán bất kỳ ai.
Tại sao Địch Viễn ngán pháo Đại Việt?
Bởi vì hắn đã đánh cùng Tích.

Công thành không thể dùng kỵ, chỉ có thể dùng bộ không phải sở trường.

Lại bị hoả pháo vượt trội của Tích áp chế.

Nhiều lần bị đánh tơi bời dĩ nhiên sẽ có thám báo đó là pháo Việt.

Từ đó Địch Viễn sẽ có cái nhìn ước lượng về tính chất , tầm xa của pháo Đại Việt.
Lúc này với đội hình trường thương kín kẽ không có khả năng bố trí pháo.
Kể cả có khả năng bố trí pháo, thì Địch Viễn cũng không sợ hãi.

Hai bên đã quá gần để “pháo có thể làm gì đó”.

Đúng vậy, Địch Viễn đã cho bố trí 5000 kỵ của hắn cách Đại Việt 300m, khoảng cách này nếu phát động chỉ 16 -17 giây là lao tới quân trận Đại Việt.

Kể cả lúc này hàng trường thương binh tách ra để lộ ra hỏa pháo hắn cũng không nản.


Mười sáu giây chỉ có thể bắn 1 lượt pháo.

Nếu quả thật Đại Việt dám bố trí pháo tiền hàng kiều đó thì không thể bố trí chu toàn lớp phòng thủ.

Loại quân trận đó kỵ binh rất thích đánh.

Ngày xưa chính là đánh vào nơi có bố trí xen kẽ bộ binh và máy bắn đá đó.

Chính những cỗ máy bắn đá gây cản trở đội hình phòng thủ bộ binh, sau đó kỵ binh sẽ luôn tìm chỗ này mà khoét vào.

Nếu Ngô Khảo Ký dám bố trí kiều đó thì Địch Viễn hắn dám tổng tấn công cả vạn kỵ cùng tiến.

Hậu quân Đại Việt có năm phương trận trường thương Hán Nô, năm phương trận đao thuẫn thủ sau đó.

Tiếp theo có năm phương trận trường thương Cấm Vệ Quân đã bị đánh gần lủng một phương trận nhưng đã được bổ xung.

Lúc này quân Tống bố trí mười đạo xung phong vào năm phương trận trường thương, tức là mỗi phương trận phải chịu hai đợt sóng liên tiếp.

Áp lực sẽ mạnh gấp đôi so với Cấm Vệ Quân trước đó đã từng gánh chịu.

Liệu quân Hán Nô có làm được kỳ tích?
Cô lỗ , cô lỗ, cộc cộc cộc.
Mười đạo kỵ binh đều tăm tắp từ từ bước.

Có lẽ nhánh này cũng có trình độ không thua quân của Quách Mậu Nghiêm.
Hí luật…
Tiếng ngựa hí đâu đó vang vọng… toàn quân Đại Việt im ắng chớ đợi giờ phút giao tranh.
— QUẢNG CÁO —
“ Sát ttttttttttttttttttt”
“SÁT… SÁT … SÁT”
Tây Vực quân khí thế vô song hô giết vang trời sau đó thúc ngựa lao thẳng về phía rừng thương tua tủa.

Thực sự dũng khí này không phải đội quân nào cũng có được.

Khá khen cho huyết tính của quân Tây Vực.
Nhưng quân Hán Nô vẫn im lìm như tảng đá trước phong ba sóng bão.

Bọn này không hề nao núng, chỉ có nhịp thở dài, đều hết sức bình tĩnh.


Chiến thôi, vì một tương lai tươi đẹp hơn cho gia đình.

Vương gia đã nói đánh xong trận này không còn danh Hán Nô, chỉ là người Việt đơn thuần, có gia đình có ruộng đất, có địa vị trong xã hội.

Chết đi thì vợi con đều được hưởng quyền lợi ấy, thậm chí nếu lập công thì phong quan bái tước có là gì?
Sáu năm bọn họ học tiếng Việt, nói tiếng Việt, viết chữ Việt, thậm chí con cái choai choai lúc này nói tiếng Việt thành thạo hơn tiếng Hán, họ còn cần nghĩ về Hán nữa sao? Ở Tống họ chỉ là mọi đan cu li.

Bị ép bán thân thành nô lệ, họ còn muốn một lần trở về cuộc sống khi xưa sao?
Tuyệt đối không thể.

Vậy thì để máu này chảy cạn đi, để cho con cái đời sau có một cuộc sống an lành.

Một Hán Nô lấy ra bức tượng gỗ khắc trong người.

Méo mó xấu xí nhưng có thể mường tượng là hai mẹ con đang ôm nhau.

Hắn hôn lên bức tượng sau đó ánh mắt quyết tuyệt nhìn về đám kỵ binh đang hung hăng lao tới.

Vợ con hắn đã được cấp nhà, cấp đất ở Thăng Long, lại được nhận làm công nhân, lương tháng của hắn cũng về nơi đó, Vợ hắn cũng có lương, cuộc sống rất tốt.
Là lá thư hắn mới nhận được khi ở Quế Lâm… một lá thư chữ latin.

Rất dễ đọc, dễ hiểu.

Một nô lệ như hắn đời này cũng biết chữ… ha ha ha ha… Người biết chữ người đọc sách đấy các ngươi biết không.

Ở Hán người đọc sách là ghê gớm lắm, ở đây cả quân doanh ai cũng đọc được viết được….

Thật là..

toàn vỗ ngực tự cho mình là Trung tâm vũ trụ.

Ta khinh.
Rầm rầm rầm….
Âm thanh va chạm nghe kinh hồn trong đêm.

Từng ánh đèn pha từ các tháp xa chiếu rọi khắp nơi để xem tình hình.

Lõm vào, bị đẩy lui, nhưng đồng đội phía sau gánh lấy.

Vì sao thương gãy, nhiều nguyên nhân, độ bền không đủ, không đủ đàn hồi, đâm xuyên không nổi chắc chắn gãy, cuối cùng là kỹ thuật đâm.

Đại Việt thương không bao giờ là thương tồi, độ bền đủ, đàn hồi càng là tốt, tam lăng thứ thương có thể cắt xương xuyên giáp, vậy gãy thương chỉ là kỹ thuật đâm.

Khủng bố cảnh tượng như gà nướng xuyên que.

Đây mới thực sự là chuyên nghiệm trường thương binh, tỉ lệ gãy thương để ngựa lao vào thế trận khá ít chỉ 30% các chỗ bị đâm vào có trường hợp này.


Ở những chỗ thương gãy dĩ nhiên chiến mã sẽ va đập trực tiếp cùng thương binh khiến nơi đó lõm vào.
Một bình diện rộng 300m chỉ có 30% bị đánh lõm trong một cuộc tổn lực chiến dàn trải đó chính là con số rất ấn tượng.

— QUẢNG CÁO —
Mẹo nhỏ của quân Hán Nô.

Khi bọn hắn đế trường thương không có cắm chết đe ở lòng đất mà chỉ cắm 3/4 , tức là có thể trượt đi.

Nhưng bọn này kỹ thuật rấy cao, dùng tay kéo và gối đè vào thương như hai điểm tạo lực khiến kiểm soát độ trôi của cán thương trên mặt đất, đồng thời cũng kiểm soát luôn hướng đi của mũi thương nương theo chiều đổ ngã của chiến mã hay kỵ sĩ bị đâm.

Kể từ đó lực bị phân tán đi chữ không phải là vuông góc tác dụng lên thân thương… Thương không gãy dù trượt đi cả mét thì không gọi là bị đánh lõm trận.

Tất nhiên Tây Vực Kỵ binh rất nghệ, bọn hắn ánh mắt tinh tế đột phá mặt lõm mà tiến.

Nhưng hàng ba hang bốn của Hán nô phương trận an chay? Bọn họ nhanh lắm đã dấn lên thế chỗ đồng đội.

Thứ này phản ứng của Cấm vệ quân kém xa.

Làn sóng đầu tiên vẫn bị chặn.

Một khi hàng bốn phát hiện mình không bị xiên tới sẽ rút chốt lựu đạn chày mà ném…Không đếm không nghĩ nhiều, ném nhanh nhất có thể để quay lại trạng thái hai tay cầm thương chuẩn bị chiến đấu.

Chỉ hai giây ứ lại đó chính là thảm họa.

Không đếm nổi bao nhiêu quả lựu đạn được ném ra.

Tại những chỗ không lõm, tức là 70% chiều dài của các phương trận đều có lựu đạn được quăn ra ngoài.

Ba hàng trước luôn đứng xít hơn cho nên khoảng cách chỉ là 4m.

Nếu không phải lỗi lầm thì ai cũn có thể ném quá 10m, khả năng gây sát thương cho đồng đội phía trước là không có.

Hàng năm của trường thương binh chưa vội động, bọn họ chỉ được trang bị 2 quả lựu đạn mà thôi.

Không trang bị nhiều vì rất có thể đây chính là nguy hiểm cho chính quân Đại Việt.

Tất nhiên muốn đốt cháy nổ loại lựu đạn chày với ngòi ẩn trong này là không dễ như loại lựu đạn cổ cách đây 6 năm.

Nhưng vẫn nên cẩn thận.

Phải cân đối giữ an toàn và hiệu quả tác chiến.
Kỵ binh xung phong mà không đột phá nổi phòng tuyến trường thương đó là tai nạn.

tai nạn thảm khốc, vì đội trường thương này không chỉ là trang bị mỗi thương không thôi đâu.

.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui