Lý Triều Bá Đạo Phò Mã


Khoan hãy nói về thành Thăng Long cuộc chiến.
Lúc này thuỷ chiến sông Lam bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra.
Dương gia quân bên bãi bồi phía nam hơn ba trăm thuyền bé mồi thuyền từ mười hai đến mười lăm người thuyền dài 6m rộng 2,5m, nhìn chẳng khác mấy thuyền đánh cá thông thường nhưng nói cho đúng thì kết cấu của nó rất vững chắc, tốc độ cao , tính cơ động mạnh, có trang bị phiên mái che chống tên đạn.
Đừng nhìn chiến thuyền Dương gia nhỏ mà khinh thường, nhỏ nhưng có võ, bé nhưng bé hạt tiêu cay lắm đấy.
Chiến thuyền bé này chính là bản thu nhỏ cùng đơn giản hoá của chiến thuyền Mông Đồng chứ danh của Đại Việt.
Thật ra lúc này Đại Việt đã phổ biến thuyền Chiến Mông Đồng kích thước lớn hơn, ví như loại trung Mông Đồng có 23 tay chèo và chừng đó thuỷ thủ, loại này thường không có sàn thuyền, đáy hơi vát , kích thước cỡ mười lăm mét dài.
Cỡ lớn Mông Đồng thuyền có tới bốn mươi tay chèo hoặc hơn, dài tầm 23-25m , thuỷ thủ cũng chừng ấy người.
Đấy đã thuộc vào chiến hạm cỡ lớn nhất Đại Việt rồi.
Tất nhiên Thuyền Chiến Mông Đồng Hạng Trung và Hạng Lớn thì Dương gia đều có đấy nhưng họ không dùng, vì họ biết nếu so thuyền lớn với người Bố Chính đó là múa rìu mắt thợ, làm vậy chẳng có tác dụng chiến đấu nào cả.
Lại quay về phía đoạn sông uốn lượn gần cửa Hội sông Lam.
Lúc này mấy trăm thuyền nhỏ Dương thị dàn trận bên bến bồi như đang thách thức “ Tao đố mày dám đi qua, đi qua khu vực này chúng tao sẽ ùa ra xẻ thịt hết quân Bố Chính”
Quân Bố Chính thi kiểu “ Bố mày cứ đi qua đấy, mày giỏi bơi ra giữa dòng choảng nhau?”
Tất nhiên cuộc chiến này chú định là không tránh khỏi , hai bên sẽ đao thật thương thật là liều mạng rồi.
Đợi cho đám chiến hạm Bố Chính đầu đuôi đi vào đúng tầm chiến đấu thì tiếng trống trận, tiếng tù và bên quân Dương thị nổi lên.
Hàng trăm thuyền chiến nhỏ như châu chấu ùa ra khỏi tổ lao mạnh về phía giữa dòng.
Đoạn sông này chỉ có tầm 600m bề ngang cho nên khu vực tác chiến của người Bố Chính với chiến hạm lớn sẽ bị giới hạn lại, đây chính là cơ hội cho chiến thuật bày sói của quân Dương thị.
Dương thị người chỉ huy thuỷ chiến là Dương Đình Khê, người này không nổi tiếng trong lịch sử bởi ông ta không tham chiến trong trận chiến Bắc phạt Ung Châu của Đại Việt cho nên sử sách ít ghi lại.
Nhưng nếu xuôi về phương nam mà hỏi người Chiêm Thành tướng lĩnh quân đội thì có ai mà không biết đến Khê?
Trong mỗi lần Lý Thánh Tông chinh phạt Chiêm thành Khê đều là mũi nhọn tấn công rất mạnh trên biển, trên sông.

Những trận chiến đó thận chí Lý Kế Nguyên không có tham dự vì phương Nam đã có Khê một người.
Thậm chí thuỷ quân Nghệ An mới là lực lượng chủ chiến trên biển và trên sông của quân Đại Việt, thiên tử binh thuỷ quân do Lý Kế Nguyên vẫn nằm yên ở Vân Đồn trong ba lần phạt Chiêm.
Điều đó đủ để thấy được quân Dương thị thuỷ chiến mạnh bao nhiêu.
Khê không tầm thường, hắn đã ngắm kĩ tốc độ di chuyển của đoàn chiến hạm Bố Chính, sau đó mới canh thật tốt thời điểm tổng tấn công.

Đây là một thuỷ tướng quân quá dày dạn trận mạc cùng có tư duy quân sự xuất sắc.
“ Không tồi….” Lý Thường Kiệt đứng trên thượng boong soái hạm tấm tắc khen một câu sau đó bỏ xuống ống nhòm trong tay.

“ Lệnh cho Ngô Bảo Chí, Ngô Bảo Kiên tự ứng phó theo tình hình, không cần chờ tin từ phía ta..” Lý Thường Kiệt nói với tên truyền tin bên cạnh.
Cụ Kiệt nhận ra kẻ thống lãnh bên Dương gia không tầm thường, cụ còn lạ gì Dương Đình Khê cơ chứ? Tất nhiên lờ mờ phán đoán ra Đình Khê có mặt trực tiếp trong đám quân thuyền bé Dương Thị thì Cụ Kiệt đã mạnh tay để đám bốn mươi chiến hạm đi đầu tự ứng biến.
Lãnh đạo nhóm bốn mươi chiến hạm lớp Carack này chính là hai lão tướng cũng thuộc họ Ngô dòng phụ đã theo Thường Kiệt chinh chiến tứ phương, họ có đủ kinh nghiệm để ứng biến toàn cục.
Nều lúc này vẫn còn dựa vào cụ Kiệt còn cách xa cả Km để lãnh đạo đội hình có lẽ mệnh lệnh sẽ luôn đến chậm hơn so với diễn biến của chiến trường.
Nhận được cờ hiệu báo tin tự hành thì hai anh em là Ngô Bảo Kiên lập tức đáng giá tình hình.
“ Báo cho Phía Bảo Chí Tướng quân nói hắn chuẩn bị tiến hành Răng Lược đòn Ram”
Bảo Kiên ngay lập tức nói với tên lính liên lạc, tên lính này lập tức đến bên ống đồng thông với nhóm cờ lệnh phía trên cột buồm cao hét lớn truyền đạt mệnh lệnh rồi.
Ngay lập tức bọn hoa tiêu bên phía chiến hạm do Bảo Chí ống nhòm nhận được cờ hiệu này.

“ Báo.

Tiên Phong tướng quân có lệnh thực hiện đòn Ram răng lược”
Tên lính hoa tiêu trên cột buồm hét lớn vào ống đồng truyền tin.
Thực tế thì bên dưới lâu thuyền Ngô Bảo Chính cũng thông qua ống nhòm tự mình nhìn thấy được mệnh lệnh này rồi.
“ Đòn Ram rằn lược sao? Ý tướng rất hay nhưng có hơi mạo hiểm.” Ngô Bảo Chính tấm tắc , nhưng hắn không nề hà mà dùng cờ hiệu truyền lại mệnh lệnh cho hai mươi chiến hạm dưới quyền chỉ huy của hắn.
Ầm Ầm Ầm.
Một loạt tiếng pháo từ chiến hạm Carracck dẫn đầu báo hiệu cho thuỷ chiến Sông Lam chính thức mở màn.
Bỗng trong phút chốc cả mặt sông Lam biến thành khói thuốc súng mờ ảo, bên trong đó chớp giật lôi điện ầm vang như quái thú rống giận gào thét.
Bốn mươi chiến hạm đồng thời xạ kích, mỗi chiến hạm Carrack mặt bên có mười lăm pháo lớn cỡ 120 ly Mẫu Tử Phật Lãng Cơ Pháo.

Bảy mươi lăm pháo tề phát đủ hiểu tràng cảnh hung hăng đến nhường nào.
Sông Lam đoạn này rộng 500-600m, bến lở nằm phía Bắc cho nên lòng sông sâu nhất cũng nằm lệch bắc, dòng thuỷ lưu mạnh nhất cũng nằm lệch phía bắc cho nên vì tránh bị mắc cạn thì chiến hạm Bố Chính cũng phải lái ăn về phía bắc nhiều hơn.
Chính vì vậy dòng thuyền đội hình line của Bố Chính cách bên bãi bồi tới 350-400m.

Khoảng cách này không thích hợp dùng pháo.
Tuy nói Phật Lãng Cơ Pháo của Bố Chính tầm xa lên đến 900m -1000m nhưng đó là con số lý thuyết khi đặt trên cạn với góc 30 độ để xạ kích.Trên biển, sông sóng gió chênh vênh, bắn tầm 600-700 đã không thể có độ chính xác ra hồn.
Cho nên thực tế pháo của Bố Chính có tầm xa hiệu quả ở 400m , hiệu quả cực đại trên sông, biển ở tầm 300k đổ xuống.
Vì lý này chỉ khi quân Dương thị xuất phát lao ra giữa dòng chạm đến khu vực pháo kích có hiệu quả cực đại thì quân Bố Chính mới phát xạ.
Vũ khí hỏa pháo của quân Bố Chính có đáng sợ không?
Phải nói là kinh khủng đáng sợ.

Đáng sợ đến mức khiến quân thù tuyệt vọng.

Thế nhưng điều này đã được quân Dương thị lường trước, họ đã biết trước quân Bố Chính có ưu thế hỏa lực.

Thế nhưng Dương Đình Khê há lớn miệng kinh hãi không phải bời vì hỏa lực của quân Bố Chính mà là từ một thứ khác đáng sợ hơn nhiều.

Quay trở lại với pháo kích của hải quân Tân Bình Lộ
Do quân Dương thị lao thẳng tới sườn của quân Bố Chính cho nên pháo hông của quân bố chính lúc này lại chính là phát đạn pháo thia lia đối với quân Dương thị.

Thia lia để chỉ góc bắn trực diện từ mũi tàu đến đuôi tàu hoặc từ đuôi tàu đến mũi tàu.

Mỗi phát bắn này nếu trúng đích đều gây nên sát thương kinh hoàng vì nó sẽ xuyên xuốt chiều dài của chiến hạm.

có đôi khi một phát bắn thia lia trúng đích có thể làm gục ngã một chiến hạm hùng mạnh thời này.


Dĩ nhiên Dương thị thủy quân tuy lường trước được hỏa lực của Bố Chính cực mạnh nhưng họ lại không có kiến thức và khinh nghiệm về chuyện này, việc thuyền nhỏ lao thẳng tới mạn tàu thuyền pháo thực sự là tối kỵ vì hai bên sường thuyền pháo thường bố trí dày đặc pháo lớn.

Cũng may Carrack vì thiết kế di chuyển lưỡng cư giữa sông và biển cho nên chỉ có hai tầng để giảm trọng tải, trong đó chỉ có một tầng chứa pháo lớn cho nên hỏa lực chưa có thể nói là dày đặc.

Nếu là Soái hạm của Bố Chính có lẽ một lần càn quyets kiểu này thì bên hông của nó chẳng còn lại bóng sinh vật nào.

Đạn bắn ra từ Phật Lãng Cơ pháo trên Chiến Hạm Carrack cũng không phải đạn thông thường mà là loại Chainshot tức là đạn gồm hai quả cầu gang nối với nhau bằng dây xích.

Tực tế loại đoạn này chuyên dùng để phá cột buồm đối phương, nhưng lúc này nó lại được sử dụng để tấn công thuyền nhỏ của Dương gia.

Vì sao lại vậy? Thuyền nhỏ làm gì có buồm đâu?
Cứ giữ nguyên mớ lý thuyết về dùng đạn dĩ nhiên sẽ cứng nhắc quá rồi.
Thuyền nhỏ của Dương thị không có quá nhiều khả năng phòng chống đạn, cho nên đạn Đạn tròn (Round shot) hay đạn Chainshot khi trúng thuyền đều có hiệu quả phá hủy tương đương.

Chỉ có tấn công loại thuyền lớn thì đạn tròn mới có chức năng xuyên tốt hơn, loại Chainshot dùng để phá buồm.

Loại thuyền nhỏ thì cả hai loại đạn này là tương đương không sai biệt.

Nhưng đạn Chainshot có tác dụng hơn nhiều trong việc tiêu diệt sinh lực địch.

Hãy thử tưởng tượng.

Nếu một quả đạn Chainshot bay thia lia dọc theo sàn thuyền nhỏ thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đảm bảo không một ai sống sót, trong khi đó nếu là đạn tròn thì có lẽ một dãy bảy tám người sẽ chết nhưng số còn lại vẫn an toàn.

Đó là hoàn cảnh thực tế chiến trường quyết định chiến thuật.

Không thể cứ bám theo một khuôn mẫu định sẵn trong sách giáo khoa.

Nhưng đây chưa phải là tất cả, chúng ta chỉ mới nói đến Phật Lãng cơ pháo hạng trung 120 ly đặt ở khoang thuyền thứ hai, nhưng chưa ai nhắc đến những tiếng nổ nhỏ, dồn dập hơn từ sàn thuyền, từ hai lâu thuyền của lớp chiến hạm Carrack.

Pháo 35 ly.

Cũng không thể định nghĩa đây là súng hay là pháo nữa, vì nòng của bó quá bé chỉ với 3,5 cm, chiều dài 1,1m nòng mà thôi.


Cái này rõ ràng là cấu tạo Phật lãng cơ pháo thu nhỏ nhiều lần, nhưng với kích thước này gọi nó là súng cũng ổn.

Như vậy Lý Từ Huy không vi phạm quy tắc sao?
Dĩ nhiên là không rồi, vì bản chất nó vẫn là pháo Phật Lãng Cơ mà thôi.

Đây chính là đặc sản của Bố Chính công nghệ.

Công nghệ dúc thì đúc các pháo lớn sẽ dễ hơn đúc phảo nhỏ, nòng không bị biến dạng khi đúc, nhưng ngược lại khoan thì khoan pháo nhỏ dễ hơn khoan pháo lớn.

Đã vậy Lý Từ Huy đã cho thí nghiệm khoan loại pháo mini này để thay thế Ballista trên sàn thuyền.

Công nghệ Bố Chính đã đi rất xa, họ đã làm chủ được tỉ lệ cacbon trong thép cho nên có thể điều chế nhiều loại thép khác nhau.

Lại thêm Lý Từ Huy tuy không quá rành công nghệ luyện kim tôi thép nhưng nàng lại có kiến thức lý thuyết.

Từ kiến thức lý thuyết nói ra để các thợ thủ công tham khảo học tập cùng thực tiễn thí nghiệm thì sau 4 năm thử nghiệm họ đã cho ra một bộ hoàn hảo về Ram thép cùng tôi thép.

Tất nhiên Ram thép của Bố Chính vẫn chỉ dừng lại ở nhiệt luyện Ram.

Là thợ cơ khí dĩ nhiên Lý Từ Huy biết Ram thép là gì và nó quan trọng như thế nào trong công nghệ luyện kim.

Tuy nàng chưa từng có kinh nghiệm về vấn đề này nhưng nàng đã học qua và nhớ rõ lý thuyết rồi.

Nói chung Ram thép là nâng nhiệt đột của thép lên ngưỡng chưa tới nhiệt đột tới hạn Ac1 ( 727° C) sau đó làm nguội từ từ.

Ram thép để tổ chức mactenxit và austenit dư thừa biến đổi thành tổ chức ferite, mactenxit và austenit đại diện cho dòn cứng còn ferite đại diện cho dẻo và dai.

Từ đó có thể thấy được không chỉ tỉ lệ Cacbon ảnh hưởng đến lý tính của thép mà việc tôi, ram càng là ảnh hưởng nặng nề như vậy.

Từ mớ học thức hỗn độn này dĩ nhiên Lý Từ Huy và đám thợ lành nghề của Bố Chính đã đưa ra được công thức chế tạo mũi khoan hợp lý, cũng như công thức có thể khoan pháo dễ dàng hơn.

Mũi khoan được chế tạo rất công phu, nói thật là vậy.

Để chế tạo nên mũi khoan mẫu là công việc của cả mấy tháng trời mệt nhọc, từ mũi khoan mẫu sau đó mới có thể sản xuất hàng loạt mũi khoan các loại.

Nghe có vẻ buồn cười dúng không?
Chính vậy, sản xuất mũi khoan lại cần chính là một tập hợp mũi khoan khác :D.
Thật vậy máy chế tạo mũi khoan thực tế là ba mũi khoan chụm lại liên tục xoáy tròn, một thanh thép tròn sẽ được đẩy tịnh tiến xoay qua ba mũi khoan chụm này kể từ đó thanh thép trong sẽ bị khắc vào hai rãnh hoặc ba rãnh thoát bán nguyệt cuối cùng mới đến công đoạn mài mũi cho khoan.

Tất nhiên có công nghệ Ram thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều, thép được Ram đến mềm dẻo sau đó đưa đi cắt tạo hình sau đó mới đưa đi tôi lại thành thép cứng, mài mũi.


Từ đó chúng thừa đủ năng lực để làm một mũi khoan thứ thiệt.

Nòng pháo cũng bị Ram mềm dẻo để dễ khoan, sau khi thành hình phôi mới đem nung đỏ lòng và tôi lại một lần nữa.

Lẽ dĩ nhiên nếu Bố Chính có công nghệ làm hợp kim Mo hay Titan thì chẳng cần phức tạp phiền hà Ram thép như vậy, nhưng khổ nỗi Bố Chính không có nên chỉ có thể lòng vòng như vậy chế tạo.

Nhưng dù sau công nghệ khoan thép của Bố Chính đã rất rất hoàn thiện, những ụ máy chạy bằng nước ngày đêm không nghỉ khoan cắt, nòng pháo nhỏ 35 ly dài 1,2m lúc này đối với Bố Chính là dễ như ăn kẹo chế tạo.

Rất nhẹ nhàng không tốn sức lực, thực tế đúc pháo lớn nặng nề mới là công việc khó khăn theo cảm nghĩ của thợ Bố Chính.

Vậy theo tình hình trên Bố Chính hoàn toan có thể khoan nòng súng rồi?
Đúng không sai, chẳng qua Lý Từ Huy ức chế không cho thợ thuyền nghiên cứu hướng này.

Tống Kiệt chưa nghĩ đến sản xuất súng thì Ngô Khảo Ký cũng chưa được phép.

Không biết một ngày Tống Kiệt nghĩ đến làm súng hỏa mai thì Bố Chính sẽ bay đến chân trời nào hạnh phúc vì họ đã nắm giữ gần như hoàn toàn năng lực sản xuất đại trà thứ này.

Nói đến pháo 35 ly của Bố Chính nòng dày đến 1,5cm nhưng tổng nòng chỉ nặng đến 30kg ( công thức) thêm chân đế tì cùng trục giá xoay đỡ cũng chỉ 50-55kg.

Bởi loại pháo này giá đỡ là hai càng giống như súng bắn tỉa chẳng qua là to lớn hơn mà thôi.

Loại pháo này sức giật….

một người binh sĩ trưởng thành có thể chịu đựng được, cho nên nó có bang gỗ tì vai cho nhân viên bắn pháo.

Thật vẫn chưa hiểu nó là súng hay pháo nữa.

Lý thuyết thì tầm xa của loại pháo này khi bắn thẳng là 350m nhưng tầm hoạt động hiệu quả nằm dưới 200m.

Thứ này hoàn toàn thích hợp thay thế cho Ballista cồng kềnh chên chiến hạm.

Lúc này dày đặc các tay pháo 35 ly trên mạn thuyền đang nhắm vào các thuyền nhỏ của quân Dương thị mà xạ kích tự do.

Đừng khinh đạn 35 ly nhỏ bé, nhỏ nhưng có thể giết người đó.

Thậm chí tấm ván thuyền nhỏ nó cũng có thể xuyên thủng.

Quả thực thứ này mới là vũ khí giết người chính thức vì độ chính xác của pháo 35 ly cao hơn nhiều pháo 120ly ở tầng dưới.




Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui