Cái quái gì vậy?
Ngô Khảo Ký ngơ ngẩn, vì sao hành động không thể lý giải này của Thường Hiến lại liên quan hắn.
Tích không thể không giải thích một hồi, giải thích xong rồi thì Ký cũng đành cười khổ bất đắc dĩ, chuyện này đúng là liên luỵ rất nhiều, không đột nhiên mà Thường Hiến đi đến một bước đi quái đản này.
Trong lúc vô ý những hành động của Ký đã đẩy cả Ngô gia vào com đường sống còn với Lý gia.
Điều này không thể trách Ký, lúc ấy hắn thực tế cũng bối rối và không hiểu bản thân muốn gì.
Tuy Ký đã phân gia, nhưng đây chỉ là biểu tượng bên ngoài, giữa Ký và Ngô gia, giữa Bố Chính và Ngô gia Long Thành không thể nào tách rời một cách rõ ràng.
Cho nên hành động nhận phong vương của Ký gần như ép Lý gia Hoàng Tộc phải phong Vương cho hắn ở Tân Bình Lộ.
Đây là giọt nước làm tràn ly khiến mâu thuẫn Lý- Ngô đã đạt đến đỉnh điểm.
Vì hành đông của Ký khiến Lý Thường Kiệt phải giao ra binh quyền nếu không sẽ có một trận chiến Ngô -Lý ngay tại Long Thành phía bắc.
Nếu điều này xảy ra thì Ngô gia ở Phong Châu chết chắc không có cơ hội chạy thoát.
Cho nên Lý Thường Kiệt cho giải tán Ngô gia ở phương bắc, một lượng lớn tinh hoa Ngô gia chạy về Bố Chính, giúp đỡ “ nghiệp lớn” của Ký.
Lúc này toàn thể Ngô gia đồng lòng và coi Ký cùng Bố Chính là tương lai mà chấp nhận hi sinh thật lớn.
Nhưng đến rồi Bố Chính thì mọi người mới ngả ngửa ra rằng, chưa hẳn Ký đã có dã tâm xưng đế tranh bá cùng Lý gia.
Đã không có dã tâm xưng đế thì hắn quậy cái khỉ gì như vậy khiến cả hoen trăm năm xây dựng Ngô gia tích luỹ ở Phong Châu bị giải thể.
Lúc này mỗi người đều có lý giải riêng về hành động của Khảo Ký.
Thường Hiến cũng có lý giải riêng của bản thân.
Theo Thường Hiến thì Ký vẫn có lòng “trung thành” nhất định với Tông Thất Lý gia cho nên không muốn đi đến một bước kia, có dã tâm nhưng chưa đủ, chỉ dám ru rú xưng vương ở một góc nhỏ hẹp phương Nam.
Theo Thường Hiến thì Ký cần là một cái cớ, một lý do để hắn không quan tâm đến thế nhân ánh mắt mà cướp lấy Thăng Long.
Thường Hiến cảm thấy ông thiếu nợ Ngô Khảo Ký vì tuổi thơ không quan tâm hắn cho nên ông ta dùng tính mạng này bồi cho hắn, thành toàn lý do cho hắn.
“ Khốn nạn, tại sao mọi người không thể mở miệng trực tiếp hỏi ta, khó lắm sao? Tại sao các ngươi luôn chơi cái trò đoán tâm ý này nọ? Không biết mệt sao?”
Ký nghe xong thì tức giận quát lớn.
“ Ta nào biết nhị đệ ngươi lại dễ thuyết phục đến vậy? Nếu biết như vậy từ đầu chúng ta đã thẳng thắn nói chuyện với ngươi rồi” Tích cười khổ, lúc này không phải là lúc ngồi trách nhau mà cần tập trung giải quyết tình hình trước mắt.
Ký làm mẹ gì có lòng trung thành với ai, hắn chỉ trung thành với dân tộc, chưa cướp ngôi đế là vì lúc đó hắn chưa vấn bản tâm, chưa hiểu mình muốn gì mà thôi.
Lúc này Ký đâu cần lý do lý chấu gì để nhập chủ Long Thành? Do vậy sự hi sinh của Thường Hiến cùng hai vị phu nhân hoàn toàn là dở hơi, không cần thiết.
“ Lập tức nhổ trại tiến về Động Giáp, Ngô Khảo Tích nhận tiên phong ngày đi bảy mươi dặm…” Ngô Khảo Ký rất bực bội ra lệnh, hắn cáu tiết đến độ sai khiến Tích làm tiên phong hành hạ tên này.
Tích không cãi lại, hắn cũng muốn nhanh chóng tiến lên gặp phụ thân ngăn cản thảm cảnh.
Hoa Lư Thành , Nam Môn cửa lớn, lúc này đại quân trùng điệp đang duyệt binh, trên đài cao nhất chính là Lý Từ Huy quang minh khải giáp oai phong lẫm liệt ngồi vị chủ soái.
Bên dưới nàng hai hàng quan tướng chia trái phải, chiến tướng bên phải một đám bưu hãn cơ bắp giáp sắt sáng ngời khí thế như hồng, bên trái là đám văn quan một thân gấm lụa không thiếu phần quý khí.
“ Thứ sử Phong Châu nơi đâu”
Thị vệ nữ của Lý Từ Huy hiên ngang bước ra cầm trên tay chiếu lệnh hô lớn.
“ Bà Cô Tổ… Ngô Cẩn cháu trai tại đây, tại đây..”
Ngô Cẩn lập bập chạy ra , quỳ một gối nhưng hành động của hắn lóng ngóng, xưng hô thì tào lao khiến cho chúng quan lại tướng sĩ phải bấm bụng không thể cười.
Lý Từ Huy trên đài cao trán đã nổi đầy gân xanh, miệng đã nghiến kèn kẹt thì thào thốt qua kẽ răng “ Thằng khốn này lại gọi Bà Tổ Cô, ta già đến mức độ này rồi…?”
Kể từ ngày tiếp kiến Ngô Cẩn thì Lý Từ Huy thấy sợ rồi, nàng mới có 22 23 tuổi bị một tên to lớn cũng trạch tuổi mình gọi là Bà Tổ Cô, cái cảm giác này rất là … khó miêu tả thành lời.
Khốn nạn là thằng này hết sức cung kính, một câu bà tổ hai câu cô tổ không có khả năng thay đổi.
Nữ thị vệ hiểu cảm nhận của chủ nhân nên vội đính chính giải vây.
“ Cẩn Thứ Sử, đây là quân doanh không thể dùng các xưng hô gia tộc quan hệ, ngài có thể xưng Nương Nương hoặc Đại Nguyên Soái..”
Ngô Cẩn đổi giọng xưng hô lớn Nương Nương Đại Nguyên Soái nhưng trong lòng hắn thầm nghĩ vẫn muốn xưng Bà Cô Tổ, như vây gần gũi hơn đúng không nào?
Được rồi quay lại chính sự
“….
Mệnh cho Thứ Sử Phong Châu Ngô Cẩn lãnh binh một vạn tiến đánh Hồi Hồ thành, Phong Châu Thành….
Tiên phong Chỉ Huy Thiêm Sự Ngô Tam.
Tả quân Ngô Văn Võ, Hữu Quân Đỗ Tùng.
Lương thảo hậu quân Đỗ Liễm …”
Hả?
Ngô Cẩn cầm quân là thật nhưng tướng lãnh trong quân đội lại là Bố Chính người?
Lý Từ Huy cũng không phải mặn nhạt gì muốn ăn mấy ngàn quân Mường mà sự thật đám người này không thể tác chiến được nếu không có đám sĩ quan lãnh đạo có kinh nghiệm, cho nên Lý Từ Huy phải bổ nhiệm đám Ngô Tam đi theo.
Vẫn nhớ trước kia Ngô Tam đã bị Ngô Khảo Ký phạt và biếm đi vùng phía Tây Đô Hộ Phủ mấy ngươi trên núi.
Không ngờ lần này xuất chinh thì Lý Từ Huy đã trọng dụng lại ông ta.
Ngô Cẩn cũng khôn nghĩ nhiền và cũng không có ý kiến gì với sự sắp xếp này, hắn quan tâm chỉ là chức thứ sử Phong Châu, nghe nói rất oai phong, là người đứng đầu một thành trì khu vực.
Thực tế Phong Châu là cách gọi cũ, chỉ cả một Tam Giang Quận.
Thời này Phong Châu chỉ là một châu nhỏ thuộc Tam Giang mà thôi.
Dĩ nhiên Phong Châu chính là thủ phủ của Quận Tam Giang này, nhưng cỡ như Ngô Cẩn sẽ không thể nào trở thành Trấn thủ Tam Giang được.
Lý Từ Huy không có rảnh quân đội để tiến đánh Phong Châu, cho nên việc sử dụng quân người Mường là bắt buộc, và Ngô Cẩn dĩ nhiên sẽ được lợi trong tình huống này rồi.
Tiếp theo là tiến đánh Ái Châu công việc.
Trong lúc chờ đợi vaccine từ Bố Chính cũng như chờ đợi Lý Thường Kiệt sắp xếp cùng điều thêm binh lực đến Thiên Trường thì Lý Từ Huy không ngồi không, lúc này nàng đã lên kế hoạch gõ Lê- Dương hai nhà.
Tiến đánh Thăng Long nói không quá khó nhưng cũng không đơn giản, không có khí cụ vự đại để công thành là không được.
Cho nên Lý Từ Huy đã đánh điện khẩn về Bố Chính, yêu cầu Lý Thường Kiệt chuẩn bị cho ả thật nhiều các khí cụ công thành sau đó theo đường biển vận chuyển về Thiên Trường.
Từ khi biết được có con đường rừng có thể thông từ Hồi Hồ đến Hoa Lư, dĩ nhiên Phủ Lý lại không quá quan trọng trong bản đồ chiến thuật.
Quân Bố Chính có một nhược điểm chí mệnh đó chính là số lượng không nhiều, mỗi vị trí trú đóng chiếm giữ của họ cần được tính toán cẩn thận nhằm tránh lãng phí.
Khi Phủ Lý không còn quan trọng trên phương diện quân sự thì Lý Từ Huy sẽ không tốn binh lực duy trì nơi này.
Hai cứ điểm quan trọng của quân Bố Chính lúc này đó là Cố Đô Hoa Lưu và Thiên Trường vùng đất.
“ Tổng Binh Đồng Chi Hải Quân Đỗ Tùng nơi nào…”
Lần này điểm binh Phong Châu chỉ là phụ một miếng ăn khai vị, bữa tiệc lớn lúc này mới bắt đầu ra mặt.
“ Bề Tôi, Đỗ Tùng Tại..”
Đỗ Tùng hưng phấn bước ra, nhiều năm nay hắn không ngừng học tập, không ngừng phấn đấu chính là chờ ngày hôm nay đây.
“ Tổng Binh Đồng Chi Hải Quân Đỗ Tùng nhận lệnh , đẫn năm ngàn hải quân tập kích đường biển theo Sông Mã đánh vào Ái Châu.
Soái hạm lĩnh hai chiếc.
Đinh Tiên Hoàng và Triệu Quốc Đạt.
Hộ vệ hạm hai mươi chiếc lập tức xuất quân...”
“ Bề tôi tuân mệnh….
“ Đỗ Tùng hét lớn một tiếng dập đầu ầm ầm sau đó đứng lên một bên cười sướng.
Chúng tướng bên cạnh ganh tị chúc mừng một phen.
“ Đô Tri Tướng Lý Nguyên Hào nơi nào?”
“ Bề Tôi, Nguyên Hào tại.”
“ Ngươi dẫn ba ngàn kỵ binh làm tiên phong tiến đánh Hà Trung, nhận mệnh không chậm trễ”
Nguyên Hào vui vẻ tuân lệnh, cuối cùng Nương Nương vẫn nể tình anh em cùng chơi hồi bé, Bố Chính chiến tướng dồi dào như mây nhưng Nguyên Hào vẫn được trọng dụng trở thành tiên phong đường bộ đánh vào Ái Châu.
“ Phó Đô Chi Đỗ Bách, lĩnh hữu quân ba ngàn, Đồng Tri Thiêm Sự Ngô Bình lĩnh Hữu quân ba ngàn, trung quân do chính Đại Nguyên Soái trấn giữ, giờ mão ngày hôm nay xuất phát, binh tiến ngày 50 dặm, tiền quân trung quân không được cách nhau quá mười dặm… tất cả chúng tướng nghe lệnh”
Đám tướng sĩ cùng binh sĩ đang duyệt binh phía dưới ầm ấm dạ vang trước Nam Môn Hoa Lư, tràng cảnh tráng lệ vô cùng, cờ sí ngập trời , đại bác nổ vang báo hiệu một trận chiến không thể tránh né.
Đánh Ái Châu có dễ không?
Nói thẳng là cực khó, nên nhớ vùng đất Ái Châu diện tích lớn nhất Đại Việt ( tính trên đơn vị hành chính) ngay cả Thượng Nguyên, Quảng Nguyên cộng lại cũng không lớn bằng.
Ái Châu địa hình rất phức tạp chứ không hề đơn giản và nơi này có chiều sâu phòng thủ.
Chiến tranh nơi này rất dễ trở thành một cuộc sa lầy chiến với những cuộc tập kích kiểu du kích chiến dai dẳng.
Vùng đất Đồng Bằng quanh sông Mã có thể dễ đánh nhưng nếu họ Lê rút về vùng núi Yên Định mà phòng thủ thì không dễ công phá lên.
Lúc này Ái Châu Lê gia cũng đã nhận được tin tức họ bị làm con dê đầu đàn cho quân Lý Từ Huy lập uy.
Dĩ nhiên sự việc Hoa Lư là họ bị ám hại, nhưng họ có trăm cái miệng cãi cũng không lại được.
Cho nên lúc này Lê thị chỉ có thể có hai lựa chọn, một là đánh một trận, hai đó chính là chấp nhận đầu hàng, xưng thần ngay lập tức.
Lê Thị lúc này các thành viên cốt cán vẫn đang mải cãi nhau lựa chọn đánh hay hàng.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...