Lý Triều Bá Đạo Phò Mã
Trung tuần tháng ba cùng lúc có rất nhiều sự kiện diễn biến tại Lưỡng Quảng.
Dẫn đầu bằng việc Lưu Kỷ tranh thủ thời cơ xuất binh từ Ải Côn Lôn đánh hạ thành Liễu Châu sau đó bao vậy Phủ Quế Lâm trong ngoài nhiều lớp.
Trương Thủ Tiết hốt hoảng tiến đánh Ngô Châu hay lui về giải cứu Liễu Châu đều không được.
Đến lúc này hậu quả của việc để cho Văn quan chỉ đạo Võ Tướng đã lộ rõ.
Lưu Di ép Trương Thủ Tiết xuất quân.
Trương Thủ Tiết bất đắc đĩ đành bầy kế nghi binh.
Nhưng có Vương thị âm thầm làm nội gián thì cả Ngô Khảo Ký và Lưu Kỷ đều rõ ràng đường đi nước bước của quân Tống.
Liễu Châu Thất Thủ.
Quế Lâm Phủ báo nguy.
Trong lúc triều đình Đại Tống choáng váng chưa kịp trở tay, Biên quân phương Bắc của họ chưa kịp điều động, đến chiến trường phương nam thì Hoàng Kim Mãn – Vi Thủ An sau khi chiếm được Ung Châu đã đem quân hội họp cùng Lưu Kỷ đến lúc này phía bắc ải Côn Lôn đã tràn ngập 10 vạn quân Mân dưới quyền của Lưu Kỷ cùng Hoàng Kim Mãn - Vi Thủ An.
Trương Thủ Tiết bị kẹt giữa Kiễu Châu và Ngô Châu chỉ biết dừng lại tại Huyện thành nhỏ có tên Hồng Chương nằm bên Khán Giang sông ( Khán= nhìn, tìm kiếm).
Đây là một tòa huyện thành bé nhỏ vô cùng nằm lọt thỏm trong thung lũng bốn bề đồi núi.
Nói chung nơi này cũng thuộc dạng dễ thủ khó công vì địa hình không thích hợp cho những trận chiến số lượng đông người.
Trong tay Trương Thủ Tiết có cả vạn tinh binh cho nên tạm thời cả Thân Cảnh Phúc lẫn Lưu Kỷ vẫn chỉ dùng bao vây là chính mà chưa thực sự đánh mạnh vào nhánh quân này.
Vốn dĩ Trương Thủ Tiết muốn tiến đánh Ngô Châu nhưng nới này đã có trọng binh của Thân Cảnh Phúc canh giữ với năm ngàn tinh binh, khí giới đầy đủ.
Thêm vào đó Hạ Châu của Thân Cảnh Phúc còn trú đóng cả vạn binh mã luôn sẵn sàng tấn công vào cánh của Trương Thủ Tiết nếu hắn dám đụng vào Ngô Châu.
Không phải Trương Thủ Tiết chưa thử thăm dò mở đường máu xuyên thủng Ngô Châu tiến vào Phiên Ngung mà hội quân với đại quân Tống nơi này.
Nhưng tiên phong cử đi ba ngàn người chỉ một trận đánh nhỏ đã chết cả ngà vì bị hợp công hai cánh Ngô- Hạ nhị Châu.
Đường này không thông cho nên Trương Thủ Tiết quyết định uy hiếp hậu phương của Thân Cảnh Phúc đó chính là đánh tới Quý Cảng, phía Nam rồi công phá Ngọc Lâm uy hiếp Khâm Liêm nhị châu.
Nghĩ là một chuyện, kế hoạch hay là một chuyện, nhưng thực tế quân Đại Việt không đứng yên để Trương Thủ Tiết muốn làm gì thì làm.
Lý Thường Kiệt vốn dĩ đã nhìn thấu con đường này từ lâu của Trương Thủ Tiết nên từ lúc Trương Thủ Tiết thử đánh Ngô Châu thì Lý Thường Kiệt và Lý Kế Nguyên đã bố trí quân đón lõng Trương Thủ Tiết ở Ngọc Lâm.
Quân Trương Thủ Tiết xuất hiện ở Ngọc Lâp trân thành chưa đủ một ngày thì đại quân của Lý Thường Kiệt đã đến nơi.
Năm ngàn Thiên tử quân cùng hai vạn Sương binh Đại Việt chờ đợi đã lâu xúc thế mà ra nhất cử đánh tan đạo quân của Trương Thủ Tiết chân ướt chân ráo mới tới Ngọc Lâm.
Trương Thủ Tiết đường cũng chỉ có thể dẫn tàn binh chạy về Hồng Chương thành một lần nữa.
Trận này quân Đại Việt cũng chỉ giết được tầm một ngàn Tống binh mà thôi nhưng một vạn quân Trương Thủ Tiết chỉ còn lại 4 ngàn người chạy về Hồng Chương.
Sự việc này là do đào binh tập thể, nhánh quân của Trương Thủ Tiết vốn dĩ phần lớn là tân binh người Mân mới thành lập một thời gian ngắn để chuẩn bị kế hoạch nam hạ của Vương An Thạch.
Cho nên trong tình cảnh bị bao vây áp lực như vậy thì hiện tượng đào binh của nhánh quân này rất cao.
Chỉ một lần bị Lý Thường Kiệt đánh tàn thì đám binh sĩ đã dựa thời cơ trốn vào rừng sau đó tìm cách trở về bộ lạc mà không muốn tham chiến giữa Tống và Việt.
Trời đã rét còn có tuyết rơi đây là tình cảnh của Trương Thủ Tiết lúc này, với năm ngàn quân con lại thực tế Trương Thủ Tiết không đủ sức tấn công bất kỳ nơi nào chỉ có thể cố thủ tại Hồng Chương chờ chuyển cơ mà thôi.
Lý Thường Kiệt sau khi đánh bại Trương Thủ Tiết cũng không đuổi cùng giết tận mà cho quân Đông hướng về thành Phiên Ngung ( Quảng Châu) đây mới là mục tiêu chung cực của kế hoạch Bắc Chinh của triều đình Đại Việt.
Còn mục tiêu chung cực của Lưu Kỷ rõ ràng là Phủ Quế Lâm, bất kỳ nhà quân sự nào cũng có thể nhìn ra điểm này.
— QUẢNG CÁO —
Có thêm đại quân thực sự hùng mạnh của Lý Thường Kiệt bọc lót cho phía hậu phương thì Thân Cảnh Phúc có đủ tự tin cùng lực lượng bao vây kín kẽ Phiên Ngung.
Nhưng hắn chỉ bao vây mà chưa tấn công trực tiếp vào thành trì này.
Không phải Thân Cảnh Phúc không muốn tấn công mà số quân của hắn không đủ để đánh hạ Phiên Ngung.
Cho dù có đánh hạ Phiên Ngung thì bốn vạn hùng binh của Thân Cảnh Phúc còn lại được bao nhiêu? Hắn lấy gì để tiếp tục tranh bá nơi Lưỡng Quảng.
Triều đình Đại Việt đã có ý dục dịch rút quân về nước đến lúc đó chỉ còn lại mình Thân Cảnh Phúc trấn thủ phương này hắn đang đau đầu tìm cách lưỡng toàn kì mĩ tấn công Phiên Ngung.
Cuối tháng ba diễn ra một trận chiến các liệt giữa quân Đại Việt và phủ binh Tống ở Phúc Kiến.
Nói chính xác trận chiến này diễn ra ở Hạ Môn Phúc Châu Lộ Phúc Kiến.
Việc quân Đại Việt hay nói đúng hơn là hải quân Bố Chính liên tục tập kích dọc bờ biển của Quảng Đông đã là chuyện cơm bữa và là hoạt động thường lệ ở Lưỡng Quảng.
Vùng ven biển Quảng Đông không còn một bóng thuyền chài hai giao thương buôn bán.
Dĩ nhiên sẽ có một số đội thương nhân Tống với các giấy phép đặc biệt sẽ được Hải quân Bố Chính cho qua.
Giấy phép này được cấp từ chính triều đình Đại Việt, đây là nhánh thương nhân có mối làm ăn ngọc lộ tửu cùng triều đình Đại Việt cho nên họ sẽ được “đặc cách” cho xuyên qua lưới kiểm soát hàng hải của Bố Chính dăng tại Đông Hải.
Tất nhiên có ba nhà khác bao gồm Trịnh thị Huỳnh Dương, Thôi thị Bác Lăng, Vương Thị Thái Nguyên là đối tượng làm ăn chính của Bố Chính lại càng dễ dàng thông qua sự kiểm tra ngặt ngèo của thủy quân Bố Chính.
Có thể nói thủy quân Bố Chính đã trở thành ác mộng của vùng biển Đông kéo dài từ Tuyền Châu tới vịnh Bắc Bộ của Đại Việt.
Nhánh quân gần vạn hải quân tinh nhuệ này đã làm mưa làm gió vùng biển trên.
Vùng biển xa thì có hải quân Bố Chính kiểm soát hoàn toàn.
Vùng biển gần thì thủy quân Đại Việt làm chủ với rất nhiều chiến hạm bắt được của quân Tống trong trận chiến cảng Bạch Hải.
Số thuyền thu được ở đây Ngô Khảo Ký chỉ chọn thuyền buôn với tải trọng nặng để thu làm của riêng.
Còn các loại chiến hạm của quân Tống thì Ngô Khảo Ký không để mắt đến mà cung phụng cả cho Đại Việt.
Thủy quân Đại Việt vốn dĩ đã tinh nhuệ, thêm vào đó tàu chiến của Đại Việt và Đại Tống có nhiều nét khá tương đồng cho nên chẳng cần tốn nhiều thủy quân Đại Việt đã nắm chắc được những trang thiết bị mới này và hung hăng thị uy dọc bờ biển của Tống triều.
Đừng nhìn bộ binh Đại Việt có đến 3 vạn quân chính quy nhưng thực tế chỉ có 1 vạn thiên tử quân hơn một vạn sương binh còn lại toàn là dân phu.
Nhưng dưới nước hoàn toàn Một vạn rưỡi quân thủy đánh bộ này chính là thiên tử binh tinh nhuệ nhất Đại Việt lúc này.
Lý Hoàng Chiên và Lý Chiêu Văn chính là thống lĩnh đạo thủy binh này tiếp tục sự nghiệp đốt phá dọc bờ biển Tống nối tiếp theo Bố Chính hải quân.
Có Bố Chính hải quân bảo nếu hải chiến, có Đại Việt thủy quân bảo kê nếu đánh trên sông.
Phải nói hai đạo quân này tới lui như gió và tạo nên tổn thất vô cùng lớn cho nước Tống.
Tháng ba cũng là tháng nhiều biến động nhất.
Trong khi lần đầu tiên quân Bố Chính vượt qua định mốc Quảng Đông mà công kích lên Phúc Kiến cũng là lúc quân triều đình Đại Việt quyết định thu phục Quỳnh Châu về đất Việt.
Trận chiến của quân Bố Chính tại cảng Kim Môn thực sự là một mê đề trong quân sự khi được đem ra bàn luận sau này.
Ban đầu năm ngàn quân Bố Chính rất thuận lợi đổ bộ lên cảng Kim Môn như vào trốn không người.
Rất nhanh đám quân này đã chiếm hoàn toàn các kho hàng bến bãi nơi này.
Có vẻ như quân sĩ đại Tống ở đây đã quá sợ uy danh của quân Đại Việt mà lựa chọn tránh chiến.
— QUẢNG CÁO —
Thậm trí Kim Môn cảng dường như từ trước đã có dự liệu về việc quân Đại Việt từ đường biển tấn công bọn họ nên đám này đã chủ động rút lui chiến lược để bảo toàn lực lượng.
Kho hàng bến bãi ở Kim Môn cảng vốn dĩ khá tấp nhập bận rộn nay dường như vắng lặng một nửa khi mà quân Đại Việt đổ bộ.
Đại Việt quân cũng không quá làm khó thường dân nơi này, họ chỉ xục xạo các kho hàng bến bãi và cướp bóc vật tư của các thương nhân.
Điểm đáng chú ý là rất nhanh quân Đại Việt do Ngô Khảo Ký chỉ huy đã tìm ra được một kho hàng lớn của Vương thị ở Lộ Phúc kiến và tiến hành vơ vét.
Nhưng không hiểu bởi lý do kỳ quái nào lúc này ba ngàn quân Kim Môn Châu do thống lãnh Vương Kiến Xương ầm ầm ở một cuộc tấn công liều chết về phía Đại Việt quân.
Cuối cùng một trận ác chiến vô cùng máu tanh đã diễn ra ngay tại hải cảng Kim Môn.
Đến lúc này thì hay rồi , những người chứng kiến tận mắt cuộc chiến này đã miêu rả răng.
Quân Đại Việt như đã dự liệu trước “ chiến thuật” của Vương Kiến Xương, Một đoàn chiến hạm hùng hậu chưa từng có bất chợt xuất hiện nơi vịnh Mã Luân.
Không ai có thể ngờ được ngoài một nhánh quân đổ bộ lên Kim Môn người Đại Việt vẫn còn có được một nhánh quân khác ẩn úp nơi này.
Con đường từ Hạ Môn Thành tới cảng Kim Môn ngay lập tức bị cắt đứt.
Vương Kiến Xương bị hai mặt giáp công bại trận không có gì cần bàn cãi, ba ngàn binh chỉ còn lại vài trăm vội vã tháo chạy về Đông An Huyện.
Người may mắn chứng kiến trận chiến này mô tả lại rằng người Đại Việt bắn tên nỏ nư mưa, có thể dùng từ vạn tiễn tễ phá để mô tả, họ không thể tưởng tượng nổi tại sao cung nỏ của người Đại Việt có thể sắc bén đến vậy.
Thực tế chiến đấu không kéo dài bao lâu vì thực tế quân Tống do Vương Kiến Xương chỉ huy bị vùi lấp trong mưa tên của người Đại Việt.
Tiếp theo đó chính là quân Đại Việt cho nổ tung cổng thành Hạ Môn, lúc này thành chỉ còn vài trăm lão binh canh giữ nên không có sức chống cự gì nên hồn.
Trong năm ngày quân Đại Việt dọn dẹp sạch sẽ cả Kim Môn cảng lẫn Hạ Môn thành, không ngờ lần này Đại Việt đã chuẩn bị rất rất nhiều thuyền buôn để vận chuyển hàng hóa cướp được.
— QUẢNG CÁO —
Điểm khó hiểu trong cuốc chiến chớp nhoáng ở Hạ Môn Châu đó chính là tại sao Vương Kiến Xương lại để cho quân Đại Việt dễ dàng đổ bộ lên Kim Môn cảng.
Được rồi, nếu nói Vương Kiến Xương chiến thuật tránh đi mũi nhọn của quân Đại Việt thì tại sai sau đó hắn lại liều chết xuất thành Hạ Môn tấn công quân Đại Việt ở Kim Môn cảng để rồi hậu quả là cả Thành Hạ môn lẫn quân của Vương Kiến Xương đều bị đánh tan.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau trong chuyện này, có người chửi Vương Kiến Xương không biến dẫn quân, có người lại khen Vương Kiến Xương là một hán tử chính hiệu không sợ sức mạnh quân Đại Việt.
Tất cả ánh mắt của các thế gia Tống quốc ở các vùng lân cận đều đang nhìn về Phúc Châu quân cùng Chiết Giang thủy binh.
Nhưng lạ một điều quân Phúc Châu không hề tiến về phía Nam để quyết chiến cùng Đại Việt quân đang chiếm đóng ở Hạ Môn thành mà ngược lại quân Phúc Kiến lại ngược lên phía Bắc tiến về Hàng Châu.
Thế nhân không hiểu chuyện gì đang diễn biến, chẳng nhẽ quân Đại Việt lại tiếp tục ngược bắc và có ý đồ tấn công vào Trường Giang?
Không lẽ Đại Việt ăn gan báo muốn đánh thẳng Biện Kinh bằng đường biển? Thế nhân chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì đầu tháng tư tin tức kinh động bát phương tứ hải từ Biện Kinh công bố thiên hạ.
Vương thị Phúc Kiến tạo phản cấu kết cùng Đại Việt thông tin rõ ràng không chối cãi.
Chuyên quanh quanh quất quất bên trong ngoại nhân không hiểu nhưng chứng cớ đã được công bố rõ ràng.
Lúc này Đại Tống đã thực sự loạn lên một đoàn.
Trong thời gian này Đại Việt loạn không kém, đừng nới chiến trường phương bắc Đại Việt có vẻ ưu thế tuyệt đối, nhưng thực tế tại bản quốc mâu thuẫn nội bộ của Đại Việt đã lên tới mức sâu sắc nhất từ trước đến nay.
Thập trí một cuộc nội chiến ở Đại Việt có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào.
Bất ngờ nhất trung tâm vòng xoáy lần này lại là vị phò mã tưởng như bất tài vô tương Ngô Khảo Ký.
.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...