Sự thật chứng minh cách đánh cẩn thận của Ngô Khảo Ký gây nên sức ép tâm lý cực lớn cho đối phương vì họ không hề có cách nào hữu hiệu phòng ngự được trước sức tấn công của quân trung ương Đại Việt.
Nhưng cách đánh của Ngô Khảo Ký có thể tiết kiệm sinh lực cho quân Đại Việt nhằm vào một trận chiến cuối cùng và đập tan quân Tống.
Cách đánh của Ngô Khảo Ký thực tế là từng bước từng bước đem những lợi thế nhỏ nhất gom góp thành tổng lợi thế chênh lệch cực lớn rồi ép quân Tống quyết chiến trong tình hình họ ở thế bất lợi nhất.
Nhưng vấn đế đặt ra là Ngô Khảo Ký tiết kiệm sinh sực cho quân Đại Việt cho trận chiến cuối cùng thì trong thời gian này cũng chẳng tiêu diệt được bao nhiêu sinh lực tuân Tống.
Tổng số quân Tống bị hạ sát ở thành Bắc cũng chỉ có tầm gần 400 người trái phải.
Nhưng quân Vi Thủ An và Hoàng Kim Mãn ở thành Nam thì khác, họ lựa chọn cưng đối cứng ngay từ đầu, nói thật có thể mo tả là máu chảy thành sông để hình dung.
Quân Hoàng Kim Mãn tuy rằng chưa có thể tấn công vào nội thành nhưng đúng là họ đã đánh bán tàn quân Tống ở thành Nam.
Phe thổ binh Đại Việt lúc này đã chết đến bốn ngàn người, trong khi đó quân Tống nơi này cũng có đến ba ngàn người thương vong.
Sở dĩ có sự chênh lệch này vì thời gian đầu từ đường đất tấn công lên đầu thành thì quân của Hoàng Kim Mãn có bất lợi lớn về địa hình nên chịu thương vong nặng.
Nhưng từ lúc họ leo lên được đến đầu thành thì quân Tống và quân thổ binh Đại Việt tỉ lệ thương vong là như nhau, thậm trí quân Đại Việt mức thương vong ít hơn quân Tống.
Nếu cứ tiếp tục đánh như vậy thì hơn một vạn quân chính quy và dân binh của Tống ở thành Nam sẽ bị mài chết sớm thôi.
Vấn đề ở chỗ trên tường thành Ung Châu hay bất kì tường thành nào khác cách vài trăm mét sẽ có một cấu trúc gọi là lâu thành.
Cấu trúc này chính là một tòa lô cốt được xây dựng trên tường thành để phòng ngự nếu quân tấn công thành chiếm được đầu thành.
Lô cốt hay lúc này có tên gọi là Lâu thành chính là một cụm cứ điểm quân sự với của chắc, mái che, lỗ châu mai như một quan ải mini trên đầu thành nhằm cản trở quân địch vượt qua.
Như ở đây tại Ung Châu thì mỗi 200 mét sẽ có một lâu thành như vậy.
Trên một đoạn tường thành dài hai dặm có 5 lâu thành như vậy.
Lâu thành lớn nhất và ở trung tâm chính là cổng môn thành tiếp đó mỗi bên đại lâu thành thành có 2 tiểu lâu thành.
Lâu thành là một cấu trúc rỗng được xây bằng gạch với bề rộng lớn hơn nhiều so với tường thành.
Cụ thể ở Ung Châu tiểu lâu thành có diện tích 20x20m cho nên việc tấn công từ một tường thành bề rộng chỉ 7 m vào một mặt lâu thành 20m có thể nói là bất khả thi và chỉ có thể là nướng quân mà thôi.
Chính cấu trúc lâu thành khiến cho việc chiếm đầu thành trở nên phức tạp rất nhiều, quân đội tấn công thành trì chỉ có thể chiếm một đoạn dài 200m tường thành sau đó tìm cách đổ bộ vào nội thành chiến đấu.
Việc họ quân tấn công thành chiếm hoàn toàn cả một mặt tường thành dài hai dặm là điều không thiết thực.
Quân của Vi Thủ An và Hoàng Kim Mãn đúng là đã hi sinh bốn ngàn người để chiếm lấy 200m tường thành nhưng lúc này họ tiến thối lưỡng nan.
Tấn công vào lâu thành hơn một giờ đồng hồ chết đi mấy tram lính nhưng không xi nhê, vì diện tích 7m tường thành không khác gì là một tiểu lộ.
Còn bề rộng 20m của Lâu thành không khác gì hùng quan trấn giữ tiểu đạo, một người chặn quan vạn quân nan.
Leo xuống nội thành từ một đoạn 200m chiếm đóng để tấn công nội thành thì quân Hoàng Kim Mãn cũng không thể làm được vì nơi này có nhiều lớp hào sâu cắm chông.
Quân Hoàng Kim Mãn tiến lên chậm chạp với số lượng lớn sẽ trở thành mồi ngon của cung thủ Tống lấp ló sau lũy đất.
Chính vì lý do này cho nên dù Hoàng Kim Mãn đã đánh tàn cả cánh quân phía Nam của thành Ung Châu nhưng hắn lại phải dừng bước tiến và hai bên rơi vào dằng co với những cuộc va chạm nhỏ lẻ mà thôi.
Bên phía thành Bắc Ngô Khảo Ký cho quân sĩ thực hiện đánh lấn với mục tiêu tiên quyết là chậm chắc và tiết kiệm sinh lực.
Ngay trong đêm Ngô Khảo Ký đã cho quân Bố Chính thực hiện chiến lược đào hầm trong long của tường thành để tạo nên mội lối đi loai thoải lên mặt tường thành hai bên.
Có hỏa lực yểm hộ của dàn máy bắn đá trọng lực thì công binh nơi này có thể nói là thành thơi công tác không lo lắng về việc quân tống quấy phá.
Thậm trí Ngô Khảo Ký còn cho quân lính đánh bộc phá 4 lần phá sập cả lâu thành của quân Tống ở hai bên, kể từ đây quân tống trong phạm vi 200m chiều dài nơi bức tường thành phía Bắc không thể đưa nhiều quân lên chiến đấu.
Quân Đại Việt phía Bắc hoàn toàn làm chủ tình hình và dễ dàng khống chế một đoạn tường thành dài 200m.
Nhưng Ngô Khảo Ký cũng cạn kiệt thuốc nổ và bộc phá, ngay cả các hũ đạn dầu của Ngô Khảo Ký cũng còn lại rất ít.
Trong thời gian 5 ngày tiếp theo thành Bắc công việc đơn giản đó chính là dùng hơn tram cỗ máy bắn đá của mình bố trí từ trên cao hoặc hai bên lỗ hổng để ném đất đá lấp đi các công sự của người Tống và tạo nên một con đường bằng phẳng dẫn thẳng vào nội thành.
Thậm trí con đường dốc từ đầu thành đắp xuống có thể tạo lợi thế cho kỵ binh cùng tượng binh xung trận lao thẳng vào đội hình quân Tống phía sau những lũy đất thấp.
Đến đây thì Vi Thủ An và Hoàng Kim Mãn cũng học theo Ngô Khảo Ký để tiến hành san lấp mặt bằng đợt hai.
Quân thành Nam đông hơn, việc san lấp từ đầu thành ném đất đá xuống không cần máy ném đá chất lượng cao.
Cho nên tốc độ san lấp của nhóm Vi Thủ An nhanh hơn nhiều Ngô Khảo Ký.
— QUẢNG CÁO —
Đến đây Tô Giám đã triệt để mất hết hi vọng, mọi bài trí của hắn, mọi cố gắng nỗ lực của quân dân Ung Châu không hề có hiệu quả đáng kể nào.
Nhìn con đường đất từng ngày từng giờ được san lấp, được nâng cao vượt qua các chiến hào cắm chông, vươn tay đến tận chân thành lũy thì Tô Giám đã tuyệt vọng đến cùng cực.
Nhưng Tô Giám chưa đầu hàng, hắn vẫn có nhiệm vụ tại thân, hắn vẫn có trách nhiệm cần thực hiện.
Gờ tý , tối ngày 3 tháng hai năm 1076.
Một ngày tuyết rơi khác lớn thường.
Một đội quân đông nghìn nghịt cả gần vạn người đứng đó trong đêm, những bông tuyết trắng phất phơ bay như mang them vẻ thê lương vô cùng vô tận.
“ Đô giám đã đến giờ”
“ Phía bên kia đã an bài tốt?”
“ Thưa Đô Giám, đã an bài không sai biệt”
Người được gọi là Đô Giám ẩn đi một lão lệ rồi hét lớn.
“ Khai môn… Chiến..”
Cửa thành được ầm ầm kéo ra trong đêm.
Từng đôi quân đao kiếm lóe sáng trong đêm ầm ầm tiến nhanh về phía trước…
“ Không ta… không muốn… Hự..”
Những hàng cuối có một số người muốn đựa vào đêm tối để thoát ly đội ngũ nhưng ngay lập tức bị một toán quân lính áp hậu chém giết ngay không thương tiếc.
Đám binh sĩ sợ hãi xô đẩy nhau tiến nhanh về phía trước.
“ Lịch sử thanh đổi a…” Ngô Khảo Ký trong màn đêm quan sát hết thẩy những chuyện này.
Thật ra quân Đại Việt đã biết trước kế hoạch “bất ngờ “ của Tô Giám.
Thậm trí Ngô Khảo Ký còn biết rõ từng chi tiết của kế hoạch này.
Đúng thật lịch sử đã thay đổi, đáng lẽ Tô Giám phải cố thủ thành Ung Châu cho đến chết, nhưng không ngờ lúc này ông ta bất ngờ tụ quân đến hơn cả vạn, chia làm hai đường đột phá vòng vây.
“ Đi thôi, cái đầu của Tô Giám tặng cho Hoàng Kim Mãn, chúng ta còn có việc quan trọng khác”
— QUẢNG CÁO —
Trong đêm tối nhánh quân cuối cùng của Ngô Khảo Ký theo chân hắn mà rời đi thành Bắc, nơi này chiến trường chỉ còn lại tràn ngập thổ binh Mân của Vi Thủ An và Hoàng Kim Mãn.
“ Tin tức của Tân Bình Hầu thật chính xác, không ngờ đám chó này dám cả gan đột kích phá vòng vây trog đêm.
Nhưng ta vẫn không hiểu tại sao họ Ngô kia lại nhường công đầu cho hai huynh đệ chúng ta?” Hoàng Kim Mãn khó hiểu nhìn Vi Thủ An.
Tận mắt hắn đã thấy Ngô Khảo Ký rời đi khỏi chiến trường hành Bắc này.
“ Chuyện này có lẽ là Lý Thái Úy muốn tạo thế cho hai huynh đệ chúng ta, Thân Cảnh Phúc và Lưu Kỷ đã vững chân phong vương ở đất bắc nhưng chúng ta thì khó nói tương lai sẽ ra sao.” Vi Thủ An thâm trầm.
“ Chuyện này cũng khó đoán định, vẫn biết triều đình Đại Việt muốn chia ra để trị, phân hóa sức mạnh của Lưu Kỷ cùng Thân Cảnh Phúc.
Thân ở trong vòng xoáy hai người chúng ta cũng thân bất do kỷ a.” Hoàng Kim Mãn anh mắt đầy vẻ mệt mỏi mà đáp lời.
Hai tên này đang ở một tình thế rất khó khăn khi kẹt giữa triều đình Đại Việt và các thế lực đứng đầu vùng Biên phía Bắc.
Hoàng Kim Mãn là bộ tướng của Lưu Kỷ , Vi Thủ An là bộ tướng thuộc hạ của Thân Cảnh Phúc.
Nói như vậy cũng không đúng lắm, có thể hình dung hệ thống quyền lực của tập đoàn Đại Việt như một hình kim tự tháp.
Trong đó dĩ nhiên triều đình Đại Việt chính là đỉnh của Kim tự tháp đó, nấc thang thứ hai đó chính là các tập đoàn thế gia và tài phiệt quân sự lớn kê động như Thân Cảnh Phúc và Lưu Kỷ.
Nhóm Vi Thủ An và Hoàng Kim Mãn vốn là tầng thứ ba nếu sắp xếp.
Quan hệ giữa các tầng có thân sơ cùng phụ thuộc, trên danh nghĩa mọi thế lực đều phải thuần phục triều đình trung ương Đại Việt nhưng mối liên hệ này như đã nói đó chính là cát cứ phân quyền có điều kiện.
Cho nên lúc này Hoàng Kim Mãn đang phụ thuộc trực tiếp Lưu Kỷ , Vi Thủ An phụ thuộc trực tiếp Động Giáp của Thân Cảnh Phúc.
Nhưng triều đình Đại Việt cho dù muốn biến Lưỡng Quảng thành vùng đệm chến lược với nước Tống nhưng đồng thời cũng không muốn hai thế lực Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc có thể bền chắc như sắt thép.
Đứng trước tình hình chính trị như vậy dĩ nhiên Đại Việt sẽ mong muốn Vi Thủ An và Hoàng Kim Mãn “tự lâp” và phụ thuộc trực tiếp vào triều đình trung ương Đại Việt nhằm giảm bớt sức mạnh của Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc nếu hai kẻ này có dã tâm muốn quay giáo lại với Đại Việt .
Cả Vi Thủ An và Hoàng Kim Mãn đều hiểu chuyện này, nhưng dụ hoặc về quyền lực cùng địa vị cũng như lãnh thổ khiến hai người không thể không thỏa thuận với Đại Việt về vấn đề phụ thuộc này.
Cả hai kẻ này đều hiểu hậu quả của chuyện này không khác mấy với sự phản bội Lưu Kỷ cùng Thân Cảnh Phúc và sẽ dẫn dến phiền toái vô cùng về sau.
Chính vì vậy một liên minh mới giữa hai thế lưc hạng ba là Hoàng Kim Mãn và Vi Thủ An đã được bí mật tiến hành nằm tạo nên một đối trọng đáng kể kiến cho Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc không dám manh động.
Nhưng hai kẻ này đoán sai một chuyện.
Ngô Khảo Ký tặng đầu Tô Giám cho bọn họ không phải vì hắn muốn tạo thế cho hai người.
Ngô Khảo Ký chỉ muốn tránh chiến mà thôi.
Hắn không muốn vô ích va chạm với cả gần vạn quân Tống với tinh thần liều chết, điều này nên để cho quân của Vi Thủ An -Hoàng Kim Mãn thực hiện.
Không hề có mệnh lệnh nào của Lý Thường Kiệt về vấn đề này cả, mọi việc đều là Ngô Khảo Ký tự sắp đặt.
Đối với Ngô Khảo Ký thì công huân , danh tiếng hắn không cần, cái hắn quan trọng đó chính là lợi ích cốt lõi.
Chỉ cần đạt được lợi ích với trả giá ít nhất thì Ngô Khảo Ký luôn luôn hài lòng nhận lấy.
Ba thứ mặt mũi, chiến công, ban thưởng gì đó không phải mục tiêu của kẻ này.
Kế hoạch của Tô Giám đó chính là bất ngờ trong đêm rút phần lớn quân phòng thủ tại các vị trí phòng thủ lũy đất , chiến hào.
Sau đó chính là tấn công trực diện từ cửa thành để mở đường máu.
Thực tế thì Ngô Khảo Ký đã chiếm được một đoạn tường thành rộng lớn và có ống nhòm để quan sát tình hình cho nên không cần ai mật báo hắn cũng thầm đoán được kế hoạch này của Tô Giám.
Những ngày qua Tô Giám cho giải tỏa đất đá, gạch gỗ tại hai cổng thành Tây và Bắc cho nên Ngô Khảo Ký đã đoán được ý định của quân Tống là từ cổng thành liều chết mở đường máu.
Dĩ nhiên quân Tống cũng cho “giải tỏa” đồng loạt 4 cổng thành để “che mắt” quân Đại Việt.
Nhưng có người ngu cũng hiểu được quân Tống không có khả năng thoát ra từ hướng Đông và hướng Nam và hướng Đông vì họ chẳng có thuyền và thủy binh.
Lúc này thủy binh Đại Việt đã dày đặc sông Dụng Hà rồi.
Kể cả người Tống có theo sông thoát ra biển thì cũng không thể nào thoát khỏi hải quân của Đại Việt cho được.
Vì vậy hương thoát đi của quân Tống chỉ có thể là Tây và Bắc.
Hướng Bắc thì đã bị khóa bởi trọng binh của Lưu Kỷ tại Ải Côn Lôn.
Chỉ còn hướng Tây hướng về đồi núi chập chùng không có đường đi nhưng nêu vượt qua được thiên sơn vạn thủy phía Tây thì có lẽ một số ít sẽ chạy được tới Đại Lý hoặc Kế Đô.
Vấn đề đặt ra ở chỗ một vạn tàn binh của người Tống ở Ung Châu không hề có đường chạy trốn vì bốn phía đều vô lộ.
Kể cả hướng Tây sáng một chút thì cũng không đi nổi, vì đã đi vào thập vạn sơn thì tỉ lệ sống sót là ít ỏi vô cùng.
— QUẢNG CÁO —
Không ai hiểu tại sao Tô Giám có quyết định lạ lùng này nhưng Ngô Khảo Ký có thể đoán thừa ý định của Tô Giám.
Vì sao Tô Giám phải liều mạng, chấp nhận lấy bản thân làm mồi nhử dóng trống khua chiêng tự thân tấn côn thành Bắc.
Chẳng qua chỉ vì muốn yểm hộ một thứ gì đó quan trọng thoát đi từ thành Tây.
Thứ quan trọng này không ai khác đó chính là Tống Kiệt.
Là người xuyên việt cho nên không ai ở nơi này có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của tên này.
Tô Giám chấp nhận hi sinh làm mồi nhử, chỉ cần Tống Kiệt thoát về Biện Kinh thì đó là thắng lợi của lão già này rồi.
Cho nên Ngô Khảo Ký để ý gì đến cái đầu của Tô Giám, tặng nó cho Hoàng Kim Mãn đã sao.
Hai vạn quân của Ngô Khảo Ký rút hết về phía Tây để dăng lưới bủa vây quyết bắt bằng được Tống Kiệt.
.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...