Lý Triều Bá Đạo Phò Mã
“ Chó Nam man rút lui… Chó Nam Man chạy…”
“ Mẹ kiếp chạy như chó..”
Trên tường thành lũ Tống quân thấy được quân Đại Việt vác lều “ rút về” thì vui mừng ra mặt mà nhảy nhót tưng bừng gào thét chửi bới.
“ Lũ khốn kia cúi xuống…” Sĩ quan thấy vậy thì gào lớn nhấn kéo mấy tên này ngồi xuống nhưng không kịp.
Phập … phâp… phập….
Một loạt tên bay xéo lên từ phía dưới tường thành, có đứa bị đầu bị mũi tên xuyên qua, máu cùng não bầy nhày còn vương vất một chỗ.
Có thằng thig bị tên xuyên từ nách vào lồng ngực, không ít đứa bị bắn vào tay , bả vai hay cổ.
Bọn này quên mất là có tới hơn ngàn tay nỏ vẫn rình rập bất kì mục tiêu nào ló dạng trên tường thành.
Thực sự quân đôi của Tống ở mặt Bắc bị áp chế hoàn toàn về mặt hỏa lực tầm xa.
Nếu họ nấp sau bức tường châu mai thì lính bắn xa của Đại Việt chịu thua.
Nhưng chỉ cần họ bất cẩn ló mặt khỏi tường thành sẽ bị đả kích trầm trọng.
Ngay kể cả cầm khiên che chắn mà lộ mặt ra tường thành cũng khá nguy hiểm vì người Đại Việt có cả trăm cố Ballista đang nhắm kĩ lên tường thành.
Sức uy hiếp của Ballista Đại Việt mạnh đến nỗi những Đại Nỗ của quân Tống không thể ló dạng để tấn công những lính bắn nỏ của Đại Việt quân, còn về máy bắn đá thì tầm xa lại có hạn nên không thể tạo thành đả kích cho quân “địch”.
Người Tống hết sức bị động.
“ Tướng quân….
Tặc quân Nam Man để lại những hộp gỗ dưới chân thành”Một số cụm thám báo liều mạng dùng mộc khiên lớn che chắn thò đầu quan sát tình hình.
Tuy rằng họ bị đả kích trầm trọng nhưng vẫn có một vài người có thể quan sát được.
“ Không đúng… quân địch có điểm lạ thường”
Đây chính là suy nghĩ của cả Tô Giám lẫn hai vị phó tướng canh giữ hai bên cánh của tường thành.
Phía Trần Cảnh có đáp trả quân Đại Việt tiếp cận tường thành bằng dầu hỏa , nước sôi cùng một số gạch đá gỗ lăn.
Nhưng chừng đó chưa đủ để “đánh bật” quân Đại Việt.
Cả Tô Giám, Trần Cảnh, Ngô Miễn đều dễ dàng nhận ra chuyện này.
Càng rõ ràng hơn phía cánh trái rõ ràng quân của Ngô Miễn chưa hề tấn công đả kích các túp lều của Đại Việt.
Do đó việc rút lui của quân Đại Việt chắc chắn là chủ ý.
Vậy thì mục đích của quân Đại Việt là gì?
Tất cả chỉ huy quân tướng của Đại Tống rơi vào mê võng, họ không thể hiểu nổi quân Đại Việt tốn bao công sức xông lên, “chạm” vào tường thành xong đó rút về là ý nghĩa gì.
Để câu kéo làm cho quan Tống lãng phí các khí cụ công thành thì không đúng vì Đại Việt quân rút đi quá nhanh.
Thế thì mục đích cuối cùng của quân Đại Việt là gì?
Câu trả lời có ngay sau đó chỉ chút ít thời gian không lâu.
— QUẢNG CÁO —
“ UỲNH … UỲNH….
ẦM ….
ẦM…..
ẦM….”
Từng tiếng nổ như trời long đất lở, như thiên hôn địa ám, như núi lửa phun trào cứ thế vang lên liên tiếp.
Nói thực một hầu như tất cả , tất thảy những người nơi này chưa từng và chưa có một ai trải qua tràng diện trên.
Nếu nói tiếng nổ của những quả tiểu lôi đạn, hay đại lôi đạn của Tống quân là tiếng mèo kêu.
Thì lần này tiếng nổ lớn như cả chục cả trăm con hổ cùng gầm lớn.
Không một lời nào, không một từ ngữ nào miêu tả khung cảnh lúc này của chiến trường.
Nếu là thời hiện đại chiến tranh vũ khí nóng với bom đạn, đại bác súng máy thì mọi người coi là tầm thường.
Nhưng trong thời đại này thì chỉ riêng tiếng nổ lớn như tiếng sấm thực thụ trong mưa bão đã đủ làm toàn bộ người nơi này đứng trụ.
Nhưng đó mới chỉ là miêu tả chung chung mà thôi.
Thực sự những người hưởng trọn niềm vui “ thưởng thức” những vụ nổ kinh hoàng và liên tục đó chính là những người đứng trên tường thành hai bên con đường đất.
Nói như thế nào đây.
Tô Giám cảm thấy mảnh tường thành nơi ông ta đang đứng rung lên bần bật như phía dưới Ung Châu đang có địa long trở mình.
Những vụ nổ liên tục khiến cho những rung động này bị cộng dồn trở nên cực kì mạnh mẽ.
Sức rung của một vụ nổ không phải là khủng khiếp.
Nhưng tổng hợp đến hai mươi vụ nổ cùng lúc cách nhau không xa thời gian.
Đặc biệt có những vụ nổ gần như trùng nhau tạo nên những luồng sóng rung động cộng hợp có sức phá hoại kinh hoàng.
Cả một dãy tường thành như lung lay sắp đổ, thực sự có những đoạn đã sụt xuống khiến cho quân sĩ Tống trên tường thành bị sụt lún chôn vùi.
Sóng khí đè nén đồn ép khiến cho cả đám người Đại Việt chạy cách đó cả mấy chục mét vẫn kinh hồn táng đảm chứ đừng nói những tên binh Tống đứng trực tiếp phía trên các vụ nổ chỉ 7-8m.
Gần như toàn bộ quân Tống ơ khu thành trì này đều quỳ rạp trên mặt thành vẻ mặt kinh hoàng sợ hãi.
Đừng nói là binh sĩ thường.
Ngay cả Tô Giám cũng ngồi thụp trên mặt thành hai tay bấp víu vào nền gạch như tìm một sự an ủi vô vọng.
Ngô Khảo Ký trợn mắt há mồm.
Hắn không trợn mắt há mồm vì sức tàn phá kinh hoàng của thuốc nổ mà trợn mắt há mồm vì chất lượng tường thành Ung Châu quá bình thường.
Phải Ngô Khảo Ký trước khi lên đường Bắc Tiến đã cho tiến hành chế tạo bộc phá nổ lõm.
Hay nói đúng hơn là bộc phá nổ định hướng.
Cấu tạo đơn giản chỉ gồm một khối gang đúc như chiếc cốc khổng lồ với 50kg thuốc nổ đen.
Mặt của bộc phá này là một hình chóp nón bằng lá thép mỏng manh.
Điều này khiến cho năng lượng của vụ nổ không tự do lan đi bốn phương tám hướng mà chỉ tập chung về một hướng thoát dễ dàng nhất đó chính là tấm thép hình nón mỏng manh kia.
Khi khối thuốc nổ bị điểm hỏa thì một vụ nổ cực mạnh sẽ diễn ra, với sức nóng của trung tâm vụ nổ tong nháy mắt sẽ phá vỡ hoàn toàn lớp vỏ bộc phá.
Nhưng vì hướng thép nón mỏng manh hơn cho nên khí luồn khí giãn nỏ sẽ “ưu tiên” thoát ra từ hướng này.
Nhiệt độ cực cao ở trung trâm vụ nổ khiến cho thép nóng chảy ngay lập tức và bắn ra theo một phương hướng xác định.
Đây chính là cơ chế của nổ lõm hay nổ định hướng.
Kiểu nổ này sức tàn phá, xuyên thấu mạnh mẽ hơn nhiều so với việc đào thành quách chôn bộc phá thông thường.
Vì nếu chôn bộc phá thì cuối cùng hướng nổ phần lớn lại thoát ra ngoài theo lỗ chôn cho nên sẽ làm lãng phí quá nhiều sức nổ.
Ngô Khảo Ký đã thử nghiệm nhiều lần ở Bố Chính và tìm ra được công thức tốt nhất cho loại bộc phá nổ lõm chuyên đánh thành trì này.
Đó chính là 50kg thuốc nổ.
Vì Ngô Khảo Ký không có dây kích đốt bằng điện cho nên việc nổ của bộc phá dựa chính vào tốc tộ cháy và tốc độ lan của chính hạt nổ thuốc nổ đen.
Thuốc nổ đen nổi tiếng là tốc độ cháy chậm trong các dòng thuốc nổ cho nên nếu Ngô Khảo Ký có tăng lên khối lượng thuốc nổ là 70kg hay 100kg thì sức công phá của bộc phá cũng không có nhiều đột phá so với 50kg.
Chính vì thế quy chuẩn các khối bộc phá công thành của Bố Chính đó chính là 50kg thuốc nổ nhằm giảm đi trọng lượng cùng tối ưu hóa sức nổ.
Để tăng sức công phá thì dĩ nhiên Ngô Khảo Ký phải dùng một loạt khối thuốc nổ đặt gần nhau và cố gắng nổ đồng loạt để đạt hiệu quả cộng dồn về mặt dao động phá hủy.
— QUẢNG CÁO —
Ngô Khảo Ký biết được điều này khi cho thử bộc phá nổ thuyền trong các cuộc diễn tập trước đó.
Nhớ lần tập trận với mấy thằng em nhận rõ ràng là 6 quả bộc phá nổ mô hình chiến hạm gần như đồng loạt đã gây nên một hiệu ứng cộng dồn kinh khủng suýt nữa gây nên tai nạn cho những ngươi diễn tập.
Chính vì thế Ngô Khảo Ký bê thẳng học thuyết “nổ” này tới Ung Châu và thực hiện.
Đây chính là lần đầu tên Ngô Khảo Ký sử dụng nó và hiệu quả kinh người.
Lớp tường thành 4 tầng gạch xây bằng vôi cát của Ung Châu không chịu nổi sức công phá của những quả bộc phá nổ định hướng.
Đám quân sĩ Đại Việt dùng lều gỗ để tiếp cận, dùng nhựa đường để cố định bộc phá lên tường thành, sau đó là đốt cuộn dây cháy chậm rồi chuốn êm.
Hiệu quả rõ ràng là không thể chê vào đâu được.
Các vết nổ lõm rất sâu và xức tàn phá cực lớn, thêm vào đó các hố trên tường thành do bộc phá tạo ra lại là một đường kẻ thẳng khiến cho chúng như một vết nứt kết nối vậy.
Tường thành Ung Châu sinh ra để chống lại các máy ném đá kéo tay với động năng thấp chứ không phải sinh ra để chống 50kg thuốc nổ lõm.
Thêm vào đó người Bắc luôn coi khinh công nghệ của Nam Man và họ không cho rằng Nam Man có được những vũ khí công thành chất lượng cho nên thành Ung Châu to lớn thì to lớn, nhưng chỉ bền chắc với những cỗ máy ném đá kéo tay mà thôi.
Nói thật tường thành Ung Châu không trụ nổi đối với máy ném đán đối trọng khổng lồ của quân Đại Việt chứ đừng nói đến chuyện nó chống chịu với bộc phá tới 50kg.
Tường thành Ung Châu vẫn chưa sụp đổ.
Nhưng hai bên cánh của con đường đất thì bức tường này đã như làn da của bà già giữa trời đông hanh khô nứt nẻ.
Từng miệng hố lõm há toác càng tô têm vẻ tiêu điều cùng yếu đuối của nó.
Vốn dĩ Ngô Khảo Ký cho rằng cần phải 4-5 lần xung phong đặt bộc phá thì mới có thể thánh đổ hai bên tường thành.
Nhưng lúc này Ngô Khảo Ký nghĩ lại rồi.
Chỉ cẩn 2 lần xung phong thì bức tường kia chắc chắn xụp đổ.
“Dập lửa….
nhanh dập lửa…”
Sĩ quan lúc này hô hào đám binh sĩ mới chỉ hơi hoàn hồn sau vụ nổ.
Các binh sĩ cũng như sĩ quan thân binh Ngô Khảo Ký quá quen thuộc với những vụ nổ kiểu này cho nên họ bình tĩnh hơn bao giờ hết.
Đám linh Mân trong sợ hãi vẫn ngơ ngơ ngác ngác, nhưng sau vài pha đòn doi thì họ đã bùng tỉnh mà nhận ra mình còn phải làm nhiệm vụ.
Dùng đất cát phủ lên nhanh chóng dập đi các ngọn lửa bị bắt cháy bởi dầu hỏa thô được đội lên các “túp lều” …
“ Thay da mới….
con mẹ mấy thằng công binh nhanh tay nhanh tay cho bố mày…” Sĩ quan thô lỗ quát tháo ầm ỹ.
Họ phải tranh thủ lúc quân Tống đang còn choáng váng để đột phá lần thứ hai.
“ Nhanh tay nhanh tay mày ơi”
“ Tao vẫn còn sợ hãi… kinh khủng quá..”
“ Ngu dốt… đây là quân Thiên triều thỉnh Sấm đánh quân Tống, mà lúc này chúng ta bên phe quân Thiên triều thì sợ gì.
Nhanh tay lamg việc, Tướng quân Thiên triều đã hứa thưởng trọng hậu khi chiến thắng…” — QUẢNG CÁO —
“ Tao biết, nhưng một bên có thần Sấm giúp đánh nhau một bên không thì còn đánh gì nữa…”
“ Ngu dốt, vẫn phải đánh chứ..”
Đám lính Mân sau khi sợ hãi lẩy bẩy chân mềm nhũn không đứng nổi thì lúc này lại hưng phấn vô cùng.
Đúng vậy họ sợ cái rắm, Sấm đánh là đánh quân Tống, đánh vỡ tường thành quân Tống, cũng may lúc này họ đổi phe Thiên Triều Đại Việt cho nên họ không cần phải sợ.
Đám này đang may mắn vì bọn hắn đứng đúng phe.
Rất nhanh những chiếc “lều” của quân Đại Việt lại được khắc phục lỗi kĩ thuật một lần nữa đủ sức để xông lên chiến đấu.
Những chiếc mai rùa được bổ xung bộc phá , nhựa đường lại một lần nữa xông lên phía trước.
Hàng rào Nỏ thủ Genoa cùng Ballista lại chăm chú các mục tiêu chuẩn bị phát xạ hỗ trợ đồng đội.
Nhưng nói thật lúc này sức đáp trả của quân Tống trên đầu thành rất tệ.
Vụ nổ kinh khủng liên hoàn đã khiến cho những người cứng rắn nhất ở nơi này cũng không thể nào có được tinh thần chiến đấu.
Cho dù các sĩ quan cũng như tướng lãnh ra sức quát tháo nhưng tình cảnh không khá hơn.
Ngay cả Tô Giám lão tướng mặt cũng xám như tro tàn, hơn ai hết ông ta nhanh nhất hiểu ra được mưu đồ của kẻ cầm quân bên đối diện.
Thứ mưu đồ khiến cho mọi bố trí của Tô Giám đi xuống sông xuống biển.
Và Tô Giám cũng biết không cần đánh thêm nữa, thành Bắc đã thua hoàn toàn không còn sức cữu vãn.
Tướng quân chỉ huy hơn người ở chỗ ông ta hiểu được chiều hướng phát triển của trận chiến nhanh hơn những người khác quá nhiều.
Tô Giám không biết người cầm quân phía đối diện là ai, nhưng kẻ này quá cay độc và cẩn thận.
Cẩn thận đến nỗi mặc dù binh lực chiếm ưu thế hoàn toàn nhưng cách đánh của vị cầm quân kia đã khiến cho Tô Giám không còn một khe hở.
Nói thật kể cả quân Đại Việt đắp được đường đất san thành, nhưng Tô Giám vẫn bố trí để chiến một trận.
Ông ta tin tưởng chắc chắn rằng cho dù ông ta có thua trong trận chiến này cũng phải gây thiệt hại kinh hoàng cho quân Đại Việt.
Nhưng cách đánh của vị tướng quân đối diện người A Nam đã khiến cho mọi bố trí của Tô Giám hỏng bét và không có một chút cơ hội nào cho Tô Giám cả.
Nói đến trận chiến này thì Ngô Khảo Ký may mắn lắm.
Suy tính của Ngô Khảo Ký khá đơn giản.
Nếu cố gắn đưa quân theo thân dọc của chữ T tiến lên quyết chiến thì vẫn là số lượng quân ngang nhau tầm 1 ngàn quân đối một ngàn quân Tống ở nét ngang của chữ T.
Thực tế quân Đại Việt vẫn không có chút nào ưu thế do là phe leo dốc.
Tức là nếu đánh quy chuẩn theo sách giáo khoa thời đại này thì mỗi bên cứ tung vào chiến trường 1 ngàn quân chém giết cho đến khi một bên hết quân mà tan rã.
Tức là để chém hết 5 ngàn quân của Tô Giám ở mé tường thành này thì ít nhất Ngô Khảo Ký cũng phải bỏ ra số quân tương đương hoặc nhiều hơn một chút vì là phe không chiếm lợi thế về mặt địa hình.
Nhưng Ngô Khảo Ký cho nổ củng hai cánh chữ T của quân tống.
Từ đó nếu tính đúng thì quân Đại Việt chỉ phải chém giết với tầm 200-300 quân Tống ở đúng một đoạn tường thành tiếp giáp với đường đất mà thôi.
Số 200-300 quân này sẽ không được bổ xung nhiều vì hai bên cánh chữ T đã đoạn đi thì không thể nào có quân tiếp viện.
Còn nếu muốn leo thang mà bổ xung cho quân trên tường thành thì lúc này thế cục lại là quân Đại Việt là phe thủ thành còn Tống là phe công thành vì họ “leo thang” mà chiến.
Nhưng Ngô Khảo Ký không biết được rằng cách đánh này của hắn còn liên lụy rất nhiều mà phá hủy toàn bộ bố trị phía trong thành của Tô Giám.
Chỉ là một sự vô tình vì Ngô Khảo Ký không hề biết Tô Giám bố trí những gì.
Đây là lý do khiến Tô Giám mặt xám như tro tàn..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...