Lý Triều Bá Đạo Phò Mã


“ Nhanh chân….

Chạy tới…” Ngô Văn Võ gào lớn.

Hắn chính là người chỉ huy lần hành động này của hai nhánh quân công kích đến tường thành ở hai bên phía dưới đường đất.

Chỉ thấy những tấm vãn gỗ lớn được bọc da cung khiêng trên đầu các binh sĩ Mân xen tẫn với nhóm binh sĩ thiên tử quân thiện chiến ở giữa.

Từ phía trên tường thành mà nhìn xuống thì chỉ thấy được mỗi bên có đến cả chục tấm ván gỗ to lớn đặc kín người phía dưới đang như những xác rùa với tốc độ cực nhanh bò tơi chân thành.

Quân tống trên đầu thành không phải đơn giản chúng dùng máy bắn đá, cung tên liên tục tấn công vào các tấm ván gỗ nhưng hiệu quả không mấy khả quan.

Tô Giám nhíu mày quay đầu hỏi phó tướng bên cạnh “ Cảnh ngươi hiểu được bọn này tại sao mang đến những tấm phản như vậy?”
Không chỉ có Tô Giám mà tất cả tướng lãnh chỉ huy, sĩ qua của quân Tống trên đầu thành đều không thể hiểu được.

Quân Đại Việt vác theo phản lớn mà công thành.

Điều này rõ ràng là không hề có tác dụng gì vì nếu không có thang leo thì họ làm sao có thể với tới quân Tống.

“ Bẩm đại tướng quân, có lẽ chúng muốn đục chân tường thành.

Nhưng điểm lạ đó là với tốc độ này chúng nó không thể nào dấu xe công thành ở phía dưới các tấm ván kia…”
“ Phải thưa tướng quân, nếu muốn đục thành bằng cuốc thuổng hay đục búa thì không thể nào đục thủng chân thành Ung Châu được.”
Đám quân tướng nhao nhao cho ý kiến.

Nói thật muốn dùng các dụng cụ trên mà đục thủng chân thành trì là cả một vấn đề khó khăn vô cùng , dưới ưa tên lửa đạn, dưới đá gỗ ném liên miên từ trên xuống thì những người đục thành chỉ có thể là xác chết mà thôi.

Cho nên bản thân Tô Giám không thể tin người Đại Việt sẽ dùng cách ngu ngốc này khi họ đã xây dựng được một con đường tiến lên đầu tường thành.

“ Ta không tin bọn tặc này đục thành, đó là công việc khó khăn và hiệu quả thấp.

Ta nghĩ bọn tặc chỉ muốn phân tán sự chú ý của chúng ta qua hai cánh để tấn công vào trung lộ nơi con đường đất….” Tô Giám đưa ra kết luận.

Và thực tế đây là kết luận mang tính hợp lý nhất trong hoàn cảnh này…
“ Được rồi, lai giả bất thiện, tập trung một phần binh lực ngăn cản những tấm gỗ kia áp sát tường thành.

Trần Cảnh, Ngô Miễn hai người các ngươi chỉ huy đánh bật lũ tặc Nam ở hai bên cánh.

Nhớ dùng nhiều nước nóng, dầu hỏa, không nên dùng gỗ đá, gỗ đá cần tiết kiệm cho trung lộ chiến.” Tô Giám ra lệnh đứng lên.

Thành Bắc chiến tranh có vẻ rơi vào thế cầm chừng hai bên thăm dò nhau là chính.

Nhưng thành Nam Nơi Hoàng Kim Mãn – Vi Thủ An chỉ huy thì chiến tranh đã đến hồi ác liệt và máu me vô cùng.

Học thuyết chiến tranh của Hoàng Kim Mãn và Vi Thủ An nhất trí giống nhau đó chính là lấy thịt đè người, lấy số đông dành chiến thắng.


Lấy hi sinh, tinh mạng của binh sĩ để trải đường.

Đừng nghĩ đắp được con đường đất lên đầu thành là có thể dễ dàng như ăn cháo mà tiến lên chiếm đóng.

Có thể tượng tượng như sau nếu nhìn chiến trường phía nam thành Ung Châu từ trên không trung.

Con đường đất giải lên tường thành dài thoai thoải hơn hai mươi mét và rộng đến bốn mươi mét như một nét dọc của chữ T.

Trên này quân Mân đang gào thét giơ lên khiên mây che chăn và tầng tầng lớp lớp như sóng lũ trào lên.

— QUẢNG CÁO —
Quân Tống tập trung trên một đoạn tường thành dài cả trăm mét rộng chục mét như nét ngang của chữ T.

Cả hai bên đang công kích dữ dội vào nhau.

Từ trên tường thành quân Tống dùng gỗ lăn, đá ném ầm ầm thả xuông chân dốc đường đất cản trở quân Vi Thủ An tiến tới.

Từ hai cánh ngang của chữa T Tống quân cũng xạ kích liên hồi và thổ binh Đại Việt đang như sóng tràn lên.

Tính tổng diện tích tiếp xúc thì quân Đại Việt có vẻ bất lợi vì bề ngang của nhánh quân công lên tường thành của thổ binh Đại Việt chỉ có tầm trên dưới bốn mươi mét.

Nhưng tấn công họ là cả một dàn binh dài cả trăm mét của quân Tống tới tấp tấn công họ.

Nhưng Vi Thủ An và Hoàng Kim Mãn thứ họ không thiếu nhất đó chính là quân.

Bọn chúng có hơn bốn vạn người tập trung nơi này lẽ dĩ nhiên sẽ không chỉ mong chờ vào một nhánh quân chiếm đường đất để chiến thắng.

Vi Thủ An- Hoàng Kim Mãn mỗi người tự mình điều động chỉ huy một đám cung binh tinh nhuệ từ dưới chân thành áp sát đến hai cánh gang chữ T của quân Tống mà tấn công dữ dội nhằm hỗ trợi cho đám quân đang leo đường đất.

Ngay cả những cỗ máy bắn đá kéo tay của quân Hoàng Kim Mãn cũng được điều động tới nơi này để tấn công lên đầu thành.

Thổ binh của Đại Việt khó khăn nhích từng bước một trên con đường đất lầy lội, gỗ lăn, đá ném , lao phi, cung nỏ, mỗi giây mỗi phút đều cướp đi sinh mệnh của cả chục, cả trăm người.

Nhưng áp lực từ các hàng phía sau đẩy tới cho nên đám binh sĩ đi đầu không thể không giơ lên khiên chắn đơn sơ, lấy máu thịt mà lấp đường tiến lên.

Hàng trước ngã xuống, hàng sau lại bị động bị đẩy lên.

Cứ thế họ nhích từng bước chân một về phía trước.

Ngay cả hai cánh trái phải của nhóm quân tấn công lên con đường đất cũng chịu đả kích nặng nề.

Nhất là cánh quân bên phải khi mà tay cầm khiên là tay trái nên rất khó che chắn.

Đã rất nhiều người bên cánh này phải chuyển khiên qua tay phải để che chắn còn cầm vũ khí bằng tay không thuận.

Máu tươi ngập tràn trong tuyết cùng bùn nhày, tiếng la hét, tiếng kêu gào như vang vọng một vùng trời.


Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi không dưới một ngàn thổ binh Đại Việt người Mân ngã xuống, số thương vong của quân Tống chì là chưa đến 100 người.

Chiến đấu thành Nam không quá dễ đàng.

Quay lại với thành Bắc.

Thành Bắc con đường đất được trải thoai thoải hơn nhiều.

Ít nhất con đường này cũng dài đến bốn mươi mét và cực rộng, nhỏ nhẹ cũng trên năm mươi mét.

Tuy quân triều đình Đại Việt đến sau nhưng với công nghệ máy ném đá đối trọng với tầm xa nằm ngoài đường đạn của mọi loại vũ khí Tống.

Cho nên họ ung dung thản nhiên đắp được một con đường đất tốt hơn và rộng hơn.

Điều này không có gì lạ lẫm.

Nhưng lúc này quan Đại Việt hay nói đúng hơn là quân Bố Chính chỉ là xếp hàng phía trước con đường này mà chưa hề tấn công lên.

Xếp đầu tiên chính là một dàn voi chiến.

phía sau đó là Binh đoàn Legion Châu Âu cùng thiên tử quân Đại Việt.

Họ vẫn bất động đứng yên trong khi hai bên con đường đất đã tổ chức áp sát chân thành Ung Châu.

Tô Giám trở nê bối rối vô cùng, phán đoán của ông ta đã hoàn toàn sai lầm.

Trung quân của Đại Việt nơi này giả bộ như tiến công, kèn chống rộn vang nhưng họ chỉ tiến tới gần con đường đất rồi dừng lại.

Trong khi đó hai cánh tả hữu của quân Đại Việt lại tấn công thực sự.

Cho nên phán đoán Đại Việt muốn tấn công hai cánh để làm giảm áp lực cho trung quân leo lên tường đất chiến đấu rõ ràng là không đúng.

Nếu không phải thì quân Đại Việt sẽ làm gì? Chính việc đánh không theo sáo lộ không theo quy tắc của Ngô Khảo Ký đã khiến danh tưởng Tô Giám người Tống bối rối.

Nói thực ngay cả Lý Thường Kiệt nếu đứng vào vị trí Tô Giám lúc này cũng chịu không hiểu Ngô Khảo Ký hắn muốn đánh như thế nào.

Những thứ gì không đúng theo sách giáo khoa thường làm cho đối phương cực bối rối vì họ sẽ không nghĩ ra ngay lập tức phương án đối phó hữu hiệu.

— QUẢNG CÁO —
Hai bên cánh chữ T trên đầu thành của quân Tống do một bên Trần Cảnh chỉ huy, một bên Ngô Miễn chỉ huy.

Lúc này cả hai tên đã được lệnh rằng quân Đại Việt đánh nghi binh hai cánh để hỗ trợ cho trung quân cho nên họ cũng không quá dành quá nhiều binh lực cũng như vật tư đánh bật đám người Đại Việt.


Đơn giản vì muốn đục một thành trì dày như Ung Châu thì không phải một lúc một nhát mà làm được.

Ngô Văn Sơn, Đỗ Tùng, Đỗ Lâm , Đỗ Văn Minh những sĩ quan của Bố Chính lúc này mới hét lớn chỉ huy quân đội mà họ lãnh đạo tiến lên.

Đây là nhánh quân chỉ bao hàm Thiên Tử quân tinh nhuệ của Đại Việt.

Họ được trang bị nói thật là về bề ngoài không hề kém cạnh quân Bố Chính chỉ chẳng qua chất lượng thép có phần chênh lệch mà thôi.

Đám người này gồm 700 người mỗi nhóm nhanh chóng áp sát hai bên cánh chữ T của thành Ung Châu rồi xạ kích.

Đúng vậy đám người này chính là thuần nỏ binh Genoa hoặc Ballista cỡ trung có thể di động tốt.

Từng nhóm từng nhóm vách khiên là những thấm phản lớn che chắn sau đó các Ballista lấp ló phía sau tạo nên một ụ cứ điểm tạm thời tiến công lên đầu thành.

Lính nỏ Genoa cũng có khiên lớn của cá nhân mình cùng thanh chống, họ sẽ quỳ gối nấp mình phía sau khiên lớn để xạ kích quân địch.
Tầm bắn dày đặc, độ chính xác cao, thao tác nhanh nhẹn khiến cho dù ở thể bất lợi dưới thành nhưng khả năng bắn áp chế của quân Đại Việt tỏ ra hiệu quả vô cùng.

Chỉ có điều Nỏ và Ballista chỉ có thể bắn thẳng, cho nên chỉ trừ khi đám người Tống nhoài người qua lỗ châu mai họ mới có thể tần công.

Trong khi đó quân Tống dùng là cung tên bắn cầu âu cho nên họ có thể núp sau lỗ châu mai để xạ kích.

Nhưng núp sau lỗ châu mai chỉ có thể bắn hú họa ăn may mà thôi, khiên chắn , mũ sắt, giáp hai lớp khiến cho sức phòng thủ cũng như thiệt hại của quân tầm xa Đại Việt không mấy tổn thương.

Trong khi nếu quân Tống lấp ló ra đầu thành sẵn sàng sẽ bị những tay “bắn tỉa” của Đại Việt hạ thủ.

Nói chung ở mặt đối xạ thì hai bên Đại Việt và Đại Tống ở hành Bắc đang gườm ghè nhau mà thôi.

Mỗi bên đều có ưu lợi thế khác nhau mà không thể tạo được sát thương lớn cho đối phương.

Nhưng nhiệm vụ của lính tầm xa Đại Việt đó là áp chế đầu thành hỗ trợ cho nhánh quân của Ngô Văn Võ tiếp cận chân tường.

Cho nên về mặt chiến thuật thì quân tầm xa của Đại Việt đã đạt được mục tiêu của mình.

“ Đổ dầu… đổ nước sôi….

Lăn gỗ… nhanh” Trần Cảnh hét lớn.

Hắn chẳng cần biết đám Đại Việt quân tiếp cận thành trì để làm gì nhưng nhiệm vụ của hắn là đánh bật đám này ra là đủ.

Bên phía trái của Ngô Miễn thì tên này lại lưỡng lự.

Hắn cảm thấy Đại Việt có vẻ đang dùng cách này để câu kéo gỗ đá của quân Tống.

Tức là dụ cho quân Tống dùng hết gỗ đá cùng dầu hỏa ở hai cánh thì Đại Việt sẽ tấn công lên đường đất.

Vậy nên Ngô Miễn quyết định chờ một nhịp và quan sát thêm tình hình .
Uỳnh uỳnh….

ào ào …..
Từ phía trên tường thành quân Tống do Trần Cảnh chỉ huy liều mạng nhoài người ra để đổ dầu, nước sôi hay ném gạch đá, lăn gỗ.

Nhưng lính tầm xa của Đại Việt đã lường trước cho nên bắn tên dữ dội.


Từng tốp từng tốp quân Tống ngã xống.

Lúc này cung thủ của Tống cũng chờ đợi khoảnh khắc này mà nhoài người ra tấn công trực diện vào nỏ binh Đại Việt khi họ còn mất thời gian lên dây.

Nhưng quân Tống quá khinh thường Đại Việt.

Thiên tử binh Đại Việt đã được đào tạo rất tinh nhuệ và tuân thủ mệnh lệnh cấp trêm một cách triệt để.

Tai sao Ngô Khảo Ký phải cử đến mỗi bên nỗ thủ 3 sĩ quan Bố Chính , chỉ vì cách bắn tam đoạn mà thôi.

Xạ kích bọn lăn gỗ đổ nước sôi trên đầu thành chỉ có một nhóm hoặc cùng lắm là hai nhóm nỏ binh phát xạ.

Còn lại luôn giữ lại một nhóm phòng ngừa bất trắc vì cách bắn tam đoạn này cho nên Đại Việt luôn duy trì được một áp lực nhất định lên đâu tường Ung Châu của hai cánh.

Cung thủ Tống nhoài người đối xạ cùng Nỏ binh Đại Việt thì hay quá rồi.

Một bên chỉ là lấp lõ mũi sắt kê nỏ lên khiên mà ngắm bắn thoải mái.

Một bên nhoài đến nửa người khỏi các lỗ châu mai để tìm mục tiêu xạ kích do nghĩ quân Đại Việt mải lên dây Nỏ.

Kết quả đủ hiểu thảm khốc ra sao nếu gặp sai lầm trên chiến trường.

Sai lầm trên chiến trường phải trả giá bằng mạng sống.

— QUẢNG CÁO —
“ Con mẹ mày hạ xuống hạ xuống….”
“ Nhanh lấy khiên che chân nhanh nhanh”
Mỗi một tấp phản hình nón ^ của quân Đại Việt đều có một thân binh của Bố Chính chỉ huy.

Và những ngày qua những nhóm người này đã được luyện tập rất nhiều lần các động tác trên cho nên họ thuần thục vô cùng.

Nói là tấm phản nhưng thực tế có thể nói những thứ này là mái gỗ như mái nhà chữ V lộn ngược vậy.

Không những thế đừng nhìn bên người thô sơ bọc da thú nhìn như tấm phản ăn mày.

Thực sự thì những “tấm phản” tiếp cận thành trì này được chế tạo hết sức cầu kỳ, chắc chắn cùng kì lạ.

Có thẻ hình dung thiết bị lạ lùng này như một cái mái nhà thực sự với những thanh xà chịu lực cùng hai lớp mái chắc chắn có thể chịu được va đập cực kì mạnh.

Cùng với một dàn 8 cái chân đế đài 60cm hai bên thì chỉ cần đặt thiết bị này xuống và lom khom người thì nó hoàn toàn biến thành một cái lều trú ẩn vững chắc mà ngay cả gỗ đá lăn từ trên tường thành xuống trong thời gian ngắn cũng không thể phá hủy được.

Thậm trí khi đặ xuống rồi thiết bị “lều di động “ này các binh sĩ lôi ra kiên chắn sau lưng mà che hai bên chân thì nó chính thức biến thành mai rùa không thể bị công phá bởi bất kì hướng nào.

“ Nhựa đường đâu… con mẹ mày nhựa đường…”
“ Nhanh nhanh quét lên…”
“ Được rồi… đếm một hai ba thì nhấc lên chạy..”
“ Ai ui chúng ta bị đốt…”
“ Câm mẹ mồm lại.

Đốt vào trong chưa mà kêu la… vác lên chúng ta chạy ra ngoài….”
“ Ái ối nước nóng bắn vào chân…”
“ Bộp” … “ Ngậm miệng chạy mau”.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui