Lý Triều Bá Đạo Phò Mã


Sau một hồi nói chuyện cùng đi quán sát khắp nơi.

Ngô Khảo Ký phát hiện ra thợ đóng thuyền của Đại Việt tay nghề rất cao.

Tốc độ đóng thuyền rất nhanh, nhất là lâu thuyền hộp diêm kểu thông dụng Đông Á.

Tính ra thì kỹ thuật đóng thuyền Mông Đồng còn khó hơn nhiều so với chế tạo lâu thuyền, mặc dù nhìn từ bên ngoài thì thuyền Mông Đồng đơn giản hơn và nhỏ hơn.

Tại sao lại có chuyện ngược đời này?
Nhìn bên ngoài thuyền Mông Đồng đơn giản nhưng đây thực tế là loại chiến thuyền được đóng lai theo kiểu Ghe Bàu của người Chăm – Mã Lai.

Kết cấu bên trong có hệ thống công đà phức tạp đan xen nhau như răng lược, điều này tạo cho Mông Đồng chiến hạm có khả năng va chạm cực khủng với độ đàn hồi mạnh mẽ ở hai bên sườn và một mũi thuyền cực chắc để húc mạnh.
Ngược lai, lâu hạm chiểu Đông Bắc Á nhìn bề ngoài to lớn với thuyền lâu phức tạp.

Nhưng đó là cái lâu thuyền không nhiều tác dụng thực tiễn lắm trong chiến đấu.

Trong khi đó cấu trúc thân thuyền của chúng thì có cấu tạo đơn giản hơn nhiều, gần giống như là đóng một cái hộp gỗ hình vuông đơn thuần thôi.

Lâu thuyền tập trung quá nhiều công sức để thiết kế các “ ngôi nhà” ( lâu ) cấu trúc thượng tầng, trong khi đó thứ quan trọng của một con thuyền đó chính là cấu trúc hạ tầng ( thân thuyền) thì không quá hoàn hảo.
Như miêu tả thì đã hiểu.

Cấu trúc hộp gỗ khiến cho hai bên lườn thậm chí ngay cả mũi thuyền đều có thể bị húc vỡ với một đòn ram của chiến hạm mông đồng cùng cỡ.
Cho nên để khắc phục nhược điểm này thì chiến hạm kiểu lâu thuyền phải đóng càng to và càng dày tăng sức chống chịu va đập.

Nhưng ván quá dày lại giảm đi sức cơ động.
Cấu trúc đáy bằng lỳ không thích hợp cho buồm lớn.

Đơn giản vì thuyền này không thể “ nghiêng” để nương theo gió hay sóng với cấu trúc hộp vuông phẳng lỳ này.
Với thuyền đáy vát có hệ thống long cốt, thì khi nhận một cơn gió tạt thuyền có thể nghiêng theo hường gió.

Cột buồm lớn cũng được chia sẻ lực.


Nhưng với thuyền đáy bằng vuông vức thì điều này không thể.

Cột buồm luôn phải hứng chịu toàn bộ lực từ cánh buồm và bị vặt xoắn mạnh do thân thuyền không có sự linh hoạt.

Chế buồm quá rộng sẽ khiến cột buồm gãy, chế cột buồn quá lớn sẽ khiến thuyền mất cân bằng bởi không có hệ thống long cốt làm đối trọng.
Đây chính là lý do mà thuyền Đông Á thường có tỉ lệ diện tích buồm/ trọng tải nhỏ, tốc độ kém bởi lẽ kết cấu cơ bản của chúng không thích hợp để chế tạo buồm lớn đi kèm.
— QUẢNG CÁO —
Trong khi đó Ghe, Bầu của người Mã Lai, người Chăm, Chola lại có thể tăng mạnh tỉ lệ diện tích buồm/tải trọng.

Dẫn đến các mẫu thuyền của đám này chạy nhanh hơn và bền bỉ hơn trong thời tiết xấu.

Đây mới là nói đến sự khác nhau giữa hai loại chiến thuyền chủ yếu của người Việt.

Ngô Khảo Ký tặc lưỡi, mấy cái tranh vẽ tào tao mô tả các cuộc thủy chiến của người cổ đại mà hắn nhìn qua sách vở là điêu cả.

Mấy tay họa sĩ vẽ cái quái gì mà quân Đại Việt toàn cưỡi thuyền “đánh cá” tấn công lâu thuyền của người phương Bắc.

Nói thuyền đánh cá còn là ưu ái, máy cái thuyền vẽ trong tranh ảnh đó chỉ được xếp vào thuyền vớt bèo của mấy chị mấy mẹ trong ao thôi.

Đánh nhau thế nào được.

Ngô Khảo Ký tự nhủ, nếu về được hiện đại hắn sẽ yêu cầu xóa hết mấy thể loại tranh vẽ ảo ma kia ngay...!Vẽ mông đồng cùng lâu thuyền của Đại Việt thay vô đó khẩn trương.

Người Đại Việt chúng tôi không dùng thuyền vớt bèo đi đánh nhau.

Vua quan nhà Trần càng không thể dùng thuyền vớt bèo mà phợt mấy trăm km đường sông đường biển.

Tìm hiểu đến các bước chế tạo thuyền thì Ngô Khảo Ký mới phát hiện....!thuyền không hề khó, ngược lại còn rất rất nhanh với số lượng thợ tay nghề cao của Đại Việt.

Chúng tôi là người sông nước, bờ biển trải dài, chúng tôi có thể không giỏi trong việc xây nhà gỗ quy mô, nhưng đóng thuyền đối với chúng tôi là bản năng rồi.


Khó nhất trong vấn đề đóng thuyền lại là nguyên liệu.

Gỗ tốt ở Đại Việt không thiếu.

Nhưng gỗ tốt lại toàn nằm ở các vùng mà Thăng Long không thực quản, ví dụ như vùng Tây Bắc, vùng phía rừng núi phía Tây của Thanh Hóa- Nghệ An.

Thật nghịch lý là Thăng Long thiếu gỗ để đóng chiến hạm, thậm chí để xây Thăng Long thì các vua Lý còn phải tháo gỗ từ cố đô Hoa Lư về để dựng.

Muốn có gỗ tốt phải để đám Kê Động khai thác sau đó triều đình phải bỏ tiền, muối, sắt ra để mua lại.

Nguyên liệu thiếu đã là một chuyện.

Ngâm phơi gỗ lại càng tốn thời gian, thời này không có các chất hóa học để xử lý gỗ, muốn gỗ co đều, chống mối mọt chỉ có thể phơi, ngâm trong bùn ao, lại phơi, lại ngâm...!lặp đi lặp lại.

Thông thường thì 1-2 năm mới có được gỗ tốt để chế tạo thuyền bè.

Có gỗ tốt là một chuyện, việc xử lý gỗ ban đầu còn khó hơn.

Thời này đã có cưa sắt, nhưng thử nghĩ đến thanh kiếm dài chưa đủ 1m còn khó khăn mà rèn, thử hỏi thế nào mà rèn ra được lưỡi cưa tốt?
Lưỡi cưa dày cộm như sống dao có thêm răng, rất dễ hỏng trong quá trình chế tác.

Cho nên việc xẻ gỗ mới là việc nặng nhọc và tốn thời gian nhất.

Và cũng là phí phạm nguyên liệu nhất.

Chỉ vì không có cưa tốt mà một thanh gỗ lớn thường chỉ thu về một chút tấm ván, phần lớn ván sẽ hỏng mà bỏ đi.

Cũng vì không có cưa tốt mà khiến cho các tấm ván phải ngắn, mốn chế tạo nhiều tấm ván với độ dày như nhau quá khó.

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho chiến hạm Mông Đồng với đòi hỏi cực cao về ván thuyền khó chế tạo, còn về lâu thuyền thì dễ hơn đôi chút.


Bọn này đóng theo kiểu hộp gỗ nên ghép ván được.
Ngô Khảo Ký tối hết cả mặt, giờ hắn mới hiểu bản thân đã bỏ ra 3 vạn quán để mua về một đống rác thực sự.

— QUẢNG CÁO —
Nhìn mấy lâu thuyền của Ngô Khảo Ký nhận được khá bề thế, dài đến 27-30m rộng 8m sức trở cực mạnh, cái lâu cũng đẹp đẽ hoành tráng.

Nhưng con hàng này nếu gặp một chiến thuyền Mông Đồng xịn 15m lao thẳng vào húc thì coi như toi mạng...!Đồ hàng mã mà.

Giờ thì Ngô Khảo Ký hiểu vì sao Triều đình chỉ thanh lý lâu thuyền mà không thanh lý Mông Đồng...! nói tóm lại Mông Đồng mới là xương sống thủy quân Đại Việt.

Tuy không thể đánh xa nhưng đánh ven bờ biển và trong sông ngòi thì rất bá ở thời này.

Hừ hừ...!Ngô Khảo Ký hậm hực trong người, nhưng biết thế nào được, tiền giao cháo múc.

Đám thợ cho biết dạo này cưa bằng cương thiết chuyển đến nơi này nhiều, cho nên bọn hắn tốc độ lao động sẽ tăng nhanh.

Một trăm thợ có thể sau tháng đóng được một chiến hạm đinh sắt ( thép thì đúng hơn).

Mà theo Ngô Khảo Ký biết thì số thợ đóng thuyền của triều đình đâu có ít, hắn là người đi gom thợ một lần mà...!ít nhất có tầm ngàn thợ mộc đang xây cung điện ở Thăng Long, chỗ này mà lôi ra chế thuyền thì 6 tháng sẽ có chục chiếc thuyền đinh sắt.

Vùng Vạn Kiếp này cũng có đến hai ngàn thợ mộc chuyên đóng thuyền.

Nghe nói ở Phòng Hải- Đá Bạc còn có hơn ngàn thợ đóng thuyền nữa....!Chỉ cần có đủ nguyên liệu, đủ tiền nuôi, đủ tiền trả công thì bọn này đẻ thuyền sòn sòn được.

Ngô Khảo Ký tin tưởng với 3 vạn quán của hắn đảm bảo triêu đình có thể đóng được hơn 40 chiến hạm đinh sắt trong 6 tháng.

Mẹ nó chứ...
Ký bỏ ra 3 vạn để mua về một đống rác, trong khi đó triều đình nắm trong tay công tượng lao động chất lượng cao giá bèo, có thể với ba vạn đó sản xuất một đống hàng xịn xò...!Nghĩ mà ức...
Muốn đòi lại tiền...!Trả hàng...
Nhưng mà muộn rồi...
Ký ỉu xìu đi về phía Phao Sơn Thành ( Chí Linh ngày nay) để gặp lão cha tiện nghi.

Lão Ngô Tú đã chuẩn bị “thân quân” của Lý Từ Huy cho Ngô Khảo Ký nhận.

Đám này tụ tập ở Phao Sơn.

Cảng Luy Lâu, một trong thương cảng quan trọng và sâm uất nhất ở Đồng Bằng phía Bắc Đại Việt.


Luy Lâu có một lịch sử rất lâu dài thậm chí còn vượt xa cảng Phòng Hải, cảng Vân Đồn, Cảng Tô Lịch của Thăng Long.

— QUẢNG CÁO —
Trong thời kỳ Bắc thuộc nhà Đông Ngô, Sĩ Nhiếp, một quan chức người Hán được vua Ngô cử làm thứ sử Giao Châu, Hắn đã cho xây dựng lại thành Luy Lâu, đặt làm trung tâm của bộ máy cai trị.

Cho nên nơi này đã trở thành trung thâm kinh tế chính trị, Cảng Luy Lâu lúc ấy là cảng lớn nhất của Giao Chỉ, thông thương với khắp nơi.

Thế kỷ thứ 10, sứ quân Lý Khuê đã đứng lên chiêu dân, lập ra một căn cứ quân sự lớn và là 1 trong 12 sứ quân mạnh nhất với tham vọng biến nơi đây thành một trung tâm của Tĩnh Hải quân.
Thành Luy Lâu nằm giữa khu vực giao nhau giữa Sông Dâu và Sông Đuống.

Từ trước Công Nguyên và nhất là từ thế kỷ 2-3 trở đi, ngày càng có nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán ở Giao Châu và thuyền buôn của họ thường xuyên có mặt ở Luy Lâu.

Luy Lâu thực sự từng là trung tâm thương mại lớn - một đô thị cảng mang tính quốc tế của Đại Việt thời Bắc thuộc.
Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào Giao Châu.

Đây là nơi đầu tiên Sĩ Nhiếp mở trường lớp dạy chữ và văn hoá Hán.

Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt.

Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu ,Chùa Đậu, Chùa Tướng, Chùa Dàn.

Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục và lễ hội chùa Dâu với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước và Luy Lâu cùng là trung tâm Phật giáo lớn và sớm nhất Đại Việt.

Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh văn hoá Đại Việt với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á và Trung Á, văn hoá Nho Lão (Trung Hoa - Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá Kinh Việt.

Có thể nói lúc này vẫn thấy được nơi đây chứa đựng cội nguồn bản sắc Kinh Việt tộc.

Tất nhiên Luy Lâu là tên cổ, lúc này nhà Lý đặt tên thành này là Long Biên ( Không phải quận Long Biên ngày nay, không nên nhầm).

Thế Kỷ 10, Trung tâm chính trị Giao Châu mới chuyển dời từ Luy Lâu về Tống Bình (Đại La sau là Thăng Long), chấm dứt vai trò của Luy Lâu gần suốt thời kỳ Bắc thuộc, Như vậy Luy Lâu- Long Biên có đến cả ngàn năm từng là trung tâm của Bắc Bộ, cho nên dù trung tâm kinh tế chính trị giờ đây là Thăng Long nhưng Luy Lâu vẫn cực sầm uất.

Khi này trên bờ sông Dâu, một đoàn chiến hạm ầm ầm bá đạo hò hét thương thuyền dẹp đường để bọn hắn cập càng....!là ai đến đó.

.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui