Nhà tôi ba đời làm lang y, đến đời bố tôi lấy mẹ thì là bác sĩ ngoại khoa.
Một người là Phó giáo sư giảng dạy tại Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, một người là bác sĩ ngày đêm túc trực bệnh viện trong những ca phẫu thuật không hồi kết.
Có thể xem như là tôi sinh ra trong một gia đình gia giáo có điều kiện.
Song không rõ do xung đột về y học cổ truyền - y học hiện đại hay công việc bận rộn, tính cách không phù hợp mà năm tôi 7 tuổi, bố mẹ tôi ly hôn.Mẹ tôi - người phụ nữ dành cả đời cho khoa học.
Với bà gần như nghiên cứu y học mới là điều quan trọng nhất.
Không lâu sau khi ly hôn, bà rời Việt Nam qua sinh sống, nghiên cứu và giảng dạy tại Nga.
Bà không đi thêm bước nữa nhưng cũng hiếm khi về thăm tôi.
Đều đặn mỗi năm một lần, trước sinh nhật một tuần, mẹ tôi sẽ bay về Việt Nam và ở lại trong 6 ngày.
Đó cũng là dịp duy nhất trong năm tôi và mẹ trò chuyện với nhau.Cũng từ năm 7 tuổi, những ngày không phải đi học hay không có người chăm sóc, người bố đơn thân sẽ mang tôi theo lên giảng đường.
Tôi ngồi yên tĩnh một góc cuối phòng học như thế trong suốt nhiều năm, mãi cho đến khi lớn lên.
Gần như tất cả các trang giáo án, các bài thuốc, các nội dung giảng dạy của bố tôi đều thuộc làu.
Thậm chí đôi khi quá nhàm chán với những nội dung lặp đi lặp lại trong đầu, tôi bỏ sang lớp của giảng viên khác ngồi dự thính.
Các giảng viên khác một phần vì quen biết bố, một phần vì tội nghiệp và có lẽ vì tôi cũng là một đứa bé ngoan không quấy phá chỉ chăm chỉ lắng nghe, mọi người đều cho phép tôi được ngồi bàn cuối.Bà nội tôi mở một tiệm thuốc đông y lớn trong thành phố, từ thời ông cố truyền lại.
Ngoài bốc thuốc bà bắt mạch, kê đơn.
Trong khi bạn bè cùng trang lứa có những búp bê trang phục rực rỡ, những bộ đồ chơi đồ hàng hấp dẫn đủ loại, tôi thường len lén trộm kỷ tử, đại táo hay cam thảo ăn một mình.
Những lúc chán thì tự chơi trò thầy thuốc khám bệnh, kê đơn cho những "bệnh nhân tưởng tượng".
Lớn thêm chút nữa tôi học được một chút kỹ thuật bắt mạch, châm cứu từ bà.
Mọi người đều xem tôi như một đứa trẻ thông minh hiểu chuyện, nhưng tuyệt nhiên cả nhà tôi đều hiểu những thứ đấy chỉ là tôi bông đùa trong lúc nhàm chán, là thứ "võ mèo cào" hoàn toàn chưa qua khảo nghiệm năng lực.Năm tôi 18 tuổi, bố gặp phải một scandal tình ái với một nữ sinh viên cùng trường chỉ hơn tôi đúng một tuổi.
Tôi shock tâm lí, đột ngột rẽ ngang thi một trường kinh tế thay vì Học viện Y Dược học Cổ truyền như đã định.
Cũng năm đấy tôi trở thành á khoa đầu vào Ngoại thương, hoàn thành chương trình học trong 2 năm rưỡi thay vì 4 năm tiêu chuẩn.
Tôi dành hết thời gian trên trường, không về nhà, không gặp bố.
Tất cả những tín chỉ có thể đăng ký tôi đều đăng ký hết, kể cả mùa hè, kể cả học vượt.
Tôi trốn tránh mọi thứ mà thực lòng kể cả không trốn tránh, bố hay mẹ cũng chẳng bao giờ tìm đến tôi.
Tôi hoàn toàn tự lập.Năm 23 tuổi, tôi đã chiến đấu với trầm cảm được 5 năm.
Một trong những lý do tôi thường xuyên ngất xỉu có thể tính là do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc an thần trong thời gian dài.
Không một ai trong gia đình hay biết chuyện tôi đã đăng ký hiến toàn bộ tạng.
Điều duy nhất giữ tôi lại với cuộc sống là mỗi giây mỗi phút đều cố gắng để mình có thể sống hạnh phúc bên bà nội.
Nhìn bà nội hiền từ mỉm cười, nhìn bà mỗi tối đều chờ tôi ở cửa về ăn cơm.
Rồi bà cũng đi mất, cái đêm tôi bị rơi vào khoảng thời gian vô định này, đêm mà tôi bước từ trong quán bar ra, vốn dĩ tôi đã chọn một bộ quần áo thật đẹp, cẩn thận ra salon làm tóc, tôi muốn mình ra đi với tư thế xinh đẹp nhất.
Vậy mà mọi chuyện cuối cùng lại thành ra dở khóc dở cười như thế này.Tôi bốc đồng và không e sợ, cũng chẳng mấy thiết tha cuộc sống của mình.
Nếu phải chết, ừ thì cách ra đi bằng cách cứu sống một người khác thế này cũng được tính là ngầu đét so với dự tính ban đầu.***Nhưng đời không bao giờ như tưởng tượng...- Đam, tỉnh dậy đi!Tôi he hé một mắt thấy Lịch Vũ ngồi bên cạnh.
Tôi khẽ cựa người, một cảm giác đau buốt chạy dọc từ sống lưng đến tận gan bàn chân.
Tôi "A" lên một tiếng, Lịch Vũ cẩn thận đỡ giúp tôi.
Toàn thân vô lực, môi khô rát, lưỡi cứng khiến tôi chẳng thể nói từ nào.
Vừa lúc Bạch Vỹ đi từ ngoài tới, thấy Lịch Vũ đang đỡ tôi, Vỹ hớt hải:- Đô Chỉ Huy Sứ, để tôiBạch Vỹ để tôi tựa vào người rồi cẩn thận bón cho tôi một muống nước.- Làm gì đến mức đấy - Tôi gắng gượng ngồi thẳng rồi cười trừ - Anh La không sao chứ?- La Đạc khoẻ lại rồi, ít nhất còn hơn ngươi.- Ta ngủ bao lâu rồi?- Một ngày rưỡi.- Đại phu cho ta uống gì vậy - Tôi hỏi dò lo lắng sợ có ai đó đã đụng vào người trong lúc tôi bất tỉnh.- Ta không biết, thuốc của Thái y sứ đưa.Tôi thở phào, Bạch Vỹ xếp xếp chăn phía sau thành một nơi êm ả cho tôi dựa vào.
Thấy tình trạng tôi khấm khá hơn, Lịch Vũ đứng dậy ra hiệu cho Vỹ chăm sóc tôi rồi toan quay trở lại lều.
Thấy tôi len lét nhìn về phía lều lớn, vẻ mặt sợ sệt, Lịch Vũ quay lại an ủi:- Xem như ngươi lấy công chuộc tội.
Chúa Thượng tha cho ngươi một mạng.
Duy chỉ có điều là người thấy ngươi rảnh rỗi quá nên sinh chuyện, từ mai tất cả ngựa của trại đều do ngươi giữ.Tôi "Hả" một tiếng, tròn mắt, cằm tưởng như rớt xuống tận đầu gối.- Đô Chỉ Huy Sứ đại nhân, tôi vẫn có thể tiếp tục làm thư đồng của ngài chứ?Tôi lại bày ra vẻ mặt sướt mướt.
Rõ ràng là nhìn vào thấy một nô tài trung thành không quên ân chủ cứu mạng, sẵn sàng một lúc gánh hai việc.Ồ không, làm thư đồng của Lịch Vũ đồ ăn ngon hơn.
Tôi không thể cứ thế mà chịu khổ được!Lịch Vũ dừng một lúc nghĩ ngợi rồi gật đầu:- Vất vả cho ngươi***Tôi bỗng thấy cuộc đời của mình dạo này thật hài hước.
Đại khái là tả pí lù hội tụ đủ tất cả những thứ có thể diễn ra.
Đầu tiên là xuyên không như Bộ Bộ Kinh Tâm, phải giả trai như Lương Sơn Bá Trúc Anh Đài và cuối cùng bây giờ đóng vai chăn ngựa như Tôn Ngộ Không lúc làm "bật mã ôn" trên thiên đình.
Điều duy nhất khác biệt là ai ai xuyên không cũng được làm tiểu thư cành vàng lá ngọc sống trong lầu son gác tía.
Duy chỉ tôi là sống kiếp nô tài, sáng chăn ngựa tối ngủ lều.
Cũng chỉ có tôi là không thiết tha quay trở về.
Nếu về được thì tốt còn không thì coi như đen đủi.
Không cần cố quá thành quá cố.Khoảng 4-5 ngày sau khi nhận việc, tôi sắp sửa trở thành một tay chăn ngựa lành nghề.
Người chỉ việc là chú Túc.
Chú Túc họ Lê, dáng người dong dỏng cao, miệng lúc nào cũng ngậm ngang một cây cỏ may.
Chăn ngựa thì có một nghìn việc.
Cho ngựa ăn, tắm cho ngựa, dọn chuồng ngựa, cắt móng ngựa...!Đại để chú thấy tôi nhỏ con lại còn là người của Lịch Vũ, cũng cảm mến tôi là người trượng nghĩa cứu người nên chú miễn cho tôi việc dọn chuồng ngựa.
Bù lại việc cắt cỏ cắt bờm cho ngựa tôi phải chịu trách nghiệm.Nói về việc cắt bờm cho ngựa, đây với tôi là một công việc tuyệt vời ông mặt trời để thoả sức sáng tạo.
Theo tiêu chuẩn thì khi cắt bờm phía trước cắt trên mắt, phía sau cắt ngắn còn 2-3 phân nhưng với tôi, những điều đấy hoàn toàn vô nghĩa.
Không có một hairdresser nào lại tự bó buộc cái đẹp trong khuôn khổ vài ba câu chữ đấy.
Dù tôi không phải là một hairdresser hay hairstylist nhưng...!hừm...!ai quan tâm chứ? Vậy là cả đàn ngựa được tôi lôi ra làm thí nghiệm.
Con thì cắt trông "Bảnh" một chút, con thì cắt moi, con thì cắt bát úp.
Có con thì thành công tuyệt vời, có con thì trông chỉ muốn tuyệt mệnh.
Chú Túc không quan tâm lắm, cùng lắm chú chỉ cho rằng tôi là một đứa trẻ vụng về chứ không hề hay biết tôi ngấm ngầm trả thù tên vua nhỏ mọn kia.Ngoài việc cắt bờm, tôi còn kiêm cắt cỏ.
Nói chung những việc cắt xén cho đàn ngựa tôi đều chịu trách nghiệm.
Ban ngày ngựa được thả ngoài bãi nhưng thức ăn chúng kiếm được không đủ no.
Hơn nữa đây còn là ngựa chiến, bất kể lúc nào tấn công trại Phù Lan thì ngựa chiến cũng phải ở trong thể trạng tốt nhất.
Vì vậy trong lúc chăn ngựa, tôi phải dành thêm thời gian cắt cỏ mang về.
Cắt càng nhiều càng tốt.
Cỏ tương ngựa không ăn hết thì phơi khô, để dành mùa đông thức ăn khan hiếm.
Mất mấy ngày tôi mới học được cách dùng liềm thành thục.
Không phải con nhà nông lại chưa từng làm những việc tương tự, cầm liềm thôi cũng khiến tôi gặp không ít khó khăn.Hằng đêm Lịch Vũ thường đọc sách luyện chữ.
Thân mang tiếng thư đồng lại còn muốn cầu cạnh sự che chở nên dù ban ngày có chăn ngựa mệt đến mấy tôi cũng phải lết cái thân già sang lều lớn mài mực.
Mực viết thời đại này là mực Tàu, được đông đặc thành những thỏi mực.
Khi cần mực để viết thì bôi một chút nước lên đầu thỏi rồi chà đều tay trên nghiên mài.
Lịch Vũ chăm chú viết còn tôi hoàn toàn mù chữ Hán hay chữ Nôm gì đấy nên chỉ biết đứng ngáp ngắn ngáp dài.
Nhìn người trước mặt chăm chú viết, nét mặt ôn hoà, từ góc nhìn này không nhìn thấy vết sẹo lớn trên má trái, Lịch Vũ càng có vẻ hiền lành trầm tĩnh hơn.
Tôi rùng mình, nhớ đến đêm hoả hoạn chỉ chạy từ chuồng ngựa ra đến lều lớn, Lịch Vũ và binh lính đã chém đầu hết phản tặc.
Vẻ mặt lúc đấy cũng hoàn toàn trầm tĩnh như bây giờ, không gợn một chút cảm xúc nào- Đam, về lều đi.
Hôm nay muộn rồi- Dạ...Tôi ngơ ngác đặt thỏi mực xuống.
Lịch Vũ nhìn một hồi rồi lại bảo:- Mang vào đây cho ta một chậu nước ấmTôi lui ra, lấy một thau đồng rồi đổ nước sôi vào, cẩn thận pha thêm một chút nước lạnh.
Nhúng thử tay kiểm tra, nhiệt độ ấm hoàn hảo mới đặt thêm một khăn khô bên cạnh rồi mang vào lều.
Lịch Vũ đi xuống, tôi nhanh nhảu:- Để Đam giặt khăn cho ngườiLịch Vũ túm cả hai tay tôi bỏ vào chậu nước, ra hiệu cho tôi ngồi xuống:- Công việc ở chuồng ngựa vất vả lắm à?Lúc này tôi mới hiểu ý.
Hoá ra trong lúc mài mực Lịch Vũ thấy cả bàn thay tôi chỗ nào cũng trầy xước rớm máu nên bảo tôi đi lấy nước ấm ngâm tay một chút.- Cũng bình thường thưa Đô Chỉ Huy Sứ, chỉ là tôi chưa quen việc.Lịch Vũ làm ngơ, đi vòng lên phía bàn lấy một chai thuốc bột màu trắng đục rồi đi lại phía tôi, giọng trầm trầm:- Chắc gia cảnh nhà ngươi cũng không tệ?Tôi gật đầu:- Cũng xem như là có của ăn của để.- Có bao nhiêu anh chị em?- Chỉ có mình tôi.- Ta luôn thấy ngươi rất kỳ lạ, vừa có vẻ là con dân Đại Cồ Việt vừa không - Lịch Vũ vừa nói vừa đổ một ít thuốc, chấm chấm lên bàn tay cho tôiTôi chần chừ một hồi rồi bảo:- Tôi là người của Đại Cồ Việt.
Đã, sẽ và luôn là con dân Đại Cồ Việt.
Duy chỉ có điều này, tôi nói có thể người không tin tôi"Cứ nói đi" - Lịch Vũ tay vẫn đổ thuốc, không ngẩng đầu lên.- Tôi...!đến từ một khoảng thời gian rất xa.
Tôi đến từ Đại Cồ Việt trong tương laiKhông ngoài dự đoán, Lịch Vũ bật cười thành tiếng.
Không biết vì lí do tự thấy câu nói của mình ngớ ngẩn hay lần đầu tiên thấy Lịch Vũ cười, tôi cũng ha hả cười theo một cách không kiểm soát.
Tự mình nói ra còn không tin nổi huống gì người khác.- Haha...ha..
Vậy thì bây giờ chỉ có tôi với người, người chỉ cần nói tên vị vua bây giờ, tôi sẽ nói cho người tường tận tương lai.- Muộn rồi, về ngủ đi - Lịch Vũ nhẹ nhàng bảo.Tôi quả quyết:- Không, thật sự.
Ngài nói cho tôi biết đi.
Ngài chắc chắn sẽ tin tôi.Lịch Vũ mỉm cười, kéo tôi lại gần thì thầm.- Chúa thượng là Lê Long Đĩnh, con của Đại Hành tiên đế.Nụ cười trên môi tắt vụt.Lê Long Đĩnh...!chẳng phải là vị vua tàn ác nổi tiếng với tích dóc mía trên đầu sư, là người chấm dứt triều đại Tiền Lê đấy ư? Vậy hoá ra...!tôi quay người sững sờ nhìn Lịch Vũ, môi run lắp bắp:- Lý Công Uẩn đang ở đâu?Lịch Vũ trau mày, mặt biến sắc:- Ngươi biết Tả thân Điện tiền chỉ huy sứ?[Hết chương 5: ]Đại Việt Sử ký Toàn Thư chép:"Ngoạ Triều Hoàng Đế: Tên huý là Long Đĩnh, lại có tên là Chí Trung, con thứ năm của Đại Hành, ở ngôi 4 năm, thọ 24 tuổi (986-1009) băng ở tẩm điện.
Vua làm việc càn dỡ giết vua cướp ngôi, thích dâm đãng tàn bạo, muốn không mất nước sao được?"..."Vua tính hiếu sát, phàm người bị hành hình, hoặc sai lấy cỏ gianh quấn vào người mà đốt, để cho lửa cháy gần chết, hoặc sai kép hát người Tống là Liêu Thủ Tâm lấy dao ngắn dao cùn xẻo từng mảnh, để cho không được chết chóng.
Người ấy đau đớn kêu gào thì Thủ Tâm nói đùa rằng: "Nó không quen chịu chết".
Vua cả cười.
Phàm đánh trận, bắt được quân địch vua cho áp giải đến bờ sông.
Lúc nước thủy triều rút xuống thì sai làm cái chuồng dưới nước, rồi đuổi tù binh vào trong chuồng.
Khi nước thủy triều dâng lên, tù binh ngộp hơi thì hả miệng ra rồi uống nước mà chết.
Lại bắt [tù nhân] treo lên cây cao rồi sai người ở dưới chặt cây.
Có khi vua đi chơi ở sông Chi Ninh, sông có nhiều thuồng luồng, bèn trói người ở một bên ghe, rồi cho ghe qua lại ở giữa dòng nước, khiến cho thuồng luồng nó sát hại đi.
Còn phàm những con vật (nuôi để cúng tế) đem cung cấp cho nhà bếp, trước tiên phải sai người khiên vào để tự tay vua đâm chết đã, rồi sau mới giao cho người nấu bếp.
Lại khi, nhà vua đặt mía trên đầu bậc tu hành là đức Tăng thống Quách Mão mà róc, rồi giả vờ sút tay dao phập vào đầu Quách Mão chảy máu ra, vua cười rầm lên.
Hoặc đêm đến vua sai làm thịt mèo để cho các tước vương xơi.
Ăn xong vua đem đầu mèo bày ra, các tước vương đều mửa thốc mửa tháo.
Mỗi khi đến buổi chầu thì sai những tên hề ra nói leo lẻo luôn mồm để làm khỏa lấp lời những ai bẩm bạch về việc gì.
Lại thấy kẻ giữ cung làm món chả thì đến cùng người tranh nhau mà ăn...".
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...