Yến Thanh đánh một quyết thu tay về, nguồn sáng tản trên lòng bàn tay hắn tắt dần, chỉ có tấm long địa đồ bằng da trên bàn là vẫn hắt ra phổ quang đều đặn.
Trên bề mặt nó nổi lên một viên điểm, lúc sáng lúc mờ lập loè như huỳnh hoả trùng.
Yến Thanh chăm chú nhìn vào viên điểm ấy, lao tới xem xét.
Hắn di chuyển ngón thực chỉ theo hình dáng đường liền đậm được vẽ trên địa đồ, chân mày đều chau lại.
Đoạn xuất hiện viên điểm nằm ở đoạn đầu phần trung bộ của Nam quốc.
Hắn nheo mắt, bắt đầu phân tích bố cục của đại long mạch trước tiên, sau đó dần dần mà lần tìm chi tiết về vị trí của viên điểm so với tổng thể long mạch liên quan.
Trước hết là thế núi, yếu tố tối quan trọng của long mạch.
Nơi viên điểm sáng lên khá gần Đông hải mà từ Nghệ An, Hà Tĩnh đổ xuống theo hướng Đông Nam, hướng của long mạch, thì đây chính là một cụm các hùng thiêng sơn núi của Nam quốc, bao gồm đại sơn Thiên Nhận, dãy Đại Tuệ và Hống Sơn hay còn gọi là Hồng Lĩnh, hoặc Ngàn Hống.
Thiên Nhận Sơn có 999 đỉnh, án ngữ cả một phương trời.
Đại Tuệ Sơn toạ ở phía Bắc Nam Đàn, Nghệ An, còn Hồng Lĩnh sơn thuộc địa phận huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Những dãy núi này đều nằm trong đại long mạch rất lớn, phát nguyên từ tổ sơn Hi Mã Lạp San, kẹp giữa Đông hải và sông Mekong, chạy qua Trung Quốc, Lào và đi vào Việt Nam.
Tổ sơn này có tên gọi là Long Lâu Bảo Điện, thiếu tổ có dạng Thuỷ tinh, dẫn mạch chạy xuống phía nam rồi bắt đầu phân nhánh.
Nhánh thứ nhất chạy về cuối tỉnh Thanh Hoá rồi vào Nghệ An, phân nhánh kết tại Quỳnh Lưu, Thanh Chương và Nam Đàn, chính là dãy Thiên Nhận và Đại Tuệ.
Nhánh chính tiếp tục chạy xuống phía nam rồi phân nhánh lần thứ hai.
Long mạch của dãy Trường Sơn phân nhánh chạy ra biển ở khu vực Ngang lãnh ( đèo Ngang ), Bác Hoán, chạy ngược theo sông Ngàn Sâu về Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh rồi kết huyệt.
Huyệt này nằm bên tả ngạn của sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố và sông La.
Lại nói về dãy Hồng Lĩnh, ngọn núi có 99 đỉnh gắn với truyền thuyết “ Phụng Hoàng khứ Hồng Lĩnh “ của vua Kinh Dương Vương.
Thế núi ngoạ hổ tàng long với cửu thập cửu lĩnh trùng điệp như vậy, xét trên tương quan bố cục long mạch so với vị trí địa lý, thì có thể khoanh vùng nơi viên điểm chính là gần Hồng Lĩnh sơn hơn Đại Tuệ và Thiên Nhận.
Nó nằm ở phía đông bắc của dãy Hồng Lĩnh.
Trên long đồ này, bên cạnh những đường mực tàu liền nét, còn có những đường đứt quãng, biểu thị cho giang, hà.
Bởi thuỷ hình chính là yếu tố hậu trọng chỉ sau thế núi.
Có san ắt có giang.
Ở chân núi Hồng Lĩnh là một phần Thanh Long giang, chính là sông Lam bây giờ, cũng thuộc địa phận hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Vừa khéo nơi xuất hiện viên điểm lại cũng rất gần Thanh Long giang này.
Cụ thể hơn, nó nằm ở cửa sông đổ ra biển.
Chỉ là do cách phác hoạ long mạch trên tấm địa đồ này vốn rất đơn sơ, không giống như mấy bản đồ cắt lớp 3D tinh xảo trên vệ tinh chuyên dụng, nên Yến Thanh chưa thể xác định chính xác được viên điểm là nằm bên mạn nào của con sông.
Bởi chiếu từ phương vị long mạch ra thực tế, thì con sông Thanh Long này chia cắt hai phần tây, đông bắc trung bộ.
Cũng chính là gianh giới giữa hai huyện Hưng Nguyên, Nghệ An và Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Nếu không thể chỉ ra chính xác viên điểm nằm ở đâu, một sự nhầm lẫn cũng sẽ tiêu tốn của bọn họ không ít sức lực, thời gian và tiền bạc, một khi bọn họ định nhầm địa điểm giữa hai huyện khác tỉnh này.
Yến Thanh nhớ tới lời kể của Lê Vi ban nãy, cô ta nói sau khi đi xuống chân đồi thì nghe mơ hồ vọng tới tiếng sóng.
Đó là khả năng thi thính do âm lực mạnh mẽ mang lại.
Nếu nơi Huyền Trúc ở gần biển như vậy, khả năng viên điểm toạ chính là nằm ở mạn hữu Thanh Long giang, nghĩa là thuộc địa phận huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Bởi huyện này có phía đông, đông bắc giáp với Đông hải, có nhiều cửa biển lớn, một trong số đó là cửa hội nằm ở phía bắc, chính là nơi Thanh Long giang đổ ra Đông hải.
Yến Thanh liền nhớ tới danh ngôn nổi tiếng của Nghi Xuân tỉnh nọ, “ Nghi Xuân bát cảnh “.
Trong lòng không khỏi trầm trồ.
- Phen này đi đánh quỷ còn có thể tiện đường thưởng ngoạn cảnh đẹp.
Chà, chà, nếu thế quả thực cũng không uổng phí!.
Hắn gật gù, tấm tắc.
Chợt từ trong tấm da phát ra tiếng nói nhẹ nhàng.
- Tiêu huynh, anh đã tìm ra kì thực nơi Huyền Trúc cư ẩn là ở đâu chưa?.
- Tương đối rồi, chỉ là sắp tới tôi e rằng chúng ta sẽ vãng xa một chuyến.
- Vậy, rốt cuộc là ở đâu?.
Ảo ảnh mờ nhạt của Lê Vi xuất hiện trên mặt tấm long địa đồ, cô hỏi Yến Thanh.
- Tôi đã có thể xuất ra chưa?.
- Ừm, chờ tôi đánh dấu, cô sau đó xuất ra.
Đoạn, hắn cắn ngón tay cái rỉ ra một chút máu chấm lên nơi viên điểm sáng lên trên mặt tấm da.
Sau đó bảo Lê Vi xuất ra.
- Sau anh lại dùng máu mình đánh dấu vậy?.
- À!.
Tại không sẵn bút lông nên tôi tiện tay thôi, ha ha.
Hắn phủi tay giải thích sơ sài.
Lê Vi chăm chú nhìn nét mặt hắn, thực chẳng giống một lời giải thích nghiêm túc chút nào.
Nhìn thấy biểu lộ dò xét của cô, hắn đằng hắng.
- Cũng muộn rồi, đêm nay tôi cần phân tích kỹ hơn để có thể tìm ra vị trí chính xác, có gì mai sẽ báo cô sau.
- Vậy là anh chưa tìm ra?.
Tôi thấy chỉ dựa vào mấy hình vẽ đen trắng đơn sơ như vậy mà tìm vị trí một người, e rằng anh sẽ phải dày công.
Yến Thanh trừng mắt nhìn Lê Vi, nha đầu này rốt cuộc là vẫn chưa chịu tin vào phương pháp này của hắn.
Có lẽ tại hắn chưa thể đưa ra câu trả lời.
Bất quá phất phất tay mà nói.
- Ây da, đơn sơ nên cách thức xử lý cũng hơi “ cồng kềnh “ một chút, nhưng không thành vấn đề!.
Ai bảo nữ nhân họ Lâm kia đến một chút lai lịch cũng không có, cô vốn cũng đâu có có, phải không?.
Vậy bảo tôi làm sao truy ra tung tích của cô ta khi trong tay không có gì?.
Tôi đâu phải công an.
Hay cô làm cách nào có được tấm thân phận chứng của cô ta đi, mà có rồi thì sao?.
Chúng ta bay về quê của cô ta để làm cái thá gì ở đó?.
Haizz.
Rất phức tạp, mà căn bảm cũng không có cơ sở, cô hiểu không?.
Lê Vi nghe hắn khổ sở giải bày, kì thực không phải không có lý, cô vốn cũng chẳng có chút thông tin cá nhân nào về Lâm Huyền Trúc, xuất thân, quê quán, mọi thứ đều mù mờ, kể cả có chứng minh thư của cô ta, thì quả thực cũng không hữu ích đối với bọn họ là mấy.
Yến Thanh hắn ta là pháp sư, không phải thám tử.
Cô biết mình đã xuẩn ngôn, bèn cười gượng an ủi hắn.
- Tôi xin lỗi.
Cũng vì hơi nóng vội mà ra.
Anh thong thả nghiên cứu, tôi xin cáo lui.
- Được rồi.
Yến Thanh khẽ gật đầu, giọng đã trầm lại, thoáng có chút mệt mỏi.
Hắn nhìn bóng ảnh Lê Vi biến mất khỏi căn phòng, rồi cứ thế khoanh tay tựa bên mép bàn tiêu diêu suy nghĩ.
Lát sau hắn thở hắt ra một cái, day day sống mũi rồi quay lại, tiếp tục chúi mũi vào tấm da nằm im trên bàn, lúc này đã không còn toả ra ánh sáng nữa.
Nhưng trên mặt tấm long địa đồ vẫn in lại vết chấm đỏ bằng huyết của hắn điểm lên bé tí.
Một đêm thanh tịnh tại Liên Hoa Tự êm đềm trôi qua, Lê Vi hoá thành hoa hồ điệp đậu ở Liên Hoa Đàm, tiện thể ủ sương đêm trên mặt hồ.
Sáng hôm sau cô quay trở lại tìm Yến Thanh.
Đến nơi đã thấy hắn nằm ngủ gục trên bàn, dưới tay là tấm long địa mạch đồ.
Xem ra hắn cả đêm qua đã dày công nghiên cứu tấm bản đồ này đến quên ngủ.
Lê Vi không nói gì, lại rùng mình biến đi.
Để chút thời gian cho hắn được ngủ trọn một giấc.
Đến chiều tà Lê Vi mới quay lại, Yến Thanh vừa lúc đi đâu về.
Thấy cô, hắn nhoẻn miệng cười, đôi mắt còn thâm quầng như gấu trúc.
Tuy nhiên không làm ảnh hưởng đến sự tinh anh của nó.
- Anh đi đâu thế?.
- Tôi vừa từ Phật điện đàm đạo cùng sư bá, ban nãy có nhắc tới cô đó.
À, tất nhiên cũng đem cho cô một kết quả...
Hắn vừa nói vừa trực tiếp bước vào phòng, trên bàn còn tấm long địa mạch đồ, liền giở ra.
Lê Vi tới bên, hắn trỏ tay vào chấm đỏ đã đánh dấu.
- Chỗ Huyền Trúc cư trú chính là nằm ở phía tây bắc địa phận xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Rất gần cửa Hội.
Lê Vi tròn mắt kinh ngạc.
- Sao anh tìm ra?.
- Tất nhiên là bằng phương pháp cô cho là “ cổ lỗ sĩ “ kia rồi.
Yến Thanh nghênh nghênh đầu giễu cợt.
Rồi hắn nghiêm chỉnh lại, trỏ tay lí giải cho cô hiểu.
- Này nhé, như hôm qua tôi phân tích bước đầu thì vị trí viên điểm toạ có khả năng sẽ thuộc một trong hai huyện Hưng Nguyên của Nghệ An và Nghi Xuân của Hà Tĩnh.
Do nó nằm gần sát Thanh Long giang, mà con sông này đều có đoạn chảy qua cả hai huyện lị, trên long đồ không có phân rõ mạn tả hữu của nó cũng như địa hình chi tiết, thế nên tôi buộc phải dùng tới các phép tính nội môn cơ sở cùng với phương pháp phong thuỷ, địa lý để xác định chính xác nhất vị trí thực tế của viên điểm dựa trên hệ quy chiếu của long đồ địa mạch.
Vừa may rất trùng khớp với lời mô tả của cô.
Cô nói rằng bên cạnh rừng thông có vách vực, tiếp đến là biển.
Vậy thì nơi Lâm Huyền Trúc ẩn hẳn nằm ở phía hữu mạn Thanh Long nghĩa là thuộc xã Xuân Hội, hay phía tây bắc huyện Nghi Xuân.
Do bởi, đa phần địa hình ven biển của những huyện này đều là cồn cát trải dài theo bờ biển ở phía đông, cho nên không có hệ sinh thái rừng.
Chỉ có mạn phía tây huyện Nghi Xuân, ở mạn Thanh Long đổ ra biển gọi là cửa Hội xưa thì mới có rừng thông xen lẫn như vậy.
Đại tựu lại, tôi có thể khẳng định rằng, nơi Lâm Huyền Trúc đang ở chỉ có thể nằm ở đây.
Tiêu Yến Thanh trình bày xong, ngả người ra thành ghế khoanh tay kết luận.
Lê Vi nghe không xót từ nào, thế nhưng tin thì chưa hẳn hoàn toàn.
Bảo cô suy ra từ tấm da chỉ có mấy nét liền và nét đứt này để hình dung nên tấm bản đồ sống động thời nay e là quá sức tưởng tượng, ai bảo ngày xưa cô vốn học yếu địa lý.
Đến các tên huyện, tỉnh còn chẳng nhớ đầy đủ thì làm sao có thể tinh tường về sông, núi, trên rừng dưới bể.
Vậy mà một tay thiếu đạo sĩ, chỉ chú tâm luyện thuật như hắn lại cư nhiên rành mạch địa lý Nam quốc như vậy, thật không thể tin nổi.
- Cô nhìn tôi ghê vậy?.
Hẳn là vẫn không tin lời tôi nói có đúng không?.
Yến Thanh thấy thái độ khó hiểu của Lê Vi, hắn bật cười, xem chừng cũng thấu hiểu thể loại tình huống này, hắn thong thả nói.
- Là người khác chắc hẳn cũng giống thế thôi.
Tôi đã quá quen rồi.
Thông thường thì sẽ chẳng ai tin...cho đến khi tôi ra tay.
Cô cũng vậy.
Hắn hất hàm về phía Lê Vi.
Làm cho cô càng nhíu chặt chân mày, cuối cùng cũng tự mình làm cho nó giãn ra rồi cười cười nói.
- Mặc dù tôi thừa nhận còn hồ nghi về đoán định này của anh, thế nhưng tôi lại chọn cách tin tưởng anh.
Bởi lẽ, những người ngoại đạo như chúng tôi vốn chẳng hiểu gì về mấy thứ bọn anh làm.
Thế nên, cũng không cần tốn công giải thích.
Chúng ta tự mình khảo nghiệm một chuyến, xem như đi thị tính một phen.
Dẫu là không có tìm thấy, tôi vẫn tin là anh không chỉ có một cách.
Lê Vi nhún vai cười nhẹ.
Ở phía đối diện, mặt Yến Thanh đã đen lại phân nửa.
Cô gái này thế mà đến chết vẫn hồ nghi về khả năng của hắn.
Còn nói “ không chỉ có một cách “.
Trong khi cái cách công phu, “ cồng kềnh “ nhưng đảm bảo chính xác tới 96,69% thì hắn đã đem ra xài rồi.
Tuy hơi mệt não một chút nhưng lại là cách sử dụng ít pháp lực nhất.
Sắp tới không biết sẽ phải đối mặt với loại đối phương như thế nào, nếu hắn không giữ sức, lúc giao đấu pháp lực không đủ, e là nguy hiểm khôn cùng.
Yến Thanh nuốt nước bọt, quyết định không đôi co vấn đề chuyên môn với kẻ ngoại đạo, hắn nói sang chuyện khác.
- Coi như cô đồng ý du ngoạn Hà Tĩnh với tôi một chuyến.
Ở đó có câu nói rất nổi tiếng “ Nghi Xuân bát cảnh “, không biết cô đã nghe qua chưa?.
Lê Vi lắc đầu, quả thực cô mù tịt không chỉ về địa lý mà còn về văn hoá vùng miền nữa.
Khi còn sống, nếu là du lịch, cô tuyệt nhiên chỉ chọn bay ra ngoại quốc thăm thú cho bằng bạn bằng bè, chưa hề nghĩ tới trong nước cũng có những nơi đáng để đi không kém như vậy.
Quả là tầm nhìn hạn hẹp, đành trật tự nghe Yến Thanh ba hoa tiếp.
- Để mị nói cho mà nghe, Nghi Xuân, Hà Tĩnh vốn cư ngụ trên một thế đất đẹp.
Phía bắc có Thanh Long giang chảy qua, phía nam và tây nam là dãy Hồng Lĩnh nhất bách lĩnh thiếu một ( ý hắn là 99 đỉnh ).
Phía đông là Đông hải với Mắt đảo và Ngư đảo.
Nơi đây được mệnh danh là “ bát cảnh hữu tình “ bao gồm, Hồng Sơn liệt chướng, Đan Nhai quy phàm, Song ngư hý thuỷ, Cô độc lâm ly, Giang Đình cổ độ, Quần Mộc bình sa, Uyên Trừng danh tự, Hoa Phẩm thắng triền.
Lần này, chúng ta sẽ tới thưởng ngoạn Song ngư hý thuỷ một chuyến.
Cũng tiện đường công tác mà.
Hắn vuốt vuốt cằm, đánh mắt nhìn xuống tấm long mạch địa đồ.
Lê Vi bèn hỏi.
- Thế vậy, hẳn là cái “ Song ngư hý thuỷ “ kia có liên quan tới nơi Huyền Trúc đang ở?.
- Không phải cô ta ở đó mà là khá gần thôi.
Chỉ là một cảnh đẹp nổi tiếng nên tôi mới nói với cô, cứ xem là bổ túc chút kiến thức văn hoá - địa lý giúp cô đi.
Hihi.
Tiêu Yến Thanh đùa cợt, Lê Vi chỉ biết cười gượng, hỏi nốt cho đầy đủ.
- Vậy rốt cuộc, nó là chỉ địa danh nào?.
Yến Thanh rung rung đùi thuyết giảng.
- “ Hy kỳ Tam Toạ thanh u cảnh
Đoạn tịch Song ngư thuỷ hý điêu.
“
Đây là thi ngôn của Lê Thánh Tông hoàng đế dành cho Song ngư đảo mỗi khi ngài vi hành xuống phương Nam.
Song ngư hý thuỷ là chỉ đảo Song ngư hay hòn Ngư, một trong những điểm tham quan hấp dẫn của khu du lịch Cửa Lò.
Nếu cô đến đó, đứng ở vị trí này, tức là cửa biển Đan Nhai thuộc xã Xuân Hội, nhìn ngược lên phương bắc, sẽ hiểu Song ngư hý thuỷ là như thế nào.
Tuy nhiên Song ngư đảo ngày nay lại thuộc địa giới hành chính của Nghệ An, thế nên người đời nay ít ai biết hòn đảo nhỏ bé này từng là một trong những bát cảnh nổi danh thuộc đất học Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Cũng do ngày xưa có thời kì hai tỉnh này vốn sáp nhập lại với nhau.
- Ồ, thì ra là vậy.
Lê Vi gật gù nhìn theo vị trí ngón tay Yến Thanh đang đặt trên tấm da, đáy mắt không khỏi toát lên sự ngưỡng mộ.
Hai kẻ bọn họ bàn bạc với nhau một phen, trời ngoài kia đã tà tà, Lê Vi ngẩng lên, ánh mắt nhìn ra khoảng không sắp tối chợt ngưng lại.
Cô suy nghĩ gì đó rồi bất chợt quay lại nói với Yến Thanh.
- Chúng ta quyết định như vậy.
Nhưng trước mắt, tôi còn nơi này phải đi một chuyến...
- Cô định đi đâu?.
Lê Vi hơi cúi mặt, mím môi, trầm mặc giây lát, xong rồi cũng quyết định trả lời hắn.
- Tôi tới tìm Hiểu Vương.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...