Cả ngày hôm nay, qua giờ cơm chiều, Mạn Như mới đến gác mái của tôi.
“Em tan học muộn à?” Tôi ngắm thế giới bên ngoài từ khung cửa sổ. Một thế giới đen tối mờ mịt như thế tục sương mù giăng lối.
Chỉ có mỗi căn phòng này được chiếu sáng rực rỡ, nom có vẻ vô cùng lạc lõng.
“Em đi giúp cha Thương.” Mạn Như nói.
“Cha Thương?”.
Tôi nhớ ông ấy, là nhà truyền giáo người Anh đến Dư Điêu giảng đạo hơn 10 năm rồi.
Ông cũng là khách quen nhà tôi, khi ông mới đến đã suýt bị quân Nhật đuổi đi.
May sao bà và dì tôi đều theo Cơ Đốc giáo nên đám linh mục và nhà thờ của ông mới được giữ lại.
“Ông ấy khỏe không em?” Tôi hỏi Mạn Như, vì kia là vị linh mục trông nom tôi từ bé tới giờ.
“Cha biết chị về, muốn tâm sự với chị.” Mạn Như trả lời tôi.
Tôi gật đầu.
Có lẽ, tôi nên ra ngoài một chút, nhìn xem ba năm tôi rời khỏi đây quê nhà thay đổi như thế nào.
Dẫu tôi hay sẽ chẳng thay đổi gì hết, miễn sao vẫn còn cha tôi là được.
“Mạn Như, mai chúng ta thăm cha xứ nhé.”
Chiếc xe kéo đưa tôi cùng Mạn Như băng qua cây cầu, con ngõ nhỏ.
Vẫn là bức tường trắng năm đó, năm rộng tháng dài, phía dưới đã mọc dày rêu xanh, có dấu mùa mưa như vẩy mực xanh, đi thêm một chút nữa, cây cầu vẫn là cây cầu cũ, trụ cầu cao chót vót vang tiếng kẽo kẹt.
Dăm ba cây cỏ dại, hoa lạ mọc um tùm, từ thuyền trông vô cùng sinh động.
Xe đưa chúng tôi đến Diêu Giang Bắc.
Nếu Diêu Giang Nam là khu giàu sang phú quý, thì Diêu Giang Bắc là một nơi rất bình dân.
Chen chúc trong đám người ồn ào, khiến tôi an tâm một cách lạ kỳ, tim đập dồn dập.
Mạn Như thấy tâm trạng tôi tốt hơn nhiều, cô bé cũng vui vẻ hẳn đi, chỉ đông trỏ tây phong cảnh bốn bề.
Chúng tôi dừng chân ở Cầu Tống Giang nhộn nhịp nhất.
Đây là khu chợ tự phát.
Trái cây rau củ tươi rói, thịt sông cá sống đặc biệt tươi mới, độc nhất vô nhị, tôi bỗng nhận ra hình như tôi rời xa chốn xa người đã lâu.
Dường như sau mấy trăm năm, linh hồn đôth nhiên sống lại, chính là khu chợ tập nập người mua người bán này.
“Cô cả, cô ba…” có người nhận ra bọn tôi, cúi đầu khiêm tốn.
Ngay lập tức một đám trẻ thơ xông tới, ăn maqcj rách nát, vươn đôi tay bẩn thỉu lôi kéo quần áo chúng tôi.
“Cô cả, cô cả, cô ba ơi… cho em ít tiền…” Âm thanh van nài hỗn loạn.
Tôi lùi bước, nhằm tránh khỏi những bàn tay đen xì, nhìn Mạn Như phát từng đồng tiền được chuản bị từ trước cho đám con nít đó.
Chưa bao giờ thay đổi, dù ba năm hay mười năm, khi quay lại mớ người Nhật đó vẫn đứng ở bức tường cao kia, hả hê nhìn ngắm chúng tôi.
“Mấy cái đứa kia, đừng chạm vào cô cả Ngu gia, cút ra!” Bên tai có âm thanh chuông reo kỳ lạ, tôi khẽ cười.
Quả nhiên, là khuôn măt nhân hậu, hiền từ của cha Thương.
“Cha.” Tôi cười, bị Tây Dương ôm lấy.
“Mau vào đi, mau vào đi!” Linh mục hất văng tay bọn trỏ, cố ý trừng mắt với chúng nó, chọc đám trẻ vừa cười vừa bỏ chạy.
Lúc này, ông mới nắm tay Mạn Như vào nhà thờ phía sau.
Giáo đường nhỏ, nhỏ tới nỗi chỉ có mỗi 3 hàng ghế dựa, cửa sổ be bé gắn cây thánh giá phủ bụi.
Vết rỗ trên tường mãi chưa sửa, đó là dấu vết quân Nhật để lại khi tấn công thành phố.
Hết thảy mọi thứ tại đây tôi đều thân thuộc, mỗi lần dì đi cầu nguyện, tôi sẽ đến đây chơi.
“Cha tìm con có chuyện gì sao?” Không có tôi tớ, Mạn Như bận châm trà rót nước, tôi nói chuyện với cha xứ.
“Cha muốn con làm cô giáo” Tròng mắt màu xanh lam của cha xứ chứa đầy sự thành khẩn.
“Cô giáo?” Tôi khó hiểu.
Trấn trên có trường, chỉ càn cha tôi quyên tiền cũng tìm được giái viên mà.
Sao cha muốn tôi làm ngay lúc này?
Cha xứ gật gù, dùng ngữ điệu quỷ quái giải thích.
“Đám trẻ ở đây phải học tiếng Nhật, ta sợ chúng nó quên mất tiếng mẹ đẻ.
Ta nghĩ rằng không một ai có thể làm được công việc này ngoài cô cả.
Cô cả rảnh hãy dạy nhóm trẻ đó, là nhóm con nít ngoài cửa.”
Tôi chợt ngộ ra rồi gật đầu, dõi theo bóng lưng bận rộn của Mạn Như.
Cha xứ nhìn theo tầm mắt tôi, cười:
“Cô ba cũng bắt đàu giúp cha.”
Hóa ra Mạn Như mong tôi giúp đỡ.
Đại khái em ấy sợ tôi từ chối, mới nhờ cha xứ khuyên dặn.
Tôi bật cười, cố tình đề cao giọng để Mạn Như nghe:
“Cha, con đồng ý.”
Cha xứ kịch động đỏ mặt vì phấn khích mà thét lên “Lạy Chúa.” Và ôm lây tôi, tâm trạng tôi bỗng tan chảy, ẩn chứa sự trông đợi và phấn khích..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...