6. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
-Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
-Thể loại: ngôn tình, truyện teen, Việt Nam
-Mô tả: hoàn, 81 chương
-Văn án:
Ta bắt gặp trong Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh một thế giới đấy bất ngờ và thi vị non trẻ với những suy ngẫm giản dị thôi nhưng gần gũi đến lạ. Câu chuyện của Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh có chút này chút kia, để ai soi vào cũng thấy mình trong đó, kiểu như lá thư tình đầu đời của cu Thiều chẳng hạn... ngây ngô và khờ khạo.
Nhưng Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh hình như không còn trong trẻo, thuần khiết trọn vẹn của một thế giới tuổi thơ nữa. Cuốn sách nhỏ nhắn vẫn hồn hậu, dí dỏm, ngọt ngào nhưng lại phảng phất nỗi buồn, về một người cha bệnh tật trốn nhà vì không muốn làm khổ vợ con, về một người cha khác giả làm vua bởi đứa con tâm thầm của ông luôn nghĩ mình là công chúa,... Những bài học về luân lý, về tình người trở đi trở lại trong day dứt và tiếc nuối.
Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh lắng đọng nhẹ nhàng trong tâm tưởng để rồi ai đã lỡ đọc rồi mà muốn quên đi thì thật khó. ©
“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” truyện dài mới nhất của nhà văn vừa nhận giải văn chương ASEAN Nguyễn Nhật Ánh - đã được Nhà xuất bản Trẻ mua tác quyền và giới thiệu đến độc giả cả nước.
Cuốn sách viết về tuổi thơ nghèo khó ở một làng quê, bên cạnh đề tài tình yêu quen thuộc, lần đầu tiên Nguyễn Nhật Ánh đưa vào tác phẩm của mình những nhân vật phản diện và đặt ra vấn đề đạo đức như sự vô tâm, cái ác. 81 chương ngắn là 81 câu chuyện nhỏ của những đứa trẻ xảy ra ở một ngôi làng: chuyện về con cóc Cậu trời, chuyện ma, chuyện công chúa và hoàng tử, bên cạnh chuyện đói ăn, cháy nhà, lụt lội,... “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” hứa hẹn đem đến những điều thú vị với cả bạn đọc nhỏ tuổi và người lớn bằng giọng văn trong sáng, hồn nhiên, giản dị của trẻ con cùng nhiều tình tiết thú vị, bất ngờ và cảm động trong suốt hơn 300 trang sách. Cuốn sách, vì thế có sức ám ảnh, thu hút, hấp dẫn không thể bỏ qua.
7. Bến không chồng
-Tác giả: Dương Hướng
-Thể loại: Việt Nam
-Mô tả: hoàn
-Văn án:
Tiểu thuyết Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng được trao giải thưởng của Hội nhà văn năm 1991. Tiểu thuyết đặt câu chuyện của mình trong bối cảnh làng Đông – một làng quê được đặc tả với những nét văn hóa điển hình Bắc Bộ. Không gian bao phủ trong lũy tre, mái đình, cây đa, bến nước. Thời gian bao phủ trong những ngày miền Bắc hối hả vừa lo xây dựng nông thôn vừa chi viện cho chiến trường miền Nam.
Bị thương nặng sau một cuộc chiến, Nguyễn Vạn trở về làng Đông với tất cả thương yêu, nhung nhớ. Vai khoác ba-lô, ngực áo đính đầy huân chương, từ trên đê Nguyễn Vạn phanh ngực nhìn về làng Đông. Nguyễn Vạn đã nghĩ, sự bình yên nằm chính ở nơi đây, nơi anh đã sẵn sàng đổ máu để bảo vệ.
Với ý nghĩ ấy, Nguyễn Vạn đã xông xáo, nhiệt tình với tất cả những công việc của làng xã. Nhưng, đối diện với Nguyễn Vạn là những hủ tục lâu đời của dòng họ. Những hủ tục có thể “bóp nghẹt” cuộc đời một con người. Đối diện với Nguyễn Vạn là lề thói cũ mòn cả trăm năm ở làng quê. Đối diện với Nguyễn Vạn còn là dư luận, là điều tiếng, là nếp sống cũ kỹ…
Vì những hủ tục, những lề thói đã tồn tại cả trăm năm ấy, Nguyễn Vạn không dám sống thật với mình. Ý thức mãnh liệt nhất trong anh là… “giữ gìn hình ảnh”. Anh không thể vượt qua dư luận để… yêu, để được sống như một người bình thường với mưu cầu bình thường nhất về hạnh phúc. Nguyễn Vạn sống trong sự kìm nén bất hạnh. Anh không dám đến với chị Nhân – dù bản năng thôi thúc. Chị Nhân cũng không thể đến với Nguyễn Vạn, chị không thể đến với bất kỳ ai, lý do chỉ vì… chị là vợ Liệt sỹ. Chồng hy sinh khi chị Nhân còn quá trẻ. Chị ở vậy thờ chồng, nuôi con. Chỉ một lần nghĩ về Nguyễn Vạn, chị Nhân đã day dứt không thôi, chị sẽ sống ra sao nếu xóm làng biết chuyện?
Đã có thời như thế, những lề thói cổ hủ nghiệt ngã giết chết những mưu cầu hạnh phúc giản đơn nhất của con người.
Song song với cuộc đời của Nguyễn Vạn là tình yêu bất hạnh của Nghĩa và Hạnh. Cuộc chiến đã cướp đi những người đàn ông khỏe mạnh, cường tráng của làng quê. Chỉ để lại sau lũy tre những người đàn bà mòn mỏi vì chờ đợi. Chỉ để lại trên bến nước mỗi chiều những người phụ nữ, già có, trẻ có, ngồi bên nhau lặng thinh…
Cuộc chiến đã cướp Nghĩa ra khỏi tay Hạnh. Cuộc chiến để lại những cuộc tình duyên cay đắng cho những thiếu nữ xinh đẹp như Cúc, như Thắm… Một đứa con thụ thai vội vã. Một lễ cưới vá víu với người đàn ông bị tâm thần. Hay, một anh chàng thợ ảnh hèn hạ, sở khanh, bỗng trở nên đắt giá ở làng quê…
Những số phận ấy đã góp thêm sự thê lương, buồn thảm cho bức tranh ở Bến không chồng thời hậu chiến.
8. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
-Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
-Thể loại: Việt Nam
-Mô tả: hoàn
-Văn án:
Năm đó tôi tám tuổi . Sau này , tôi cũng nhiều lần thấy cuộc sống đáng chán khi thi trượt ở tuổi mười lăm , thất tình ở tuổi hăm bốn , thất nghiệp ở tuổi ba mươi ba và gặt hái mọi thành công ở tuổi bốn mươi . Nhưng tám tuổi có cái buồn chán của tuổi lên tám . Đó là cái ngày không hiểu sao tôi lại có ý nghĩ rằng cuộc sống không có gì để mà chờ đợi nữa . Rất nhiều năm về sau , tôi được biết các triết gia và các nhà thần học vẫn đang loay hoay đi tìm ý nghĩa của cuộc sống và tới Tết Ma Rốc họ cũng chưa chắc đã tìm ra.Nhưng năm tôi tám tuổi , tôi đã thấy cuộc sống chả có gì mới mẻ để khám phá . Vẫn ánh mặt trời đó chiếu rọi mỗi ngày . Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm . Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn , gió vẫn than thở giọng của gió . Chim vẫn hót giọng của chim . Dế ri ri giọng dế , gà quang quác giọng gà . Nói tóm lại , cuộc sống thật là cũ kỹ . Cuộc sống của tôi còn cũ kỹ hơn nữa . Mỗi đêm , ước khi đi ngủ , tôi đã biết tỏng ngày mai những sự kiện gì sẽ diễn ra trong cuộc đời tôi . Tôi kể ra nhé : Sáng , tôi phải cố hết sức để thức dậy trong khi tôi vẫn còn muốn ngủ tiếp . Tất nhiên là trước đó tôi vẫn giả vờ ngủ mê mặc cho mẹ tôi kêu khản cả giọng rồi lay lay người tôi , nhưng dĩ nhiên tôi vẫn trơ ra như khúc gỗ cho đến khi mẹ tôi cù vào lòng bàn chân tôi .
9. Mắt biếc
-Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
-Thể loại: Việt Nam
-Mô tả: hoàn
-Văn án:
"Mắt Biếc" là câu chuyện kể về cuộc đời của nhân vật Ngạn. Sinh ra và lớn lên ở một ngôi làn tên Đo Đo (cũng là nguyên quán của Nguyễn Nhật Ánh - tác giả), Ngạn thầm yêu từ nhỏ cô nàng cùng xóm có đôi mắt tuyệt đẹp - Hà Lan. Tuổi thơ ở nơi làng xóm bình yên giản dị thật là đẹp, nhưng rồi cũng đến lúc kết thúc khi cả hai đều phải lên thành phố tiếp tục việc học, và tấm bi kịch bắt đầu từ đây.
Lòng thương nhớ của Ngạn đối với Hà Lan vẫn luôn không thay đổi, nhưng cô gái ấy đã không thể chống lại sự cám dỗ của thị thành, cô đã ngã vào lòng một người con trai khác tên Dũng. Cô và Dũng có con, nhưng người đàn ông ấy đã ruồng bỏ cô, khiến cô phải gửi đứa trẻ về quê cho bà ngoại chăm sóc, cô đặt tên nó là Trà Long. Hà Lan vẫn biết Ngạn thầm thương mình bấy lâu, nhưng cô không chấp nhận vì cô biết, cô và Ngạn không cùng một lối sống. Thế nhưng tấm lòng của anh trai làng vẫn không hề thay đổi, anh dành hết tình thương cho con cô. Cô bé Trà Long ấy ngày một lớn và trở thành cô giáo, và tất nhiên, cô rất quý mến Ngạn.
Liệu, Trà Long có phải là những gì mà Ngạn tìm kiếm ở Hà Lan,người có bù đắp lại những thứ mà Ngạn đã bỏ dở trong cuộc đời anh ấy?...
10. Mày không đi anh vác mày đi
-Tác giả: Vân Jibi
-Thể loại: Việt Nam, tình cảm, hài hước
-Mô tả: hoàn, 80 chương + 3 ngoại truyện
-Văn án:
Một câu chuyện tình yêu của một cặp thanh mai trúc mã. Liệu rằng sau tất cả họ có thể đến được với nhau? Mời các bạn đón đọc và theo dõi truyện nhé.
P/s: 8.5/10
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...