Chư vị đồng học, xin chào mọi người!Mời xem tiếp đoạn kinh văn này, đây là trường hợp thứ tám: “Gia hưng đồ khang hi công, sơ vi hình bộ chủ sự, tức ngục trung, tế tuần chư tù tình trạng, đắc vô cô giả nhược can nhân, công bất tự dĩ vi công, mật sớ kỳ sự, dĩ bạch đường quan.
Hậu triều thẩm, đường quan trích kỳ ngữ, dĩ tấn chư tù, vô bất phục giả, thích oan ức thập dư nhân, nhất thời liễn hạ, hàm tụng thượng thư chi minh”.
Chúng ta xem đoạn này.“Gia Hưng” ở tỉnh Triết Giang, những trường hợp mà Liễu Phàm tiên sinh đưa ra, đại đa số đều là những câu chuyện tại khu vực Triết Giang.
Do đây có thể biết, nguyên tắc đưa ra ví dụ nhất định phải ở chỗ gần nhất.
Khi nghe mọi người đều biết, như vậy sức tin mới mạnh.
Còn về thời đại, càng gần càng tốt.
Đồ Khang Hi làm quan trong hình bộ.
“Chủ sự” là tên chức quan đương thời.
Một hôm ông ngủ trong giám ngục, cùng một nơi với các phạm nhân, đi nghe ngóng tình trạng của những phạm nhân này, vì vậy biết được trong số phạm nhân có không ít người bị oan, bị người hãm hại.
Đồ tiên sinh không phải muốn lập công, ông đem tình hình này bí mật viết vào giấy đưa lên cho đường quan, đường quan là cấp trên của ông, cũng chính là hình bộ thượng thư, hình bộ thượng thư tương đương với bộ trưởng hiện nay.“Hậu triều thẩm”, mấy ngày sau tra hỏi lại những phạm nhân này, đường quan trích lục mấy tình tiết của Đồ Khang Hi để tra hỏi những phạm nhân này, phạm nhân không ai không phục, nhờ vậy đã giải oan cho khoảng mười mấy người.
“Nhất thời”, đương thời chuyện này được truyền ra.
“Liễn hạ”, liễn là xe hoàng đế ngồi, liễn hạ nghĩa là nói thủ đô, kinh thành, nơi hoàng đế ở.
“Liễn hạ hàm tụng thượng thư chi minh”.
Mọi người không ai không khen ngợi đối với sự công chánh liêm minh của hình bộ thượng thư.Đồ tiên sinh lại nghĩ đến một vấn đề, bên dưới nói: “Công phục bẩm viết, liễn cốc chi hạ, thượng đa oan dân, tứ hải chi quảng, triệu dân chi chúng, khởi vô uổng giả.
Nghi ngũ niên, sai nhất giảm hình quan, hạch thật nhi bình phản chi”.
Đây là kiến nghị của ông, kiến nghị lên thượng thư.
Ông nói ở kinh thành này còn có nhiều người hàm oan đến thế, vậy ngoài kinh thành, trên toàn quốc dân chúng rất nhiều, sao có chuyện không hàm oan được? Chắc chắn rất nhiều người bị hàm oan.
“Nghi” là cần, cần phải phái một vị giảm hình quan năm năm điều tra lại những vụ án này, đây là việc tốt.“Thượng thư vi tấu”, trưởng quan của ông, hình bộ thượng thư chấp nhận ý kiến đó, đưa ý kiến này tấu lên hoàng đế.
“Duẫn kỳ nghị”, hoàng đế bằng lòng.
“Thời, công diệc sai giảm hình chi liệt”, Đồ Khang Hi Công cũng bị phái làm một trong các vị quan giảm hình, giải oan cho rất nhiều người bị oan khuất.
“Mộng nhất thần cáo chi viết, nhữ mệnh vô tử, kim giảm hình chi nghị, thâm hợp thiên tâm”.
Đây là cảm ứng, bản thân tu đức tích thiện, trên hợp ý trời, thượng đế thương yêu tất cả chúng sanh, gọi là “trời có đức hiếu sinh”.
Cách làm của ông, kiến nghị của ông, rất tương ưng với ý trời.Số mệnh ông không có con trai, hiện nay “thượng đế tư nhữ tam tử”, ông không cầu con trai, không cầu con trai, nhưng ông được cảm ứng này.
“Giai y tử yêu kim, thị tịch phu nhân hữu thần.
Hậu sanh Ứng Huân, Ứng Khôn, Ứng Tuấn, giai hiển quan”.
Đây là thiện nhân thiện quả.
Trong đoạn văn “y tử yêu kim”, là nói mặc quan phục màu tím, thắt đai lưng bằng vàng, đây là quan cao.
Chúng ta biết lễ phục ngày xưa, hoàng tộc mặc long bào màu vàng, chỉ giới hạn trong hoàng tộc.
Văn võ bá quan, trong quan văn “tử bào” là tước vị cao nhất.
Đại khái là thượng thư trở lên, bộ trưởng trở lên quan phục mới là màu tím, đây là một trường hợp.Tiếp theo là trường hợp thứ chín là Bao Bằng, người này thường bỏ tiền của tu sửa chùa chiền, cũng được cảm ứng.
“Gia Hưng Bao Bằng, tự Tín chi.
Kỳ phụ chi trì dương thái thủ, sanh thất tử, Bằng tối thiếu.
Chuế bình hồ viên thị, dữ ngô phụ vãng lai thâm hậu, bác học cao tài, lũy cử bất đệ, lưu tâm nhị thị chi học”.
Chúng ta xem đoạn này.
“Gia Hưng nhân Bao Bằng”, ở đây đến tự của ông là Tín Chi cũng viết ra.
Do đây có thể biết, Bao Bằng và Liễu Phàm tiên sinh khá thân.
Phụ thân của Bao Bằng làm Thái thú Trì Châu.
Thái thú cao hơn Tri huyện một bậc, cùng một cấp quan với Tri phủ.
Trì Châu là ở huyện Quý Trì tỉnh An Huy.
Ông sinh bảy người con trai, Bao Bằng nhỏ nhất.
Đại khái là ông nhiều con cái, cho nên đứa trẻ này ở rể trong nhà họ Viên tại Bình Hồ, làm người một nhà với Viên Liễu Phàm, ở rể trong nhà họ.“Dữ ngô phụ vãng lai thâm hậu”, phụ thân của Liễu Phàm tiên sinh và Bao Bằng thường tới lui, đây là mối quan hệ của bạn bè.
Người này “bác học cao tài”, nhưng “lũy cử bất đệ”, mỗi lần đi thi đều không đậu.
Do đó “lưu tâm nhị thị chi học”, “nhị thị” là Phật giáo và Đạo giáo, ông đi học Phật, học Đạo.“Nhất nhật đông du mão hồ, ngẫu chí nhất thôn tự trung, kiến Quan Âm tượng, lâm li lộ lập, tức giải thác trung đắc thập kim, thọ chủ tăng, linh tu ốc vũ.
Tăng cáo dĩ công đại ngân thiểu, bất năng tuấn sự, phục thủ tùng bố tứ thất, kiểm khiếp trung y, thất kiện dữ chi, nội trữ triệp, hệ tân trí, kỳ bộc thỉnh kỷ chi.
Bằng biết, đản đắc thánh tượng vô dạng, ngô tuy lỏa trình hà thương”.
Chúng ta xem đoạn này.
Một hôm, ông đi du ngoạn bên ngoài, du ngoạn ở Mão Hồ, đột nhiên trong ngôi chùa của một thôn trang, thấy tượng Bồ Tát Quán Âm.
Lúc đó trời mưa, phòng ốc trong chùa bị mưa dột, tượng Bồ Tát Quan Âm bị mưa ướt.
Ông thấy vậy rất đau lòng, liền “giải thác trung”, thác là ví tiền.
Mở ví tiền ra xem, trong đó còn mười lạng bạc, “thập kim” chính là mười lạng bạc.
Lấy ra hết, giao cho người xuất gia trong chùa, nhờ thầy tu sửa lại phòng ốc, đừng để Bồ Tát bị mưa ướt.
Vị xuất gia này nói với ông, công trình tu sửa nóc nhà này rất lớn, mười lạng bạc quá ít, sợ không thể làm được.
Ông dẫn theo người tùy tùng, đi du ngoạn thường mang theo vài thứ tùy thân như áo quần.
Trong này có bốn bộ Tùng Bố.
Mở rương ra xem còn có bảy bộ áo quần, đây đều là áo quần mới chưa mặc.
Còn có thêm vài thứ quý trọng, “trữ triệp” là sợi đay, áo quần chế bằng sợi đay.
“Trữ” là cáp y.
Có đơn y, có cáp y đều là đồ mới.
Người tùy tùng của ông nói, thôi vậy! Cần gì phải quyên nhiều như thế! Bao Bằng nói chỉ cần thánh tượng không sao, có thể sửa được nóc nhà này, tượng Bồ Tát Quán Âm không bị dầm mưa, cho dù tôi không có áo quần mặc cũng không sao.
Đây là một tấm chân thành!“Tăng thùy lệ viết, xả ngân cập y bố, do phi nan sự.
Chỉ thử nhất điểm tâm, như hà dị đắc”.
Người xuất gia nghe ông ta nói, cảm động vô cùng! Ông nói bố thí tiền bạc và những bộ áo quần này, đây không phải việc khó, nhưng tấm chân tâm này thật hiếm có.
“Hậu công hoàn, lạp lão phụ đồng du, túc tự trung.
Công mộng già lam lai tạ viết, nhữ tử đương hưởng thế lộc hỉ.
Hậu tử Biện, tôn Sanh Phương giai đăng đệ, tác hiển quan”.
Đợi đến khi chùa sửa xong, Bao Bằng kéo theo phụ thân ông đi xem, buổi tối cũng ở trong chùa này.
Tối đến Bao Bằng mộng thấy thần già lam, già lam là thần hộ pháp, thần hộ pháp đến cám ơn ông.
Họ nói, con cái người được hưởng lộc ở đời, được phước báo.
Quả nhiên về sau con trai ông là Biện và cháu là Sanh Phương, đều đăng đệ.
Đăng đệ là nói thi đậu học vị tiến sĩ, làm quan lớn, đây là quả báo con cháu quý hiển.
Đây là công đức tu sửa đạo tràng tự viện và tạo tượng Phật rất lớn.Trong Đại Tạng Kinh, có một bộ kinh gọi là Kinh Công Đức Tạo Tượng.
Bây giờ chúng ta thấy rất nhiều nơi tạo tượng Phật lớn, hiện nay Trung quốc đã hưng khởi, nước ngoài cũng có.
Ở thành phố của Malaysia, năm ngoái Chùa Cực Lạc tạo một tượng đứng Bồ Tát Quán Thế Âm, cao hơn 30 mét.
Chúng ta muốn hỏi rốt cuộc tạo tượng có công đức gì? Thấy trường hợp của Bao Bằng là biết, tạo tượng đích thực công đức rất lớn, nhưng công đức cần phải đầy đủ điều kiện.
Nếu chỉ tạo hình tượng Phật Bồ Tát, không hoằng pháp lợi sanh, thông thường người ta nhìn thấy tượng Phật dễ sinh mê tín.
Như vậy tạc bức tượng này chẳng những không có lợi ích, trái lại khiến rất nhiều chúng sanh tạo nghiệp, như vậy là sai.
Cho nên hoằng pháp lợi sanh rất quan trọng!Một đạo tràng nhất định phải giảng kinh, nhất định phải tu hành.
Cái gọi là Giải môn và Hành môn, “hành giải tương ưng” mới quan trọng.
Trong Giải môn có rất nhiều tông phái, đạo tràng thuộc tông phái nào, nhất định phải y theo kinh điển tông phái đó để tu hành.
Những kinh điển này phải đọc tụng, phải nghiên cứu, phải giảng giải thấu triệt thực hành trong cuộc sống của mình, như vậy mới đầy đủ công đức.Tượng Phật, ở trước từng nói với chư vị, nó có nghĩa biểu pháp.
Nhà Phật dùng phương thức này để thường nhắc nhở chúng ta.
Đa phần quần chúng thấy tượng Bồ Tát Quán Âm, là biết mình phải phát tâm từ bi, phải từ bi giống như Bồ Tát Quán Thế Âm, giúp tất cả chúng sanh khổ nạn trong thế gian, thì công đức của pho tượng này rất lớn.
Nếu không hiểu đạo lý này, xem tượng Phật giống như thần minh, đến đó đốt hương lễ lạy, cầu phước, cầu tuệ, cầu con cái, cầu thăng quan phát tài, như vậy gọi là mê tín, sai lầm hoàn toàn.Tôi nói đến đây, chư vị chắc có thể lãnh hội được, trong xã hội hiện nay của chúng ta, nên học Phật như thế nào, như thế nào mới đạt được lợi ích chân thật của Phật pháp? Trong Hành môn cũng rất nhiều điều khác nhau, như Thiên Thai họ tu chỉ quán.
Trong Thiền Tông họ tham thoại đầu, hoặc dùng quán tâm.
Trong Mật tông dùng phương pháp trì chú.
Trong Tịnh độ tông dùng phương pháp trì danh niệm Phật.
Chọn một phương pháp nhất định, công phu không được gián đoạn, đều đạt được tâm thanh tịnh, đều có thể thành tựu giới định tuệ.
Đây là công đức lợi ích thật sự của đạo tràng.Xem tiếp trường hợp thứ mười: “Gia thiện chi lập chi phụ”, đây cũng là người Gia Thiện Triết Giang, ông ta họ Chi, tên là Lập.
Phụ thân ông “vi hình phòng lại”, quản lý án kiện hình sự trong nha môn.
“Hữu tù vô cô hãm trọng bích”, ông biết có một phạm nhân bị oan khuất, bị phán trọng hình, có thể là tử hình.
“Ý ai chi”, trong lòng ông biết rõ, rất đồng tình với phạm nhân.
“Dục cầu kỳ sanh”, ông giúp phạm nhân thoát tội.
Người phạm nhân này biết được tấm lòng của phụ thân Chi Lập, đã biện hộ thay họ.“Tù ngữ kỳ thê viết, Chi công gia ý, quý vô dĩ báo, minh nhật diên chi hạ hương, nhữ dĩ thân sự chi, bỉ hoặc khẳng dụng ý, tắc ngã khả sanh dã”.
Phạm nhân thương lượng với vợ mình, ông nói Chi công có ý giúp tôi thoát khỏi tội hình.
Ông nói, tôi rất hổ thẹn, không biết lấy gì báo đáp, đây là ân cứu mạng.
Ông nói ngày mai nàng có thể mời ông ấy về quê, họ là người nông thôn.
Mà còn bàn với vợ, muốn vợ mình “dĩ thân sự chi”.
Ông nói, hoặc là Chi công càng dụng tâm, như vậy tôi mới có thể thoát tội.
“Kỳ thê khấp nhi thính mệnh”, người vợ này cũng vô cùng hiền lương, làm theo lời chồng.
“Cập chí, thê tự xuất khuyên tửu, cụ cáo dĩ phu ý.
Chi bất thính, tốt vi tận lực bình phản chi”.
Vợ của phạm nhân này tự ra mời rượu, nói rõ ý của chồng mình với Chi công, Chi công nghe vậy không đồng ý.
Tuy không đồng ý, nhưng vẫn toàn tâm toàn lực lật lại vụ án này.
“Tù xuất ngục, phu thê đăng môn khấu tạ viết, công như thử hậu đức, vãn thế sở hi”.
Đây là một việc rất khó khăn, ông có thể làm được đại công vô tư, dùng tâm chân thành để lật lại vụ án oan.
Khi vợ chồng người phạm nhân này đến lạy tạ, họ nói hiện tại ngài không có con trai, đã lớn tuổi những vấn chưa có con.
“Kim vô tử, ngô hữu nhược nữ, tống vi ki trửu thiếp, thử tắc lễ chi khả thông giả”.
Ông nói tôi có một cô con gái, nó cũng đã lớn, tôi muốn đưa đến cho ông làm thiếp, hy vọng tương lai sanh cho ông vài người con.
Điều này về lễ nghĩa có thể được.
“Chi vi bị lễ nhi nạp chi, sanh lập”.
Chi tiên sinh đồng ý, tiếp nhận, sau đó sanh ra Chi Lập.
Đây là việc thiện mà phụ thân của Chi Lập làm.“Nhược quan trung khôi, quan chí hàn lâm khổng mục, Lập sanh Cao, Cao sanh Lục, giai cống vi học bác, Lục sanh đại Luân, đăng đệ”.
Con cháu đời sau dần dần phát đạt.
Chi Lập “nhược quan trung khôi”, là 20 tuổi đậu tiến sĩ, quan làm đến “Hàn lâm khổng mục”, quan thư ký của viện Hàn lâm.
“Chi Lập sanh Cao”, đây là cháu của Chi tiên sinh.
“Cao sinh Lục”, là mấy đời sau, mấy đời này “giai cống vi học bác”_học vị này ở trước có giải thích, đây là cống sanh.
“Học bác” là giáo quan trong trường huyện, châu.
“Lục sanh đại luận, đăng đệ”, là đậu tiến sĩ.Họ đều có rất nhiều quả báo rất rõ ràng, nơi ở của những người này đều cách Gia Hưng Triết Giang không xa.
Do đây có thể biết, đương thời Liễu Phàm tiên sinh nói những người này, mọi người đều biết, đều rất quen thuộc, đủ để chứng minh “gia đình tích thiện, nhất định về sau được hạnh phúc”.Đoạn văn ở sau là tổng kết: “Phàm thử thập điều, sở hành bất đồng, đồng quy ư thiện nhi dĩ”.
Đều là làm việc thiện, sau khi chúng ta đọc xong suy nghĩ kỹ, đều là việc lợi ích người khác.
Toàn tâm toàn ý lợi ích người khác, lợi ích xã hội, lợi ích quốc gia.
Ngày nay tâm lượng chúng ta càng phải mở rộng hơn, mỗi niệm phải nghĩ đến lợi ích toàn thế giới.
Chúng ta làm gì có bản lĩnh lớn như thế, có thể lợi ích toàn thế giới? Mặc dù là việc thiện nhỏ, chúng ta có một nguyện vọng, hy vọng làm tấm gương tốt cho người trên toàn thế giới, đây chính là lợi ích thế giới.
Việc, bất luận là lớn hay nhỏ, chỉ xem quý vị dụng tâm.
Cho nên ngạn ngữ thường nói: “lượng lớn phước lớn”.
Nếu tâm lượng chúng ta lớn, dù chút việc thiện nhỏ cũng trở thành vô lượng vô biên thiện đức.
Nếu như tâm lượng nhỏ, dù làm nhiều việc thiện, phước báo cũng không lớn lắm.
Do đây có thể biết, tâm chuyển cảnh giới là thật.Bên dưới Liễu Phàm tiên sinh tiến thêm bước nữa giáo huấn con trai mình, nói với con mình như thế nào là thiện, điều này rất quan trọng! Cần phải có năng lực phân biệt.
Mời xem nguyên văn: “Nhược phục tinh nhi ngôn chi, tắc thiện hữu chân hữu giả, hữu đoan hữu khúc, hữu âm hữu dương, hữu thị hữu phi, hữu thiên hữu chánh, hữu bán hữu mãn, hữu đại hữu tiểu, hữu nan hữu dị”.
Một hơi nói tám cặp đối lập.
“Giai đương thâm biện”, đều cần phải phân biệt, cần phải rõ ràng, làm thiện mà không cùng lý.
“Vi thiện nhi bất cùng lý, tắc tự vị hành trì, khởi tri tạo nghiệt, uổng phí khổ tâm, vô ích dã”.
Thế gian hiện nay có rất nhiều người đang tu thiện, người trong nhà Phật càng nhiều hơn.
Học Phật nhiều năm, hành thiện nhiều năm, không có quả báo tốt.
Do đó hoài nghi Phật pháp không linh, quay lại học các pháp môn khác, học các Tôn giáo khác.
Như vậy quý vị có thể được quả báo tốt chăng? Chưa chắc, vậy tại sao có tình huống này phát sinh? Chính là đối với thiện rốt cuộc là thật hay giả, là tà hay chánh, là méo hay tròn đều không biết, nhưng tự cho là thiện.
Thông qua những người có trí tuệ đức hạnh này phân tích cho chúng ta biết, thì ra là tội nghiệp.
Nếu chúng ta muốn tu thiện tích đức, trước tiên phải hiểu rõ những điều này.
Bây giờ chúng ta cùng nhau nghiên cứu từng vấn đề.Bên dưới đoạn thứ nhất: “Chân giả, hà vị chân giả”, điều này cần phải phân biệt.
Ông đưa ra ví dụ rằng: “Tích hữu nho sinh số bối”, nho sinh là người đọc sách.
“Yết Trung Phong hòa thượng”.
Hòa thượng Trung Phong người thời nhà Nguyên, là vị cao tăng nổi tiếng, ông trước thuật rất nhiều.
Chúng tôi thành lập Tịnh tông học hội, có khi cũng không tránh khỏi tùy thuận tập tục, làm pháp hội siêu độ.
Nhưng chúng tôi siêu độ không giống với các tự viện khác, chúng tôi chỉ áp dụng một phương pháp.
Đa phần là một ngày sau khi Phật thất viên mãn, chúng tôi tổ chức một khóa Phật sự Tam Thời Hệ Niệm.
Nghi thức Phật sự Tam Thời Hệ Niệm này do thiền sư Trung Phong viết, là tác phẩm của ông, Phật sự này âm dương đều lợi.
Những năm lại đây, chúng tôi tuyên dương khắp nơi trên thế giới.
Chư vị học Tịnh độ không ai không biết thiền sư Trung Phong.“Vấn viết”, có một vài người đọc sách thỉnh giáo thiền sư Trung Phong.
“Phật thị luận thiện ác báo ứng, như ảnh tùy hình”.
Phật giáo và Đạo giáo thường nói: “thiện ác báo ứng, như bóng theo hình”.
“Kim mỗ nhân thiện, nhi tử tôn bất hưng, mỗ nhân ác, nhi gia môn long thịnh, Phật thuyết vô khể hỉ”.
Cách nói của Phật không đáng tin! Vì sao thấy người này làm thiện, nhưng con cháu họ không phát đạt? Còn người này làm ác, gia đạo họ lại rất hưng thịnh? Trong xã hội hiện nay có trường hợp như vậy, chẳng những chúng ta nghe nói, mà còn tận mắt chứng kiến.Thiền sư Trung Phong giait thích với họ như thế nào? “Trung Phong vân, phàm tình vị địch, chánh nhãn vị khai, nhận thiện vi ác, chỉ ác vi thiện, vãng vãng hữu chi.
Bất hám, kỷ chi thị phi điên đảo, nhi phản nộ, thiên chi báo ứng hữu sai hồ”.
Lời của thiền sư Trung Phong nói rất thâm thúy, người thường không hiểu.
Chúng ta là phàm phu, phàm phu chưa rửa sạch tình nhiễm.
Pháp nhãn, huệ nhãn của chúng ta chưa khai phát, cho nên thường thấy sai, thấy vấn đề một cách đảo lộn.
Coi thiện thành ác, coi ác thành thiện, có như vậy chăng? Có thật! Ta không cảm nhận được thị phi điên đảo của mình, trái lại đi trách cứ ông trời báo ứng không công bằng, như vậy tội càng nặng hơn.“Chúng viết”, những người đọc sách này nói: “Thiện ác hà trí tương phản”, vì sao chúng ta xem thiện ác lẫn lộn như thế? “Trung Phong linh thức ngôn kỳ trạng”, thiền sư có trí tuệ, ngài có phương pháp dạy học.
Không cần giải thích, dạy họ tự nói thử.
Quý vị nói thử thiện là gì, ác là gì? Nói ra nghe thử xem.
“Nhất nhân vị, lị nhân ẩu nhân thị ác, kính nhân lễ nhân thị thiện”.
Có một người nói, mắng người, đánh người là ác.
Cung kính người, lễ kính người là thiện.
“Trung Phong nói, vị tất nhiên dã”, lời ngươi nói cũng chưa chắc.Lại có một học trò nói: “Nhất nhân vị, tham tài vọng thủ thị ác, liêm khiết hữu thủ thị thiện.
Trung Phong vân, vị tất nhiên dã.
Chúng nhân lịch ngôn kỳ trạng, Trung Phong giai vị bất nhiên, nhân thỉnh vấn”.
Rất nhiều học trò, mỗi người đều nói cách nhìn của mình về thiện và ác, thiền sư Trung Phong đều không đồng ý.
Cho thấy những người trẻ tuổi này kiến thức nông cạn, nhìn vấn đề chỉ nhìn bên ngoài, không có nghiên cứu sâu xa, nên luôn nhìn sai vấn đề.
Thiền sư Trung Phong phủ định tất cả tư tưởng của họ.
Những học trò này lại thỉnh giáo thiền sư, rốt cuộc như thế nào là thiện, như thế nào là ác? “Trung Phong cáo chi viết, hữu ích ư nhân thị thiện, hữu ích ư kỷ thị ác”.
Đây là đặt ra tiêu chuẩn của thiện và ác, nếu khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác là lợi ích người khác, lợi ích xã hội, lợi ích đại chúng là thiện, còn như tự tư tự lợi là ác.
“Hữu ích ư nhân, tắc ẩu nhân lị nhân, giai thiện dã”.
Quý vị đối với người này có lợi, dù đánh họ mắng họ cũng là thiện! Cha mẹ dạy con cái có khi đánh, có khi mắng, vì sao vậy? Vì tốt cho con, đó không phải ác, mà à thiện.
Học trò không giữ phép tắc, thầy giáo xử phạt chúng, ngày xưa có xử phạt về thể xác, hiện nay ở trường hình như không còn nữa.
Khi tôi đi học từng bị phạt về thể xác, thầy đánh bàn tay, phạt quỳ, chúng tôi từng bị phạt.
Đây không phải ác, đây là thiện.
“Hữu ích ư kỷ, tắc kính nhân lễ nhân, giai ác dã”.
Nếu vì tự tư tự lợi, cung kính người khác, lễ kính người khác, đó là gì? Đó là nịnh bợ, đó là ác không phải thiện.
Đây là thiền sư Trung Phong dạy nhóm thanh niên này.“Thị cố nhân chi hành thiện, lợi nhân giả công, công tắc vi chân, lợi kỷ giả tư, tư tắc vi giả”.
Nhất định phải hiểu rõ thiện thật và thiện giả.
Tuyệt đối không có tư tâm, tuyệt đối không có tư lợi, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác đều là lợi ích xã hội, lợi ích đại chúng, ngày nay chúng ta gọi là lợi ích thế giới.
Lợi người, đại công vô tư, công là thật, thiện này là thật.
Lợi mình, đó là tư tâm, tư tâm thiện này là giả, không phải thật.
“Hựu căn tâm giả chân, tập tích giả giả”, thêm một bước nữa nói, nếu tâm này là phát ra từ chân tâm, lợi ích đại chúng, đây là thật.
Nếu thấy người khác làm chúng ta cũng bắt chước, “tập tích” là làm theo, đây là giả, không phải phát ra từ chân tâm, làm việc thiện quan trọng nhất là chân tâm.
Ở trước chúng ta đọc qua mười trường hợp, mười người này tu thiện, về sau đều có quả báo tốt, nguyên nhân là gì? Nhờ vào chân tâm.
Chỉ biết giúp người khác, tuyệt đối không cầu chút tự tư tự lợi nào, thật hay giả đều phân biệt từ đây.“Hựu vô vi nhi vi giả chân, hữu vi nhi vi giả giả, giai đương tự khảo”, tự mình phải khảo sát tường tận.
“Vô vi nhi vi” chính là những việc thiện chúng ta làm, không lộ dấu vết, không cần để người khác biết, việc thiện này là thật, đây gọi là âm đức.
Nếu là “hữu vi nhi vi”, như vậy là có ý đồ, có mục đích mới làm việc thiện này, vậy việc thiện này là giả.
Những vấn đề này đều phải tự mình nỗ lực phản tỉnh, quan sát.Thứ hai là đoan khúc.
“Hà vị đoan khúc”.
Liễu Phàm tiên sinh nói: “Kim nhân kiến cẩn nguyện chi sĩ, loại cưng vi thiện nhi thủ chi, thánh nhân tắc ninh thủ cuồng quyến, chí ư cẩn nguyện chi sĩ, tuy nhất hương giai hảo, nhi tất dĩ vi đức chi tặc.
Thị thế nhân chi thiện ác, phân minh dữ thánh nhân tương phản, suy thử nhất đoan, chủng chủng thủ xả, vô hữu bất mậu”.
Đoạn này nói như thế nào gọi là đoan, như thế nào gọi là khúc.
Người bây giờ, nhìn thấy người cẩn thận, không quật cường, đều nói họ đây là người thiện, trong xã hội đều rất tôn trọng họ.
Nhưng thánh hiền ngày xưa, họ thà thưởng thức người này có chí khí, có tiến thủ, hoặc là người an phận thủ thường, không làm chuyện sai trái.
Vì người như vậy mới có gan, họ mới thật sự có thể phục vụ cho quần chúng, gánh vác trọng trách cho quốc gia.
Nếu người trong xóm làng này tuy rất cẩn thận, tuy là người tốt, nhưng cá tánh rất nhu nhược, gió chiều nào theo chiều đó, không có chí khí, không có trách nhiệm.
Người như vậy, Phu tử gọi là “hương nguyện”, cho đó là “đức chi tặc”.
“Đức chi tặc”, là họ không phải là tấm gương tốt, mọi người đều học theo họ, như vậy là hư hỏng.
Người thế gian đối với tiêu chuẩn về người thiện, người ác hoàn toàn tương phản với thánh nhân.
“Suy thử nhất đoan, chủng chủng thủ xả, vô hữu bất mậu”, “mậu” là sai lầm.
Thánh nhân lấy và bỏ như thế nào? Thánh nhân là người hiểu biết, người có học vấn, có đức hạnh, có kinh nghiệm, họ có thể phân biệt người thiện, kẻ ác.Mấy câu bên dưới nói rất hay: ‘Thiên địa quỷ thần chi, phúc thiện họa dâm, giai dữ thánh nhân đồng thị phi, nhi bất dữ thế tục, đồng thủ xả”.
Đây là nói đến thiên địa quỷ thần, kiến giải của họ tương đồng với thánh hiền nhân, nhưng đích thực không giống với tư tưởng của người thế tục.
Quỷ thần “phước thiện họa dâm” như thế nào? Ở trước đưa ra những ví dụ này, chúng ta đều có thể quan sát được.
Chúng ta muốn hỏi, phải chăng quỷ thần có quyền đem phước họa giáng xuống cho con người? Không có, cần phải hiểu điều này, quỷ thần không có quyền.
Như người thế gian chúng ta, có người làm việc thiện, có người làm việc ác.
Nhân viên chấp pháp, cảnh sát hình sự đưa hình phạt cho quý vị, phải chăng họ có quyền? Không phải.
Là vì quý vị phạm tội, họ mới lấy còng ra còng tay chân quý vị.
Nếu quý vị không phạm tội, họ không dám xâm phạm quý vị.
Trời đất quỷ thần cũng giống như cảnh sát hình sự vậy, là vì quý vị tạo thiện và bất thiện.
Cho nên họ đến khen thưởng quý vị, họ đến trừng phạt quý vị.
Khen thưởng hay trừng phạt đều là tự làm tự chịu, nhất định phải hiểu đạo lý này.Hôm nay chúng ta tạm dừng tại đây..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...