Lão Đại Là Nữ Lang

Tàng Kinh Các ở sâu phía trong sơn cốc của thư viện, mái nhà cong thấp thoáng giữa những tán cây, Tàng Kinh Các có bốn tầng, có hành lang bao quanh, nước suối róc rách, cổ thụ đan xen.

Dưới mái hiên, chính biện mở sổ đăng ký ra, ngón tay dò một lượt, quay sang lắc đầu với Phó Vân anh, "Quyển sách này vẫn chưa được trả lại."

"Về lý thì kỳ hạn mượn đọc đã qua, sao còn chưa được trả lại được?"

Phó Vân anh hơi nhíu mày, từ ngày nhập học thư viện, nàng đã muốn mượn cuốn sách này, tới mấy lần, lần nào chính biện cũng nói sách này đã cho mượn, chưa thấy trả lại, chờ mãi tới tận hôm nay mà cũng chưa mượn được.

Chính biện gập sổ đăng ký lại, bực tức nói: "Ai mà biết được? Dù sao cũng không có ở Tàng Kinh Các, ngươi về đi!"

Phó Vân anh nhíu mày hỏi: "Chính biện làm ơn cho hỏi người mượn sách là ai?"

Chính biện hừ lạnh một tiếng, "Nếu ngươi thật sự muốn đọc sách thì đi tiệm sách mua không được à? Mua không nổi thì cố mà chờ đi, hỏi lắm thế làm gì?"

Phó Vân Khải đi cùng Phó Vân anh tới mượn sách đang đứng bên cạnh nghe thấy thế, mặt biến sắc, cả giận nói: "Ai không mua nổi sách?"

Chính biện nhếch miệng, lạnh lùng nói, "Ta không sẽ không chỉ tên nói họ, các ngươi cũng phải tự hiểu điều này, Tàng Kinh Các không phải thư phòng nhà các ngươi, muốn đọc sách gì cũng tới lải nhải với ta, ta biết tìm ai giải quyết?"

"Tàng Kinh Các là nơi giữ sách của thư viện, học sinh không tìm chính biện mượn sách thì chẳng lẽ tìm sơn trưởng chắc?" Phó Vân Khải siết nắm tay, khua khua như thể đang dọa nạt, "Học sinh tới mượn sách theo đúng quy định, chính biện cũng nên nói năng lịch sự một chút!"

Chính biện khép hờ mi mắt, ngửa người tựa vào ghế, ném sổ đăng ký xuống mặt bàn thật mạnh, "Dù sao cũng không có sách mà các ngươi muốn mượn, các ngươi có ở lại bao lâu cũng thế thôi!"

Phó Vân Khải tức giận đùng đùng, muốn nói thêm gì đó, Phó Vân anh ngăn hắn lại: "không sao, lần khác lại tới."

Hai người ra ngoài mái hiên, những học sinh xung quanh có quen biết với bọn họ vội vàng chạy tới, "Phó Vân, ngươi muốn mượn cuốn nào thế?"

Phó Vân anh trả lời: "Mượn cuốn "Giang Thành thư viện tập"."

Mỗi năm, sau nhiều lần thi định kỳ, giáo thụ trong thư viện sẽ lựa chọn ra hai mươi tư bài văn xuất sắc nhất, tập hợp lại thành sách, một phần là khen thưởng đối với học sinh ưu tú, một phần là cung cấp tài liệu các học sinh khác học tập, noi theo.

"Ây dà, cuốn "Giang Thành thư viện tập" này chỉ có thư viện chúng ta có." một học sinh lớn tiếng nói, "Thư viện vốn dĩ khắc in mấy chục cuốn, sau này mượn tới mượn lui, cuối cùng chỉ còn có khoảng sáu bảy cuốn có thể mượn, chính biện, phó biện của Tàng Kinh Các căn bản cứ mặc kệ vậy thôi."

một học sinh khác cũng tán thành, nói: "Chứ còn gì nữa! Vốn là phải có vay có trả, dù sao mượn lại cũng không khó, nhưng Tàng Kinh Các không quan tâm, sách cho mượn luôn không quay trở lại. Chúng ta có muốn cũng không mượn được!"

"Bọn họ nào muốn để ý đến chuyện đó, bọn họ là những người nghiên cứu học vấn cơ mà!" một người châm chọc nói.

Quản cán là người đứng đầu ở Tàng Kinh Các, bên cạnh có chính biện và phó biện trợ giúp, ba người chịu trách nhiệm quản lý sách trong Tàng Kinh Các. Việc mua sách, phân loại sách của thư viện, đăng ký, mượn sách, làm sạch sách, sửa chữa sách rách hỏng đều nằm trong trách nhiệm của bọn họ. Bọn họ không chỉ phải ghi lại các thông tin về nguồn gốc, ngày mua vào, số lượng của sách trong Tàng Kinh Các mà còn phải sao chép sách, phân loại chi tiết các đầu sách theo thư mục và sáng tác một số nội dung có liên quan. Những công việc này chỉ có thể do những người có học thức đảm nhiệm, do vậy quản cán, chính biện và phó biện đều xuất thân tú tài.

Kho sách của Tàng Kinh Các cho học sinh trong thư viện mượn sách tự do, phàm là học sinh thư viện, chỉ cần đăng ký với quản cán là có thể mượn đọc.

Sách rất đắt, một bộ kinh thư ngoài tiệm sách bán tới bốn năm lượng bạc. Kho sách của thư viện cho mọi người mượn miễn phí, số lượng tuy nhiều nhưng mượn đọc thường xuyên sẽ khó tránh khỏi bị rách hỏng. Để bảo vệ kho sách, đảm bảo phần lớn học sinh có thể đọc được sách mình muốn đọc, Tàng Kinh Các có các quy định rõ ràng về thủ tục, kỳ hạn mượn sách, số sách có thể mượn, cũng như mức phạt nếu làm hỏng sách. Theo quy định, khi học sinh mượn sách từ Tàng Kinh Cách thì phải điền bản đăng ký, bao gồm ngày mượn sách, số lượng, tên gọi và kỳ hạn mượn sách. Đến ngày trả sách, chính biện hoặc phó biện sẽ kiểm tra lại sách, ghi lại ngày này tháng này người nào đó trả lại cuốn sách nào.

Hết năm, Tàng Kinh Các sẽ đòi lại toàn bộ sách. Những sách bị mất hoặc rách hỏng nghiêm trọng thì phải bồi thường gấp ba lần so với giá gốc hoặc mua lại cuốn sách khác để đền cho Tàng Kinh Các.

Quy định của thư viện rất rõ ràng, nhưng Tàng Kinh Các lớn như vậy cũng chỉ có ba người quản cán, chính biện và phó biện là biết chữ, những người làm công khác không biết chữ nào, chỉ biết dọn dẹp, khuân vác lên không đủ người làm. Sắp xếp sách không chỉ cần biết chữ mà còn phải biết rõ các thư mục phân loại, năm xuất bản, những việc này rất vụn vặt, phiền phức, quản cán, chính biện và phó biện tập trung vào việc sáng tác văn thơ, lại thường xuyên lơ là công việc ban đầu.

Sách cho mượn rồi cũng không có ai giục trả, đăng ký qua loa, không tìm thấy thông tin đăng ký lúc mượn sách, thư mục sách lâu ngày không ai sắp xếp lại, sách vở văn nhân khắp vùng Hồ Quảng hiến tặng cho thư viện vẫn còn chồng chất trong kho... Học sinh không mượn được sách mới, còn sách cũ từ lâu đã không biết thất lạc chỗ nào, sách trong Tàng Thư Các bày bừa bãi trong các hộp sách, không có hướng dẫn tra sách cụ thể, học sinh tự đi tìm cũng không tìm được...

Tàng Thư Các rối tung rối mù, các vị giáo thụ cũng biết chuyện này, nhưng việc sắp xếp lại quá tốn công, ít nhất cũng phải mất mấy tháng mới hòm hòm...

Việc này bị gác lại từ lâu, khó khăn chồng chất khó khăn, khiến cho giờ đây tới quản cán của Tàng Kinh Các cũng không biết trong đó có bao nhiêu sách, đã cho mượn bao nhiêu sách, sách trong Tàng Kinh Các cũng chẳng ai biết cuốn nào ở chỗ nào. Hoàn toàn rối loạn.

...

Đám học sinh tiếp tục bàn tán sôi nổi.

Trong số họ có nhiều người không mượn nổi sách mình muốn mượn, chỉ còn cách nhờ người ra ngoài tiệm sách mua, nhưng thứ nhất là sách quá đắt đỏ, không phải ai cũng có thể đáp ứng được chi phí này, thứ hai là tiệm sách thường chỉ bán những sách tham khảo phục vụ cho khoa cử và các loại tiểu thuyết để mọi người đọc tiêu khiển lúc nhàn rỗi, những loại sách như thế thì dễ mua chứ những loại sách hiếm hoặc chỉ lưu hành nội bộ thì làm sao mua được.

Trở lại đường Giáp, Phó Vân anh sai Vương Đại Lang trải giấy mài mực.

Nàng không hề do dự, lập tức đặt bút viết một phong thư cho sơn trưởng Khương Bá Xuân, trình bày chi tiết quy tắc quản lý thư viện.

Nàng tới thư viện học chính là để đọc sách, cuối cùng chính biện và phó biện của Tàng Kinh Các lại làm ăn qua loa cho xong việc, cứ thế này tới bao giờ nàng mới có thể mượn được sách mình muốn đọc?

Nếu chính biện, phó biện không muốn bỏ thởi gian sắp xếp lại kho sách vậy thì huy động học sinh trong thư viện tới giúp đỡ, như thế có thể khiến học sinh làm quen với quy trình mượn sách của thư viện, đồng thời cũng là một lời nhắc nhở để các học sinh sau này tới Tàng Kinh Các mượn sách xong sẽ không vứt bừa lên kệ sách của mình, quên đem trả, khiến cho các học sinh khác muốn mượn sách để đọc cũng không có mà mượn.

Hơn nữa, thư viện được mở ra lần đầu dưới thời Đường với chức năng chủ yếu là để giữ sách. Việc quản lý, giữ gìn, lưu thông, sưu tầm, biên soạn, sửa chữa lại sách giúp ích rất lớn cho việc truyền bá và tích lũy tri thức.

Tuy giờ thư viện đã phát triển, trở thành nơi dạy học nhưng không thể bởi thế mà bỏ qua chức năng này.

Giữ sách, cái cần giữ không chỉ có sách, mà còn có trí tuệ của người đi trước và lịch sử ngàn năm, tất cả những thứ đó đều xứng đáng được đối xử một cách cẩn thận, nghiêm túc.

...

Mộc phù dung còn có một tên khác là cự sương hoa (loài hoa đối chọi với sương gió), khi những loại hoa khác đã dần điêu tàn, mộc phù dung vẫn ung dung đối mặt với cái giá lạnh, những đóa hoa kiều diễm màu hồng, đỏ, hoặc trắng vẫn nở bung khoe sắc.

Quản cán đi qua hành lang, nhìn thấy những đóa hoa phù dung đang nở rộ, thi hứng lên cao, thuận miệng ngâm vài câu thơ.

"thật có nhã hứng."

Từ trong phòng, sơn trưởng Khương Bá Xuân nghe thấy tiếng ngâm ngoài cửa sổ, tươi cười ra đón.

Quản cán cũng cười nói: "Tự nhiên có cảm xúc, khiến sơn trưởng chê cười rồi."

Hai người nói chuyện vài câu rồi cùng bước vào phòng.

Uống trà xong, Khương Bá Xuân chỉ vào một phong thư đã mở, thở dài nói: "Ta nghe học sinh trong thư viện phàn nàn sách trong Tàng Kinh Các quá hỗn loạn, có chuyện này sao?"

Sơn trưởng nằm dưới sự quản lý của triều đình, quản cán, chính biện, phó biện của Tàng Kinh Các cũng vậy.

Quản cán là cấp dưới, lại thấy Khương Bá Xuân nói thẳng không kiêng nể gì về sự thất trách của bản thân, vội đứng dậy hành lễ, "không dám dối gạt sơn trưởng, từ khi vãn bối nhận vị trí quản cán tới nay, thực sự đã phát hiện ra Tàng Kinh Các có nhiều chỗ không ổn, chỉ có điều lòng có dư mà sức không đủ, chỉ có thể làm qua loa tới tận giờ, vẫn chưa giải quyết được vấn đề."

Khương Bá Xuân xua tay, ý bảo không sao, "Ta biết cậu vừa tới nhậm chức chưa lâu, chuyện này cũng không thể trách cậu được. Thư viện từ trước đến nay luôn lơ là Tàng Kinh Các, nói cho cùng cũng là ta thất trách."

Quản cán thở phào, sơn trưởng là người ôn hòa rộng lượng, tuy thiếu chủ kiến, khó có thể thành công trong việc thay đổi phong cách học tập của thư viện như chính ông ta luôn kỳ vọng nhưng lại luôn tôn trọng giáo thụ, quản cán trong thư viện, hoàn toàn không phải loại người dối trá chỉ biết làm ra vẻ để mua chuộc danh tiếng. Bởi vậy, hắn mới dám thừa nhận sai sót, chịu trách nhiệm về mình một cách khẳng khái như thế.


"Đây là một học sinh trong thư viện viết, cậu đọc thử đi."

Khương Bá Xuân cầm bức thư lên, đưa cho quản cán.

Quản cán đọc thư, khẽ nhíu mày, khuôn mặt càng lúc càng nghiêm túc.

Khương Bá Xuân ngồi dùng trà, không lên tiếng quấy rầy.

một lúc lâu sau, quản cán ngước mắt lên, dường như muốn lên tiếng.

Khương Bá Xuân nhìn hắn, chờ hắn đưa ra đánh giá.

Quản cán lại không nói một lời, bắt đầu đọc lại một lần nữa những đề nghị và đề xuất về quy tắc, cân nhắc hồi lâu xong mới mở lời: "nói có lý, trật tự rõ ràng, không biết là do học sinh nào soạn ra?"

"Phó Vân."

Nghe thấy câu trả lời, quản cán hơi nhíu màu, kinh ngạc, "Chính là học sinh đứng hạng nhất lần này phải không ạ?"

Khương Bá Xuân mỉm cười gật đầu.

"Hiếm có... Vãn bối thấy hắn liệt kê các quy tắc rất chi tiết, toàn diện, cân nhắc nhiều mặt, hơn nữa còn rõ ràng cụ thể, có thể đưa vào thực tiễn, cứ theo nguyên tắc mà làm như thế, không ai có thể bắt bẻ được. Nếu có thể thực hiện theo cách này, ai có trách nhiệm của người ấy, làm gì cũng dựa theo quy trình có sẵn, không tới nửa năm, nhất định có thể thay đổi tình hình hỗn loạn hiện nay ở Tàng Kinh Các." Quản cán khen ngợi mấy câu, buột miệng hỏi thêm, "Người lớn trong nhà hắn có ai từng quản lý sách chăng?"

Khương Bá Xuân lắc đầu, "Chưa bao giờ nghe ai nói chuyện này, có thể là Triệu ông hoặc là anh họ của hắn dạy."

Ông ta ngừng lại một chút rồi nói tiếp, "Ta mừng, không phải vì hắn đưa ra được những kiến nghị có trật tự rõ ràng như thế, mà vì hắn có gan nói ra cách nhìn nhận của chính mình, quan tâm tới sự phát triển thư viện cũng là một dạng theo đuổi con đường học vấn."

"Sơn trưởng nói đúng ạ, vãn bối hiểu rồi."

Quản cán hơi cúi đầu, nói một câu như thế, nơi đáy mắt hiện lên sự áy náy, xấu hổ.

Quản cán tuy là người quản lý Tàng Kinh Các nhưng thực ra trong lòng không mấy quan tâm tới chuyện mượn sách, từ khi vào thư viện vẫn luôn toàn tâm toàn ý sáng tác văn chương, những chuyện vụn vặt khác giao hết cho chính biện và phó biện xử lý. Đối với văn nhân mà nói, dù Tàng Kinh Các sưu tầm, bảo quản được bao nhiêu sách thì cũng chẳng có lợi ích về mặt danh tiếng cho hắn, chỉ có viết được những sáng tác của bản thân mới có thể nổi danh, khiến cho thư viện thu hút được nhiều học sinh.

Nhưng chức năng ban đầu của Tàng Kinh Các vốn là cất giữ sách vở, Tàng Kinh Các hỗn loạn, hắn là quản cán, viết nhiều sách thế nào, thanh danh có lừng lẫy ra sao thì cũng làm gì có mặt mũi đối diện với người đã giao trọng trách cho hắn là sơn trưởng và những học sinh trong thư viện hằng ngày cần cù khắc khổ hết lòng học tập.

Từ cái sai này, chắc chắn phải rút kinh nghiệm.

Ngày nào còn làm hòa thượng, ngày ấy còn phải đánh chuông, người ta còn biết làm cho có, hắn đến cho có cũng không làm, thật là hổ thẹn.

Quản cán xấu hổ, cầm lá thư của Phó Vân đứng dậy đi ra ngoài, "không chần chừ thêm nữa, nhân dịp trời còn khô ráo, cứ theo lời Phó Vân, phơi sách trước khi vào đông thôi!"

Khương Bá Xuân nhìn theo bóng quản cán, vuốt râu mỉm cười.

Vị quản cán này say mê kiến thức, là người ngay thẳng, không phải kẻ lòng dạ hẹp hòi, vậy nên ông ta trực tiếp đưa bức thư của Phó Vân cho quản cán xem, nhắc nhở quản cán chớ quên rằng người làm quản cán, ngoại trừ soạn sách còn cần phải có trách nhiệm quản lý sách.

Nếu như là người kiêu ngạo, lấy việc công trả thù tư, ông ta sẽ có cách uyển chuyển hơn, không nói thẳng tên Phó Vân ra.

...

Vừa tan học, học sinh túm năm tụm ba hẹn nhau đi nhà ăn ăn bữa tối, nhà ăn chuẩn bị bánh bao nhân thịt, bánh hấp, mì nước, cơm, ngoài ra mỗi người còn có một bát canh cá nóng hổi.

Có những học sinh tụ tập đi cùng nhau, vừa đi vừa nói chuyện trên trời dưới đất, có học sinh đi một mình, vừa ăn vừa đọc sách.

Tiếng chuông tan học vừa vang lên, đám thư đồng đã ôm hộp đựng đồ ăn đứng chờ trước cửa nhà ăn để đưa cho thiếu gia nhà mình.

Vương Đại Lang là một trong số đó, nhìn thấy Phó Vân anh lẫn trong đám người từ xa đi lại, hắn bước tới chào đón, "Thiếu gia, trời lạnh, thái thái sai ngươi mang canh thịt dê tới."

Hàn thị sợ Phó Vân anh và Phó Vân Khải ở thư viện ăn không đủ no, thỉnh thoảng bảo Vương thúc đưa đồ ăn tới thư viện. Phụ huynh các học sinh khác toàn sai người hầu mang các loại thức ăn tinh xảo, quý hiếm tới, Hàn thị thực tế hơn, thường chuẩn bị canh thịt, canh xương, canh gà rừng, canh vịt. Giờ thấy tiết trời càng lúc càng lạnh, hôm nay bà sai người mang canh thịt dê tới.

Hôm nay Triệu sư gia đứng lớp, giảng về phần "Quản Trọng chi khí tiểu tai" (Khí lượng của Quản Trọng nhỏ nhen thay!) trong sách "Luận Ngữ", Khổng Tử cho rằng Quản Trọng không tiết kiệm, không biết lễ. Quản Trọng phò tá Tề Hoàn Công hoàn thành mộng bá chủ, công lao dẫu lớn đến nhường nào, Khổng Tử vẫn cứ không tán đồng tác phong của ông ta.

Đám học sinh cảm thấy trong câu "Quản thị hữu tam quy, quan sự bất nhiếp, yêu đắc kiệm?" (Quản thị có tam quy không cho gia thần nào kiêm nhiệm nhiều việc, sao gọi là tiết kiệm được?), "tam quy" là khó hiểu nhất, không biết "tam quy" này rốt cuộc là cái gì.

Trong "Luận ngữ tập chú", Chu Hi giải thích "Tam quy: Tên đài." (đài là lầu các)

Các học sinh có cách hiểu khác nhau về lời giải thích này, liền hỏi Triệu sư gia, Triệu sư gia đưa ra vài cách hiểu khác nhau để bọn họ tự thảo luận.

Có người cho rằng là ba địa danh khác nhau, ba tòa nhà khác nhau, có nghĩa là Quản Trọng có ba nơi ở, có người cho rằng ông ta cưới ba người vợ, có người nói rằng đây là miêu tả Quản Trọng ở trong một đài cao ba tầng. Còn có người cho rằng tam quy có ý nói Quản Trọng có thể đặt ra một khoản thuế riêng bên cạnh tiền thuế của quốc gia để cho vào túi riêng, đây là ban thưởng của bậc quân vương dành cho ông ta.

Chu Hi đương nhiên thiên nhiều về cách giải thích thứ nhất hơn.

Lại có học sinh cảm thấy từ "khí tiểu" khó hiểu.

Đỗ Gia Trinh, Triệu Kỳ cho rằng "khí tiểu" chỉ Quản Trọng là người hẹp hòi, về cả tính cách lẫn lòng dạ. Trần Quỳ, Chung Thiên Lộc không nghĩ vậy, cảm thấy "khí" trong "khí tiểu" là chỉ phẩm đức của người quân tử.

Mọi người hỏi Tô Đồng, Tô Đồng không muốn đắc tội ai, nói cả hai cách hiểu đều có lý.

Mọi người tranh luận một phen lại tới hỏi Phó Vân anh.

Phó Vân anh vừa bước về phía nhà ăn vừa trả lời: "Trong "Luận ngữ tập chú" viết, khí tiểu, từ này chỉ việc không hiểu đạo Đại Học của thánh hiền (bao gồm tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, mình đã từng chú thích trước đây), bảo thủ nhỏ nhen, lòng dạ hẹp hòi, không tu cái đức của bản thân nên không xứng với bậc quân vương. Quản Trọng tuy có công lớn với quốc gia nhưng hành động không hợp với lễ nghĩa, đạo đức không xứng được gọi là người quân tử hiền đức, cho tên Khổng Tử nói ông ta "khí tiểu". Vậy nên "khí" là chỉ phẩm đức, như vậy mới phù hợp với hai chữ "biết lễ" trong câu "Họ Quản mà biết lễ thì ai không biết lễ"." (Chú thích ở cuối chương)

Trần Quỳ và Chu Thiên Lộc gật gù tán đồng, Triệu Kỳ nhíu mày, khẽ thảo luận với người khác, Đỗ Gia Trinh lại hừ một tiếng, phất áo bỏ đi.

Vài người xung quanh nhìn nhau, đuổi theo, khuyên hắn không nên so đo chuyện mấy hôm trước, hắn mím chặt môi, làm như không nghe thấy.

Phó Vân anh nhìn theo bóng hắn, lắc đầu nói: "Thảo luận kiến thức thôi mà, không nhất định phải phân cao thấp."

Phó Vân Khải cười nhạo, kéo nàng tách khỏi đám người, tìm một góc bàn rồi ngồi xuống, giục Vương Đại Lang múc canh thịt dê, "Đừng quan tâm đến bọn họ nữa, canh nguội tới nơi rồi!"

Hàn thị chuẩn bị nguyên một nồi canh thịt dê lớn, đặt trong lò hâm nóng có một ngăn đựng dùng để đốt than rồi sai người mang cả tới đây, giờ mở ra, canh vẫn nóng hổi.

Hai người chắc chắn không ăn hết một nồi canh to như thế, chia một phần cho bạn cùng trường, mọi người đều biết hai anh em hào phóng nên không từ chối, mỗi người một bát lớn có xương có thịt, ngồi ăn ngon lành.

Viên Tam lại càng không làm khách, ăn xong một bát lại xin thêm, Phó Vân anh mặt không đổi sắc, tự tay múc thêm cho hắn.

không ngờ hắn húp soàn soạt mấy ngụm đã lại ăn hết, lần này không chờ hắn lên tiếng, Phó Vân anh đẩy cả lò giữ ấm và nồi canh về phía hắn.


Viên Tam nhìn Phó Vân anh rồi cúi xuống hì hục ăn hết bay nồi canh thịt dê, ăn xong cũng không mở miệng cảm ơn, lau miệng rồi đi mất.

"Người này cũng tự nhiên quá."

Phó Vân Khải bưng chén sứ nhấm nháp từng ngụm, cau mày, nói, "Lần trước, khi đi thi, muội cho hắn mượn giấy bút, hắn chẳng nói được câu cảm ơn thì chớ, còn coi như không biết chúng ta. Bên phủ Trường Sa toàn người như thế hả?"

"Mấy vị giáo thụ trong thư viện, còn cả học trưởng Trần Quỳ cũng là người phủ Trường Sa, huynh đừng vơ đũa cả nắm. Lần đó thầy lấy chuyện đua thuyền rồng tiết Đoan Ngọ chế giễu toàn bộ người huyện Hoàng Châu, huynh cũng đồng ý sao?"

Phó Vân Khải cười hề hề, "Huynh sai rồi."

Ăn xong bữa tối, ra khỏi nhà ăn, Phó Vân anh nghe thấy đám người bên cạnh đang thì thầm gì đó thì nhìn sang.

Những người đó im bặt, bước thêm vài bước về phía hành lang, "Vân ca nhi, ăn xong rồi hả?"

Hằng ngày, trước bữa tối, Phó Vân anh thường thảo luận bài vở với bạn cùng trường, về sau những người tới tìm nàng càng ngày càng nhiều, liền đổi thành sau bữa tối, trước giờ Tuất. Những người khác sợ có người nhanh chân chiếm chỗ nên lúc nàng dùng bữa, họ đã đứng một bên chờ nàng ăn xong.

Nàng gật đầu.

Mọi người tươi cười, theo nàng đi về phía đường Ất.

Phó Vân anh ở trong viện sâu nhất của đường Giáp, đường Giáp quản lý nghiêm ngặt, học sinh ba đường Ất, Bính, Đinh không dám tự tiện ra vào. Để tiện cho học sinh ba đường khác, nàng chuyển nơi thảo luận bài vở sang phòng của Phó Vân Khải. Đường trưởng đường Ất dễ tính, không quan tâm những chuyện như thế, ra vào đường Ất không cần báo cáo thân phận, quy định tương đối lỏng lẻo.

Nàng đi chính giữa, Phó Vân Khải đi bên cạnh, những người khác lũ lượt theo sau.

Đoàn người đi càng lúc càng xa.

Trước cửa nhà ăn, Trần Quỳ nhìn theo bóng Phó Vân anh, quay đầu sang nhìn Đỗ Gia Trinh mặt đã tối sầm bên cạnh, nói, "Đỗ huynh, huynh và ta nhập học cùng một năm. Huynh cũng biết, theo quy định của thư viện, người được chọn làm học trưởng là do sơn trưởng và các giáo thụ quyết định, chưa bao giờ phân biệt tuổi lớn tuổi nhỏ, vào thư viện lâu hay chóng... Phó Vân tuy tuổi còn nhỏ nhưng tài năng xuất chúng, tiến bộ rất nhanh, hơn nữa có thiên phú viết văn, chỉ cần có thời gian sẽ nhanh chóng đuổi kịp, thậm chí vượt qua cả huynh và ta. Hôm đó huynh cố ý làm khó hắn và Tô Đồng, vậy là quá nôn nóng, thay vì cứ canh cánh trong lòng thì chi bằng cứ biến thù thành bạn."

Ý hắn thực sự đã rất rõ ràng.

Trần Quỳ vừa nhận được thư nhà, cha hắn bị bệnh, là người làm con, hắn làm sao yên lòng, có thể sẽ về quê phụng dưỡng cha mình. Tới lúc đó, chức học trưởng sẽ trống, trong bốn đường trưởng, Đỗ Gia Trinh có quan hệ thân thiết với hắn nhất, tài năng nổi bật nhất, chỉ cần các thầy đồng ý, người tiếp nhận chức vụ học trưởng rất có thể sẽ là hắn.

So với đường trưởng, học trưởng đương nhiên là uy phong hơn nhiều.

Trước hết Đỗ Gia Trinh cần thể hiện sự rộng lượng của bản thân khi xử lý tranh chấp của bản thân hắn với Phó Vân đã, các thầy thích một học trưởng công bằng, chính trực, phúc hậu, rộng lượng, chứ không phải một người dù học rộng tài cao nhưng lại không biết cách đối nhân xử thế, không thể giao tiếp với bạn cùng trường.

Hôm đó Phó Vân cũng không hẳn là chống đối, chỉ là có nghi vấn về cách xử phạt của hắn mà thôi. Nếu Trần Quỳ rơi vào tình huống đó, nhất định sẽ kiên nhẫn giải thích nội quy thư viện với Phó Vân, như vậy căn bản sẽ không tạo ra tranh cãi.

Hơn nữa dù sao vẫn là do Đỗ Gia Trinh muốn lập uy trước mặt học sinh mới, định lợi dụng người khác để nâng mình lên, ai ngờ gặp trở ngại, ăn trộm gà không được còn mất nắm gạo, bị Phó Vân hỏi ngược lại. Nếu đã muốn lập uy, nên chuẩn bị kỹ từ trước chứ không nên chọn bừa một người để ra tay.

Loại chuyện vặt vãnh này, cười cho qua chuyện thôi là được.

Sau việc này, Phó Vân chưa từng nói xấu Đỗ Gia Trinh câu nào, khi nhìn thấy học sinh lớn tuổi hơn, “y” vẫn luôn cung kính, lịch sự, lễ phép.

Ngược lại, Đỗ Gia Trinh vẫn canh cánh trong lòng chuyện ngày hôm đó, thật mất phong độ.

Trong lời nói của Trần Quỳ có ẩn ý nhưng trong đầu Đỗ Gia Trinh lúc này đang lặp đi lặp lại hình ảnh ngày hôm đó tranh cãi với Phó Vân, lòng đầy phẫn hận, làm sao hiểu được ẩn ý này?

...

Bị một học sinh hỏi mấy câu hỏi tốn quá nhiều thời gian, ngẩng đầu lên đã thấy ngoài trời tối đen, Phó Vân anh từ biệt Phó Vân Khải, vội vã trở về đường Giáp trước giờ khóa cửa.

trên hành lang treo mấy chiếc đèn lồng, rọi xuống chút ánh sáng ảm đạm, gió thổi qua đình viện, cây cối rì rào lay động.

Giữa đêm khuya tĩnh lặng, âm thanh càng rõ ràng hơn.

Bốn bề ký túc xá đã đóng cửa, trời lạnh, các học sinh chui vào phòng mình ngồi sát bếp lò học bài, không có ai giờ này còn đi dạo.

Nhưng đêm nay dường như quá an tĩnh, bình thường vẫn luôn có học sinh về muộn gõ cửa gọi bạn cùng viện mở cửa cho mình, nên trong kí túc xá thường lại vang lên tiếng đập cửa ầm ầm. Thi thoảng còn có học sinh học tập người xưa, mặc cho gió lạnh vẫn ra sân ngắm trăng cho đỡ buồn. Lúc này bốn bề lạnh lẽo, chỉ có tiếng gió thổi ô ô.

Phó Vân anh rảo bước đi tới cuối hành lang, thử đẩy cửa, cửa không mở.

Cửa viện đã khóa lại từ bên trong.

Dù nàng có về muộn thế nào, Vương Đại Lang nhất định sẽ để cửa cho nàng, chờ nàng về mới cài cửa. Hôm nay tại sao lại khóa từ bên trong?

Phó Vân anh chần chừ một lát, khóe mắt dường như thấy bên góc tường có mấy thiếu niên đang lén lút, nàng không do dự nữa, lập tức xoay người.

Nàng đi thẳng tới trước viện của Trần Quỳ, gõ cửa.

Trần Quỳ là học trưởng, thường xuyên có người tới tìm hắn hỏi nọ hỏi kia, người bên trong nhanh chóng trả lời, vừa mở cửa, nhìn thấy Phó Vân anh liền khom người mời nàng vào, "Phó thiếu gia."

Phó Vân anh bình tĩnh, "Học trưởng đang làm gì thế?"

Thư đồng trả lời: "Thiếu gia ở trong thư phòng đọc sách ạ."

Hai người vừa nói chuyện vừa đi vào phía trong, Trần Quỳ bên trong nghe được tiếng nói chuyện cũng thắc mắc có chuyện gì, nhận ra người tới là Phó Vân anh, hơi kinh ngạc, "Sao giờ này còn tới đây? Có chuyện gì rồi?"

"Học trưởng, không biết Tô Đồng đâu rồi ạ?"

Phó Vân anh mỉm cười hỏi.

Tô Đồng cần cù chăm chỉ, không thể nào ngủ sớm như thế, gõ cửa không ai trả lời, chỉ có hai trường hợp có thể xảy ra, một là Tô Đồng cố ý giả vờ không nghe thấy, hai là Tô Đồng không ở trong viện.

"Nhà hắn có việc, khi nãy xin nghỉ về nhà." Trần Quỳ đáp, đặt sách trong tay xuống, đứng lên, trêu chọc Phó Vân anh, "Hóa ra đệ sợ tối thật hả? Tô Đồng không ở đây nên đệ sợ à?"

Phó Vân Khải muốn được chuyển sang đường Giáp ở, năn nỉ Triệu sư gia giúp đỡ, lấy lý do là "Vân ca nhi sợ tối, ban đêm không dám ngủ một mình" nhưng giáo thụ không thể can thiệp vào chuyện của khu phía nam, Triệu sư gia có lòng mà cũng không giúp được gì. Phó Vân Khải cực kỳ thất vọng.

Tin đồn "Vân ca nhi sợ tối" lan ra, mọi người thứ nhất là thông cảm cho Phó Vân anh tuổi còn nhỏ, thứ hai là sợ làm nàng tức giận, không ai dám cười nhạo trước mặt nàng.


Trần Quỳ quen biết với nàng, biết nàng chẳng sợ gì, nhắc tới chuyện này có ý trêu chọc.

Phó Vân anh liền cười nói: "Cửa viện khóa lại từ bên trong, nếu Tô Đồng không ở đây, nhất định là thư đồng của đệ nghịch ngợm, cố ý bày trò dọa đệ."

Nàng kể lại chuyện vừa rồi gõ cửa nhưng không ai mở.

Trần Quỳ nghe nàng nói vậy, như nghĩ ra cái gì, trầm ngâm một lát rồi bảo thư đồng đi lấy đèn lồng, nói: "Ta đưa đệ trở về, mấy ngày nay ho khan, vừa rồi ăn một bát canh tuyết lê lớn, nhân dịp này đi bộ cho tiêu bớt."

Hai người cùng nhau ra khỏi viện, xuyên qua hành láng, tới viện của Phó Vân anh.

Thư đồng bước tới gõ cửa, "Két..." một tiếng, cửa viện mở ra.

Sắc mặt Trần Quỳ hơi tối lại.

Phó Vân anh trầm mặc trong giây lát, cười nói: "Có thể là đệ nhầm, khi nãy cửa còn như kiểu khóa lại từ bên trong vậy."

Trần Quỳ cũng cười, "Hôm nay Tô Đồng không ở đây, hay là gọi anh trai đệ sang đây ngủ một đêm."

hắn là học trưởng, có chìa khóa các đường khác nên nhanh chóng sai người sang đường Ất gọi Phó Vân Khải tới.

Phó Vân Khải đang đọc sách bên cửa sổ, nghe thư đồng báo tin nói Tô Đồng về nhà, Vân ca nhi sợ tối, học trưởng bảo hắn sang đường Giáp, lập tức gạt sách sang một bên, ôm chăn gối khệ nệ chạy sang, "Vân ca nhi đừng sợ, huynh tới rồi, huynh tới rồi!"

Vương Đại Lang cũng được thư đồng của Trần Quỳ đưa về, "Thằng nhóc này bị khóa lại ở sau nhà ăn, người làm công đã về hết rồi."

Vương Đại Lang đi nhà ăn rửa nhờ nồi canh, rửa xong chuẩn bị trở về thì phát hiện cửa đã bị khóa, mấy người làm công cũng chẳng thấy đây, hắn gào thét ầm trời cũng không ai mở cửa, chỉ có thể tựa vào bao cỏ ngủ, chờ tới sáng tạp dịch tới mở cửa. Khi thư đồng tìm được hắn, hắn đang ôm chiếc nồi đã được rửa sạch sẽ ngủ lơ mơ.

Trần Quỳ không nói gì, sắc mặt càng lúc càng khó coi.

Phó Vân anh không đả động gì, chỉ cảm ơn hắn, dõi theo bóng hắn dần đi xa, đóng cửa viện lại.

Phó Vân Khải không biết chuyện gì vừa xảy ra, đi thẳng vào trong buồng, trải chăn ra, "anh tỷ nhi, huynh ngủ ở đây được không? Cách một tấm bình phong, ban đêm chúng ta có thể nói chuyện."

Phó Vân anh dẫn Vương Đại Lang đi kiểm tra khắp các ngóc ngách trong phòng phía bắc cho cẩn thận, không phát hiện ra gì khác thường mới trở về phòng rửa mặt mũi.

Cửa khóa lại từ bên trong, nàng còn tưởng rằng chắc chắn có người trốn trong viện, giờ xem ra có thể người kia biết trèo tường, khóa chặt cửa rồi trèo tường ra ngoài. Cũng có thể người kia trốn trong phòng phía nam của Tô Đồng, nàng không có chìa khoa phòng Tô Đồng, không thể đi vào kiểm tra.

Khóa kỹ cửa phòng, tắt đèn đi ngủ, cả đêm yên tĩnh.

...

Sáng hôm sau, trước cửa sổ sáng rọi, trong viện chim chóc ríu rít, đó là một ngày trời nắng.

Tối qua, Phó Vân Khải đã biết chuyện cửa khóa, một mực khẳng định là trò của Đỗ Gia Trinh: "Huynh nghe mọi người trong đường Ất bảo cái loại công tử đó thích bắt nạt người khác nhất, tỷ như cố tình làm bẩn bài vở của người khác, làm cho người nọ bị thầy trách phạt, nhân dịp người ta đi một mình vây lại đánh cho một trận hoặc khóa người khác bên ngoài cửa cho người đó chịu lạnh một đêm, ngoài ra còn đổ nước lên giường người khác để làm người ta không ngủ được... Cái gì bọn họ chẳng làm được, nhất định là Đỗ Gia Trinh giở trò!"

Thực sự thì học sinh trong thư viện cũng chẳng khác gì học sinh trong tộc học của Phó gia, người còn trẻ khắc khẩu đôi câu với nhau rồi nhảy vào đánh đấm cũng là bình thường.

Phó Vân Khải và Phó Vân Thái trước kia cũng trêu chọc người khác không ít lần, vừa nghe Phó Vân anh kể Vương Đại Lang bị người khác cố ý nhốt ở nhà ăn liền nói: "Nhất định là bọn họ làm! Ngày trước huynh với mấy người trong tộc bắt nạt Đồng ca nhi đầu tiên cũng tách huynh ấy ra một chỗ, kéo huynh ấy vào chỗ tối, mỗi người một quyền, khiến huynh ấy không biết là ai đánh, không thể mách với tiên sinh..."

hắn đang nói, bỗng ý thức được mình vừa không cẩn thận lỡ lời kể ra chuyện trước kia bắt nạt Tô Đồng, nụ cười cứng đờ lại trên khóe miệng.

"Các huynh từng bắt nạt Tô Đồng hả?" Phó Vân anh hơi nhíu mày.

Phó Vân Khải gãi đầu, lúng túng, "Đó là chuyện từ lâu rồi... Đồng ca nhi không phải là người nhà chúng ta, tiên sinh và nhị ca lại cứ khen huynh ấy, những người khác khó chịu. Huynh không đánh huynh ấy! Huynh thề! Huynh chỉ nghe lời tứ ca, ngũ ca, đứng bên cạnh trông chừng giúp..."

Tiếng hắn càng lúc càng nhỏ lại, tay xoắn vào nhau, khẽ lẩm bẩm, "Khi đó huynh không hiểu chuyện thôi... Sau này huynh xin lỗi Đồng ca nhi, huynh ấy tha thứ cho huynh rồi."

không cần Phó Vân Khải miêu tả kỹ hơn, Phó Vân anh cũng đoán được khi ấy đã xảy ra chuyện gì.

một thiếu niên nghèo khó tới nhờ cậy thân thích, ăn nhờ ở đậu lại vượt qua toàn bộ con cháu Phó gia, các thiếu gia Phó gia thấy hắn ngứa mắt, đối xử lạnh lùng với hắn, thậm chí còn đánh hắn...

Thảo nào Tô Đồng luôn có thái độ không rõ ràng với người Phó gia, cảm kích nhị ca như thế nhưng lại luôn tìm cách thay thế vị trí của nhị ca.

Thảo nào ngày Đoan Ngọ hôm đó, sau khi Tô Đồng cứu Phó Vân Khải và Phó Vân Thái, hai anh em bọn họ lại cảm kích như vậy.

Tối hôm qua hắn vừa hay bị người nhà gọi về thật hay là nghe phong thanh, biết sẽ có chuyện nên cố ý tránh đi?

hắn có phải cũng có địch ý với nàng vì nàng là người Phó gia hay không?

Tiếng chuông vang lên, Phó Vân anh bừng tỉnh, gạt chuyện tối qua ra khỏi đầu, cúi đầu buộc lại đai lụa bên hông, ra khỏi phòng, "Thôi đừng nói chuyện này vội, đừng để muộn giờ đọc đồng thanh buổi sáng."

...

Khu phòng học phía đông, học sinh lục tục kéo đến đông đủ, được các đường trưởng dẫn vào trong sân.

Phó Vân Khải thi thoảng lại ngẩng đầu, nhìn chằm chằm Đỗ Gia Trinh ở tít phía trên.

Các học sinh bốn đường Giáp, Ất, Bính, Đinh đứng thành hàng, ngước mắt nhìn về phía đài cao trước chính phòng.

Các giáo thụ đi lên đài, nhìn xung quanh một lượt rồi vẫy tay, ý bảo học sinh giữ trật tự.

Đám học sinh ngừng đùa giỡn, tiếng cười nói yên tĩnh lại.

Bỗng đám học sinh phía trước nhộn nhạo, có tiếng bàn tán xôn xao.

trên đài cao, các vị giáo thụ khác tách sang hai bên, một người tóc hoa râm đang đứng nơi đầu gió, đó chính là sơn trưởng Khương Bá Xuân. Ông ta đầu buộc nho khăn, thân mặc áo bào đen, ánh mắt lướt qua học sinh dưới đài, khuôn mặt phúc hậu, miệng mỉm cười.

Hôm nay không phải ngày sơn trưởng đứng lớp, Khương Bá Xuân bình thường rất ít khi xuất hiện vào giờ đọc đồng thanh buổi sáng, sao hôm nay lại tới đây? Các giáo thụ khác không ai vắng mặt, tất cả đều ở trên đài.

Vóc dáng Phó Vân anh cao hơn bạn đồng lứa nhưng đa phần học sinh trong thư viện lớn tuổi hơn nàng, nàng đứng cuối cùng, ngẩng đầu lên cũng chỉ có thể nhìn thấy toàn vai với đầu.

Tiềng ồn ào vẫn vang lên, Chung Thiên Lộc, Viên Tam đang đứng gần nàng cũng kiễng chân nhìn khắp xung quanh, "Ai tới thế?"

Triệu Kỳ và Tô Đồng, người sáng nay mới từ nhà quay lại thư viện, quay sang nhìn nhau, rồi hỏi học sinh phía trước.

Tiếng bàn tán vang lên ầm ầm.

Phó Vân anh lắng nghe những người phía trước thảo luận, cố suy đoán xem đã xảy ra chuyện gì. Bỗng đám người tách dần ra.

Tựa như một làn sóng, mọi người đồng loạt tách ra, dừng ngay trước mặt nàng.

Tất cả mọi người quay đầu lại, vô số ánh mắt tập trung trên người nàng.

Nàng ngẩng đầu, trên đài cao, sơn trưởng Khương Bá Xuân nhìn nàng mỉm cười. Mái đầu bạc dưới nắng phản chiểu ra thứ ánh sáng trắng nhàn nhạt.

"Phó Vân, hôm nay trò hướng dẫn đọc những điều răn của thư viện." (Chú thích của tác giả ở cuối chương)

Theo nội quy của thư viện, hằng ngày học sinh đều phải đứng trước bia đá có khắc những điều răn ở khu phía nam đọc thành tiếng, đó là cách bắt đầu một ngày học. Bình thường, người hướng dẫn là học trưởng Trần Quỳ hoặc là một trong bốn đường trưởng.

Mọi người nghe sơn trưởng nói xong đều giật mình, quay sang người bên cạnh hỏi lại xem mình có nghe nhầm không.


Lúc này, trong lòng mọi người chỉ có một câu hỏi: "Tại sao lại là Phó Vân?"

Trời cao mây nhạt, ánh bình minh lộng lẫy.

Phó Vân anh lấy lại bình tĩnh, tắm mình dưới ánh sáng rực rỡ ban sáng, đón nhận ánh nhìn chăm chú của học sinh toàn thư viện, có kinh ngạc, có nghi ngờ, có tò mò, chậm rãi bước về phía đài cao.

Nàng bước đi thong dong nhưng không rề rà, nhanh chóng bước lên bậc thang.

Khương Bá Xuân vỗ vai nàng, nhường chỗ cho nàng, để nàng đứng chính giữa.

Triệu sư gia, Lương Tu Kỷ, Ngô Đồng Hạc, các giáo thụ khác và Tàng Kinh Các quản cán đều đang mỉm cười nhìn nàng, ánh mắt từ ái.

Dưới đài là mấy trăm học sinh trẻ tuổi sôi nổi, tinh thần hừng hực, trên đài là những học giả về đủ lĩnh vực, Phó Vân anh đứng trên đài cao, đối mặt với ánh mắt của tất cả học sinh, cao giọng đọc những điều răn của thư viện:

"Phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu thê hữu biệt, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín."

...

"Bác học chi, thẩm vấn chi, thận tư chi, minh biện chi, đốc hành chi."

...

"Ngôn trung tín, hành đốc kính, trừng phẫn trất dục, thiên thiện cải."

...

"Chính kỳ nghị bất mưu kỳ lợi, minh kỳ đạo bất kể kì công."

...

"Sở kỷ bất dục vật ư vi nhân, hành hữu bất đắc phản cầu chư kỷ." [1]

[1] Cha con có tình thân, vua tôi có nghĩa, vợ chồng có phân biệt, lớn nhỏ có thứ tự, bạn bè có lòng tin.

Học cho rộng, xét hỏi cho kĩ, suy nghĩ cho cẩn thận, biện luận cho sáng tỏ, thực hành những điều mình đã học.

Lời nói phải trung thực, đáng tin, hành vi phải thân thiết, kính cẩn, kiềm chế tức giận, át chế dục vọng, theo điều thiện, sửa điều lỗi.

Hãy giữ tình bạn cho trong sáng, không được mưu lợi ; hãy làm cho đạo lý được sáng tỏ, không được tính toán công lao.

Chuyện mình không muốn làm thì đừng bắt người khác làm, làm việc gì không tốt thì phải tự xem lại bản thân.

...

Nàng đọc một câu, các học sinh lặp lại một câu.

Giọng nói nàng không lớn nhưng đọc rõ ràng từng chữ, trong trẻo dễ nghe, tự như dòng suối ở sâu trong sơn cốc chảy qua núi đá, linh động trong vắt.

sự ung dung bình tĩnh của nàng càng khiến cho mỗi câu mỗi chữ trong lời răn trở nên mạnh mẽ, khí phách.

Học sinh thư viện nhìn nàng, đồng thanh đọc từng câu.

Nhiều giọng nói hòa vào nhau, trở thành một tiếng nói lớn vang vọng khắp bốn phương tám hướng, từng câu cách ngôn răn dạy việc hoàn thiện bản thân thấm vào tim phổi mỗi học sinh rồi lại phát ra từ tim phổi mỗi người, lan tỏa khắp thư viện.

Trong đám người, Phó Vân Khải hướng mắt nhìn ra xa, thấy Phó Vân anh trên đài cao, ngập tràn cảm xúc, nhiệt huyết sôi trào, dần cảm nhận trong lồng ngực có gì đó đang dần dần thức tỉnh, thiêu đốt tâm can.

Chung Thiên Lộc, Viên Tam, Triệu Kỳ, Tô Đồng, Trần Quỳ, Đỗ Gia Trinh và những học sinh khác mà mấy ngày nay Phó Vân Khải đã dần làm quen được cũng nhìn Phó Vân anh không chớp mắt, mỗi người mang một ý nghĩ khác nhau.

trên đài cao, Phó Vân anh đắm chìm trong nắng sớm, ánh mắt bình tĩnh.

...

Tiếng đọc đồng thanh trong sáng mà nồng nhiệt, phấn chấn lướt qua tường viện, lướt qua hành lang, lướt qua đình đài lầu các truyền tới phương xa.

một bóng hình cao lớn đang dừng lại nơi góc khuất hành lang, ngũ quan sâu sắc, mày kiếm mắt sáng, đôi mắt quét qua thiếu niên anh khí bừng bừng trên đài kia, hỏi người phía sau, "Thiếu niên kia là con nhà nào vậy?"

Tri phủ Phạm Duy Bình cẩn thận trả lời: "Người này tên là Phó Vân, nghe nói là người đứng hạng nhất lần này của thư viện, vốn là người huyện Hoàng Châu. anh họ hắn Phó Vân Chương là cử nhân ở huyện Hoàng Châu, lần này lên kinh dự thi, có vẻ sẽ thi đỗ."

Người có vẻ thư sinh bên cạnh a một tiếng nói: "Đại nhân, lần trước ở bến tàu, tiểu nương tử mà đại nhân cứu được hình như cũng là người nhà này..."

Người đàn ông không nói gì, không nhìn về phía đó nữa, xoay người đi mất.

Những người khác không dám nói nhiều, vội vàng theo sau.

Tác giả có lời muốn nói:

Những điều răn dạy của thư viện trong truyện chính là "Chu Tử giáo điều", là quy định Chu Hi đã soạn cho Bạch Lộc Đông thư viện, sau này đã trở thành quy định cho các thư viện trong cả nước, đồng thời truyền đến Triều Tiên, Nhật Bản. Ngoài ra sách thời cổ đại không giống sách thời hiện đại nên không thể xếp dựng thẳng trên giá mà phải bỏ vào hộp theo thư mục, mọi người cố gắng tưởng tượng một chút.

Editor: Về Quản Trọng, điển tích về ông này nhiều khủng khiếp, ở đây mình chỉ đề cập một chút cho dễ hiểu thôi. Đoạn trích trong "Luận ngữ" là như thế này:

"Tử viết: "Quản Trọng chi khí tiểu tai!"

Hoặc viết: "Quản Trọng kiệm hồ?"

Viết: "Quản thị hữu tam quy, quan sự bất nhiếp, yên đắc kiệm?"

"Nhiên tắc Quản Trọng tri lễ hồ?"

Viết: "Bang quân thụ tắc môn, Quản thị diệc thụ tắc môn. Bang quân vi lưỡng quân chi hiếu hữu phản điếm; Quản thị diệc hữu phản điếm. Quản thị nhi tri lễ, thục bất tri lễ?"

Dịch:

Khổng tử nói: "Khí lượng của Quản Trọng nhỏ nhen thay!

Có người hỏi: "QuảnTrọng tiết kiệm không?"

Khổng tử đáp: "Họ Quản có tam quy, không cho gia thần nào kiêm nhiệm nhiều việc, sao gọi là tiết kiệm được?"

"Thế Quản Trọng có biết lễ không?"

Đáp: "Vua Tề dựng bình phong che cửa, Quản Trọng cũng dựng bình phong che cửa. Vua Tề khi khoản đãi hai vua nước khác, có cái giá để úp chén. Họ Quản cũng có cái giá để úp chén. Quản Trọng mà biết lễ thì ai mà không biết lễ?"

Quản Trọng là tể tướng nước Tề dưới thời Tề Hoàn Công, đưa nước Tề thành nước đứng đầu thiên hạ thời kỳ đó với vô số cải cách về kinh tế, chính trị, giáo dục, rất nhiều tư tưởng của ông được sử dụng đến thời nay. Ví dụ như chiến lược không đánh mà thắng, sử dụng trừng phạt kinh tế để giáo huấn, dễ hiểu hơn là mỗi khi TQ nâng giá mặt hàng nào đó, bên mình đổ xô đi trồng rồi bên họ không mua nữa... "Kế một năm, chi bằng trồng lúa. Kế mười năm, chi bằng trồng cây. Kế trọn đời, chi bằng trồng người." cũng là câu nói nổi tiếng của Quản Trọng.

Nhìn chung, Quản Trọng là có công với quốc gia nhưng tỏ ra khoe khoang, xa xỉ, tự cao. Theo Khổng Tử, đây là biểu hiện của kẻ tiểu nhân chứ không phải khí độ của người quân tử. Câu này của Khổng Tử chỉ xét về nhân phẩm chứ không tính đến tài năng hay sự thành công.

Hơi quá đáng với bậc thánh hiền tý chứ mình thấy Khổng Tử căn bản không thành công trong sự nghiệp chính trị không phải không có lý do, nhưng thôi không phân tích nhiều.

Mình có cảm giác không hề nhẹ là tác giả đặt Quản Trọng vào để đá xoáy Thôi Nam Hiên, thành công nhưng không phải quân tử. nói trước là mình không thích Thôi Nam Hiên lắm đâu nhưng anh tỷ nhi bị ám ảnh bởi Thôi Nam Hiên nên mình cũng bị ảnh hưởng tý. Về phương diện tình cảm, Thôi Nam Hiên là kiểu người không xứng đáng được yêu, nhưng xét tổng thể mình không ghét nhân vật này.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui