Trong đình hóng gió, Triệu gia thái thái và Trần lão thái thái vẫn đang nói nói cười cười, nói xong mấy câu truyện, thái thái Triệu gia đã đoán được tính nết của Trần lão thái thái.
Phó Vân Chương đúng là tốt thật đấy nhưng người mẹ này của y thì không hay cho lắm. Mấy đứa con gái nhà bà đứa nào cũng được nuông chiều từ bé, chưa bao giờ phải chịu uất ức, tuy còn nhỏ mà đã tâm cao khí ngạo, làm sao có thể sống chung với người hẹp hòi như Trần lão thái thái.
Triệu gia thái thái suy nghĩ một lát, nâng ly trà lên nhấm một ngụm, lặng lẽ quan sát sắc mặt Trần lão thái thái qua khóe mắt. Tuy lão thái thái vẫn luôn nở nụ cười, rất cố gắng giả vờ hiền hòa nhưng nụ cười lại rất miễn cưỡng, lúc nói chuyện với tri huyện nương tử cũng lộ ra giọng điệu áp đặt.
Nha hoàn xung quanh trông rất căng thẳng, chỉ cần lão thái thái liếc qua một cái đã im bặt, từ đó có thể thấy được thường ngày lão thái thái quyết liệt đến thế nào.
Thái thái Triệu gia thầm thở dài một hơi, nếu không phải quan nhân nhất quyết muốn kết thân với Phó gia, sao bà lại phải đi chuyến này, cũng không biết bà chị chồng trong kinh sư kia rốt cuộc đang nghĩ cái gì, Phó gia chỉ là một gia đình bình thường, sao có thể xứng đôi với con gái Triệu gia? Dù Phó Vân Chương kia có là kỳ tài ngút trời đi nữa thì giờ mới chỉ là một cử nhân mới thi xong kỳ thi hương mà thôi, Triệu gia là tộc lớn tronng phủ Giang Lăng, dòng dõi thư hương, giờ chọn một người như thế làm con rể, quá thiệt thòi cho con gái Triệu gia rồi.
Nghe nói Phó Vân Chương tuấn tú nhã nhặn, nếu giờ y đỗ tiến sĩ thì may ra mới có thể xứng đôi với dòng dõi Triệu gia. Nhưng ai mà chắc chắn nổi y nhất định có thể có tên trên bảng vàng được cơ chứ? Mấy ngàn thí sinh mà cuối cùng vào đến kì thi đình cũng chỉ mấy trăm mà thôi, Triệu gia có truyền thông khoa cử như thế cũng chỉ có vài người đỗ tiến sĩ. Thầy dạy của các lão phu nhân, Triệu sư gia chẳng phải là một ví dụ sống hay sao?
Việc hôn nhân này không thể vội vàng hấp tấp được, để đó nói sau.
Triệu gia thái thái quyết định như thế, dù cho quan nhân nói như thế nào, bà sẽ không tùy tiện gả con gái mình đến Phó gia chịu khổ. Nghĩ vậy, bà không còn nói chuyện bằng giọng điệu thân thiết như ban nãy nữa, tri huyện nương tử tìm mọi cách đón ý hùa theo lấy lòng, bà cũng chỉ mỉm cười đáp lễ, không mấy nhiệt tình, thi thoảng mới buông một hai câu đáp lại.
Tri huyện nương tử cũng nhận ra thái độ bà thay đổi nhưng cũng không hiểu rõ nguyên nhân nên chỉ có thể tiếp tục gắng sức hâm nóng câu chuyện.
“nói chuyện mà không hợp nhau thì nửa câu cũng là còn nhiều” [1], Triệu gia thái thái không định ngủ lại huyện Hoàng Châu. Cúi đầu nhìn bóng sáng loang lổ dưới bóng trúc, bà mượn cớ phải ra bến tàu cho kịp thuyền về, mỉm cười nói lời cáo từ.
[1] Trích "Xuân nhật Tây Hồ ký tạ pháp - Tào Vận" của Âu Dương Tu.
Trần lão thái thái và tri huyện nương tử tích cực giữ khách nhưng thái thái Triệu gia đã quyết. Trần lão thái thái nhìn tri huyện nương tử khó hiểu, tri huyện nương tử cũng trả lại một ánh mắt ngơ ngác, Triệu gia thái thái tới bất ngờ, đi cũng bất ngờ, bà làm sao đoán đoán được ý định của người này.
Thế là họ đành phải đứng dậy tiễn người, nhìn theo bóng xe ngựa của Triệu gia thái thái và mấy vị tiểu thư Triệu gia một lúc lâu, cho tới khi xe rẽ ở góc đường, không thấy đâu nữa mới xoay người trở về.
Xe ngựa Triệu gia ra khỏi phố Đông Đại, Triệu gia thái thái mới thở phào nhẹ nhõm. Qua khóe mắt, bà nhìn thấy Triệu Thúc Uyển thẫn thờ, mỉm cười hỏi: "Uyển tỷ nhi, con làm sao thế?"
Nhị tỷ nhi Triệu gia chần chừ một lúc, dựa vào người mẹ mình, nói khẽ mấy lời vào tai bà.
Triệu gia thái thái mặt hơi đổi sắc, nhíu mày nói: "Uyển tỷ nhi, con cầm đồ của tiểu nương tử Phó gia kia, sao không nói với thẩm thẩm một tiếng?"
Nghe con gái kể, bà biết được cái cô bé gọi là anh tỷ nhi kia cũng không ở huyện Hoàng Châu, Triệu Thúc Uyển chưa được chủ nhân cho phép đã cầm văn thơ của người ta đi, thế là quá lỗ mãng.
Triệu Thúc Uyển bĩu môi, nghèn nghẹn nói: "Đấy là Phó Dung đưa cho con đấy chứ. Nàng ta nói nàng ta có thể đồng ý thay Phó Vân anh, con gái Phó gia bọn họ đều nghe lời nàng ta hết. Hơn nữa nàng ta đã hỏi Phó gia lão thái thái rồi, lão thái thái cũng đồng ý. Thẩm thẩm, không hỏi mà lấy là trộm, con vẫn biết đạo lý này."
Nghe nàng nói chuyện này đã được Trần lão thái thái cho phép, Triệu gia thái thái thở phào, mặt cũng ôn hòa hơn, nhưng nghe thấy câu cuối mày lại nhíu lại, véo nhẹ lên chóp mũi Triệu Thúc Uyển, giận dỗi: "Con đấy, cái con bé này, thẩm thẩm nào có ý gì khác, chỉ sợ con quá hiếu thắng!"
Triệu Thúc Uyển nhíu mày, hừ lạnh: "Thẩm thẩm, con nuốt không trôi cục tức này. Con gái nhà chúng ta có gì không tốt, tại sao tam gia gia lại không chịu để mắt tới chúng con? Lại còn thiên vị một người ngoài như thế? Tam gia gia mới gặp Phó Vân anh kia một hai lần rồi cứ nhất định phải nhận người ta làm học trò, cha mẹ con xin tam gia gia nhiều lần như thế..."
Triệu gia thái thái im lặng, đưa mắt nhìn xung quanh, thấy mấy đứa con gái mình ngồi bên cạnh không nói gì nhưng vẫn có thể được mấy đứa nó cũng không phục, rõ ràng là đang đồng ý với những gì Triệu Thúc Uyển nói.
"Chuyện này nói ra rất dài, tam gia gia của con bao nhiêu năm nay vẫn luôn không chịu dạy học cho con gái trong tộc, thực ra là có nguyên nhân." Triệu gia thái thái dựa vào vách xe ngựa, trâm cài hoa cúc trên đầu bà cũng chuyển động theo sự nảy lên của xe ngựa, chuỗi ngọc trên trâm nhẹ nhàng đu đưa, vỗ về mái tóc, "cô họ các con, chính là cái người trong kinh kia..."
Bà không nói rõ tên và thứ tự của người kia, lại tiếp, "Năm đó khi bà ấy xuất giá, nghe nói mẹ chồng mình ở Thẩm gia không thích con gái đọc sách nên đã đốt hết tất cả thơ từ tranh chữ mình từng làm khi còn trẻ. Sau khi gả vào Thẩm gia, bà ấy chỉ tập trung giúp chồng dạy con, mười mấy năm cũng không chạm vào sách vở một lần nào. Bà ấy còn tán đồng ý kiến của mẹ chồng rằng đọc sách là có hại, còn nói bà ấy hối hận hồi nhỏ đã theo tam gia gia đọc sách, tuyên bố rằng về sau sẽ không bao giờ dạy con gái Triệu gia học hành để sau này không bị người ta oán trách."
Nghe bà nói xong, các tiểu thư Triệu gia đều kinh ngạc, cả xe lặng ngắt như tờ, đến cả Triệu Thúc Uyển đang tức giận cũng không nói nên lời. Bọn họ biết cái người trong kinh kia là ai, Triệu gia chỉ có một người phụ nữ ở kinh sư, đó chính là các lão phu nhân Triệu thị.
Triệu Thúc Uyển siết chặt khăn lụa trong tay, từ nhỏ người lớn trong nhà đều nói nàng giống người cô họ ở kinh sư, nàng lấy làm tự hào lắm. cô họ khi còn nhỏ nổi tiếng khắp phủ Giang Lăng vì tài năng hơn người, sau này lấy chồng lại luôn ở trong nhà. Nàng còn nghĩ đó là bởi cô họ bận việc nội trợ trong Thẩm phủ nên mới gạt sách vở qua một bên. không ngờ cô họ lại quyết tuyệt như thế, chỉ vì làm vui lòng mẹ chồng mà còn đốt hết thơ từ mình từng làm, còn phản bội lại người thầy dạy mình từ thuở vỡ lòng là tam gia gia.
“Nhưng ta mặc kệ.” Nàng gục đầu xuống, mím chặt môi, thầm nhủ. Tam gia gia khen Phó Vân anh nhiều thế mà lại chẳng khen nàng câu nào. Nàng nhất định phải so tài cao thấp một lần với người kia mới thỏa.
oOo
Mấy anh chị em Phó gia nấn ná ở phủ Võ Xương thêm mấy ngày, thăm thú khắp hang cùng ngõ hẻm, nhìn ngắm sự náo nhiệt của bến tàu, ăn hết các loại thức ăn từ nam chí bắc.
Hôm nay, thợ may mới mang xiêm áo mới tới phố Đại Triều, Phó tứ lão gia nói với Phó Nguyệt, Phó Quế và Phó Vân anh, hai ngày sau sẽ khởi hành về lại huyện Hoàng Châu.
Huyện Hoàng Châu chẳng náo nhiệt phồn hoa bằng phủ Võ Xương, trong huyện chỉ có mấy cái đường lớn, đi dạo khắp trung tâm huyện thành cũng mất chưa đến một canh giờ, các đồ bán trong các cửa hàng cũng không đa dạng phong phú bằng trong phủ Võ Xương.
Nhưng chỉ cần nghĩ tới sắp được về nhà, mấy chị em Phó Nguyệt vẫn vô cùng vui vẻ, đến cả Phó Vân Khải và Phó Vân Thái cũng nhảy cẫng lên hoan hô.
Trước khi đi, Phó Vân Chương lại đưa Phó Vân anh đi Trường Xuân Quan lần nữa.
Lần này giam viện đạo trưởng lại không ở trong quan, người tiếp khách nói đạo trưởng đã đi Sở Vương phủ bắt mạch cho thế tử của Sở Vương.
Thế tử là đứa con Sở Vương mãi tới khi về già mới có được, từ nhỏ đã ốm yếu bệnh tật. Sở Vương lớn tuổi, không thể có thêm con, chỉ có thể có một đứa con là thế tử. Nếu đứa con bảo bối này bất hạnh qua đời, theo quy củ, Sở Vương sẽ phải quay về kinh thành. Sau này sẽ có con cháu khác của hoàng thất được ban cho đất phong này. Bởi vậy không chỉ Sở Vương yêu quý đứa con này, toàn bộ Sở Vương phủ đều cung phụng thế tử như bồ tát sống. Thế tử lớn lên trong vòng tay của đám phụ nữ trong vương phủ, trước tám tuổi hầu như chưa bao giờ đặt chân xuống đất, cơm bưng nước rót, áo mặc cũng có người hầu, chẳng trách thân thể càng ngày càng yếu đuối, thường xuyên nhiễm bệnh.
Phó Vân Chương nói lời cảm tạ với người tiếp khác, dẫn Phó Vân anh đi bái kiến một vị lão đạo khác trong quan, nhờ lão đạo bắt mạch cho Phó Vân anh.
Các đạo trưởng ở Trường Xuân Quan thường chăm sóc cho những người quyền quý trong phủ Võ Xương, không tiếp người ngoài, luyện đan và khám bệnh là sở trường của bọn họ.
Phó Vân Chương không cần những thứ đan dược kia, chỉ muốn hỏi xem Phó Vân anh có bị bệnh gì không.
Phó Vân anh nghĩ mãi cũng không hiểu tại sao Phó Vân Chương lại cố chấp như thế, nàng thậm chí nghi ngờ không biết có phải y đã phát hiện ra gì khác thường rồi hay không.
Nhưng cách Phó Vân Chương quan tâm không có chút giả dối nào, y chỉ lo nàng sẽ bị bệnh như lần trước.
Nàng không thể không thề thốt năm lần bảy lượt, "Nhị ca, nếu muội bị bệnh... không, nếu muội thấy người mình có gì không thoải mái, nhất định sẽ nói ngay với nha hoàn. Lần trước chỉ là sơ sẩy thôi mà."
Khóe miệng Phó Vân Chương hơi cong lên, hướng mắt về bóng cây trước hành lang, ngẩn ra thất thần.
Bịch một tiếng, một tiểu đạo sĩ đang đứng trên cọc gỗ bỗng rơi xuống, cả người dính toàn bùn đất. Các đạo sĩ trong viện cười ngặt nghẽo. Tuy bọn họ tu đạo từ nhỏ nhưng giờ tuổi vẫn chưa lớn, ngoài quần áo mặc trên người, trông cũng không khác gì những thiếu niên sống bên ngoài quan.
Phó Vân Chương mỉm cười, nắm tay Phó Vân anh, dắt nàng ra khỏi đạo quan.
oOo
Lúc về, cả nhà vẫn đi thuyền.
Trước lúc xuất phát, những thư sinh thân thiết với Phó Vân Chương còn ra tận bến tàu tiễn y, bọn họ đứng trước một quán ăn bịn rịn chia tay. Bỗng mười mấy gia đinh đầu mang khăn lưới, thân mặc áo ngắn đi về phía họ, tay khiêng bảy tám sọt chứa đầy trái cây và đặc sản địa phương. Những người này đi thành hai hàng, tạo thành một con đường ở giữa, một công tử người mặc đạo bào màu đen, eo đeo đai lưng lụa, tay cần quạt bước ra, mỉm cười chắp tay chào hỏi Phó Vân Chương.
Bến tàu tấp nập người đi kẻ đến nhưng mọi người vẫn nhận ra người vừa tới là Chung Đại Lang. Xung quanh nghe như có tiếng hít vào đầy sợ hãi.
Chu Đai Lang không thèm để ý tới sự bàn tán của những người xung quanh, cười nói với Phó Vân Chương hẹn hội văn lần sau gặp lại.
Phó Vân Chương cũng mỉm cười đồng ý.
Phó tứ lão gia sắp xếp chỗ ở trên thuyền cho thợ thủ công chuyên về ươm tơ từ phía nam tới xong, đưa mấy chị em Phó Nguyệt lên thuyền trước, nghe gã sai vặt nói Chung Đại Lang tới cũng vội vã rời thuyền tới nói chuyện mấy câu.
Phó Nguyệt và Phó Quế đứng trên boong, tò mò nhìn về phía họ.
Phó Vân Khải và Phó Vân Thái bên cạnh lẩm bẩm oán giận Chu Đại Lang.
"Đại công tử Chung gia trông đàng hoàng đĩnh đạc thế kia mà hóa ra lại là người như vậy." Phó Nguyệt thì thầm.
Phó Quế che một tay trên trán, nhìn về phía đám người trước bến tàu nói: "Công tử trong các gia đình giàu có đều thế cả. hắn chẳng phải đã nhận lỗi với nhà chúng ta rồi sao? Muội cảm thấy hắn không xấu."
Phó Vân Khải và Phó Vân Thái nhìn nhau rồi liếc mắt khinh thường.
Tới tận khi Phó tứ lão gia và Phó Vân Chương lên tới thuyền, trên bờ vẫn vang lên tiếng nói của Chung Đại Lang.
Công tử nhà giàu ngang ngược vô lý, đánh chết người cũng vô cảm, không chút hối hận. Nhưng nếu bọn họ đã muốn kết bạn với ai thì lại vô cùng nhiệt tình, hơn nữa còn không bao giờ cưỡng ép người ta phải nhận, làm người khác chẳng thể chê trách gì được, thậm chí còn cảm kích không thôi, nếu như từ chối họ còn có khi còn có cảm giác tội lỗi nữa là đằng khác.
Giờ đến Phó tứ lão gia cũng còn phải nhìn Chung Đại Lang bằng con mắt khác rồi. Ban đêm, thuyền Phó gia đỗ lại ở bến tàu, lúc mấy chú cháu anh chị em ngồi quây quần quanh bàn ăn, ông cứ nhắc tới Chu Đại Lang mấy lần, nói gã đó quả nhiên giống như người ta đồn, là người có chí khí, kết bạn cũng đáng.
Ăn xong, Phó Vân anh quay lại khoang thuyền, Phương Tuế pha nước ấm hầu hạ nàng rửa mặt chải đầu.
Bóng đêm đặc quánh, không trăng cũng không sao, từng đợt gió lạnh lẽo quét qua mặt sông, dù có đóng cửa sổ lại vẫn có thể cảm nhận thấy gió len qua từ khe hở lùa vào phòng, đến cho ngọn lửa đang cháy trên cây nến trên bàn cũng run rẩy.
Phó Vân anh ngồi chong đèn đọc sách nhưng ánh nến lay động quá nhiều nên chỉ chốc lát sau, mắt nàng đã cay xè mệt mỏi, nàng xoa xoa hốc mắt, đứng dậy chuẩn bị đi ngủ.
Lúc này bên ngoài bỗng có tiếng bước chân dồn dập vọng vào. Dường như có không ít người đang chạy đi chạy lại trên boong, khắp nơi đều vang lên tiếng người ồn ào náo động.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...