//
Editor: Chương này đề cập nhiều về sách vở và thi cử, nên phải chú thích thêm một chút Đầu thời Minh, khoa cử ở Trung Quốc thực sự đã thi đầy đủ những thứ này thật nhưng sau này thi cử dần thiên về thi phú nhiều, mất dần tính thực tiễn. nói thêm một chút về các hạng mục thi cử, trong bản edit này mình nhắc đến văn giải đề, thực ra gốc Hán-Việt là "bát cổ văn", nhưng mình để là giải đề cho dễ hiểu vì loại văn này hướng tới việc giải thích một câu bất kỳ trong Tứ thư, Ngũ kinh. Mỗi bài văn bát cổ, hay còn gọi là chế nghệ bát cổ bao gồm: phá đề, thừa đề, khởi giảng, nhập thủ, khởi cổ, trung cổ, hậu cổ, thúc cổ. Từ khởi cổ đến thúc cổ, 4 phần đó mỗi phần có 2 vế song song đối nhau thành 8 vế nên gọi là "bát cổ". Cấu trúc bài văn rất phức tạp, giải thích, đưa trích dẫn, đặt mình vào vị trí của bậc thánh hiền để giảng giải, viết văn phải dùng lối biền ngẫu, các câu đăng đối song hành. nói ra vậy để hiểu là loại văn này muốn viết được không phải là đơn giản, các cụ thời xưa không phải cứ học thuộc dăm ba quyển sách là kéo nhau đi thi, thế mà chật vật mãi không thi nổi tú tài. Hoàn toàn không phải thế. (Vậy mà hồi nhỏ mình nghĩ thế thật, ám ảnh phim Trung Quốc về chuyện ngồi lắc lư học thuộc lòng, xin lỗi các cụ). nói là giải thích một câu trong sách nhưng không phải như văn nghị luận văn học của mà chúng ta học hồi phổ thông...