Kỳ Bưu Giai nói :
- Chắc không sao đâu, chỉ là nhắc nhở Giới Tử huynh phải nhanh chóng đáp đề mà thôi.
Đại Tông Sư và Từ tri phủ, Hầu tri huyện đều đang ở trên công đường nhìn hai người . Trương Nguyên, Kỳ Bưu Giai không tiện nói nhiều, cùng bước lên đại đường nộp bài thi và chờ thi vấn đáp.
Vương Đề Học mấy năm nay chấm thi đã nhiều,
ánh mắt sắc bén, xem lướt nhanh qua trước đề văn tứ thư bát cổ của hai người, rồi nói với Từ, Hầu:
- Chắc chắn đạt.
Đề thi vẫn coi trọng đề tứ thư, tứ thư làm tốt thì có thể trúng tuyển, còn về Ngũ Kinh, đó là đề xác định thứ hạng cao thấp.
Trương Nguyên và Kỳ Bưu Giai lần này bổ sinh đồ là việc trong dự liệu, Từ Thời Tiến và Hầu Chi Hàn đồng loạt nói:
- Chúc mừng lão đại nhân lại vừa cất nhắc hai vị tuấn tú tài giỏi.
Trương Nguyên, Kỳ Bưu Giai mau chóng quì lạy Đại tông sư. Sau này Vương Biên chính là thầy của hai người. Một sĩ tử từ lúc nhập môn đến khi đỗ tiến sĩ, có mười mấy thầy dạy cũng không phải là hiếm.
Vương Đề Học xem bát cổ văn “ Thượng Thư “ của Kỳ Bưu Giai trước, gật đầu nói:
- Văn này rất có sáng tạo, chính đáng và xác thực. Đồng tử mười ba tuổi có thể suy nghĩ như vậy đúng là hiếm có, hiếm có.
Kỳ Bưu Giai rất kì vọng thầy Đại Tông sẽ chọn gã là án thủ ngay tại đó nhưng lại thấy thầy để bài thi của mình sang một bên rồi xem văn bát cổ “ Xuân Thu “ của Trương Nguyên, trong lòng không khỏi hụt hẫng.
Vương Đề Học là bậc thầy nghiên cứu “ Xuân Thu “ , đã có ba cuốn “Xuân Thu định chỉ”. Trương Nguyên từng đọc rất kĩ, sách là do Vương Anh Tư mượn của ông ta, vì vậy đề “ Xuân thu “ của cuốn “Tang hi bá gián quan ngư” này Trương Nguyên làm rất chặt chẽ, khảo cứu và dẫn chứng tinh tường, bút pháp mượt mà cứng cáp. Vương Đề Học nhìn mà liên tiếp gật đầu, sau khi xem xong vẫn chưa thỏa mãn, liền thảo luận với Trương Nguyên về “ Xuân Thu “ .
Vương Đề Học nói:
- Những người có thành ý xem “ Xuân Thu “ , là có tấm lòng chính danh và lương thiện, từ hai câu “lấy nghĩa chính danh” của nó là thấy được tư tưởng chính của “ Xuân thu “ .
Trương Nguyên đáp:
- Những gì thầy thấy được rất đúng, đọc kinh phải vì sự việc mà thấy được nghĩa, nhưng sự việc chẳng qua chỉ là cái lệ, nhấn mạnh ở cái nghĩa chứ không phải ở sự việc, nghĩa là gì? Sự việc là thiện tâm của bậc thánh nhân, còn nghĩa là đại pháp của bậc thánh nhân.
Vương Đề Học cảm thấy những gì Trương Nguyên đã thấy rất hợp với mình, nói chuyện rất tâm đắc, lần lượt từ việc chơi từ, phân biệt nghĩa, dùng kinh nghiệm từng trải đề bàn về “ Xuân thu “ , Trương Nguyên ngẫu nhiên nói thêm vào mấy câu, vừa có thể nêu rõ những nét chính của vấn đề, nhưng lại không làm sai lệch ý nghĩa, không phải là người hiếu học có suy nghĩ sâu xa thì không thể nói được những lời ấy. Vương Đề Học rất tán thưởng, coi trường thi này như giảng đường “ Xuân thu “ , lão râu bạc phất phơ, luận đàm thoải mái về “ Xuân thu “ .
Kỳ Bưu Giai đứng một bên thấy vô vị, còn vài thí sinh khác đang chờ Đại Tông sư hỏi vấn đáp, nhưng Đại Tông sư đang rất có hứng nói chuyện, căn bản là không rảnh để ý tới bọn họ. Một đồng sinh trong số họ cao giọng nói:
- Thầy Đại Tông, bản kinh của học trò cũng là “ Xuân thu “ .
Vương Đề Học có chút không vui liền nói:
- Nếu ngươi cũng nghiên cứu về “ Xuân thu “ vậy ta hỏi ngươi, giáng tội cho Văn Khương là vu trách nhiệm của họ cho Trang Công- luận này có xác thực không?
Đây không phải là câu hỏi dễ trả lời, nếu không rõ Xuân thu tam truyện như lòng bàn tay và thông hiểu đạo lí thì sẽ không trả lời được. Tên đồng sinh đó ấp úng, mặt đỏ bừng.
Vương Đề Học chuyển ánh mắt đến mặt Trương Nguyên, cằm hơi giương lên, nói:
- Trương Nguyên, ngươi trả lời đi.
Trương Nguyên suy nghĩ chốc lát, rồi trả lời:
- Văn Khương giết chồng, Ai Khương giết con, tội không giống nhau. Chế độ pháp luật của Xuân Thu coi trọng 'Lũ thư bất húy' (sách vở lặp lại nhiều lần không bị cấm kỵ), Trang Công tuy quên việc hôn sự, nhưng vụ án Tôn Chu đang còn đó, đại để thư pháp “ Xuân Thu “ , hoặc trọng câu dưới, hoặc trọng câu trên, không cần thiết phải câu nệ riêng câu nào.
Tên thí sinh không đọc “ Xuân thu “ hoặc là đọc một cách hời hợt kia, nghe mấy câu của Trương Nguyên đúng là như vịt nghe sấm nhưng xem bộ dạng thầy Đại Tông gật đầu, thì cũng biết là Trương Nguyên trả lời rất hay.
Chính lúc này, bỗng nghe được một tiếng nổ vang, mọi người trên công đường mới đầu còn tưởng tiếng pháo mở cửa thả tên đứng đầu bảng, sau mới nghe ra tiếng xào xạc, hóa ra là tiếng mưa rơi. Lúc này những thí sinh ngồi ven lều thi thì thảm rồi, không thể viết văn, phải che bài thi để không bị mưa ướt, chữ viết bị nhòe là bài thi sẽ không còn giá trị nữa.
Trận mưa này gần nửa canh giờ mà vẫn không chịu ngừng, cũng may đã có hơn hai trăm thí sinh nộp bài. Sau khi Vương Đề Học thị sát trường thi, đồng ý cho những thí sinh ngồi bên mép dời vào chỗ trống để cuộc thi có thể tiến hành bình thường.
Đầu giờ Thân, Trương Nguyên cùng Kỳ Bưu Giai và hơn hai trăm thí sinh đợt đầu ra khỏi Long Môn. Vẫn đang mưa to, những chiếc đèn lồng chân cao xếp dày đặc như sao sa lúc canh năm ở quảng trường bên ngoài lều thi bây giờ đã trở thành những chiếc ô giống như những cái nấm hiện ra sau cơn mưa trong rừng, chỉ thấy ô che không thấy người. Tiếng mưa rơi ào ào như trút nước.
Kỳ thi đạo hôm nay đúng là nhiều cái không như ý, lúc bị lục soát khi vào trường thi thì trí thức không được trọng dụng, lúc thi lại bị ghi tên. Bây giờ lại gặp mưa to, từ lều thi đi đến Long Môn khăn áo của Trương Nguyên đã bị ướt hết nên cũng không vội tìm chỗ trú mưa, hắn kéo giỏ thi nhìn xung quanh, trước mắt tối sầm lại, một cây dù lớn bằng giấy dầu che trên đầu hắn, tiếng Mục Chân Chân nhanh nhẹn nói:
- Thiếu gia thi xong rồi ạ!
Trương Nguyên nghiêng đầu nhìn, gương mặt tinh khiết như trái dưa mới hái của Mục Chân Chân gần trong gang tấc. Vì gần nên Trương Nguyên có thể nhìn rõ những hạt mưa li ti dính trên đầu lông mày tinh mịn của Mục Chân Chân, đôi mắt mở to, ẩn chứa sự vui mừng thuần khiết. Ô ở bên cạnh rất nhiều nên Mục Chân Chân cố giơ cao ô lên, miếng vải bồi Tùng Giang màu đen hơi nhỏ kia bó chít vào ngực, duyên dáng nhô lên.
- Đây là nữ tỳ nhà ai vậy, thật là không hiểu chuyện, cố mà chen lên, chen lấn đến nỗi không đứng thẳng được!
Bên cạnh có người trừng mắt nhìn Mục Chân Chân, lên tiếng chỉ trích, người này chắc hẳn cũng đang đón thí sinh nào đó ra khỏi trường thi. Mục Chân Chân và Vũ Lăng vốn chờ bên Long Môn, thấy Long Môn vừa mở, Mục Chân Chân đã tìm Trương Nguyên không hề chớp mắt. Thấy Trương Nguyên đội mưa đi đến bên hàng rào trúc, bộ dạng toàn thân ướt nhẹp, Mục Chân Chân vội vã ra sức chen tới. Tuy Mục Chân Chân nhanh nhẹn nhưng mưa này lại còn mở ô, không tránh khỏi có chút cản trở.
Mục Chân Chân mặt đỏ bừng, một tay giơ lên cao, nhất thời không biết nên nhận lỗi như thế nào, Trương Nguyên đứng dưới ô chắp tay thi lễ nói với người kia:
- Xin lỗi, xin lỗi, mưa to quá, vô ý va phải các hạ, xin thứ lỗi, thứ lỗi.
Người đó định thần nhìn lại, chuyển giận thành vui nói:
- Hoá ra là Trương công tử, Trương công tử lần này nhất định là trung học rồi, có thấy khuyển tử Lã Văn Chiêu không?
Người nhận ra Trương Nguyên nhiều, Trương Nguyên lại không nhận ra người này, nói:
- Lệnh lang còn đang làm văn, đợt đầu vẫn chưa ra, thì chắc chắn sẽ ra đợt hai. Lần này cũng chắc chắn là đỗ trung học rồi.
Tay phải hắn nhẹ ôm eo của Mục Chân Chân, nói:
- Chúng ta mau về nhà đi, ta bị ướt từ đầu đến chân rồi.
Mục Chân Chân cảm giác bàn tay mơn trớn da thịt đằng sau lưng, thoáng chốc cảm thấy căng thẳng, dường như muốn ngăn lại, nhưng lại không làm được.
Lúc này Vũ Lăng mới chen đến, vóc dáng nhỏ gầy nếu mở ô thì sẽ không thể chen tới được, đành gập ô mà chen qua, nó lau nước mưa trên mặt, nói lớn tiếng:
- Thiếu gia, thiếu gia Tông Tử của Tây Trương lúc trước nói chờ người ở tửu lầu phố Thập Tự để uống rượu, mời thiếu gia ra khỏi trường thi thì đến đó.
Trương Nguyên cười nói:
- Bộ dạng ta thế này thì làm sao mà đi được.
Thấy Mục Chân Chân đúng là chỉ lo che ô cho hắn, nửa bên người mình thì đang dầm mưa liền giơ tay ra đẩy ô về phía Mục Chân Chân, nói:
- Không cần che cho ta, dù sao thì ta cũng ướt rồi. Sao hai người không mang thêm ô đi?
Vũ Lăng nói:
- Vốn mang thêm một cái ô nhưng Trương Định Nhất thiếu gia mượn đi rồi.
Trương Nguyên cũng không mở ô, cất bước đi. Vũ Lăng dù sao cũng bị ướt mưa rồi, kẹp lấy ô, cười hì hì rồi đi theo sau thiếu gia.
Ra khỏi trường thi chật chội, Trương Nguyên hét lớn một tiếng:
- Chạy.
Cũng giống như năm ngoái gặp mưa to ở Hồ Tâm đảo - Thương Đào Viên, hắn và Vũ Lăng nhanh chân chạy, ô đều bị gió thổi lật ngược ra. Chủ tớ ba người chạy một hơi đến dinh thự Trương Đông, vẫn chưa vào cửa rào trúc, bỗng nghe được tiếng kèn Xô-na, tiếng chiêng đồng, thấy một đám nhạc công đang ở trước cửa đi ra, diễn tấu sáo và trống trong mưa, tiếng chúc mừng đồng loạt. Hoá ra đám nhạc công này vì trong trường thi quá đông, tìm người không dễ, biết Trương Nguyên chắc chắn đỗ, lại cách gần nên đứng ở cổng lớn chờ Trương Nguyên.
Trương Nguyên lắc đầu cười, nhóm kèn này ăn chắc hắn rồi. Đây là lần thứ năm báo hỉ rồi.
Người hầu mà Thương Chu Đức phái tới cũng đứng ở cửa chờ tin tức của Trương Nguyên, được tin Trương công tử thi cử thuận lợi, người hầu nhà họ Trương này vội đội nón lá tre trở về Hội Kê báo tin.
Hai huynh đệ Lý Thuần, Lý Khiết thích nhất thổi kèn, đang ở một bên lớn tiếng nói:
- Thổi nhiều vào, ta thổi, thổi lâu một chút, thổi thật lâu vào.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...