Ngày đi đêm nghỉ ròng rả hơn ba tháng trời. Khi đi dưới đồng bằng lúc
băng rừng vượt núi, Mai Nương, Tử Long mới lọt vào thung lũng thuộc dãy
Tần Lĩnh sơn vách đã chênh vênh lúc hiểm vươn thẳng lên không trung như
những võ sĩ khổng lồ giơ tay quyền thách thử trời xanh.
Lần lần từ khe núi ra, đôi thanh niên hiệp khách dừng ngựa đứng trên
phiến đã lớn đưa mắt nhìn quanh cố nhận ra những nét cũ thời xa xưa...
Vào những hốc đã xanh rêu phủ, vẫn những cây bạch dương thân lớn hàng ôm cành lá rườm rà, vẫn những chặng tòng bách cao vòi vọi gió ngàn lùa
trong lá vi vút thiên thu...
Nhưng đôi hiệp khách cảm thấy có sự gì là lạ chưa nhận ra được.
Giơ roi ngựa chỉ về phía Bạch Dương lãnh, Cam Tử Long nhìn bạn :
- Phải rồi! Trại nhà hình như rộng lớn hơn xưa nhiều! Sư muội thử nhận xem?
Lã Mai Nương lơ đãng gật đầu :
- Dạ, nhiều nếp tranh rải rác tràn hẳn tới chân ngọn Bạch Dương... Rộng hơn trước khác nhiều! Mười năm trời rồi còn gì! Nào đi!
Tám vó ngựa lộp cộp rời phiến thạch bàn, chạy kiệu nhỏ trên tấm thảm cỏ mượt êm dịu màu cốm lợt.
Đoàn thanh niên tiều phu lưng giắt rìu, vai gánh củi, vừa đi vừa chuyện trò, bỗng ngừng bặt, ngơ ngác nhìn khách lạ.
Dưới gốc bạch dương trước cổng Cam gia trại, một bầy trẻ vừa trai vừa gái cỡ mười tuổi đang nô đùa cầm cành tre đánh trận giả.
Gần đó, mấy vị lão trượng, râu tóc bạc phơ, ngồi trên phiến đá dưới bóng trúc xanh, an nhà lơ đãng đón gió, nhìn mây...
Nhưng họ bỗng đứng cả dạy chăm chú, tò mò nhận xét hai kỵ sĩ kiêu hùng đang tiến tới.
Chỉ bầy trẻ, Cam Tử Long bảo Mai Nương :
- Mười năm trước đây ta cũng cỡ này!
Nữ hiệp mỉm cười duyên dáng, nhảy xuống ngựa. Hai người lững thững dắt
ngựa tới trước mặt mấy lão trượng vòng tay cung kính chào.
Lễ phép chào lại, một lão trượng hỏi :
- Nhị vị từ đâu qua đây? Tìm nhà ai?
Tử Long đưa mắt nhìn Mai Nương, mỉm cười :
- Tiểu sanh từ cực Đông tới và muốn tìm Cam tiên sinh...
Lo sợ, lão trượng nhìn các bạn đồng niên, hồi lâu đáp :
- Cam lão anh hùng qua đời từ lâu rồi. Chẳng hay tráng sĩ có việc chi cần?
Các bô lão quan sát khách lạ từ đầu đến chân và lo lắng nhìn hai thành trường kiếm gài chéo sau lưng.
Lã Mai Nương đỡ lời :
- Thưa không, chúng tôi không tin vị lão anh hùng đã khuất nhưng người mà chúng tôi quen biết đây họ Cam tên Phúc.
Như thoát được nỗi lo sợ, các bô lão cùng la lên một tiếng :
- A!...
Giữa lúc ấy mấy người từ trong nhà chạy ra, đi đầu là một người khỏe mạnh trạc ngoài ngũ tuần.
Tử Long nói :
- Kìa, Cam Phúc đã ra kia!
Tuy Cam Phúc có đẫy đà ra thêm nhưng Cam, Lã hai người nhận ra ngay. Một bô lão nói lớn :
- Nhị vị thanh niên đây muốn gặp Cam tiên sinh.
Mai Nương, Tử Long hướng về phía Cam Phúc vái chào, rồi đứng im, lẳng lặng nhìn.
Cam Phúc đáp lễ :
- Nhị vị, quý tính đại danh là chi? Từ đâu đến đây?
Nhưng Cam Phúc bỗng ngừng bặt, trợn mắt la lớn :
- Ồ! Cam công tử và Lã tiểu thư đây mà!... Trời ơi!... Cao lớn hùng dũng nhường này ư?
Dứt lời, Cam Phúc chạy ồ tới ôm lấy vai Tử Long, hớn hở, nhìn kỹ hai người :
- Khác hẳn khi xưa! Đường đương khí phách hơn cả lão anh hùng thiếu thời, cơ hồ tôi nhận không ra!...
Lúc bấy giờ Tử Long mới vui vẻ, hết bí mật :
- Tôi rất sung sướng được thấy quản gia an khang và toàn thể trại nhà được phồn thạnh hơn xưa.
Các bô lão cũng rất vui mừng, đứng xúm cả chung quanh hai thanh niên.
Cam Phúc mừng mừng tủi tủi, nhưng chợt nghĩ ra điều gì, nét mặt lại trở
nên lo lắng hỏi :
- Cam thái thái không cùng về?
Mai Nương lẹ miệng :
- Thái thái trên còn ở Bạch Vân tự với nhị vị đại sư. Ơn trời, người rất mạnh khỏe.
Tử Long nói theo :
- Phải, gia mẫu chưa về nhà vì Tử Long này mới hạ sơn, bổn phận còn nặng nề chưa ở hẳn nhà được, nên người còn lưu lại trên Bạch Vân tự.
Cam Phúc ân cần :
- Công tử và tiểu thư vào nhà nghỉ ngơi đã, sẽ nói chuyện sau.
Trao cương ngựa cho gia nhân, Tử Long, Mai Nương chào các bô lão rồi đi theo Cam Phúc.
Đủng đỉnh bước vào sân cỏ, Cam Tử Long nhìn dãy hành lang quanh co, nhìn mấy bực thềm đá, nhìn gốc bạch dương cao ngất giữa sân. Bất giác bao
nhiêu kỷ niệm xưa đều trở lại với chàng. Nào những lúc bé chú bẻ Cam gia tung tăng trên sân cỏ múa mộc kiếm dưới mắt nhìn âu yếm của cha mẹ ngồi trên thềm nhà bên khóm mẫu đơn rung rinh trước gió. Nào những khi hai
mẹ con dắt nhau bước xuống bậc đã vui vẻ đón mừng lão anh hùng trên mình ngựa từ bên sơn thôn trở về, chẳng rời tay mẹ ra trước la :
- Ô! A! Phụ thân đã về!.
Buôn cương, lão anh hùng nhảy vội xuống ngựa giơ tay đón nhắc bổng cậu con cưng...
Nhìn đó đây, Tử Long thần mặt ra nghĩ ngợi. Chàng tiếc lúc này mẫu thân không ở nhà để cùng chàng ôn lại kỷ niệm xa xưa.
Cùng một cảm giác, Mai Nương đã đăm chiêu hồi tưởng lại lúc nàng tới Cam gia trại giữa cảnh tang tóc đau thương... Xác vị anh hùng tử thương đẫm máu nằm trơ trơ trên trường kỷ, nét mặt hầu như biến đổi từ căm hờn kẻ
thù hèn nhát đến tin tưởng ở đức kiên cường báo thù của người con thân
yêu duy nhất...
Và mười năm đã qua!
Mười lần hoa Xuân đua nở đã biến cậu trai thông minh kháu khỉnh họ Cam
ấy thành một trang thanh niên hảo hán dũng cảm phi thường, lực năng cử
đỉnh, thế khả bạt sơn, đầy bầu nhiệt huyết quyết tìm báo phụ thù...
...Và nàng, từ cô bé họ Lã xinh xinh tóc còn bím trái đào đã trở thành
một trang tuyệt sắc giai nhân cân quắc anh thư có sức quyến rũ phá
thành, vung ba thước kiếm linh giúp bạn trong bước hải hồ phục hận...
Phải chăng cuộc đời nàng đã do cao xanh chỉ định luôn luôn ở bên chàng
trai anh dũng đó, vui cùng hường, họa cùng chia, ngay từ khi cả hai còn
tấm bé?
- Mời Lã tiểu thư vào nhà.
Mai Nương mải miết sống lại dĩ vãng, giựt mình trước lời mời của Cam Phúc, người quản gia trung thành.
Đặt hành lý và hai trường kiếm lên mặt án, Cam, Lã lẳng lặng nhìn quanh. Như mười năm năm về trước, cảnh vật vẫn y nguyên. Trên bàn thờ, khói
hương nghi ngút, sạch sẽ không một vẩn bụi. Mũi giáo Trước sà vẫn nằm
ngang dưới lớp vải xô trắng trước bát hương thờ. Mặt đỏ bừng bừng như có hồn thiên thân phụ ốp nhập, Tử Long từ từ bước lại trước bàn thờ, mở
vuông vải xô trắng sang bên...
Lạ thay! Váy máu khô lại nhưng vẫn đỏ tươi nguyên như hồi mười thu trước.
Tử Long, không khóc được nữa, lầm lì đốt ba nén hương trầm nâng cao ngang trán, quỳ trước bàn thờ rì rầm khấn.
Lúc đó ngoài trời đang quang tạnh, bỗng cơn giông từ đâu nổi dậy lầm
liệt kinh hồn, gió rít ầm ầm gãy cảnh tung sỏi đá. Lần chớp sáng lòe
ngay khu Cam gia trại, tiếp theo một tiếng sét nổi vang trời, rung
chuyển cả khu Tần Lĩnh nôn cao rừng thẳm.. Sợ hãi, mọi người trong nhà
không ai bảo ai mà cùng quỳ cả xuống cầu nguyện.
Họ cảm như Cam lão anh hùng hiển linh chứng nhận lời thề báo phục của
người con anh hùng chí hiếu. Chờ Tử Long lễ xong, Mai Nương cũng nghiêm
chỉnh đốt hương khấn vái một hồi. Nàng kéo miếng vải xô đậy mũi giáo oán thù lại như cũ. Lúc đó, vợ con Cam Phúc và các người trong nhà mới họp
cả lại chào mừng Cam,Lã hai người.
Tử Long cất hành lý vào căn phòng của cha mẹ khi trước. Mai Nương ở
phòng kế bên. Thay y phục sạch sẽ xong xuôi, hai thanh niên cùng Cam
Phúc đi xem xét trong nhà trước sau. Mọi thứ nhất nhất đều như cũ. Cam
Phúc không hề di chuyển bất cứ thứ gì. Ngay cả đến những luống vườn Cam
thái thái trồng cây khi trước cũng được gìn giữ y nguyên.
Tử Long nhìn quản gia trung thành, biết ơn :
- Tôi có cảm tưởng chưa rời trại nhà một ngày nào cả. Đó là nhờ ở công của Quản gia.
Rơm rớm nước mắt, Cam Phúc đáp :
- Tôi theo hầu lão Trang chủ từ khi còn tấm bé, chẳng may người thọ nạn, bổn phận của tôi đối với chủ nhân không bao giờ thay đổi. Người ta hơn
được muôn loài cũng nhờ ở đức độ trung thành.
Hôm sau, Cam Phúc định giết trâu mổ bò làm tiệc lớn cũng lễ và mời toàn
trại khao mừng ngày trở về của tiểu chủ nhân, nhưng Tử Long ngăn lại, ôn tồn giảng giải :
- Không nên làm lớn. Trước hết mối thù chưa trả được, gia mẫu cũng chưa
về nhà. Vậy nên coi việc tôi hồi hương như là cuộc thăm viếng mộ phần cố phụ. Sau đó Mai Nương và tôi sẽ lên đường kiếm cho kỳ được Tăng tặc
đạo. Chừng nào thù đã báo, tôi sẽ đón gia mẫu về đây khi ấy ăn mừng cũng không muộn và mới hợp lẽ.
Cam Phúc nghe phân trần, khen phải và sửa soạn thường lễ cúng gia tiên, thăm viếng mộ phần lão anh hùng.
Tử Long và Mai Nương nhận xét các nơi Cam thái thái chôn vàng bạc vẫn y nguyên.
Mai Nương nói :
- Tiền bạc dư tiêu, thiết tưởng chẳng nên đem theo nhiều làm chi cho
nặng. Nếu thiếu ta sẽ vay ở tủ bạc bọn tham quan ô lại hay lục lâm cường đạo cũng được.
- Sư muội thực tế hơn ngu huynh nhiều lắm.
Luôn trong mấy ngày hai người bận rộn tiếp khách và đi thăm các gia đình trong trại.
Trước kia có vài chục nóc nhà, nay Cam gia trại có trên trăm mái tranh rộng rãi khang trang.
Một hôm, Cam Tử Long hỏi Cam Phúc :
- Quản gia có hay sang bên Hoang Sơn thôn thăm các lão nông không? Tôi
còn nhớ khi trước cố phụ thường sang bên đó luôn và tôi cũng đã được đi
theo nhiều lần.
Cam Phúc rầu rầu nét mặt thở dài :
- Vì phải đi đường vòng nên tôi cũng ít đi lắm. Chao ôi, trong vòng hai
năm nay, Hoang Sơn thôn không được khảng hảo như trước nữa đâu!!!
Tử Long ngạc nhiên :
- Ủa! Có điều chi vậy?
- Khu rừng độc ấy đã lắm mãnh thú nhưng hai năm nay bỗng dưng có cặp hắc hổ không hiểu từ phương nào kéo về trú ngụ. Cặp ác thú này bạo lắm,
chúng coi thường cặm bẫy, đêm đêm ra khỏi rừng vào tận thôn bắt mồi.
Heo, bò, trâu, ngựa bị chúng cõng đi luôn luôn, gia dĩ đến cả người nữa. Mới trong vòng hai năm mà ác thú đã bắt tới hơn hai chục người kể cả
nam phụ lão ấu.
Tử Long công phẫn :
- Thế các tráng đinh, liệp hộ trong thôn cũng để ác thú lộng hành vậy sao?
- Nói làm gì tới họ! Cứ nghe ác thú gầm lên cũng đủ mất thần rồi. Tiếng
gầm vang dội sang tới trại ta. Vả lại hai con thú ấy tinh khôn không
lưới nào chịu nổi mà cũng chẳng bẫy nào lừa được chúng. Mọi người phải
dời hẳn thôn ra xa, đóng dóng vót nhọn khắp chùng quanh vững chãi như
bức thành, thế mà ác thú vượt qua như thường, cõng cả trâu bò. Có nhiều
người đã trông thấy chúng đen xạm, lớn như trâu mộng. Nghe nói, mấy
thành nay ác thú ngang nhiên lẩn quẩn ra cả ngoài cửa rừng, trước chân
núi ngay cả ban ngày ban mặt. Thiệt là ghê gớm. Bọn tiều phu phải sang
tận bên này đốn củi, còn các liệp hộ thì đành đi các khu rừng khác xa xa kiếm thịt.
Nghe chuyện, Cam Tử Long nhìn Lã Mai Nương dò ý kiến.
Nàng thản nhiên nói :
- Mai chúng ta sang Hoang Sơn thôn thăm xem sao.
Cam Phúc vội nói :
- Tiểu thư và công tử chẳng nên khinh thường!...
Tử Long nói :
- Trước khi tìm moi gan Tăng Tòng Hổ, tôi muốn thử xé xác hai ác thú đó đã.
Cam Phúc lo lắng, im lặng.
Tử Long hỏi gặng :
- Mai quản gia có đi với chúng tôi không?
- Xin vâng, nhưng phải đề phòng cẩn thận lắm mới được!
Lã Mai Nương phì cười :
- Thì cẩn thận chứ sao! Quản gia chớ quá lo.
Hôm sau, ba người sửa soạn lên ngựa ra đi. Vừa ra khỏi cổng trại được
vài chục thước thì thấy một toán đông chừng mươi người ngựa đi tới. Dùng ngựa lại nhìn, Cam Phúc chỉ tay nói :
- Kìa, bọn người bên Hoang Sơn thôn! Họ sang trại ta. Đi gấp thế kia chắc có chuyện.
Lúc sau, đoàn người tới nơi. Hai vị lão nông và tám trai tráng vai đeo cung tên, tay cầm giáo, xuống ngựa thi lễ.
Ba người Cam gia trại cũng xuống ngựa đáp lễ:
Đặng Bách, vị trưởng sơn thôn nhiều tuổi nhất, nói :
- Nghe nói công tử đã về, chúng tôi trước hết sang thăm và muốn trình bày một việc cấp khẩn.
Cam Tử Long kính cẩn nói :
- Mấy hôm nay bận rộn, bữa nay tiểu tử mới sang bên quý thôn kính thăm quý vị không ngờ lại gặp ngay ở đây.
Hai vị lão nông nhìn Mai Nương, vẻ ngạc nhiên muốn hỏi, Tử Long biết ý nói đỡ :
- Đây là Lã sư muội được lệnh gia sư xuống núi giúp tiểu tử. Chỗ người
nhà cả, có điều chi lão bá cứ dạy bảo... A, nhưng mời quý vị vào tệ
trang dùng trà đã...
Đặng lão nói :
- Công tử cho phép khi khác, việc cần lắm, chi bằng ta cùng trở về Hoang Sơn thôn cho đỡ mất thời giờ. Lúc này đi đường vòng xa hơn trước nhiều.
- Xin lão bá tùy tiện.
Trong khi đi đường, Đặng lão kể chuyện mãnh hổ hoành hành cho Cam, Lã nghe.
Mai Nương vui vẻ nói :
- Cam sư huynh đây và tiểu nữ được nghe Cam quản gia kể chuyện ác thú đó rồi nên bữa nay rủ nhau thăm bên quý thôn xem tình hình thế nào đó.
Đặng Bách đáp :
- Dạ, đó là lý do thứ nhất thúc đẩy lão sang trình bày nhị vị. Còn lý do thứ hai cũng khẩn cấp và tối nguy, hơn cả việc ác thú hại người...
Nguyên bên Hoang Sơn thôn, trong bọn liệp hộ, có một người còn ít tuổi
tên Nhan Hòa thường theo các tay liệp hộ lão luyện đi săn ở khu rừng xa, cách thôn độ ngót mươi dặm. Mấy ngày trước đây Nhan Hòa mạo hiểm rủ bạn đồng tuế là Phàn Quang ra khu rừng đó kiếm thịt. Bất chợt, hai thanh
niên gặp một con heo rừng cỡ nhỏ. Cả hai cùng vội bắn nhưng chỉ có một
mũi tên trúng sườn, con thú nhỏ không trúng thương nặng, chạy tuốt theo
đường mòn.
Nhan Hòa, Phàn Quang vội vàng đuổi theo vấy máu. Được một quãng xa, heo
từng núp trong bụi rậm thấy người theo, bèn xông ra nhằm hai kẻ thù rúc
đầy lao mình như bay tới húc bừa. Không đủ kình nghiệm, Nhan Hòa và Phàn Quang lýnh quýnh phát luôn hai mũi tên nữa. Lần này, Phàn Quang bắn
trúng chỗ hiểm heo rừng quỵ luôn.
Nhưng, nếu có vậy thôi, thì làm chi xảy ra chuyện tầy đình! Mũi tên
trược ác hại của Nhan Hòa lạng bay trúng ngay giữa bụng một người từ góc rừng bất chợt nhô ra. Người nữa đi sau thấy bạn bị từ thương liền rút
dao xông tới chỉ mặt hai thanh niên liệp hộ mắng lớn :
- Ban ta thù oán gì với các người mà rình nơi đây hạ sát như vậy?
Nhan Hòa chỉ con heo rừng thoi thóp nằm trên mặt cỏ gần đó :
- Chúng tôi bắn con thú này, chẳng may nhằm trượt một phát không ngờ
trúng phải lệnh hữu cũng vừa đi tới đó. Sự rủi ro này quả chúng tôi
không muốn...
Người kia át giọng :
- Muốn hay không muốn cũng mặc! Sát nhân giả tử, một trong hai chúng bay phải để thủ cấp lại đây, ta mới chịu thôi.
Nhan Hòa đáp :
- Tôi quả vô tình, nhân huynh lượng cho tôi xinh bồi thường. Nhà tôi ở
Hoang Sơn thôn cách đây mươi dặm, dám xin nhân huynh theo tôi về đó để
chúng tôi được tạ tội.
Người kia cười khẩy :
- Bây giờ nói dễ nghe nhỉ, hãy quỳ xuống chịu chết, chớ để ta phải ra tay.
Biết không xuôi, Nhan Hòa, Phàn Quang cũng rút dao ra phòng vệ nhưng bỏ
heo rừng lại đó định bụng rút lui. Người kia quát tháo xông tới xả đao
đánh.
Nhanh Phàn hoa đao đỡ trả đòn.
Đâu được mươi hiệp, hai người biết sức không địch nổi liền chém dứt một
lát rồi quay đầu bỏ chạy. Người kia đuổi theo được vài dặm được thì may
thay cho Nhan Phàn, đoàn liệp hộ từ Hoàng Sơn thôn kéo nhau đi tìm vừa
tới đó. Thấy hai thanh niên bị thua chạy, bọn người bèn kéo dốc lên,
đứng đầu hàng thứ nhất cản đường. Một liệp hộ la lớn :
- Không được cậy thế hung hăng!
Người kia thấy bên Hoang Sơn thôn đông người, e địch không nổi cũng ngừng bước :
- Rồi bọn bây sẽ biết tay! Không chờ lâu đâu. Ta sẽ làm cỏ cả thôn cho mà coi.
Dứt lời, y chạy tuốt vào rừng đi mất. Bọn liệp hộ cũng kéo nhau về thôn.
Chẳng dè sáng sớm hôm sau, người mở cổng thôn Hoang Sơn thấy có một mũi tên buộc theo lá thơ như sau, cắm chặt trên cánh cổng:
Gửi Hoang Sơn thôn,
Các ngươi đã hạ sát đầu mục của Thiếu Hoa trại tức là gián tiếp khinh
thường anh em ta. Hẹn ba ngày nếu không đem tên sát nhân tới bản trại
nộp, Hoang Sơn thôn sẽ bị san phẳng.
Thiếu Hoa sơn đại vương, ký.
Toàn thể Hoang Sơn thôn lấy làm lo sợ không biết làm thế nào để cứu vãn
tình thế. Nộp Nhan Hòa cho cường đạo ư? Không được! Bất nhẫn quá! Báo
quan ư? Không đủ thì giờ đi lại. Hơn nữa bị tất quan quân đã làm gì nổi
bọn lục lâm trong khi thiên hiểm này.
Mọi người còn đang lýnh quýnh lo sợ, kẻ bàn ra, người nói vào trong buổi họp ở Sơn thần miếu, thì có tiều phu họ Lý chợt nghĩ ra điều gì, vỗ tay đánh đét vào đùi nói rằng :
- A, có cứu tinh rồi! Thế mà nghĩ mãi không ra.
Lão trượng Đặng Bách là người có uy tín hơn cả được bầu làm thôn trưởng vội hỏi :
- Cứu tinh nào thế hả lão Lý? Ở xa hay gần?
- Gần thôi, mấy hôm cháu qua lấy củi bên Bạch Dương lãnh nghe nói con
trai Cam lão anh hùng khi xưa theo thầy học võ mười năm nay mới về tảo
mộ. Tuy chưa hiểu bản lãnh ra sao, nhưng mười năm theo thầy học đạo, lại là dòng máu của một vị lão anh hùng, thì ít nhất cũng phải thế nào chứ?
Mọi người đều khen phải, cử Đặng lão và mấy người trong thôn sang Bạch Dương lãnh yết kiến Cam gia.
Nói về Cam Tử Long và Lã Mai Nương vừa đi vừa nghe Đặng lão kể chuyện,
chẳng bao lây tới cổng Hoang Sơn thôn. Dừng ngựa, Cam Tử Long nhìn kỹ
thấy thôn này khác hẳn xưa, rộng lớn hơn nhưng dời xa hẳn chân núi.
Đặng lão chỉ phía rừng xa xa bên tả :
- Hai ác thú hay xuất hiện ở kia. Nhiều khi chúng đùa giỡn nhau ở quãng
trống người trong thôn cũng nghe thấy chúng gầm gừ ghê rợn...
Chỉ sang phía hữu, Đặng lão nói tiếp :
- Theo đường mòn thẳng phía này thì đến Thanh Thạch sơn có bọn giặc Thiếu Hoa ở đó.
Cam Tử Long nói :
- Lão trượng cứ vào thôn trước, tiểu tử và Lã sư muội đi vòng quanh xem địa thế qua loa rồi sẽ về sau.
Đặng lão vâng lời, dặn một người đứng chờ ở cổng rồi vào thôn sửa soạn nơi nghỉ cho hai thanh niên vào Cam Phúc.
Mai Nương, Tử Long dượt ngựa vòng quanh thôn nhận xét địa thế hồi lâu rồi mới quay ngựa trở về.
Mai Nương nói với Tử Long :
- Các vị bô lão thôn này cũng không nghĩ ra. Khi rời thôn ra đây để
tránh hắc hổ hàng ngày quấy nhiễu, thà dọn cả sang khu Bạch Dương lãnh,
hợp nhất với Cam gia trại có hơn không?
Tử Long chỉ các nương cây cối xanh rờn :
- Họ ở đâu lâu rồi cơ nghiệp đã thành. Hiền muội coi các nương ngô khoai xanh tốt đặc biệt, nếu sang Bạch Dương lãnh khai thác lại ít nhất cũng
mất hai năm trời mới tạm thành cơ ngũ. Dân Hoàng sơn thôn không đi nơi
khác là vì vậy. Bây giờ chúng ta cố trừ ác thú, đời sống của họ sẽ lại
được êm đềm ngay.
Hai người qua cổng thôn, lối ngang rộng rãi, nhà cũng có vườn trước vườn sau, hoa leo giàn đỗ rất vui mắt.
Toàn thể Hoang sơn lớn gấp bốn, năm lần Cam gia trại, gia dĩ có cả mấy quán rượu khang trang.
Quanh trại, hàng rào bằng cây khối vót nhọn, dày dặn kiên cố chẳng khác chi bức tường thành nơi nha huyện.
Mai Nương nói :
- Rào cây khá cao thế này mà ác thú cõng mồi lớn vượt qua được kể cũng ghê gớm lắm đấy.
Tử Long gật đầu :
- Nhị vị Tôn sư vẫn thường dạy rằng hắc hổ dữ tợn hơn hoàng hổ.
Hai người tráng niên dẫn đường đi vòng vèo tới giữa thôn mới tới nhà Đặng lão.
Một số đông người trong thôn, trước biết Tử Long hồi còn nhỏ, tề tựu cả ở đó đón tiếp. Họ thấy Tử Long đường đường khôi vị, dũng cảm dị thường
thì đều mừng rỡ khen dòng họ Cam quả hổ phụ sanh hổ tử, cha nào con nấy
xứng đáng vô cùng. Họ còn ngạc nhiên trầm trồ trước khi thê cân quắc anh thư của cô con gái họ Lã. Hai người song song như cặp phụng hoàng cưỡi
hai con tuấn mã cao lớn cực kỳ kiêu hùng. Trao cương ngựa cho tráng
đinh, Cam, Lã thong thả bước lên thềm thi lễ cùng mọi người rồi cùng vào thẳng trà phòng.
Cam Tử Long hỏi Đặng lão :
- Quí thôn có tất cả bao nhiêu trai tráng và có thạo nghề cung tên không?
Đặng lão nói :
- Dạ, có hơn hai trăm tráng đinh kể cả người đứng tuổi. Ai cũng biết bắn nhưng thạo nhất có non hai mươi tay liệp hộ.
- Nếu vậy, nhờ lão trượng tụ họp họ cả lại cho anh em tôi xét xem thế nào.
Đặng Bách liền gọi Lý Lượng, liệp hộ trưởng, báo đánh kiểng họp các tráng niên ở khu đất rộng trước miếu Sơn thần.
Nhờ sự tổ chức trong thôn khá chu đáo, có luật lệ hẳn hoi, nên sau hồi
kiểng phát ra từ nhà Đặng lão ở khu trung tâm, các tráng niên đã răm rắp gọi nhau ra nơi tụ họp. Phụ nữ, nhi đồng nghe nói có con trai của Cam
lão anh hùng và vị giai nhân nữ hiệp tới giúp, cũng kéo ra xem. Dưới sự
chỉ huy của Lý Lượng, các tráng niên xếp thành hàng nghiêm chỉnh giữa
khu đất trống.
Tử Long hỏi Lý Lượng :
- Cung tên có đủ dùng cho một trăm bốn mươi cung thủ không?
- Nhà nào cũng có vài cây cung, nếu công tử chỉ dùng có một trăm bốn mươi người thì chắc chắn thừa. Đoản đao, giáo mác có đủ.
Cam Lã bèn đi khắp một lượt lựa một trăm bốn mươi thanh niên cho đứng sang một bên.
Tử Long nói với Đặng lão và Lý liệt hộ :
- Dùng số người này đủ rồi. Liệt hộ liệu phân phát cho mỗi người năm
chục mũi tên và một món võ khí tùy thân. Đêm mau giặc Thiếu Hoa sơn mới
tới, vậy ngay chập tối mai, liệt hộ sẽ điều khiển họ theo chương trình
tôi chỉ định như sau.
Lượm một cành cây khô nhỏ, Tử Long vừa vạch xuống mặt đất vừa nói tiếp :
- Ngay từ bây giờ, liệt hộ đốc thúc mọi người đắp hai ụ đất theo hình
chữ Bát ngược, cách cổng thôn chừng trăm thước. Chiều cao của ụ đất
ngang phía dưới ngực một người tầm thước. Mỗi bên ụ cho mai phục bảy
mươi tráng đinh chia làm hai hàng. Trong khi Lã tiểu thư và tôi chận
đánh tặc tướng, nếu bọn lâu la thừa dịp ào vào cướp thôn, thì các tráng
đinh cứ việc bắn tràn vào chúng để cản đường. Vậy liệt hộ có biết phải
sắp đặt như thế nào để hết loạt này đến loạt khác bắn tên cho liên tục
không?
Suy nghĩ giây lát, Lý Lượng nói :
- Dạ, nếu vậy phải chia bảy mươi người núp ở hai bên ụ đất thành hàng
hai. Loạt trên bắn thì loạt dưới lắp tên, cứ luân chuyển như vậy phải
không?
Cam Tử Long gật đầu cười :
- Đúng như thế đó. Trong trường hợp bọn lâu la không ào tới phá thôn,
hai đoàn tráng binh mai phục cũng bất động, mặc chúng tôi truy cản tặc
đạo. Ai muốn theo dõi trận đánh cứ việc đứng trong rào cây nhìn ra,
nhưng phụ nữ nhi đồng tuyệt đối phải ở nhà.
Lý Lượng nói :
- Dạ, tôi hiểu, ngay bây giờ đang đông đủ mọi người tới, báo cáo ngay
cho họ biết lệnh của công tử. Nhưng chỉ có một điều tôi hơi thắc mắc...
Tử Long ngạc nhiên :
- Điều chi vậy?
- Lỡ lâu la bắn tên lửa qua rào cây đốt nhà trong thôn thì sao?
Tử Long cả cười, vỗ vai Lý Lượng :
- Liệt hộ không suy kỹ. Nơi tráng đinh mai phục cách rào cây một trăm
bước. Muốn đốt nhà trong thôn để làm hoang mang thôn dân, giặc phải bắn
vòng cầu âu, tên lửa không đi xa được, sẽ rớt trước hàng rào cây. Hơn
nữa, loài thảo tặc không bao giờ có nhiều cung thủ. Chúng khi thường
Hoang Sơn thôn nên mới dám viết thư báo ngày cướp phá, vậy lo chi việc
hỏa tiễn?... Thôi nhé, mọi việc cắt đặt tôi tin ở nơi liệt hộ, được
không?
Nghe họ Cam giảng giải một hồi, Lý Lượng rất mến phục, cúi đầu tuân lệnh.
Đặng Bách và các lão nông đứng quanh đấy nghe Tử Long cắt đặt rất chu
đáo thì mừng Hoang Sơn thôn đã gặp được cứu tinh. Nếu Cam,Lã hai người
về Tần Lĩnh sơn chậm độ nửa tháng, chắc sơn thôn phải tan nát dưới góp
thép bọn giặc núi Thiếu Hoa.
Đặng lão mời hai thanh niên hiệp khách, Cam Phúc và các bô lão về nhà. Một thôi thịnh soạn đã chờ sẵn ở gần khách phòng.
Đặng lão nói :
- Bữa rượu người nhà, Cam công tử và Lã tiểu thư cho phép tiện nội và mấy đứa con lão cùng ngồi hầu rượu luôn thể.
Cam, Lã khẩn khoản đáp :
- Có thế mới vui và mật thiết chớ, xin lão trượng đừng câu nệ khiến hai kẻ tiểu tử chúng tôi đắc tội với mọi người.
Đặng lão gọi vợ, hai đứa con trai là Đặng Tuế, Đặng Nghiêu, hai con gái
nhỏ trạc mươi bảy mười tám tuổi là Kiều Hoa, Miên Hoa ra chào. Trông
thấy Đặng Tuế, Đặng Nghiêu, Lã Mai Nương giựt mình nói nhỏ mấy câu với
Tử Long.
Đặng Lão biết ý cười ha hả :
- Phải, hai tên nghịch tử yếu đuối này hồi nãy bị nhị vị thải ra không
dùng làm cung thủ đó. Xong bữa, chúng sẽ phải ra đắp ụ đất vậy. Làm trai mà yếu đuối kể cũng thiệt thòi không ganh đua được với bằng hữu.
Mai Nương làm thân chuyện trò vui vẻ với Đặng lão bà và Kiều Hoa, Miên Hoa.
Rượu được vài tuần, Đặng lão nói :
- Khi xưa Cam lão anh hùng mỗi chuyến qua tệ thôn thường cùng chúng tôi, hoặc ở nhà, hoặc ra quán, uống rượu đàm đạo. Ngờ đâu ngay trong khi hữu sự lại được thân tiếp người kế nghiệp của vị ẩn danh anh hùng ấy. Không hiểu rồi đây nhị vị lên đường phục hận, nếu hữu sự thôn này còn biết
cầu cứu nơi đâu?
Lã Mai Nương nói :
- Trước kia và bây giờ xa nhau dư mười năm rồi. Bên Cam gia trang cũng
như Hoang Sơn thôn dân số tăng lên gấp bội, do đó sự hoạt động sanh nhai bành trướng khác xưa nhiều, và lẽ cố nhiên bọn lục lâm tặc đạo cũng chú ý dòm ngó nhiều hơn. Theo ngu ý, thiết tưởng không còn việc gì hơn bằng là nên rước võ sư về luyện tập cho các tráng niên, tổ chức việc canh
phòng. Có vậy, khi hữu sự mới hòng mau cứu giúp lẫn nhau được.
Mọi người đều khen phải.
Cam Tử Long nói :
- Đặng lão lên phái mấy người đi Tây An phủ thỉnh võ sư về ngay cho đỡ
mất thì giờ. Riêng phần chúng tôi ít bữa lên đường nếu gặp người tốt sẽ
giới thiệu về đây sau.
Đặng lão nói :
- Hôm nay mồng Tám tháng Chạp rồi, sang Giêng ngày rộng tháng dài, mời ai chắc họ mới nhận lời.
Đặng lão bà nói với Mai Nương :
- Lã tiểu thư năm nay ăn Tết ở Cam gia trại, qua tân nhiên mới đi chớ? Còn vài ngày nữa hết năm rồi!
- Việc đó còn tùy Cam sư huynh định liệu.
Cam Tử Long nói :
- Nghĩ đến mối thù thì lúc nào cũng canh cánh bên lòng, những muốn đi
ngay truy nã tên giặc họ Tăng. Nhưng bây giờ cận ngày rồi, đành để sang
Xuân đi cũng được.
Hôm sau Cam, Lã hai người ra xem Lý liệt bộ tập luyện các tráng đinh và
chỉ bảo mấy điều thiếu sót. Đến chiều, ai nấy đều hồi hộp chuẩn bị cơm
nước sớm, lưng giắt đoản đao, vai đeo cung tên, nai nịt gọn ghẽ, chờ
chập tối là kéo ra mai phục ngoài cổng trang.
Những gia đình nào có chồng, con sung vào đám tráng đinh mai phục đều có ý lo sợ. Đặng lão phải đi từng nhà giải thích, họ mới yên lòng. Từ mấy
chục năm nay, đến khai thác ở vùng sơn cốc này, những nông dân chất phác ấy chỉ biết cặm cụi làm ăn, chưa hề biết giặc cướp là gì, nay bỗng dưng Đại vương Thiếu Hoa sơn hẹn đánh hăm dọa tàn phá thôn trại báo thù cho
đầu mục, thì họ không lo âu sao nổi.
Dù được Đặng lão giải thích rằng Cam, Lã là hai kiếm khách lỗi lạc coi
cường đạo Thiếu Hoa sơn như cỏ rác, họ vẫn nghĩ tới việc giặc đông người hơn, quen chiến đấu hơn số một trăm bốn mươi tráng đinh quèn, lỡ cản
không nổi, giặc tràn vào thôn cướp phá, hãm hiếp thì thiệt nguy hại.
Tối hôm ấy, Mai Nương, Tử Long cùng mấy lão nông bắc ghế ngồi ngoài cổng thôn chờ giặc. Canh một qua, canh hai lại điểm. Tiếng kiểng rè rè ngân
trong đêm tối rừng núi âm u. Trừ trẻ con vô tư ngủ say, trái lại, người
lớn ai cũng hồi hộp để ý từng tiếng động một. Một khắc canh qua. Mọi
người có ý mừng, cường đạo bỏ qua không tới nữa chăng? Thế thì phước đức quá! Phải, chung quen đánh lớn chớ nơi thôn trang nhỏ này thì có gì
khiến chúng để ý tới đâu!
Ngoài cổng thôn, canh hai điểm quá một khắc rồi cũng chưa thấy động tĩnh gì, các bô lão thì thào bàn ra tán vào, mỗi người một cách. Nhưng Mai
Nương cất tiếng lanh lảnh tựa chuông vàng, mời các bô lão trở về thực tế :
- Coi kìa! Phía trước mặt. Cường đạo tới!
Mọi người giựt mình đứng cả dậy nhìn. Quả nhiên, xa xa hồng đuốc sáng trưng, toán giặc đông lắm, rầm rộ kéo tới.
Tử Long nói :
- Mời tất cả quí vị vào trong thôn, đóng cổng lại. Không ai được nhốn nháo.
Đoạn Cam, Lã hai người đủng đỉnh đi ra chỗ ụ đất. Mai Nương đứng đầu ụ
bên tả, Tử Long, bên hữu. Bọn giặc Thiếu Hoa còn cách chỗ mai phục chừng vài trăm bước nữa. Hai tên cường khấu là Trình Thiên Hổ và Trình Bá Hổ
cưỡi ngựa đi đầu. Bọn lâu la theo sau, ức độ năm trăm tên. Chúng đốt
thêm đuốc sáng rực như ban ngày. Ngựa hí vang lừng, chân bước rầm rập.
Tới gần ụ chừng non trăm thước, chúng nghi ngờ dừng bước. Trong thôn
đèn, lửa tắt om. Quãng giữa hai ụ đất, hai thanh niên nam nữ tráng sĩ
gài chéo kiếm sau lưng, chống tay lên sườn đứng chờ. Trình Thiên Hổ vuốt râu quai nón cười khẩy bảo Bá Hổ :
- Chà! Bọn sơn thôn mời đâu được hai tên miệng còn hôi sữa chống lại anh em ta thế này!
Dứt lời Thiên Hổ vẫy tay bảo lâu la theo. Tiến thêm được năm chục thước
nữa, y ra hiệu cho bộ hạ dừng bước rồi cùng Bá Hổ thúc ngựa tiến lên
quát :
- Hai tên man này định chặn lối ta đó sao? Biết điều tranh sang bên ta sẽ sanh phước cho kẻo nát thây dưới gót ngựa bây giờ!
Bá Hổ cười lớn :
- Còn cô em kia xinh đẹp nhường ấy, bộ đứng đây muốn dành chức áp trại phu nhân phải không?
Cam Tử Long nghe vậy nổi giận đùng đùng mắng lại :
- Chúng ta chờ đây đã lâu quyết vì đám dân lành lấy đầu bọn tặc đạo chúng bây đó. Có giỏi tràn quân đi ta coi.
Thiên Hổ không nói không rằng hoa đao ba mũi thúc ngựa nhằm Tử Long bổ tới dữ dội như thiên thần.
Bá Hổ dẫn lâu la ra lệnh xung phong rồi thúc ngựa theo Thiên Hổ định tâm quyết bắt giai nhân cho kỳ được đem về sơn trại làm vợ. Cam, Lã hai
người chạy lui lại dụ cho hai tên tặc tướng lọt qua giữa hai ụ đất. Chờ
toán lâu la tràn vào gần tới nơi, Lý liệt hộ ra lệnh bắn. Thế là hết
loạt này tới loạt khác tên bắn liên tiếp như mưa rào. Bọn lâu la tử
thương rất nhiều không thể nào tiến lên được.
Lúc đó, Tử Long, Mai Nương mới quay lại, tung mình nhảy cao như cặp én
liệng phóng qua đầu Thiên Hổ và Bá Hổ, đồng thời hai lưỡi trường kiếm
hoa lên sáng loáng nhằm đầu tặc đạo bổ xuống.
Đòn mau lẹ và bất ngờ ấy khiến hai tên giặc không còn cách gì chống đỡ hơn là bỏ ngựa nhào cả xuống đất để tránh.
Biết gặp phải hai tay kiếm lợi hại, Thiên Hổ vừa đặt chân tới đất đã trở ngọn đao lăn xả vào đánh Cam Tử Long. Đồng thời, Bá Hổ cũng múa đại phủ nặng nề nhằm đầu Mai Nương bổ xuống thật mạnh. Lẹ như cắt, Mai Nương né sang bên co chân hữu đạp thốc vào sườn địch thủ. Bá Hổ trở cán đại phủ
định gạt mạnh cái đạp ấy, nhưng lát kiếm do Mai Nương chém bằng tay đã
bay vù đến cổ khiến y phải thoái bộ ngồi hụp xuống tránh luôn cả hai đòn liên tiếp nguy hiểm. Bá Hổ không ngờ thiếu nữ nhan sắc hoa nhường
nguyệt thẹn mà bản lãnh lại lợi hại đến thế. Tuy vậy, mới ba hiệp đầu,
Bá Hổ còn mạnh lắm. Trong chốn lục lâm, y nổi danh võ dõng với cây đại
phủ nặng nề. Trong các trận đấu ít người chịu nổi tới bốn, năm búa của
y, thế mà trước giai nhân kiếm sĩ này, y chưa thi thố được ngón đòn nào
cả.
Càng nghĩ càng tức, Bá Hổ la hét vang động, dùng toàn lực tiến tới, theo thế Lão Trượng Khai Sơn chém xẹt một búa ngang đầu gối địch thủ. Mai
Nương nhảy lên cao nhường làn đại phủ lướt qua dưới chân, đồng thời thọc luôn một mũi kiếm Bạch Hạc Xuyên Vân nhằm mặt đối phương. Thế kiếm ấy
vừa lẹ vừa độc, toàn thân Mai Nương như hạc trắng đang bay, tuyệt đẹp.
Bá Hổ hoảng hốt cúi vội đầu xuống, nhưng ngọn kiếm quá lẹ hớt mất chiếc
khăn bịt đầu và mớ tóc.
Mai Nương cười vang :
- Tặc đạo biết điều quỳ xuống lạy, bản cô nương sẽ tha cho!
Vừa thoát chết, Bá Hổ toát mồ hôi như tắm, thoái bộ mấy bước, nhưng nghe thiếu nữ mạt sát mình như vậy, lòng tự ái nổi dậy, liều mạng lao người
tới đâm thiệt mạnh mũi đại phỉ nhằm bụng đối thủ.
- Tiệ tì! Hãy coi búa của lão gia!
Khẽ né sang bên, Mai Nương vươn tay tả bắt trúng cán đại phủ rút mạnh ra phía sau. Trớn đang mạnh, toàn thân Bá Hổ cũng bị rút lên khỏi mặt đất
lao theo cây đại phủ. Mai Nương đứng ngay chờ đầu Bá Hổ nhoài tới là hạ
luôn một đốc kiếm trúng gáy. Bá Hổ la lên một tiếng rùng rợn, toàn thân
ập xuống mặt đất giãy Giụa mấy cái rồi xoài chân tay nằm im hết thở.
Nói về Trình Thiên Hổ khi vừa bỏ ngựa nhảy xuống tới mặt đất thì hoa
luôn đao ba mũi nhằm chân Cam Tử Long quơ ngược lại một nhát.
Tử Long nhảy qua, Thiên Hổ thừa thế quạt luôn một đao nữa ngang cổ địch thủ. Tử Long toan mã bộ nhường làn đao vút qua đầu.
Chàng cười khanh khách :
- Tặc khấu còn ngón độc nào nữa không? Biểu diễn nốt đi ta coi!
Không kém, Thiên Hổ quát :
- Coi đây!
Tức thì Thiên Hổ xốc tới thọc ngược đốc đao vào bụng đối thủ. Đòn đánh
gần, tưởng trúng mười mươi, nhưng không, Thiên Hổ đã nghe thấy Tử Long ở phía sau lưng :
- Ta đây cơ mà!
Thiên Hổ hét :
- Ngươi đó thì đao của ta cũng đây! Coi này!
Tức thì, Thiên Hổ chém ngược lại một đao nữa.
Choang!...
Tử Long không tránh nữa, đưa Huyền Tiễn kiếm gạt mạnh. Hai món khí giới
va vào nhau lèo lửa chát chúa. Thiên Hổ ê ẩm cả hai tay, vội vàng thoái
bộ, không ngờ đối phương lanh lẹ như cắt mà lại có dũng lực ngàn cân.
Hai bên xung trận, kịch liệt. Kể bản lãnh Trình Thiên Hổ khá cao, trong
bước giang hồ đại đạo, y đã nhiều phen giao đấu cùng các anh hùng hồ
hải, nhưng chuyến này không may cho y, gặp phải Tử Long không những có
dũng lực bạt sơn mà kiếm pháp chân truyền, thì họ Trình địch sao nổi!
Nhường Thiên Hổ lấn tới ba bước, Cam Tử Long hồi bộ, gạt mũi đao địch xả tới trước mặt dữ dội, tiến sát vào người đối phương, vươn tay trái theo thế Bá Vương Cử Đỉnh nắm đai lưng Thiên Hổ nhấc bổng lên cao, quật
ngược đầu xuống đất...
Rắc!...
Hồn tặc đạo trút khỏi xác võ phu phảng phất về Diêm la điện. Thiên Hổ
chết không kịp la, sọ bể nát, óc phụt tung tóe. Nhìn sang phía trận bên, Tử Long thấy Mai Nương cũng vừa hạ Bá Hổ. Thiệt ra thì chàng không muốn dùng độc thủ hạ một đối phương không tương xứng, nhưng trong khu giao
đấu, chàng bỗng hồi tưởng lại khi xưa người cha thân mến của chàng đã
yếm thế vào ẩn dật trong sơn cốc mà còn bị tên tặc đạo hèn nhát phục
kích đến nỗi phải thảm tử... Cam lão anh hùng hiện ra trước mắt chàng,
tên trúng đầy mình, nửa ngọn giáo cắm lủng bụng, loạng choạng bước vào
nhà, lăn ra trê vũng máu, trệu trạo trăng trối nhắn mẹ con chàng phải
báo thù!...
Chàng cảm thấy cần phải tàn sát cả bọn lục lâm cường đạo nào vô phước chắn gót giang hồ của chàng trên đường phục hận.
Bọn lâu la bị cản bởi những loạt tên liên tiếp, khi thấy hai đại vương
tử trận trong chớp mắt, không ai bảo ai, chúng rùng ràng kéo chạy hỗn
loạn, dày xéo lên nhau, tiếng kêu vang động cả núi rừng.
Mai Nương, Tử Long phi lên mình hai con ngựa của hai anh em Trình tặc đuổi theo.
Trong Hoang Sơn thôn thấy Cam, Lã thắng trận đều reo hò vui mừng, nổi lửa sáng rực, mọi người kéo ùa ra cả ngoài cổng thôn.
Bọn lâu la nhốn nháo chạy tạt ca sang bên hữu. Bông nghe tiếng gầm long trời lở đất dội lên từ phía rừng đen ngòm bên tả.
Cam, Lã vội ghì cương ngựa định thần nhìn quanh, hai con vật này lồng
lộn hí vang cất gió trước, bốn chân sau, quay cuồng sợ hãi. Hai người
liền nhảy xuống đất. Như được thoát hiểm, hai con ngựa vùng lên chạy
ngược về phía thôn trang...
Cùng lúc ấy, Mai Nương và Tử Long nhận ra hai hắc hổ mắt sáng quắc như
tia ra lửa đang rùng rùng chồm tới bên mình. Cam, Lã vội nhảy vọt sang
hai bên, gài kiếm vào vỏ, vừa vơ được hai cây giáo của bọn lâu la bỏ rớt trên mặt đất. Vồ trượt, hai hắc hổ gầm gừ quay hẳn lại nhún mình nhảy
cái chồm úp lên đầu hai người. Lẹ như cắt, Mai Nương, Tử Long đảo bộ né
ra xa. Hai mãnh thú to lớn dị thường, nặng tới bảy, tám trăm cân, chồm
hụt rung chuyển cả mặt đất. Hơi hôi thúi nồng nặc khiến Cam, Lã phát lợm giọng. Vồ hụt lần thứ hai, ác thú cất tiếng gầm chói tai, phóng mình
lên chụp lần nữa. Mai Nương nhảy tạt sang ngang đồng đồng thời phóng
luôn ngọn giáo đâm phập hết cán vào sườn ác thú.
Trái lại Tử Long không né. Chàng chống ngược ngọn giáo lên khiến hắc hổ
chụp vào mũi nhọn xiên ngược từ bụng lên qua lưng. Lúc ác thú chụp trúng mũi giáo rồi, Tử Long mới buông tay nhảy lùi lại phía sau, thành thử ác thú không những chụp hụp mồi ngon, và sức nặng bẩy tám trăm cân ấy bị
ngọn giáo xuyên suốt qua mình.
Tuy bị thương nặng, hai mãnh thú hình như không biết đau, nhảy lồng lộn
gầm thét vang trời khiến hai cán giáo bằng gỗ bị gãy đôi. Chúng quay
cuồng, hung hăng, cất hai chân trước chụp nữa, rất gần.
Tránh không kịp nữa, Cam, Lã vận nội, ngoại công phu, gồng lên dỡ khối
thịt nặng nề ấy, đưa cánh tay hữu rắn chắc như sắt chặn ngang ngay miệng ác thú đẩy ngược lại, khiến miệng thú hôi hám nhe nanh lớn như ngón
chân cái không thể nào ngậm lại được nữa. Mai Nương lợm giọng, nín thở,
co chân tả đạp mạnh. Ác thú bị đòn trúng bụng bật ngửa ra sau đau quá
kêu rống lên, lăn lộn trên mặt đất. Thừa thế, Mai Nương nhảy vọt lên cao hơn một trượng nhằm lưng hổ đạp thọc cả hai gót chân xuống trúng giữa,
bật lên một tiếng rắc khô khan. Ác thú trúng đòn, gãy xương sống, rống
lên mấy tiếng rồi xoài chân ra hết cựa quậy.
Về phần Cam Tử Long khi đưa cánh tay chặn bật ngửa cổ ác thú, chàng thét lớn quật mạnh hắc hổ sang bên. Người và thú cùng lăn đi một vòng. Lẹ
hơn Cam Tử Long chồm dậy trước, dang tay tả ấn mạnh đầu hổ xuống khiến
ác thú cố chỗi dậy cũng không nổi, bốn chân cầy lủng đất bắn tung tóe... Thi sức vậy một hồi, Tử Long giơ tay hữu giáng một cú đấm Thôi sơn
trúng giữa gáy hắc cổ. Miệng bị kẹp chặt giữa bàn tay sắt của Tử Long và mặt đất, mãnh thú bị gãy cổ không thể kêu lên được một tiếng nhỏ, giãy
mấy cái chết liền. Buông tay ra, Tử Long lấy chân hất xác hổ sang bên.
Đoạn, chàng rứt nắm cỏ chùi tay, nói với Mai Nương lúc ấy cũng vừa chạy
tới :
- Gớm khiếp, hai con ác thú này hôi hám quá!
- Vừa rồi, ngu muội cũng suýt bị ngạt vì hơi nó thở trúng mặt.
Ngay từ đầu, thôn dân đốt đuốc đứng xa xa xem hai thanh niên kiếm khách
đả hổ. Bọn lâu la Thiếu Hoa sơn cũng vậy. Chúng tụ họp lại đứng cả ở ven rừng, mải miết xem trận đả hổ hi hữu, quên cả việc tẩu thoát. Thấy Cam, Lã chỉ trong chốc lát tay không hạ được cặp mãnh hộ cực kỳ lớn, chúng
mới hiểu rằng nhị vị đại vương họ Trình của chúng so với hai địch thủ
lợi hại này quả là không đáng kể. Chẳng trách Thiên Hổ và Bá Hổ mới giao đấu chưa được một mươi hiệp đã táng mạng. Dân Hoang Sơn thôn chạy tới
vây tròn lấy hai xác hổ sửa soạn khiêng về thôn.
Mai Nương, Tử Long tiến đến chỗ bọn lâu la đang đứng khép nép lo lắng
không hiểu sẽ bị xử trí ra sao. Chúng đã liệng cả khí giới thành đống
trước mắt. Đối với chúng, cặp thanh niên nam nữ hiệp sĩ kia là hiện thân của thần tướng chớ không phải người thường nữa nên chúng rất cảm phục.
Mà thật vậy! Nếu Cam, Lã hai người không chặn đả mãnh hổ đúng lúc, thì ít nhất bọn lâu cũng mất mạng vì vuốt cọp.
Cam Tử Long nói lớn :
- Bớ lâu la! Hãy nghe ta nói đây. Các ngươi là người Hán sao nỡ theo mấy tên tặc tướng cậy mạnh hiếp yếu, cướp phá của người đồng tộc để đời đời mang tiếng là giặc cướp? Nếu không đủ tài sức ra đời giúp nước thì
thiếu gì đất đai đây cho các ngươi khai khẩn dung thân, tự lập? Như vậy
không hơn là sống cuộc đời lén lút cướp của giết người sao? Hãy trông
anh em Trình tặc làm gương! Nếu ta không vì tình nhân loại, đồng tộc
liệu đầu các ngươi giờ đây còn ở trên cổ hay không?
Bọn lâu la len lét cúi đầu im lặng.
Cam Tử Long hỏi tiếp :
- Hoang Sơn thôn này có thù chi với các ngươi mà đêm nay kéo tới đánh
phá? Việc tên đầu mục đi săn bị trúng lạc tiễn chẳng qua là một tai nạn
thường, lẽ nào các ngươi hùng hùng hổ hổ kéo tới đây định cướp phá san
phẳng cả một công trình của đám thôn dân hiền lương đã mất bao nhiêu mồ
hôi nước mắt mới tạo nổi cơ nghiệp? Hay là các ngươi muốn ta bắt toàn
thể áp giải về Tây An phủ giao cho quan lại nhà Thanh trị tội?
Bọn lâu la vội quỳ cả xuống xin tha.
Một tên dáng đại đầu mục bước tới gần Cam, Lã quỳ lạy :
- Đã bao lâu nay chúng con hữu nhỡn vô ngươi trót theo người ta hành
nghề lục lâm cường đạo. Nay ơn nhờ tráng sĩ và cô nương đại lượng tha
chết cho, giảng dạy điều hay lẽ phải, ơn đó lớn hơn trời biển. Phần đông chúng con lìa xa quê hương đã lâu, đi cũng dở mà ở cũng dở, cúi mong
nhị vị định đoạt cho.
Tử Long hỏi :
- Các ngươi có tổng cộng bao nhiêu người?
- Bẩm, tất cả ngót bẩy trăm. Hiện tại ở đây có năm trăm nhưng tử thương tới hai trăm rồi.
- Nếu các ngươi thiệt tình biết hối cải noi theo chánh đạo làm ăn lương
thiện ta cũng sẵn lòng chỉ bảo cho. Việc cấp bách hiện thời là các ngươi phải chôn cất đồng bọn vào khoảng đất trống ở đầu rừng phía tả kia. Một mặt thâu thập khí giới chất lại thành đống. Xong xuôi mọi việc, sáng
mai ta sẽ chỉ định sau. Nghe không?
Tên đầu mục lạy tạ đứng lên :
- Chúng con xin tuân lệnh. Sáng mai mọi việc sẽ xong hết.
Cam Tử Long gọi Lý liệt hộ bảo :
- Nhờ liệt hộ đốc thúc các tráng niên thâu nhận ngay các món khí giới
đem vào trong thôn, một mặt chỉ định cho chúng nơi mai táng các lâu la
tử nạn.
Day lại, Tử Long bảo tên đầu mục Thiếu Hoa sơn :
- Ngươi điều khiển các lâu la, nhưng phải phụ thuộc Lý liệt hộ đây. Nếu
khuất tất điều chi thì chớ trách ta không biết bao dong, nghe.
Dứt lời chàng cùng Mai Nương trở về sơn trang. Đặng Bách và các vị lão
nông hân hoan đứng đón mừng cả ở cổng thôn. Ai nấy đều cảm phục hai
người, không ngỡ một thiếu nữ mặt hoa da phấn như Mai Nương lại có sức
thần giết tặc tướng, hạ mãnh hổ trong chớp mắt thiệt chẳng thua gì nàng
Nhiếp Ẩu Nương xưa kia.
Thấy hai con ngựa của anh em Trình tặc hãy còn lảng vảng ăn cỏ gần đó, Cam Tử Long nói với cho người dắt vào thôn thâu dụng.
Mai Nương hỏi riêng Tử Long :
- Về bọn Thiếu Hoa sơn, sư huynh định đoạt như thế nào?
- Sớm mai, ngu huynh định nhờ sư muội áp giải bọn chúng lên Thiếu Hoa
sơn thâu hết kho tàng và các vật dụng. Tên nào muốn về quê quán phát
tiền lương thực cho đi. Còn những tên muốn ở lại, sư muội đốc xuất chúng tải mọi thứ về cả đây, chỉ định cho chúng một khu, lập trại khai khẩn.
Như vậy có nên không?
Mai Nương gật đầu :
- Tiểu muội cũng nghĩ vậy. Thêm người, thêm của, khu vực này sẽ bành trướng nhiều. Nhưng sao sư huynh không cùng đi?
- Trong thời giờ ấy, ngu huynh sẽ giảng giải cho mọi người trong thôn hiểu biết hơn kẻo họ sợ sống chung với giặc.
Hôm sau, Lã Mai Nương lên ngựa đốc xuất bọn lâu la về Thiếu Hoa sơn.
Nàng nhận thấy thế núi rất đẹp và hiểm trở. Sơn trại nếp dọc nếp ngang ở lưng chừng núi, khang trang, kiên cố.
Bọn lâu la thấy quân nhà kéo về, vội vàng theo thường lệ xếp hàng nơi
giữa sân trước đại sảnh đón. Nhưng chúng đều ngạc nhiên khi thấy hai
tiểu đội có phận sự canh phòng ngoài đầu núi cùng trở về, theo sau là
đoàn đại quân đi tay không và một nữ tướng hùng dũng cưỡi ngựa đoạn hậu.
Tên đại đầu mục liền đứng lên thềm đại sảnh nói rõ tình hình hai anh em
họ Trình bị táng mạng trước Hoang Sơn thôn cho đồng bọn nghe.
Sau đó Lã Mai Nương dõng dạc, nghiêm nghị nói lớn :
- Bớ lâu la! Kể từ nay sơn trại Thiếu Hoa sơn bị giải tán. Người nào
muốn trở lại quê hương hay vào khu Hoang Sơn khai khẩn, ta cho quyền tự ý lựa chọn. Đại đầu mục phải lập ngay hai bản danh sách những ai muốn đi
và những người muốn ở lại.
Đoạn nàng truyền lệnh các đầu mục coi kho xuất trình sổ sách.
Hồi lâu hai bổn danh sách được dựng lên, một trăm năm mươi sáu tên tình
nguyện vào Hoang Sơn trong đó có đại đầu mục tên Võ Đại Tam.
Lã Mai Nương lập tức phát cho mỗi tên ba mươi lượng bạc, lương thực cần
dùng và truyền lệnh giải tán ngaỵ. Còn lại bao nhiêu tiền bạc, lương
thực khí giới và các dụng cụ cần thiết cho việc khai khẩn, Mai Nương cho đóng thồ lên mấy chục con ngựa và mỗi người chia nhau tải một ít, phóng hỏa đốt sơn trại kéo cả về Hoang Sơn thôn.
Xế chiều hôm ấy về tới nơi, Lý liệp hộ dẫn chúng tới khu đất rộng rãi
cách thôn Hoang sơn chừng năm dặm, căng lều vải lấy ở sơn trại về ở tạm, phân phát tiền bạc và cho mỗi nhân một số món khí giới phòng thân. Toàn bộ lương thực cũng để lại cho đồng bọn dùng. Riêng có tiền bạc và khí
giới còn lại bao nhiêu, Cam, Lã truyền mang cả về Hoang Sơn thôn. Bọn
lâu la vốn quen đời sống tập thể nên sự tổ chức lúc đó khá chu đáo.
Ngay từ hôm sau, các tay liệp hộ sơn thôn chỉ dẫn cho chúng cách thức
khai khẩn, vào rừng đốn cây lá về dựng nhà cửa, thành thử chỉ trong vòng mười ngày toàn khu đã biến thành thảo trại rất gọn gàng đặt tên là
Thiếu Hoa thôn.
Nói về thôn Hoang sơn, sau khi nhờ Cam, Lã trừ được bọn giặc họ Trình và hai con hắc hổ, toàn dân bèn mổ trâu giết bò ăn mừng, lưu Mai Nương, Tử Long và Cam Phúc ở lại hai ngày khoản đãi linh đình mới chịu để ba
người về bên Cam gia trại.
Từ đó, việc Cam, Lã hạ cường đạo Thiếu Hoa sơn và cùng một đêm đả tử hai hắc hổ to lớn dữ tợn được đồn đi khắp vùng Tần Lĩnh sơn và các miền lân cận, danh vang như cồn, nên ai ai cũng gọi Mai Nương là Trại Nhiếp Ẩn
ngụ ý tên cô gái họ Lã có tài siêu việt như nữ kiếm khách Nhiếp Ẩn Nương thời xưa.
Còn Cam Tử Long, với trái đấm Thôi Sơn nặng nề đánh bể đầu hắc hổ lớn
bẩy, tám trăm cân, được tặng tước hiệu là Thôi Sơn Thái Bảo.
Ngày nay, hai danh hiệu ấy vẫn còn được truyền lại trong khắp cùng Thiểm Tây.
Hôm hai mươi lăm tháng chạp, Mai Nương, Tử Long nhàn rỗi bèn rủ nhau vác cung vào núi săn thịt. Ở nhà Cam Phúc đang loay hoay sửa lại mấy chậy
trồng thủy tiên trên hành lang thì bỗng có tiếng chó sủa ngoài cổng
trại.
Tưởng có khách lạ, Cam Phúc vội đứng lên nhìn ra thấy một hòa thượng
trạc ngoại tứ tuần, vóc người đẫy đà cao lớn bê phiến đá nặng tới ba bốn trăm cân đặt đánh huỵch chuyển cả mặt đất ngay giữa cổng. Hòa thượng ấy đầu trọc bóng loáng, lông mày chổi xể, mũi sư tử, cằm bạnh ra như mang
rắn.
Cam Phúc kinh dị chưa kịp hỏi thì hòa thượng đã cất tiếng như lệnh vỡ :
- Mô Phật! Bần tăng qua đây nghe tiếng tín chủ hảo tâm nên rẽ vào quyên tiền đúc tượng Kim cương, mong người bố thí cho.
Cam Phúc nghĩ thầm: “Gớm khiếp! Tu hành gì mà diện mạo dữ như quỷ Diêm La điện thế này!”
Nghĩ đoạn, Cam Phúc trở vào nhà lấy năm quan tiền, rụt rè đi ra cổng :
- Mô Phật! Gọi là có chút đỉnh góp phần công đức, nhà chùa nhận cho.
Hòa thượng cười lạt :
- Bần tăng nghe tiếng Trại chủ đây hảo tâm mới không quản ngại đường xa
vất vả tới đây, ngờ đâu chỉ có năm quan tiền còm này thôi ư? Phải năm
đỉnh bạc mới được!
Dứt lời, y hắt liệng mấy quan tiền tung tóe ra mặt đất.
Cam Phúc công phản :
- Đi quyên tiền đúc tượng mà hách dịch chê ít thì còn nói chuyện phước
đức làm chi! Trại này nghèo lắm không ai sẵn của làm việc trái ngược ấy. Không nhận năm quan, cứ việc đi nơi khác mà quyên.
Cam Phúc lượm mấy quan tiền định vào nhà, thì hòa thượng đã nói bô bô :
- Ngươi là nô bộc biết gì! Chủ nhân đâu mời ra đây mau!
Cam Phúc tức mình :
- Chủ trại ở trong núi kia kìa, vào đó mà tìm.
Hòa thượng cười gằn :
- Đã vậy, ngươi sẽ biết tay ta!
Nói đoạn, y cúi xuống bê phiến đá đi xầm xầm vào căn nhà giữa.
Cam Phúc đuổi theo níu áo y lại la lớn :
- Tu hành gì mà gớm khiếp thế này! Đi ra!
Hòa thượng hất người một cái giựt vạt áo lại kéo luôn cả Cam Phúc té lăn kềnh ra mặt đất. Mọi người trong nhà thấy động chạy ồ ra. Hòa thượng
đặt phiến đá rầm một tiếng xuống trước thềm rồi ngồi luôn trên bực thềm, chắp tay niệm Phật, mắt nhắm nghiền.
Cam Phúc bảo các gia nhân đuổi nhà sư hổ mang đó đi.
Hai gia nhân khỏe mạnh liền bước tới sốc nách hòa thượng định nhấc dậy
đẩy đi, nhưng lạ thay, lay không chuyển, nhà sư trơ trơ ra như mọc rễ
xuống bực thềm đá và hai gia nhân loay hoay như hai con chuồn chuồn húc
cột đá vậy. Người trong trại chạy tới xúm xít xem rất đông...
Nói về Mai Nương và Tử Long vào núi săn, đi qua hai con suối rồi mà không thấy bóng con hoẵng hay nai nào cả.
- Không khéo bữa nay đi không về rồi mất sư muội ạ. Từ hôm về nhà đến
nay, chưa bữa nào gặp ít thú như hôm nay. Thôi ta trở về, đi xa nữa cùng vô ích.
Mai Nương nói :
- Biết vậy, bọn ta sang săn bên khu Hoang Sơn thôn có lẽ đỡ mất thì giờ.
Lúc trở về gần tới chân núi thứ hai, Cam, Lã chợt trông thấy mấy trái rừng dại sà xuống lưng chừng ngay trên dòng nước.
Tử Long nói :
- Chúng ta thi bắn nào? Kia có ba trái dại. Sư muội bắn trái bên hữu,
ngu huynh bắn trái bên tả và ai lẹ tay thì bắn trái ở giữa trước chịu
không?
Mai Nương gật đầu cười :
- Sao lại không chịu! Nào sửa soạn!
Hai người rút tên đặt lên cung chưa kịp dương bắn, chợt có tiếng động trong bụi cây gần bờ suối.
Mai Nương vội gạt tay Tử Long, nói khẽ :
- Có thú!
Hai người nhẹ nhàng ngồi rạp xuống nhìn qua kẽ lá ra phía dòng nước. Từ
trong bụi, tiếng thở phì phò vọng ra rồi toàn thể bụi cây rung động,
cành khô bị giẫm nát kêu răng rắc.
Tử Long nói khẽ :
- Heo rừng!
Quả nhiên, một con heo rừng khá lớn đen kịt từ trong bụi bò ra, tiến tới bờ suối, vươn mình nghếch mõm thở như hãy còn ngái ngủ, cặp nanh trắng
toát chồi ra ngoài mép. Thở chán, con thú gục đầu uống một hơi dài.
Mai Nương vội nói :
- Chứng nào nó ngửng đầu lên thì bắn nhé. Nhắm mắt nhé sư huynh.
Hai người đứng hẳn lên dương cung chờ. Vòng cung tròn như trăng đầu
tháng...Uống no, con thú khoan khoái ngóc cao đầu thở mạnh. Nhưng bỗng
như đánh hơi lạ, nó chùn chân, nhe nanh nhìn thẳng về phía Cam, Lã.
Tách!...
Tiếng giây cung cùng bật lên ròn rã. Con heo rừng rống lớn, nhảy lộn bật ra phía sau, quay cuồng cầy cả đất lên rồi đổ lăn ra mặt đất, rên hừ hừ sùi bọt mép lịm dần.
Cam, Lã chạy tới xem. Hai mũi tên cắm ngập hết nửa vào hai mắt thú, máu chảy ròng ròng.
Mai Nương mỉm cười :
- Tên cắm sâu tới óc, thú chết ngay là phải!
Tử Long rút cuộn dây đeo ở đai lưng ra cột bốn vó heo lại, trong khi Mai Nương tìm chặt một cành cây, phạt hết lá đi làm đòn gánh.
Xách thử con heo lên khỏi mặt đất, Mai Nương nói :
- Ngót hai tạ. Lóc thịt ướp muối thừa dùng đến qua Tết.
Hai người liền ghé vai khiêng về trại.
Về gần tới nhà, thấy cổng trại mở toang, người trong trại đang bu đen
quanh thềm nhà. Cam, Lã lấy làm lạ, bước vào xem chuyện gì.
Một người trong trại thấy Mai Nương, Tử Long trước, reo lên :
- A ha! Chủ nhân đã về!...
Qua cổng, đặt heo rừng xuống sân cho gia nhân, Cam, Lã đi thẳng đến chỗ nhà sư ngồi. Đám người đứng rẽ sang hai bên.
Hòa thượng mở bừng mắt ra đăm đăm nhìn hai nam nữ thanh nhiên, rủ áo đứng lên hướng vào Cam, Lã vái dài :
- Mô Phật! Bần tăng chờ bố thí đã lâu, không ngờ kinh động tới mọi người trong quý trang...
Ngay khi mới trông thấy nhà sư, Mai Nương, Tử Long dự đoán là người có
bản lãnh nên phòng bị trước. Tới lúc y cúi đầu vái, hai người thấy một
luồng gió táp hẳn vào mặt và ngực khá mạnh, nhưng Cam, Lã đã vận nôi
ngoại công chân đứng vững như Thái Sơn, nên không bị ảnh hưởng gì cả.
Một người không dầy công luyện tập sẽ bị sức gió do cái vái ấy của nhà sư đánh bật ngửa hẳn ra phía sau và sẽ thọ đòn ngay.
Hòa thượng thấy Mai Nương, Tử Long đứng trơ ra như hai pho tượng đồng
quắc mắt nhìn mình, biết ngay là gặp phải tay công phu siêu đẳng liền
nói :
- Bần tăng...
Nhưng Tử Long ngắt lời :
- Luyện Thần Phong Khí khá đấy nhưng chưa tới nơi mà đã dám trổ tài qua mắt thợ! Coi đây!
Lẹ như cắt, chàng tiến thêm lên một bước, xòe hai tay Cương đao cúi gập
người xuống, đồng thời hai tay cũng quật vút xuống như người lạy vậy.
Hòa thượng rú lên một tiếng loạng choạng bật ra phía sau vướng phải
phiến đá to lớn do chính y tác oai để trên hành lang thành thử bị độn té lộn xoài ra như con ếch trên mặt gạch.
Tử Long dằn giọng :
- Ta chưa dùng tận lực, nếu ta tiến gần thêm hai bước nữa thì người bể tim, phổi nghe! Đầu đà tác ác vô cớ nhập trại ta làm chi?
Đứng gần đó, Cam Phúc vội thưa :
- Y quyên tiền đúc tượng Kim Cương, tôi cúng năm quan nhưng ý liệng đi, đòi những năm đĩnh bạc và đòi gặp chủ trại.
Mai Nương tiến tới chỉ tay vào mặt đầu đà mắng :
- Tên ác tăng này tạo ra sự quyên tiền để gây chuyện chi đây chớ tu hành gì cái hạng lục lâm này.
Nàng chỉ phiến đá nói tiếp :
- Nếu ngươi làm được đúng như thế này, bản cô nương sẽ ưng thuận cúng năm đĩnh vàng.
Dứt lời, nàng sắn tay áo nhấc bổng phiến đá lên vai thoăn thoắt đi ra
giữa sân thét một tiếng lớn rồi lao bổng phiến đá qua nóc cổng ra ngoài
rớt thịch một cái chuyển cả mặt đất.
Tức thì đầu đà vùng vằng bước xuống thềm ra xa, quay lại nói :
- Khá lắm! Bao Đại Cổ này xin chịu thua, nhưng hẹn ngày tái ngộ.
Tử Long cười :
- Ngươi chớ tới đây vô ích vì ta không có nhà, nhưng sẽ còn gặp ngươi trên chốn giang hồ, nghe!
Đầu đà quay ngoắt ra cổng trại rủ áo đi thẳng. Mai Nương ghé tai Tử Long nói nhỏ mấy câu rồi hai người cùng vào nhà thay áo.
Đêm hôm đó, trời đổ lạnh hơn mọi ngày, gió căm căm, rét buốt. Từ chân
Bạch Dương lãnh hiện ra một dạ hành khách tay cầm ngược đoản đao, chạy
như bay tới Cam gia trại liệng mình lên cây cao nhìn vào trại. Toàn thể
khu trại lớn yên tĩnh, nhà nào nhà nấy đóng cửa kín mít không một ánh
lửa.
Bóng đen sà xuống đất, băng mình qua rào cây, qua sân cỏ đứng nép vào đầu nhà nơi có hai căn phòng giáp vách của Cam, Lã.
Người lạ rón rén áp tay lên khuôn cửa căn phòng Tử Long nghe ngóng, đoạn đưa mũi dao khẽ nậy cửa, rồi vượt vào trong phòng. Mùng hoa phủ kín
chiếc giường trong góc phòng rộng rãi, trang nhã. Dạ hành khách lẹ tay
vén cửa mùng thấy người nằm ngủ say xây lưng ra ngoài thì cả mừng liền
giơ đao nhằm đầu hạ mạnh một lát.
Chát! Lưỡi dao chém trúng viên đá lớn bằng đầu người tóe lửa. Biết trúng kế, dạ khách vội băng mình qua cửa sổ, chạy một mạch qua sân vượt qua
rào cây ra ngoài. Nhưng chân y vừa chạm mặt đất thì bỗng dưng bị một vật gì xiên nhói vào bả vai hữu, đau buốt khiến y bỏ rớt thanh đoản đao ôm
vai chạy thục mạng biến vào đêm tối...
Từ chân rào cây, Mai Nương, Tử Long khúc khích cười nhìn theo dạ khách, không thèm đuổi.
Lượm cây đoản đao, Tử Long gại thử lưỡi đao lên bàn tay.
- Sư muội à, đầu đà Bao Đại Cổ chém trúng viên đá rồi. Lưỡi dao bị gợn mẻ, chắc y chém mạnh lắm.
Mai Nương nói :
- Tha cho y lần này nữa, chắc ác tăng không dám trở lại đâu. Lạ một điều là mình thù hiềm chi với y mà y cố ý gây ác với ta hoài! Hay là...
- Hay là sao, hả sư muội?
- Hay y là đồng bọn của Tăng Tòng Hổ nghe tiếng sư huynh về rồi nên tới đây ám hại cho tuyệt hậu họa?
Tử Long lắc đầu :
- Không phải bọn tên Tăng tặc đâu, vì nếu là họ Tăng, chúng sẽ khiêu
khích ta rồi phục binh ám hại, chớ không khi nào cho người đi một mình
như đầu đà Bao Đại Cổ. Theo ý ngu huynh thì tên này có lẽ là bằng hữu
chi đó của anh em Trình Thiên Hổ, Bá Hổ bên Thiếu Hoa sơn. Sáng mai cho
gọi Võ Đại Tam sang đây, hỏi sẽ biết... Lạnh quá vào nhà đi!
- Trời lạnh theo mực độ này, chắc sẽ mưa tuyết.
- Phải đó, sư muội ạ, tết Nguyên Đán trong dãy Tần Lĩnh sơn này năm nào
cũng có tuyết. Cảnh sắc hùng vĩ bao la đẹp như cả một bài thơ.
Sáng hôm sau, Tử Long bảo Mai Nương :
- Chúng ta ở nhà cũng không có việc gì hơn, chi bằng phi ngựa sang bên Hoang sơn gặp Võ Đại Tam hỏi chuyện xem sao đi.
Mai Nương đồng ý, thắng hai tuấn mã Phi Vân, Hồng Long rồi sang thẳng khu trại mới.
Bọn cựu lâu la trở thành thôn dân hiền lành ngoan ngoãn, trừ mấy anh hỏa đầu, tất cả đều chăm chỉ kéo nhau ra ngoài rừng phá rẫy làm nương.
Chúng thấy Cam, Lã tới đều ngừng tay kính cẩn chào hỏi.
Tử Long hỏi một người :
- Võ Đại Tam đâu?
- Dạ, trưởng thôn đang đốn cây trong rừng đằng kia.
Hai người cho ngựa đi qua khu mọi người đang làm việc, rẽ vào cửa rừng.
Võ Đại Tam nghe tiếng chân ngựa, ngừng tay rìu nhìn ra thấy hai ân nhân
tới liền chạy ra lạy chào.
Mai Nương, Tử Long xuống ngựa đỡ dậy.
- Thế nào? Công việc dễ chịu không?
- Dạ, sống cuộc đời tự lập thế này thanh thản lắm. Bằng giờ sang năm chúng tôi được hưởng hoa mầu, chắc chắn sẽ dễ chịu hơn nữa.
- Này, Võ Đại Tam, tôi muốn hỏi một việc riêng, giữ bí mật nhé?
- Dạ, nhị vị tạo lại cuộc đời cho chúng tôi, dù có sai nhảy vào lửa cũng không từ nan. Công tử cứ dạy.
- Trước kia, những kẻ đi lại liên lạc với anh em Trình tặc là những hạng người nào? Trưởng thôn có nhớ không?
Võ Đại Tam đáp ngay :
- Công tử thừa biết, lẽ cố nhiên toàn bọn giang hồ đại đạo.
- Không, tôi muốn nói có những giới tăng, đạo nào khác không?
Ngầm nghĩ giây lát, Võ Đại Tam nói :
- Có một vị đại tăng mà họ Trình rất trọng vọng coi như bực thượng
khách. Mỗi năm qua chơi Thiếu Hoa sơn một lần. Khi ra đi, họ Trình lại
tặng khá nhiều vàng bạc.
- Tên tăng nhân đó là gì?
- Dạ, thấy gọi là Bao đại sư, ngoài ra tôi không được rõ hơn nữa. Anh em Trình Thiên Hổ rất trọng người ấy, nghe đâu như y bản lãnh cao cường
lắm.
Biết vậy đủ rồi, Tử Long nói lãng sang chuyện khác.
Võ Đại Tam nói :
- Chừng nào có việc gì cần sai bảo nhị vị cứ truyền dạy, dù thác chúng tôi cũng không từ nan.
Cam, Lã nói mấy lời cảm ơn rồi lên ngựa ra về. Tới gần Cam gia trại, hai người lấy làm lạ thấy mấy con ngựa cột dưới khóm trúc, vội vàng phi
nhanh về nhà xem có chuyện gì.
Trong thảo sảnh, Cam Phúc đang ngồi tiếp mấy vị lão nông bên Hoang Sơn
thôn, trong đó có Đặng Bách và Lý liệp bộ. Giữa án để một bọc lớn.
Thi lễ xong, Đặng lão nói :
- Bản thôn gọi có chút quá kính tặng nhị vị mong người vui lòng nhận cho.
Lý liệp bộ mở bọc vải, trải ra mặt gạch bộ da hắc hổ đã thuộc rồi, sau
lại mở luôn bọc nhỏ bày lên áng hai đôi ủng võ và hai đôi vỏ hài cũng
bằng da hắc hổ coi rất đẹp mắt.
Cam, Lã trầm trồ khen ngợi, cầm lên xem đi xem lại, ưng ý lắm.
Đặng lão nói :
- Bốn đôi giầy này rất bền và mềm. Da thuộc rất kỹ và các đường chỉ rất chắc. Nhị vị đi thử xem có vừa chân không?
Mai Nương, Tử Long xỏ giày mới đi đi lại lại thử thấy mềm mại và vừa vặn vô cùng.
Mai Nương hài lòng nói :
- Vừa vặn như đo vậy! Khéo quá!
Đặng lão mỉm cười giải thích :
- Chúng tôi nhờ Cam quản gia mới lấy được kích thước đúng đó, nếu khâu phỏng chừng thì vừa vặn sao được!
Tử Long nói :
- Thế mà quản gia bí mật không cho tôi biết việc ấy.
Cam Phúc nói :
- Bất ngờ như thế mới vui chớ!
Đặng lão chỉ tấm da hắc hổ :
- Tấm da này của con đực, còn hài và ủng khâu bằng da con cái. Chúng tôi giữ lại một phần làm kỷ niệm. Chờ kiếm thêm ba bộ xương hổ nữa và một
sơn dương, sẽ nấu cao Ngũ Hổ Quần Dương quý lắm.
Tử Long vui mừng lưu khách bên sơn thôn lại uống rượu. Trời trở lạnh
nhiều hơn trước. Cam Phúc hỏi gia nhân thêm củi vào lò lửa. Chiều hôm
ấy, trong khi mọi người đang chén tạc chén thù thì tuyết bắt đầu lác đác rơi.
Tử Long nói :
- Trời tối rồi mà tuyết lại đang rơi, mai quý vị sẽ hồi thôn cũng không trễ.
Đặng lão nâng ly rượu nói :
- Năm nào cũng ngày này tuyết phủ khắp khu vực cho tới tháng Giêng. Đó
là nét đẹp của dãy Tần Lĩnh sơn. Tiết đại hàn từ hôm hai mươi ba, nhưng
bây giờ mới thấm lạnh.
Suốt đêm ấy, tuyết xuống mỗi lúc một dầy. Sáng hôm sau khi mọi người trở dậy thì đã thấy đầu cây ngọn núi, cảnh vật bao la mông mênh phủ đầy
tuyết trắng ngoạn mục vô cùng.
Tết Nguyên Đán đã qua Một buổi sáng nọ, Lã Mai Nương khoác áo lông cừu
cho đỡ lạnh, chợt thấy Tử Long nhìn nàng chăm chú, nên hỏi :
- Gì mà sư huynh nhìn dữ vậy?
- Bữa nay trông hiền muội khoác tấm áo cừu, ngu huynh nhớ lại đoạn tả
nàng Nhiếp Ẩn cởi hoa lư đi trên vùng tuyết đọng nơi Cư Dung Quan trong
bộ Kiếm Khách Tân Biên do đại tướng Quách Tử Nghi đời Đường Túc Tông
biên soạn. Giống hết không sai một nét nào!
Mai Nương hé miệng hoa lộ hàm răng ngà đều đặn cười khanh khách :
- Thì Trại Nhiếp Ẩn cũng vậy chớ sao! À, tiểu muội muốn biết sư huynh định ngày khởi hành chưa?
Tử Long gật đầu :
- Coi niên lịch, ngu huynh đã lựa ngày mười tám. Sau hôm rằm, Cam quản
gia làm lễ cúng gia tiên và mộ phần cố phụ. Sư muội liệu sửa soạn hành
trang. Ở nhà ngày nào ngu huynh không an tâm ngày đó.
- Sư huynh đã định hướng lộ trình chưa? Thiên hạ rộng rãi bao la mà nói
về kẻ thù ta chỉ biết có tên Hắc sát cô thần Tăng Tòng Hổ, thiết tưởng
mong manh khó tìm quá.
Suy nghĩ giây lát, Tử Long chậm rãi đáp :
- Y là đạo tặc tất ta phải tìm kiếm, thăm dò trong giới lục lâm. Điều
thắc mắc hơn hết là không hiểu Tòng Hổ còn sống hay đã chết. Nếu y sống, năm nay trạc ngoại tứ tuần. Hình dáng y, ngu huynh còn nhớ rõ: vóc
người cao lớn, da đen sần sùi, mắt lồi xếch ngược, tiếng nói thô kệch.
Theo ý ngu huynh, trước nhất ta qua Cam Túc rồi dọc theo Vạn Lý Trường
Thành tới Sơn Hải quan, chừng nào không thấy y, sẽ định liệu sau. Còn
một điều nữa khiến huynh tin tưởng thế nào cũng sẽ gặp kẻ thù.
Mai Nương ngắt lời :
- Hồn linh cố bá phụ sẽ hướng dẫn chúng ta trên đường phục hận.
Tử Long gật đầu, đăm đăm nhìn người bạn cân quắc đồng môn.
- Không hiểu vì lý do gì, nhưng ngu huynh tin chắc như vậy đó.
Hai người đủng đỉnh đi theo dãy hành lang vòng ra phía sau nhà nhìn gốc
cổ đào bông nở lớn như cánh bướm hồng rung rinh trước làn gió nhẹ.
Mai Nương nói :
- Thời tiết và cảnh sắc Tần Lĩnh sơn y hệt Mã Dương cương. Xuân tới nơi rồi mà tuyết còn phủ lạnh căm căm.
Tử Long vào nhà lấy áo choàng rồi cùng Mai Nương vui chân đi khắp trong Cam gia trại chào hỏi mọi người để mai mốt khởi hành.
Quá Ngọ hôm ấy, trừ các người nhà họ Cam có bên Triệu cửu phụ cũng đến
tụ họp đông đủ kéo ra mộ phần Cam lão anh hùng tế viếng, sau đó lễ tại
gia.
Tử Long, Mai Nương rút Yểm Nhật và Huyền Tiễn kiếm gát tréo lên mũi giáo Trường xà thù hận, thắp hương rồi quỳ trước bàn thờ lâm râm khấn vái
cầu linh hồn lão anh hùng sống anh dũng thác linh thiêng hướng dẫn thần
kiếm uống kiếm máu kẻ thù.
Trong nhà đóng kín không một luồng gió mà bỗng dưng bát hương lớn bốc
cháy ngùn ngụt khiến mọi người đều linh cảm như anh hồn Cam Trường Mâu
quanh quất đâu đây chứng nhận lời thề phục hận.
Ba hôm sau, đúng đầu giờ Thìn, Mai Nương, Tử Long mũ áo lông cừu, lưng
đeo hành lý và trường kiếm từ tạ mọi người lên ngựa ra đi.
Khi đó vừa đúng thời Càn Long đệ nhị thập tam niên.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...