ĐOẠN 27ÂM:VÔ ĐOẠN, VÔ DIỆT.Tu-bồ-đề! Nhữ nhược tác thị niệm: Như Lai bất dĩ cụ túc tướng cố đắc A-nậu-đala tam-miệu tam-bồ-đề.
Tu-bồ-đề! Mạc tác thị niệm: Như Lai bất dĩ cụ túc tướng cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
Tu-bồ-đề! Nhữ nhược tác thị niệm: Phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm giả, thuyết chư pháp đoạn diệt, mạc tác thị niệm.
Hà dĩ cố? Phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm giả, ư pháp bất thuyết đoạn diệt tướng.DỊCH:KHÔNG ĐOẠN, KHÔNG DIỆT.Này Tu-bồ-đề, nếu ông khởi nghĩ thế nàyNhư Lai chẳng do các tướng cụ túc được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Tu-bồ-đề, chớ khởi nghĩ thế ấy, Như Lai không do tướng cụ túc mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Tu-bồ-đề, nếu ông khởi nghĩ thế này: Người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nói các pháp đoạn diệt, chớ khởi cái nghĩ này.
Vì cớ sao? Vì người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đối với pháp không có nói tướng đoạn diệt.GIẢNG:Đây là đức Phật sợ khi nghe nói tất cả sắc tướng thanh âm không phải là Phật, chúng ta lại tưởng Phật là ngoài thân năm uẩn mà có.
Như thế thì thân năm uẩn này không liên hệ gì với Phật cả.
Thế nên đến đây đức Phật liền xác nhận: Này Tu-bồ-đề, ông chớ khởi nghĩ thế này, Như Lai chẳng do các tướng đầy đủ mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Chớ khởi nghĩ như thế.
Vì sao? Vì Phật thành Phật là ngay nơi thân này mà thành, chớ đâu phải ngoài thân này.
Nếu chúng ta nghĩ Phật ngoài thân này thì đó là bệnh.
Pháp thân lồng sẵn trong thân sắc tướng.
Chữ Như Lai ở đây phải hiểu là pháp thân, pháp thân đó có sẵn trong sắc thân này.
Đừng bao giờ nghĩ Như Lai chẳng do các tướng cụ túc mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì chính được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là ngay nơi thân sắc tướng này.
Như vậy để cho chúng ta biết không phải cầu Phật ngoài thân này mà ngay thân năm uẩn đã có pháp thân, đừng tách rời nó mà tìm Phật.Tiếp theo, đức Phật dạy thêm: Này Tu-bồ-đề, ông nếu khởi nghĩ thế này, người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nói các pháp đoạn diệt.
Chớ khởi nghĩ như thế.
Vì cớ sao? Vì người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối với pháp không nói tướng đoạn diệt.
Khi nói điều này, Phật lại sợ chúng ta chấp điều kia.
Đức Phật bảo: Muốn cầu thành Phật thì phải ngay nơi sắc thân này mà cầu.
Nhưng lại sợ chúng ta hiểu lầm thân sắc tướng này hoại thì Phật mất sao.
Tuy thân sắc tướng hoại nhưng pháp thân không mất, thế nên Phật bảo ông đừng nghĩ người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nói pháp đoạn diệt.
Ngay trong thân sanh diệt có pháp thân bất sanh bất diệt.
Khi nghe nói ngay trong sắc thân này cầu Phật, chúng ta nghĩ khi sắc thân đoạn diệt thì Phật cũng đoạn diệt luôn… Đừng hiểu lầm như thế, vì người thành Phật không bao giờ nói các pháp đoạn diệt.
Chính điểm này là điểm mà tất cả người tu Phật phải để ý.
Bởi vì chúng ta thường có hai thứ bệnh, bệnh chấp thường và bệnh chấp đoạn.
Chấp thường là nghĩ rằng trong thân mình có linh hồn, linh hồn đời đời không bao giờ mất.
Chấp đoạn thì nói thân này chết rồi là hết, không còn gì nữa.
Chúng ta phải thấy rõ thân này là tướng hư giả do tứ đại hợp.
Đã là tướng hư giả thì khi tứ đại tan rã, thân này không còn.
Tứ đại là vô tri, nhưng trong tứ đại hợp này có cái tri giác.
Tri giác lại chia hai phần, tri giác hưvọng sanh diệt và tri giác không hư vọng, không sanh diệt.
Khi người ta chấp toàn vật chất thì đức Phật phá tứ đại là không thật.
Khi người ta xem nhẹ phần vật chất, chấp nặng phần tinh thần thì đức Phật phá ngũ uẩn.
Sắc uẩn là tứ đại; thọ, tưởng, hành, thức, bốn uẩn này thuộc về tinh thần.
Bốn uẩn thọ, tưởng, hành, thức là tướng tâm sanh diệt, bốn tướng tâm sanh diệt này không phải là ngã.
Như thế là để phá chấp ngã về thân, chấp ngã về tâm.
Khi thân giả và tâm giả này mất rồi thì Như Lai tức pháp thân hiện tiền.
Thế nên pháp thân không phải là tướng đoạn diệt.
Thân hư giả và tâm hư giả mất chớ không phải pháp thân mất, như thế là thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chớ không phải tới đó là hết.
Có người nói Niết-bàn là viên tịch, chỗ đó lặng lẽ, hoàn toàn không có gì cả, đó là lầm lẫn, hiểu không thấu đáo.
Đúng ra khi không còn những mầm sanh diệt, đó là chân thật giải thoát, đó là Như Lai bất sanh bất diệt.ĐOẠN 28ÂM:BẤT THỌ, BẤT THAM.Tu-bồ-đề! Nhược Bồ-tát dĩ mãn Hằng hà sa đẳng thế giới thất bảo trì dụng bố thí, nhược phục hữu nhân tri nhất thiết pháp vô ngã, đắc thành ư nhẫn.
Thử Bồ-tát thắng tiền Bồ-tát sở đắc công đức.
Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Dĩ chư Bồ-tát bất thọ phước đức cố.
Tu-bồđề bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Vân hà Bồ-tát bất thọ phước đức?- Tu-bồ-đề! Bồ-tát sở tác phước đức bất ưng tham trước, thị cố thuyết bất thọ phước đức.DỊCH:KHÔNG THỌ, KHÔNG THAM TRƯỚC.Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát dùng thất bảo đầy cả thế giới bằng số cát sông Hằng để đem bố thí, nếu lại có người biết tất cả pháp là vô ngã được thành đức nhẫn nhục, thì Bồtát này được công đức hơn vị Bồ-tát trước, vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, do các vị Bồ-tát không thọ phước đức.
Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, thế nào là Bồ-tát không thọ phước đức?- Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát làm phước đức mà chẳng nên tham trước, thế nên nói chẳng thọ phước đức.GIẢNG:Trước hết đức Phật dùng hình ảnh người đem của báu đầy cả số thế giới bằng số cát sông Hằng ra bố thí.
Quí vị thử tính xem bao nhiêu của báu? Không thể tính nổi.
Của báu đầy dẫy thế giới mà mỗi thế giới là một hột cát của sông Hằng, như thế không biết bao nhiêu thế giới và cũng không biết bao nhiêu của báu.
Lại có người biết tất cả pháp là vô ngã, thành được đức nhẫn nhục.
Như thế là có hai đức, đức thứ nhất là trí tuệ, do trí tuệ thấy tất cả pháp không có tự thể.
Vô ngã là không có tự thể, do thấy các pháp duyên hợp, không có tự thể nên thực hành hạnh nhẫn nhục được viên mãn, đó là đức thứ hai.
Đức Phật bảo: Vị Bồ-tát dùng trí biết tất cả pháp vô ngã, nên thực hành được hạnh nhẫn nhục, được công đức nhiều hơn vị Bồ-tát đem của báu đầy dẫy số thế giới bằng số cát sông Hằng ra bố thí.
Ngài hỏi: Vì cớ sao? Rồi Ngài giải thích: Bởi do các vị Bồ-tát đó không thọ phước đức.
Thế nào gọi là không thọ phước đức? Bởi vì chúng ta thấy tất cả pháp vô ngã, vô ngã thì không có chủ tể, nghĩa là không có mình, dù cho làm tất cả hạnh nhẫn nhục hay tất cả công đức gì mà không thấy có mình thật thì không có thọ.
Đây là đức Phật đặt trí tuệ lên hàng đầu.
Công đức của chúng ta được viên mãn là từ trí tuệ không thấy có ngã, bởi không thấy ngã nên không thọ, không thọ nên phước đức mới lớn.
Thế nên ở đây chủ yếu là nói không thọ, mà không thọ gốc từ trí tuệ vô ngã.
Dù bố thí của báu bao nhiêu đi nữa cũng không bằng do trí tuệ Bát-nhã dẫn đầu tu được hạnh nhẫn nhục.
Người như thế được công đức vô kể, vì người đó không có ngã.
Như chúng ta hiện nay tu hạnh nhẫn nhục thì hạnh nhẫn nhụïc của mình hữu ngã hay vô ngã? Như quí phật tử hoặc tăng ni biết đạo chút ít, đều thầm nghĩ mình là người biết đạo thì không bao giờ nên sân, không bao giờ có niệm ác với kẻ khác.
Nhưng giả sử có người chạm tới quyền lợi của mình, quyền lợi nhỏ thôi, lúc đó mình nghĩ: Đây là chạm đến quyền lợi mình, nhưng là phật tử hay là người tu thì rán nhịn.
Đến quyền lợi kha khá một chút, khả dĩ còn rán được.
Nhưng khi họ chạm đến quyền lợi thật to của mình, lúc đó chắc hết nhẫn nổi.
Đó là chưa nói đến khi họ làm nhục, đánh đập, lúc đó mình nhẫn nổi không?Thế nên nhẫn nhục mà còn ngã, dù ngoại tài hay nội tài, cũng khó đến ba-la-mật.
Vì thế muốn nhẫn nhục ba-la-mật trước phải có trí tuệ Bát-nhã thấy rõ các pháp là vô ngã.
Đã không có ta thật thì còn ai làm khổ ta, ai hại ta? … Khi ấy mới nhịn được tất cả những điều khó nhịn.
Thế nên đức Phật dạy, trước hết phải biết các pháp là vô ngã rồi mới thực hành hạnh nhẫn nhục.
Đó là điều tiên quyết, vì nhẫn mà không có trí tuệ Bátnhã thì không bao giờ viên mãn.
Hiểu như thế nên khi người nhẫn được tất cả điều khó nhẫn, đến công đức người đó cũng không thọ nhận.
Tại sao? Vì nhẫn nhục mà không thấy mình nhẫn nhục nên không thọ phước đức.
Còn chúng ta mỗi lần nhẫn được thì khoe khắp mọi người phải không? Thành ra vì chúng ta có ngã nên làm điều gì cũng thấy cóthọ nhận cả.
Trong đoạn này đức Phật đề cao công đức hay phước đức bất thọ, và phước đức bất thọ đó cũng do trí tuệ vô ngã mà ra.
Thế nên khi ngài Tu-bồ-đề hỏi Phật: Thế nào là không thọ phước đức thì đức Phật bảo: Bồ-tát làm phước đức không tham trước nên gọi là không thọ phước đức.
Sở dĩ chúng ta làm mà tham trước là vì có ngã, nếu vô ngã còn tham trước cái gì? Thế nên nói rằng không tham trước là phước đức lớn nhất..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...