Kinh Hoa Nghiêm


Bấy giờ Kim Cang Tạng Bồ Tát bảo Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát rằng : Thưa Phật Tử ! Ðại Bồ Tát đã tu Sơ địa muốn vào đệ nhị địa thời phải phát khởi mười thứ thâm tâm.Ðây là mười thứ thâm tâm :Tâm chánh trực, tâm nhu nhuyến, tâm kham năng, tâm điều phục, tâm tịch tịnh, tâm thuần thiện, tâm chẳng tạp, tâm không cố luyến, tâm rộng, tâm lớn.Bồ Tát dùng mười thâm tâm này thời được vào bực Ly Cấu Ðịa thứ hai.Chư Phật tử ! Bồ tát trụ Ly Cấu Ðịa thời tánh tự xa rời tất cả sát sanh, chẳng chứa dao gậy, chẳng có lòng oán hận, có tàm có quý, đầy đủ lòng nhơn thứ.

Với tất cả chúng sanh có mạng sống thời thương, sanh lòng từ làm lợi ích.Bồ Tát này còn chẳng có lòng ác não hại chúng sanh, huống là với họ mà có chúng sanh tưởng cố ý làm việc giết hại.Tánh tự chẳng trộm cắp.

Với của cải mình Bồ Tát thường biết vừa đủ, với người thời thương yêu tha thứ chẳng hề xâm tổn.

Nếu đồ vật thuộc người khác thời tưởng là của người khác, trọn không sanh lòng trộm cắp, nhẫn đến lá cây của người không cho thời không lấy, huống là đồ vật dụng khác.

Tánh tự chẳng tà dâm.

Với tự thê, Bồ Tát tri túc chẳng mong vợ người.

Với thê thiếp của người cùng con gái của người, trọn không móng lòng tham nhiễm, huống là tùng sự dâm dục, huống là nơi phi đạo.Tánh tự chẳng vọng ngữ.

Bồ Tát luôn thật ngữ, chơn ngữ, thời ngữ, nhẫn đến trong chiêm bao cũng còn chẳng nói lời phú tàng, vô tâm, vọng ngữ, huống là cố ý nói dối.Tánh tự chẳng lưỡng thiệt.

Bồ Tát đối với chúng sanh không tâm ly gián, không tâm não hại, chẳng đem lời người này đến nói với người kia để pháp người kia, chẳng đem lời người kia đến nói với người này để phá người này, người chưa ly phá thời chẳng cho ly phá, người đã ly phá thời chẳng cho thêm hơn.

Chẳng mừng sự ly gián, chẳng ưa sự ly gián, chẳng nói lời ly gián.

Chẳng cho lời ly gián là thiệt hay chẳng thiệt.Tánh tự chẳng ác khẩu, như là lời độc hại, lời thô tục, lời làm khổ người khác, lời làm người khác sân hận, lời hiện tiền, lời chẳng hiện tiền, lời xấu ác, lời dung tiện, lời bất nhã, lời làm người nghe không ưa, không vui, lời giận dữ, lời như lửa đốt lòng, lời oán kết, lời nhiệt não, lời có thể làm hại mình và người.

Những ác khẩu như vậy đều bỏ lìa cả.

Thường nói lời lợi ích, lời mềm mỏng, lời đẹp dạ, lời thích nghe, lời làm người nghe vui mừng, lời khéo vào tâm người, lời phong nhã điển tắc, lời nhiều người mến thích, lời nhiều người vui đẹp, lời thân tâm hớn hở.Tánh tự chẳng ỷ ngữ.

Bồ Tát thường thích nói lời chín chắn, lời phải thời, lời thiệt, lời đúng nghĩa, lời đúng pháp, lời thuận đạo lý, lời khéo điều phục, lời tùy thời tính lường quyết định.

Bồ Tát này nhẫn đến chơi cười còn luôn suy nghĩ kỹ, huống là cố ý nói ra lời tán loạn.Tánh tự chẳng tham lam.

Bồ Tát này đối với tài vật đồ dùng của kẻ khác chẳng móng tâm tham, chẳng mong cầu.Tánh tự rời giận hờn.

Bồ Tát này đối với tất cả chúng sanh luôn khởi tâm từ mẫn, tâm lợi ích, tâm đau xót, tâm hoan hỷ, tâm hoà thuận, tâm nhiếp thọ, bỏ hẳn sân hận oán hại nhiệt não, thường nghĩ đến thật hành nhơn từ lợi ích.Tánh tự lìa tà khiến.

Bồ Tát trụ nơi chánh đạo, chẳng coi bói, chẳng thọ lấy cấm giới tà ác, tâm kiến chánh trực, không dua dối, quyết định tin nơi Phật, Pháp, Tăng.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát hộ trì mười nghiệp đạo lành như vậy không hề gián đoạn.

Lại tự nghĩ rằng : tất cả chúng sanh sa đọa nơi ác đạo đều do mười nghiệp ác.

Vì thế nên tôi phải tự tu chánh hạnh, cũng khuyên người khác tự tu chánh hạnh.

Vì mình không tự tu thời không thể bảo kẻ khác tu.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát này lại nghĩ rằng : Mười nghiệp đạo ác là nhơn thọ sanh nơi địa ngục, súc sanh và ngạ quỷ.

Mười nghiệp đạo lành là nhơn thọ sanh nơi loài người cõi Trời.

Lại thượng phẩm mười nghiệp đạo lành này dùng trí huệ để tu tập, vì tâm hẹp kém, vì sợ sanh tử, vì thiếu đại bị, vì theo người Thanh Văn khác mà tỏ ngộ thời thành Thanh Văn thừa.

Lại thượng phẩm mười nghiệp đạo lành này tu tập thanh tịnh, chẳng do người khác dạy mà tự giác ngộ, vì chẳng đủ đại bi phương tiện, mà tỏ ngộ pháp nhơn duyên thậm thâm thời thành Ðộc Giác thừa.

Lại thượng phẩm mười nghiệp đạo lành này tu tập thanh tịnh, vì tâm rộng vô lượng, vì đầy đủ bi mẫn, vì phương tiện nhiếp thọ, vì phát sanh đại nguyện, vì chẳng bỏ chúng sanh, vì mong cầu Phật trí, vì tu tập trí địa của Bồ Tát, vì tịnh tu tất cả Ba la mật, mà thành hạnh quảng đại của Bồ Tát.

Lại thượng thượng phẩm mười nghiệp đạo lành này, vì Nhứt thiết chủng thanh tịnh nhẫn đến chứng Thập lực, Tứ vô úy nên tất cả Phật pháp đều được thành tựu.

Vì những lẽ trên đây nên tôi bình đẳng thật hành mười nghiệp lành làm cho tất cả đều thanh tịnh đầy đủ.Những phương tiện như vậy Bồ Tát phải học.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát này lại nghĩ rằng : Mười nghiệp đạo ác : Thượng phẩm là nhơn địa ngục, trung phẩm là nhơn súc sanh, hạ phẩm là nhơn ngạ quỷ.Trong đây về tội sát sanh có thể làm cho chúng sanh đọa địa ngục, súc sanh, ngạ qủy.

Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báo : Mạng vắn và nhiều bịnh.Tội trộm cấp cũng làm cho chúng sanh đọa ba ác đạo.

Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báo : Nghèo cùng và tài sản chung không được tự do dùng.Tội tà dâm cũng làm cho chúng sanh đọa ba ác đạo.

Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báo : Vợ không trinh lương và quyến thuộc không được tùy ý.Tội vọng ngữ cũng làm cho chúng sanh đọa ba ác đạo.

Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báo : Bị phỉ báng và bị khi dối.Tội lưỡng thiệt cũng làm cho chúng sanh đọa ba ác đạo.

Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báo : Quyến thuộc trái lìa và thân tộc tệ ác.Tội ác khẩu cũng làm cho chúng sanh đọa ba ác đạo.

Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báo : Thường nghe tiếng ác và lời nói nhiều tranh cãi.Tội ỷ ngữ cũng làm cho chúng sanh đọa ba ác đạo.

Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báo : Lời nói người không lãnh thọ và lời không rõ ràng.Tội tham dục cũng làm cho chúng sanh đọa ba ác đạo.

Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báo : Lòng không biết đủ và quá tham muốn không nhàm.Tội sân hận cũng làm cho chúng sanh đọa ba ác đạo.

Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báo : Thường bị người khác tìm chỗ hay dở và luôn bị người khác não hại.Tội tà kiến cũng làm cho chúng sanh đọa ba ác đạo.

Nếu sanh trong loài người thời mắc hai quả báo : sanh nhà tà kiến và tâm dua vạy.Chư Phật tử ! Mười nghiệp đạo ác có thể sanh vô lượng vô biên những quả khổ.

Do đây Bồ Tát nghĩ rằng : Tôi phải xa rời mười nghiệp ác.


Làm vườn pháp an ổn thích thú tự ở trong đó, cũng khuyên người khác cùng ở trong đó.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát này với tất cả chúng sanh phát sanh tâm lợi ích, tâm an lạc, tâm từ, tâm bi, tâm lân mẫn, tâm nhiếp thọ, tâm thủ hộ, tâm tự kỷ, tâm Sư, tâm Ðại Sư.Bồ Tát nghĩ rằng : chúng sanh đáng thương đọa nơi rừng rậm tà kiến, trí ác, muốn ác, đạo ác.

Tôi phải làm cho họ trụ nơi chánh kiến tu hành đạo hành đạo chơn thiệt.Bồ Tát lại nghĩ rằng : tất cả chúng sanh phân biệt bỉ ngã phá hoại lẫn nhau, đấu tranh sân hận hẩy hừng không ngớt, tôi phải làm cho họ an trụ trong vô thượng đại từ.Bồ Tát lại nghĩ rằng : Tất cả chúng sanh tham lấy không biết nhàm, chỉ cầu của cải tự sống bằng cách tà mạng.

Tôi phải làm cho họ an trụ trong chánh pháp thân, ngữ, ý thanh tịnh chánh mạng.Bồ Tát lại nghĩ rằng : tất cả chúng sanh thường theo tham, sân, si, các thứ phiền não nhơn đó mà hẩy hừng, họ chẳng biết lập chí cầu phương tiện giải thoát.

Tôi phải làm cho họ dứt trừ tất cả lửa lớn phiền não, đặt họ vào chỗ Niết Bàn thanh lương.Bồ Tát lại nghĩ rằng : tất cả chúng sanh bị màn đầy ngu si vọng kiến tối tăm che đậy mà phải vào trong rừng rậm tối lòa, mất ánh sáng trí huệ, đi đường hiểm đồng hoang sanh ác kiến.

Tôi phải làm cho họ được trí nhãn thanh tịnh không chướng ngại, biết tường như thật của các pháp, chẳng theo người khác dạy.Bồ Tát lại nghĩ rằng : tất cả chúng sanh ở trong đường hiểm sanh tử, sắp đọa địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, vào trong lưới ác khiến, bị rừng tậm ngu si làm mê, theo dõi đạo tà, làm hạnh điên đảo, ví như người mù không kẻ dắt đường.

Chẳng phải đạo giải thoát mà cho là đạo giải thoát.

Vào cảnh giới ma, bị bọn giặc ác nhiếp lấy, thuận theo tâm mà, xa lìa ý Phật.

Tôi phải cứu họ ra khỏi nạn hiểm như vậy, cho họ an trụ nơi thành Nhứt thiết trí vô úy.Bồ Tát lại nghĩ rằng : Tất cả chúng sanh bị dòng nước chảy xiết sóng lớn nhận chìm vào dòng dục, dòng sanh tử, dòng vô minh, dòng tà kiến, xoay lăn trong sanh tử, trôi nổi trong sông ái nhiễm, mãi bị dồi giập không rảnh để quan sát, rồi bị quan niệm tham dục, sân hận, độc hại không rời tâm họ, nên họ bị quỷ La sát thân kiến bắt đem nhốt hẳn trong rừng rậm ái dục.

Họ lại quá nhiễm trước nơi chỗ tham ái, ở nơi gò ngã mạn, ngụ trong tụ lạc sáu căn.

Nếu không người cứu giỏi, thời không thể độ họ được.Tôi phải phát khởi tâm đại bi đối với họ, dùng những thiện căn để cứu tế họ, cho họ khỏi tai hoạn lìa nhiễm ô được thanh tịnh, mà ở an nơi thành báu Nhứt thiết trí.Bồ Tát lại nghĩ rằng : Tất cả chúng sanh ở trong lao ngục thế gian bị nhiều khổ não, thường ôm lòng yêu ghét, tự mang lấy gông xiềng lo sợ tham dục, rừng rậm vô minh che chướng họ, không thể thoát khỏi ba cõi.

Tôi phải làm cho họ ra khỏi hẳn ba cõi mà ở an nơi đại Niết Bàn vô ngại.Bồ Tát lại nghĩ rằng : Tất cả chúng sanh chấp trước nơi ngã và ngã sở, chẳng có ý muốn ra khỏi nhà tù ngũ uẩn, nương nơi tụ lạc trống rỗng, sáu căn phát khởi bốn hạnh điên đảo, bị bốn rắn độc tứ đại cắn mổ, bị giặc thù ngũ uẩn giết hại chịu vô lượng đau khổ.Tôi phải làm cho họ ở an nơi chỗ tối thắng vô trước, chính là Vô thượng Niết Bàn dứt hết mọi chướng ngại.Bồ Tát lại nghĩ rằng : Tâm của chúng sanh hèn kém, chẳng chịu thật hành đạo có thể Nhứt thiết trí.

Dầu họ muốn giải thoát, nhưng họ chỉ thích hai thừa Thanh Văn và Bích Chi Phật.

Tôi phải làm cho họ an trụ nơi Phật pháp quảng đại, nơi trí huệ quảng đại.Bồ Tát này hộ trì giới cấm như vậy khéo có thể thêm lớn tâm từ bi.Chư Phật tử ! Bồ tát ở bực Ly Cấu Ðịa này, do nguyện lực mà được thấy nhiều Phật.

Như là thấy trăm Ðức Phật, ngàn đức Phật, trăm ngàn Ðức Phật, nhẫn đến thấy trăm ngàn ức na do tha đức Phật.Ở chỗ Chư Phật, Bồ Tát này dùng tâm quảng đại thâm tâm cung kính tôn trọng phụng thờ, cúng dường những thứ y phục, ăn uống, thuốc men, ngọa cụ, tất cả đồ dùng.

Và cũng cúng dường tất cả chúng Tăng.

Ðem công đức này hồi hướng Vô thượng Bồ đề.Ở chỗ Chư Phật, do tâm tôn trọng, Bồ Tát này lại thọ hành mười đạo pháp lành, tùy chỗ đã thọ nhẫn đến Bồ đề trọn không quên mất.Bồ Tát này từ vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp vì đã xa rời tội tham giận phá giới nên hạnh bố thí, trì giới được thanh tịnh toàn vẹn.Ví như chơn kim để trong phàn thạch, đúng theo cách thức luyện xong thời lìa tất cả cấu nhơ càng sáng sạch hơn.Bồ Tát trụ bực Ly Cấu Ðịa này cũng như vậy.

Trải qua vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp, vì xa lìa bợn nhơ tham sân phá giới, nên hạnh bố thí, trì giới được thanh tịnh đầy đủ.Chư Phật tử ! Trong bốn nhiếp pháp, Bồ tát này thiên về ái ngữ nhiều.

Trong mười môn Ba la mật Bồ Tát này thiên nhiều về trì giới.

Với các pháp khác thời tùy phần tùy sức.Chư Phật tử ! Ðây là lược nói về bực Ly Cấu Ðịa.Ðại Bồ Tát trụ bực này, phần nhiều hiện thân làm Chuyển Luân Thánh Vương, làm Ðại pháp chủ, đầy đủ thất bửu, có sức tự tại, có thể trừ cấu nhiễm tham, sân, phá giới của tất cả chúng sanh.

Dùng phương tiện khéo làm cho họ an trụ trong mười nghiệp đạo lành.

Làm vị đại thí chủ châu ấp vô tận.

Bao nhiêu công hạnh như bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự đều không rời niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, nhẫn đến chẳng rời niệm Nhứt thiết chủng trí.Bồ Tát này lại nghĩ rằng : Nơi tất cả chúng sanh tôi sẽ là thượng thủ, là thắng, là tối thắng, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, nhẫn đến là chỗ y chỉ của Nhứt thiết chủng trí.Bồ Tát này lúc muốn bỏ nhà để ở trong Phật pháp tinh tấn tu hành.

Liền có thể rời nhà vợ con, quyến thuộc, ngũ dục.

Khi đã xuất gia thời siêng năng tu tập, khoảng một niệm được ngàn tam muội, được thấy ngàn Ðức Phật, biết thần lực của ngàn Ðức Phật, có thể chấn động ngàn thế giới, nhẫn đến có thể thị hiện ngàn thân, mỗi thân thị hiện ngàn Bồ Tát làm quyến thuộc.

Nếu dùng nguyện lực thù thắng tự tại để thị hiện thời hơn số này, trong trăm ngàn ức na do tha kiếp cũng chẳng đếm biết được.Kim Cang Tạng Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này bèn nói kệ rằng :Chất trực, nhu nhuyến và kham năngÐiều phục, tịch tịnh và thuần thiệnÝ rộng lớn mau thoát sanh tửDo mười tâm vào đệ Nhị địa.Ở đây thành tựu giới công đứcXa lìa sát sanh chẳng não hạiCũng lìa trộm cắp và tà dâmLìa hẳn vọng, ác, ly, ỷ ngữ.Chẳng tham của cải thường xót thươngChánh đạo, trực tâm không siểm ngụyRời hiểm, bỏ mạn, rất điều nhuY giáo thật hành chẳng phóng dật.Ðịa ngục, súc sanh chịu khốn khổNgạ quỷ đói khát miệng tuôn lửaTất cả đều do tội ác gâyTôi phải lìa xa trụ thật phápNhơn gian tùy ý được thọ sanhNhẫn đến thiền định Sắc, Vô sắcThanh Văn, Ðộc Giác đến thành tựu.Tư duy như vậy chẳng phóng dậtTự gìn tịnh giới dạy người trìLại thấy quần sanh chịu đau khổLại càng thêm lớn tâm đại bi.Phàm phu tà kiến hiểu bất chánhThường giận hay hờn nhiều tranh cãi.Tham cầu nhiễm trước không nhàm đủTôi phải độ họ trừ ba độcNgu si đen tối che trùm lấpVào đường hiểm lớn lưới tà kiếnNhà giam sanh tử bị nhốt bắtTôi phải khiến họ dẹp giặc ma.Bốn dòng đẩy trôi tâm chìm đắmBa cõi đốt thui vô lượng khổChấp uẩn làm nhà : ngã ở trongVì muốn độ họ siêng hành đạo.Dầu muốn giải thoát tâm lại kémBỏ xa vô thượng Phật trí huệTôi muốn khiến họ trụ Ðại thừaChuyên cần tinh tấn không nhàm đủ.Bồ Tát ở đây chứa công đứcThấy vô lượng Phật đều cúng dườngỨc kiếp tu hành thêm sáng sạchNhư dùng thuốc tốt luyện chơn kim,Bồ Tát ở đây hiện Luân VươngÐộ khắp chúng sanh tu thập thiệnBao nhiêu pháp lành đều tu tậpÐể thành Thập lực cứu thế gianMuốn bỏ Vương vị và tài bửuLiền lìa nhà tục nương Phật giáoDũng mãnh tinh tấn trong một niệmÐược ngàn tam muội, thấy ngàn Phật.Bao nhiêu tất cả sức thần thôngBồ Tát Nhị địa đều hiện đượcNguyện lực đã làm lại hơn đâyVô lượng tự tại độ quần sanh.Người làm lợi ích khắp thế gianÐã tu Bồ Tát hạnh tối thắngCông đức đệ nhị địa như vậyVì các Phật tử đã khai diễn.Phật tử được nghe công hạnh nàyCảnh giới Bồ Tát khó nghĩ bànThảy đều cung kính lòng hoan hỷRải hoa hư không để cúng dường.Khen rằng : lành thay đấng Ðại SĩLòng từ thương xót các chúng sanhKhéo nói luật nghi của trí giảVà hành tướng trong đệ Nhị địa.Ðây diệu hạnh của chư Bồ TátChơn thiệt không lạ không sai biệt.Vì muốn lợi ích các quần sanhDiễn nói như vậy rất thanh tịnh.Tất cả Nhơn, Thiên đến cúng dườngMong được nghe giảng đệ Tam địaNhững trí hạnh cùng pháp tương ưngCảnh giới như vậy mong nói đủ.Phật có tất cả pháp : thí, giới,Nhẫn nhục, tinh tấn, thiền, trí huệ.Cùng với phương tiện đạo từ biPhật hạnh thanh tịnh xin nói hết.Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát lại thưa :Mong Kim Cang Tạng đại Bồ TátGiảng nói tiến vào đệ Tam địaTất cả công đức của bực này.Kim Cang Tạng Bồ Tát nói với Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát : “Thưa Phật tử ! Ðại Bồ Tát đã thanh tịnh đệ Nhị địa muốn vào đệ Tam địa, phải phát khởi mười thâm tâm”.Ðây là mười thâm tâm :Tâm thanh tịnh, tâm an trụ, tâm nhàm bỏ, tâm lìa tham, tâm bất thối, tâm kiên cố, tâm minh thạnh, tâm dũng mãnh, tâm rộng, tâm lớn.

Bồ Tát do mười tâm này mà được vào đệ Tam địa.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát đã an trụ nơi đệ Tam địa quán sát tất cả pháp hữu vi đúng với tướng chơn thật của nó.

Chính là : Vô thường, khổ, bất tịnh, chẳng an ổn, bại hoại, chẳng ở lâu, sát na sanh diệt, chẳng phải từ thuở trước sanh, cũng chẳng phải theo thuở sau diệt, và chẳng phải trụ ở hiện tại.Bồ Tát lại quan sát những pháp này không được cứu, không chỗ tựa, mà đồng ở với lo, buốn, khổ, não, ràng buộc bởi yêu ghét, sầu thảm càng nhiều không hề dừng, tham, sân, si hẩy hừng chẳng hề dứt, những họa hoạn vấn vít ngày đêm thêm lớn, toàn là như huyễn hóa không thiệt.Bồ Tát quan sát thấy như thế rồi, đối với pháp hữu vi càng thêm nhàm lìa mà hướng đến Phật trí huệ.

Thấy Phật trí chẳng thể nghĩ bàn, vô đẳng vô lượng khó được, không tạp, không não, không lo, đến thành trì vô úy không còn lui lại, có thể cứu thoát vô lượng chúng sanh khổ nạn.Bồ Tát thấy Phật trí vô lượng lợi ích, thấy tất cả pháp hữu vi vô lượng tội lỗi, thời đối với tất cả chúng sanh phát sanh mười tâm xót thương.Ðây là mười tâm xót thương :Thấy chúng sanh cô độc không chỗ tựa nương mà sanh lòng thương.

Thấy chúng sanh nghèo cùng khốn thiếu mà sanh lòng thương.

Thấy chúng sanh bị lửa tam độc đốt cháy mà sanh lòng thương.

Thấy chúng sanh bị lao tù mà sanh lòng thương.

Thấy chúng sanh bị rừng rậm phiền não luôn che chướng mà sanh lòng thương.

Thấy chúng sanh chẳng khéo quan sát mà sanh lòng thương.

Thấy chúng sanh không thích muốn pháp lành mà sanh lòng thương.

Thấy chúng sanh bỏ mất Phật pháp mà sanh lòng thương.

Thấy chúng sanh theo dòng sanh tử mà sanh lòng thương.

Thấy chúng sanh mất phương tiện giải thoát mà sanh lòng thương.Bồ Tát thấy chúng sanh giới vô lượng khổ não như vậy phát đại tinh tấn mà nghĩ rằng : Với tất cả chúng sanh này tôi phải cứu, tôi phải giải thoát, tôi phải thanh tịnh, tôi phải độ, tôi phải đặt họ ở chỗ lành, phải làm cho họ ở an, cho họ hoan hỷ, cho họ thấy biết, cho họ điều phục, cho họ tịch diệt.Bồ Tát nhàm lìa pháp hữu vi như vậy, lòng thương như vậy.

Biết Nhứt thiết chủng trí có lợi ích thù thắng, muốn nương Phật trí để cứu độ chúng sanh.Bồ Tát suy nghĩ rằng : Những chúng sanh này đọa trong khổ lớn phiền não, dùng phương tiện gì để có thể cứu tế, cho họ an trụ trong sự vui cứu cánh Niết Bàn ? Bồ Tát lại nghĩ rằng : Muốn độ chúng sanh cho họ an trụ nơi Niết Bàn quyết không thể rời trí giải thoát vô ngại.

Trí này không rời như thiệt giác ngộ tất cả pháp.


Giác ngộ này không rời huệ quang của hạnh vô hành vô sanh.

Huệ quang này không rời thiền trí thiện xảo quyết định quán sát.

Thiền trí này chẳng rời đa văn hay khéo.Bồ Tát suy gẫm như vậy rồi, đối với chánh pháp càng thêm siêng năn tu tập.

ngày đêm chỉ mong nghe được pháp, vui nơi pháp, nương với pháp, thuận theo pháp, hiểu nơi pháp, đến pháp, trụ tại pháp và thật hành chánh pháp.Bồ Tát cần cầu Phật pháp như vậy, bao nhiêu của báu đều không lẫn tiếc, chẳng thấy có vật khó được đáng trọng.

Chỉ ở nơi người hay giảng thuyết Phật pháp thời sanh lòng kính ngưỡng.

Vì thế nên đối với tài vật và thân thể của mình, Bồ Tát đều có thể xả thí để cầu Phật pháp.

không có sự cung kính nào mà chẳng làm được, không có sự kiệu mạn nào mà không bỏ được, không có sự phụng thờ nào mà không làm được, không có sự cần khổ nào mà không chịu được.Nếu được nghe một câu chánh pháp chưa từng nghe, lòng Bồ Tát rất vui mừng hơn là được trân bửu đầy cả cõi Ðại Thiên.

Nếu nghe được một kệ chánh pháp chưa từng nghe thời Bồ Tát rất vui mừng hơn là được ngôi Chuyển Luân Vương.

Nếu được nghe một kệ chánh pháp có thể thanh tịnh hạnh Bồ Tát, thời xem hơn là được trăm ngàn vô lượng kiếp ở ngôi Ðế Thích Phạm Vương.Nếu có người bảo : Tôi có một câu Phật pháp có thể thanh tịnh hạnh Bồ Tát, nếu Ngài có thể vào hầm lửa chịu nổi sự nóng cháy thời tôi sẽ cho Ngài.Bấy giờ Bồ Tát tự nghĩ rằng : Tôi do một câu pháp của Phật nói mà được thanh tịnh Bồ Tát hạnh, thời dầu ngọn lửa lớn đầy cõi Ðại Thiên, tôi còn muốn từ trên trời Phạm Thiên nhảy xuống lửa để lấy được câu Phật pháp, huống là hầm lửa nhỏ này mà vào không được.

Hiện tại tôi vì Phật pháp đáng lẽ phải lãnh lấy tất cả sự khổ nơi địa ngục, huống là sự khổ nhỏ mọn nơi nhơn gian.Bồ Tát này phát tâm tinh tấn cần cầu Phật pháp như vậy, như chỗ đã được nghe mà suy gẫm tu hành.Bồ Tát này khi đã nghe pháp liền nhiếp tâm an trụ nơi chỗ vắng lặng suy nghĩ rằng : Như lời Phật dạy tu hành mới chứng được Phật pháp, chẳng phải chỉ miệng nói mà thanh tịnh được.Chư Phật tử ! Lúc Bồ Tát này an trụ nơi Phát Quang Ðịa liền xa lìa dục ác, có giác có quán, ly dục sanh hỷ lạc, trụ nơi Sơ thiền.

Diệt giác quán, nhứt tâm thanh tịnh không giác quán, định sanh hỷ lạc, trụ nơi đệ Nhị thiền.

Lìa hỷ trụ nơi xả, có niệm chánh biết thân thọ lạc Chư Phật đã nói, hay bỏ có niệm, thọ lạc trụ đệ Tam thiền.

Dứt lạc, trước trừ sự khổ mừng lo, diệt bất khổ, bất lạc, xả niệm thanh tịnh trụ đệ Tứ thiền.

Siêu tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, chẳng nhớ các thứ tưởng, vào hư không vô biên, trụ hư không vô biên xứ.

Siêu tất cả hư không vô biên xứ nhập vô biên thức, trụ thức vô biên xứ.

Siêu tất cả thức vô biên xứ, nhập vô thiểu sở hữu, trụ vô sở hữu xứ.

Siêu tất cả vô sở hửu xứ, trụ phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ.

Ðây chỉ do tùy thuận theo pháp lành, trọn không thích không chấp.Chư Phật tử ! Bồ tát này tâm tùy nơi đức từ duy nhứt rộng lớn vô lượng, không oán, không đối, không chướng, không não, đến khắp tất cả chỗ, khắp pháp giới hư không giới, khắp tất cả thế gian.

An trụ đức bi, hỷ và xả cũng như vậy.Chư Phật tử ! Bồ tát này được vô lượng sức thần thông, có thể chấn động đại địa.

Một thân hiện nhiều thân, nhiều thân làm một thân, hoặc ẩn hoặc hiển, núi vách đá các vật chướng đều qua lại vô ngại như hư không.

Ở giữa hu không ngồi kiết già bay đi như chim bay.

Vào đất như vào nước, đi trên nước như trên đất.

Thân phát khói lửa như đám lửa lớn, lại tuôn nước mưa như mây lớn.

Mặt trời, mật trăng ở hư không có oai lực lớn mà có thể lấy tay rờ rẫm bưng nắm.

Thân thể tự tại cao đến Phạm Thiên.Thiên nhĩ của Bồ Tát này thanh tịnh hơn tai người, nghe được cả tiếng trời, người nhẫn đến tiếng muỗi mòng không luận gần hay xa.Bồ Tát này dùng tha tâm trí, biết tâm chúng sanh khác đúng như thật.

Như chúng sanh có tâm tham thời biết là có tâm tham, lìa tâm tham thời biết là lìa tâm tham, có tâm sân hay tâm si, thời biết là có tâm sân hay tâm si, lìa tâm sân hay lìa tâm si thời biết là lìa tâm sân, lìa tâm si.

Nhẫn đến tán tâm, định tâm, quảng đại tâm, vô lượng tâm, vô thượng tâm đều biết đúng như thiệt.Bồ Tát này nhớ biết vô lượng đời trước sai khác nhau.

Như là nhớ biết một đời, hai đời, nhẫn đến vô lượng trăm ngàn đời; kiếp thành, kiếp hoại, vô lượng kiếp thành hoại.

Thuở đó tôi từng ở xứ đó, tên họ đó, dòng họ như vậy, ăn uốngnhư vậy, sống bao lâu khổ vui như vậy.

Từ xứ đó chết sanh đến xứ này, hình dạng như vậy, tướng mạo như vậy, tiếng nói như vậy.

Quá khứ vô lượng đời sai khác như vậy đều có thể nhớ biết.Bồ Tát này Thiên mhãn thanh tịnh hơn mắt người.

Thấy các chúng sanh lúc sống lúc chết, sắc tốt sắc xấu, đường lành đường dữ theo nghiệp mà đi.

Nếu chúng sanh đó gây tạo nghiệp ác nơi thân, nơi lời, nơi ý tưởng, chế nhạo Hiền Thánh, đầy đủ tà kiến và nghiệp nhơn duyên tà kiến, sau khi chết tất đọa ác đạo, sanh vào địa ngục.

Nếu chúng sanh thân tạo nghiệp lành, lời và ý cũng lành, chẳng khinh Hiền Thánh, đầy đủ chánh kiến và nghiệp nhơn duyên chánh kiến, sau khi chết tất sanh thiện đạo trong loài trời, loài người.

Thiên nhãn của Bồ Tát đều thấy biết như thiệt.Bồ Tát này đối với các Thiền, Tam muội, Tam ma bát đề, có thể nhập, có thể xuất, nhưng chẳng nương sức thiền định để thọ sanh, mà chỉ theo chỗ có thể viên mãn Bồ đề phần, dùng sức ý nguyện mà thọ sanh trong đó.Chư Phật tử ! Bồ tát này trụ bực Phát Quang Ðịa, do nguyện lực mà được thấy nhiều đức Phật, được thấy trăm đức Phật, ngàn đức Phật, trăm ngàn đức Phật, nhẫn đến thấy trăm ngàn ức na do tha đức Phật.

Ðều dùng quảng đại tâm, thâm tâm để cung kính, tôn trọng, phụng thờ, cúng dường và cũng cúng dường chúng Tăng.


Bồ Tát đem thiện căn này hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

Ở chỗ Ðức Phật, cung kính nghe pháp nghe xong thọ trì rồi tùy sức mà tu hành.Bồ Tát này quán sát tất cả pháp nhơn duyên bất sanh bất diệt mà có kiến phược.

Trước dứt trừ tất cả dục phược, sắc phược và hữu phược, cả vo minh phược đều càng yếu mỏng.

Vì trong vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng tích tập nên tham, sân, si đều được trừ diệt.

Tất cả căn lành càng thêm sáng sạch.Chư Phật tử ! Ví như chơn kim khéo luyện thời cân chẳng giảm mà càng thêm sáng sạch.Cũng vậy, Bồ Tát trự bực Phát Quang Ðịa này, vì chẳng tích tập nên tham, sân, si đều dứt trừ, bao nhiêu thiện căn càng thêm sáng sạch.Bồ Tát này về những tâm nhẫn nhục, nhu hòa, thuận hiệp, vui đẹp, chẳng sân, chẳng động, chẳng trược, không cao hạ, chẳng mong đền đáp, lòng báo ân, tâm chẳng dua vạy, chẳng phỉnh dối, không thâm hiểm, càng thêm thanh tịnh.Trong bốn nhiếp pháp, Bồ Tát này thiên nhiều về lợi hành, và thiên nhiều về nhẫn nhục trong mười môn Ba la mật.

Với những pháp môn khác tùy phần, tùy sức mà tu tập.Chư Phật tử ! Bồ tát trụ bực Phát Quang Ðịa thứ ba này phần nhiều hiện thân làm Ðao Lợi Thiên Vương, có thể dùng phương tiện làm cho chúng sanh lìa bỏ tham dục.

Những công hạnh bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự đều không rời niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, nhẫn đến chẳng rời niệm đầy đủ Nhứt thiết chủng trí.Bồ Tát này lại nghĩ rằng : Nơi tất cả chúng sanh, tôi sẽ là thượng thủ, là thắng, là thù thắng, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, nhẫn đến là người y chỉ của Nhứt thiết chủng trí.Bồ Tát này nếu chuyên cần tinh tấn, trong khoảng một niệm được trăm ngàn tam muội, được thấy trăm ngàn đức Phật, biết thần lực của trăm ngàn đức Phật, có thể chấn động trăm ngàn thế giới, nhẫn đến thị hiện trăm ngàn thân Phật, mỗi mỗi thân Phật hiện trăm ngàn Bồ Tát làm quyến thuộc.

Nếu dùng nguyện lực thù thắng, Bồ Tát này tự tại thị hiện hơn số trên, trăm kiếp, ngàn kiếp, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp không thể tính đếm biết được.Kim Cang Tạng Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng :Thanh tịnh an trụ tâm sáng thạnhTâm nhàm lìa, không tham, không hạiTâm kiên cố, dũng mãnh, rộng lớnBực trí dùng đây vào Tam ÐịaBồ Tát trụ bực Phát Quang ÐịaQuán thấy hữu vi : khổ, vô thườngBất tịnh, bại hoại mau tan diệtKhông bền, không dừng, không qua lại.Xem pháp hữu vi như bịnh nặngBuộc ràng bởi ưu bi, khổ nãoLửa mạnh tam độc hằng cháy hựcTừ vô thủy đến nay chẳng dứtNhàm lìa ba cõi chẳng tham chấpChuyên cầu Phật trí không niệm lạKhó nghĩ khó lường không sánh kịpVô lượng vô biên không bức nãoThấy Phật trí rồi thương chúng sanhCô độc không chỗ nương cứu hộBa độc cháy hừng thường thiếu khốnỞ ngục ba cõi luôn chịu khổ.Phiền não cột trói mê không tríChí nguyện hạ liệt mất pháp bửuTùy thuận sanh tử sợ Niết BànTôi phải cứu họ siêng tinh tấn.Toan cầu trí huệ lợi chúng sanhNghĩ phương tiện gì khiến giải thoát.Chẳng rời Như Lai trí vô ngạiKia lại phát khởi huệ vô sanh.Nghĩ rằng huệ này do nghe phápSuy nghĩ như vậy tự siêng gắngNgày đêm nghe tu không xen hởChỉ dùng chánh pháp làm tôn trọng.Quốc thành, tiền của, các trân bửuVợ con, quyến thuộc và ngôi vuaBồ Tát vì pháp tâm cung kínhTất cả như vậy đều thí xảÐầu, mắt, tai, mũi, lưỡi và răngTay, chân, xương, tủy, tim, máu, thịtThí xả tất cả chưa là khóChỉ cho nghe pháp là rất khó.Dầu có ai đến nói Bồ Tát.Nếu nhảy vào được trong hầm lửaTôi sẽ truyền cho Phật pháp bửuNghe nói vào lửa không khiếp sợ.Dầu cho lửa đầy cõi Ðại ThiênThân từ trời Phạm mà nhảy vàoVì cầu Phật pháp xem không khóHuống là nhơn gian những khổ nhỏ.Từ sơ phát tâm đến thành PhậtTất cả sự khổ ngục A TỳVì nghe Phật pháp đều chịu đượcHuống là sự khổ của nhơn gian.Nghe Phật pháp rồi Chánh tư duyLại được Tứ thiền, Vô sắc địnhTứ đẳng, Ngũ thông lần lượt khởiChẳng theo định lực để thọ sanh.Bồ Tát ở đây thấy nhiều PhậtCúng dường nghe pháp tâm quyết địnhDứt các tà hoặc càng thanh tịnhNhư luyện chơn kim chất không giảm.Bực này thường làm Thiên Ðế ThíchHóa đạo vô lượng chúng cõi TrờiKhiến bỏ tâm tham ở đạo lànhMột bề chuyên cầu công đức PhậtPhật tử ở đây siêng tinh tấnTrăm ngàn tam muội đều đầy đủThấy trăm ngàn Phật thân oai nghiêmNếu dùng nguyện lực hơn vô lượngLợi ích khắp tất cả chúng sanhCông hạnh tối thượng của Bồ TátPhát Quang Ðịa có như vậy thảyTôi y theo nghĩa đã giải thích.(Hán bộ quyển 36)Phật tử đã nghe hạnh rộng lớnpháp thù thắng thâm diệu đáng ưaLòng đều hớn hở rất mừng vuiRải khắp hoa thơm cúng dường Phật.Lúc Bồ Tát diễn diệu pháp nàyÐại địa, biển cả đều chấn độngTất cả Thiên nữ đều hoan hỷÐều phát diệu âm đồng ca ngợiTự Tại Thiên Vương rất vui mừng.Rải ma ni bửu cúng dường PhậtKhen rằng : Phật vì ta xuất thếDiễn nói công hạnh pháp đệ nhứt.Nghĩa của các Ðịa như đã giảiTrong trăm ngàn kiếp rất khó gặpNay tôi bỗng nhiên mà được ngheDiệu pháp thắng hạnh của Bồ Tát.Mong lại diễn nói bực thông huệÐạo hạnh quyết định của Ðịa sauLợi ích tất cả hành Trời, ngườiÐại chúng hội này đều mong mỏi.Dũng mãnh đại tâm Giải Thoát NguyệtThỉnh Kim Cang Tạng đại Bồ Tát :Ðệ tam chuyển vào đệ Tứ địaCó hành tướng gì xin tuyên nói.Kim Cang Tạng Bồ Tát bảo Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát rằng : Thưa Phật tử ! Ðại Bồ Tát từ Ðệ tam Phát Quang Ðịa đã khéo thanh tịnh, muốn vào Ðệ tứ Diệm Huệ Ðịa, phải tu hành mười pháp minh môn.Ðây là mười pháp :Quán sát chúng sanh giới, quán sát pháp giới, quán sát thế giới, quán sát hư không giới, quán sát thức giới, quán sát dục giới, quán sát sắc giới, quán sát vô sắc giới, quán sát quảng tâm tín giải giới, quán sát đại tâm tín giải giới, Bồ Tát do mười pháp minh môn này mà được vào Ðệ tứ Diệm Huệ Ðịa.Chư Phật tử ! Bồ tát an trụ nơi Diệm Huệ Ðịa này thời vì có thể dùng mười pháp do trí thành thục nên được nội pháp của đệ Tứ địa sanh vào nhà Như Lai.Ðây là mười pháp do trí thành thục :Vì thâm tâm bất thối, vì trong Tam Bảo sanh tịnh tín rốt ráo chẳng hoại, vì quán hành pháp sanh diệt, vì quán các pháp tự tánh vô sanh, vì quán thế gian thành hoại, vì quán nhơn nơi nghiệp mà có sanh, vì quán sanh tử và Niết Bàn, vì quán chúng sanh quốc độ nghiệp, vì quán thời gian trước thời gian sau, vì quán vô sở hữu tận.Chư Phật tử ! Bồ tát trụ bực đệ Tứ địa này quán nội thân, theo thân quán niệm siêng năng dũng mãnh trừ sự tham lo của thế gian.

Quán ngoại thân, theo thân quán niệm siêng năng dũng mãnh trừ sự tham lo của thế gian.

Quán nội ngoại thân, theo thân quán niệm siêng năng dũng mãnh trừ sự tham lo của thế gian.Cũng vậy, quán nội thọ, ngoại thọ, nội ngoại thọ, theo thọ quán.

Quán nội tâm, ngoại tâm, nội ngoại tâm, theo tâm quán.

Quán nội pháp, ngoại pháp, nội ngoại pháp, theo pháp quán niệm siêng năng dũng mãnh trừ sự tham lo của thế gian.Bồ Tát này đối với pháp bất thiện chưa sanh, cì cho nó chẳng sanh mà muốn siêng tinh tấn phát tâm chánh đoạn.

Với pháp bất thiện đã sanh, vì dứt nó mà muốn siêng tinh tấn phát tâm chánh đoạn.

Với pháp thiện chưa sanh, vì cho nó sanh mà muốn siêng tinh tấn phát tâm chánh hành.

Với pháp thiện đã sanh, vì cho nó còn mãi không mất càng thêm rộng lớn, mà muốn siêng tinh tấn phát tâm chánh hành.Bồ Tát này tu hành dục định, dứt hành pháp thành tựu thần túc, y chỉ nơi yểm, y chỉ nơi ly, y chỉ nơi diệt, hồi hướng nơi xả.

Tu hành tinh tấn định, tâm định, quán định, dứt hành pháp thành tựu thần túc, y chỉ nơi yểm, y chỉ nơi ly, y chỉ nơi diệt, hồi hướng nơi xả.Bồ Tát này tu hành tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn, y chỉ nơi yểm, y chỉ nơi ly, y chỉ nơi diệt, hồi hướng nơi xả.Bồ Tát này tu hành tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, định lực, huệ lực, y chỉ nơi yểm, y chỉ nơi ly, y chỉ nơi diệt, hồi hướng nơi xả.Bồ Tát này tu hành niệm giác phần, trạch pháp giác phần, tinh tấn giác phần, hỷ giác phận, khinh an giác phần, định giác phần, xả giác phần, y chỉ nơi yểm, y chỉ nơi ly, y chỉ nơi diệt, hồi hướng nơi xả.Bồ Tát này tu hành chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, y chỉ nơi yểm, y chỉ nơi ly, y chỉ nơi diệt, hồi hướng nơi xả.Bồ Tát tu hành những công đức như vậy, vì chẳng bỏ chúng sanh, vì bổn nguyện giữ gìn, vì đại bi làm đầu, vì đại từ thành tựu, vì tư niệm Nhứt thiết chủng trí, vì thành tựu trang nghiêm Phật độ, vì thành tựu đầy đủ lực, vô úy, bất động, tướng hảo, âm thanh của Như Lai, vì cầu đạo thượng thượng thù thắng, vì tùy thuận Phật pháp giải thoát thậm thâm đã nghe, vì tư duy đại trí thiện xảo phương tiện.Chư Phật tử ! Bồ tát trụ bực Diệm Huệ Ðịa này, xuất nhập nơi tất cả chấp trước thân kiến, ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả, uẩn, xứ, giới, để tu duy quán sát đối trị, tất cả sự chấp trước đều xa rời.Bồ Tát này nếu thấy những nghiệp nào bị đức Như Lai quở trách, bị phiền não nhiễm ô thời đều xa lìa.

Thấy những nghiệp nào được đức Như Lai khen ngợi, thuận đạo Bồ Tát, thời đều tu hành.Chư Phật tử ! Bồ tát này tùy phát khởi huệ phương tiện đều tu tập đạo và trợ đạo.

Vì vậy mà được tam nhuận trạch, tâm nhu nhuyến, tâm điều thuận, tâm lợi ích an lạc, tâm không tạp nhiệm, tâm cầu pháp thù thắng thượng thượng, tâm cầu trí huệ thù thắng, tâm cứu tất cả thế gian, tâm cung kính bực Tôn Ðức không trái lời dạy bảo, tâm khéo tu hành nơi pháp đã được nghe.Bồ Tát này biết ơn, biết báo ơn, rất hòa lành đồng ở an vui, chất trực dịu dàng, không tạp loạn, không ngã mạn, khéo lãnh lời dạy được lòng của người nói.Bồ Tát này thành tựu nhẫn như vậy, thành tựu điều như vậy, thành tựu tịch diệt như vậy, thành tựu nhẫn điều nhu tịch diệt như vậy, lúc tác ý tu tập công hạnh của địa sau, liền được tinh tấn không thôi nghỉ, tinh tấn chẳng tạp nhiễm, tinh tấn chẳng thối chuyển tinh tấn rộng lớn, tinh tấn vô biên, tinh tấn hẩy hừng, tinh tấn vô đẳng đẳng, tinh tấn vô năng hoại, tinh tấn thành thục tất cả chúng sanh, tinh tấn khéo phân biệt là đạo hay phi đạo.Bồ Tát này tâm giới thanh tịnh thâm tâm chẳng mất, ngộ giải sáng lanh, thiện căn tăng trưởng, lìa cấu trược thế gian, dứt nghi lầm, đầy đủ minh đoán, đầy đủ hỷ lạc, được chính đức Phật hộ niệm nên vô lượng chí nguyện đều được thành tựu.Chư Phật tử ! Bồ tát ở bực đệ tứ Phát Quang Ðịa này do nguyện lực nên được thấy nhiều đức Phật, nhẫn đến thấy trăm ngàn ức na do tha đức Phật, đều kính trọng, phụng thờ, cúng dường và cũng cúng dường tất cả chúng Tăng.

Ðem thiện căn này đều hồi hướng Vô thượng Chánh giác.

Ở chỗ Chư Phật cung kính nghe pháp, nghe xong thọ trì tu hành toàn vẹn.

Rồi lại ở trong pháp của đức Phật đó xuất gia tu hành.

Rồi lại tu tập thâm tâm tín giải, trải qua vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp, cho các căn lành càng thêm sáng sạch.Chư Phật tử ! Ví như thợ kim hoàn luyện chơn kim làm thành đồ trang sức, những kim khí khác không thể sánh kịp.Cũng vậy, đại Bô` Tát trụ bực đệ Tứ địa này có bao nhiêu thiện căn, những thiện căn của các bực dưới không thể sánh kịp.Như ma ni bửu thanh tịnh hay phóng quang minh, những châu báu khác không thể sánh kịp, gió mưa không làm hư được.Cũng vậy, đại Bồ Tát trụ bực đệ Tứ địa này có bao nhiêu thiện căn, những thiện căn của các bực dưới không thể so sánh kịpNhư ma ni bửu thanh tịnh hay phóng quang minh, những châu báu khác không thể sánh kịp , gió mưa không làm hư được .Cũng vậy, Ðại bồ tát trụ bực đệ tứ địa này, các bồ tát bực dưới không thể sánh kịp,các ma phiền não đều không thể pháp hoại .Trong bốn nhiếp pháp, Bồ Tát này thiên nhiều về đồng sự,trong mười môn ba la mật thiên nhiều về tinh tấn.

Với các pháp môn khác thời tuỳ phần tuỳ sức mà tu tập .Chư phật tử ! đây là lược nói về bồ tát đệ tứ diệm huệ địa .Bồ tát trụ bực này phần nhiều làm dạ ma thiên vương.Dùng thiện phương tiện hay trừ thân kiến các thứ phiền não cho chúng sanh, khiến họ ở nơi chánh kiến .Tất cả công hạnh bố thí, ái ngư, #7907;i hành , đồng sự thảy đều không rời niệm phật, niệm pháp, niệm tăng, nhẫn đến không rời nhứt thiết chủng trí .Bồ tát này lại nghĩ rằng : trong tất cả chúng sanh, tôi sẽ là thượng thủ, là thắng, là thù thắng, là diệu, là vi diệu, là thượng là vô thượng, nhẫn đến là bực y chỉ của nhứt thiết chủng trí .Bồ tát này nếu siêng tinh tấn thời trong khoảng một niệm được nhập ức số tam muội, được thấy ức số đức phật, được biết thần lực của ức số đức phật, hay chấn động ức số thế giới, nhẫn đến hay thị hiện ức số thân phật, mỗi mỗi thân hiện ức số bồ tát làm quyến thuộc.

Nếu do nguyện lực thù thắng thời bồ tát này tự tại thị hiện hơn số trên đây, trong trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng tính đếm mà biết được .Kim cang tạng bồ tát muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng :Bồ tát đã tịnh đệ tam địa .Kế quán chúng sanh , thế , pháp giới ,Không giới , thức giới và tam giớiTâm hiểu thấu rõ hay thẳng vào .Mới lên diệm địa thêm thế lựcSanh nhà như lai trọn bất thốiVới phật , pháp , tăng tin sâu chắcQuán pháp vô thượng và vô sanhQuán thế thành hoại , nghiệp có sanhNghiệp có sanh tử , niết bàn cõiQuán tiền hậu tế cũng quán tậnTu hành như vậy sanh nhà phật .Ðược pháp náy rồi sanh lòng từCàng thêm siêng tu tứ niệm xứThân , thọ , tâm , pháp , nội ngoại quánTham ái thế gian đều trừ dứt .Bồ tát siêng tu tứ chánh cầnDứt trừ pháp ác , thêm thiện phápThần túc , căn , lực đều khéo tuGiác phần , chánh đạo cũng tinh tấn .Vì độ chúng tu trợ đạoTừ bi làm trước , bổn nguyện gìnCầu nhứt thiết trí và phật độCũng nhớ thập lực của Như LaiTứ vô uý , thập bát bất cộng ,Tướng hảo trang nghiêm tiếng thâm mỹCũng cầu diệu đạo chổ giải thoátVà công hạnh tu hành đại phương tiện .Thân kiến làm đầu sáu mươi haiNga 224; ngã sở vô lượng thứUẩn , xứ , giới thảy những chấp trướcTrong đệ tử địa lìa tất cả .Như lai quở trách nghiệp phiền nãoLà nhơn khổ hoạn đều dứt trừ ,Trí giả tu hành nghiệp thanh tịnhVì độ chúng sanh tu tất cả.Bồ tát siêng tu chẳng giải đãi .Liền được đầy đủ cả mười tâmChuyên cầu Phật đạo chẳng mỏi nhàmChí mong thọ chức độ muôn loại.Kính trọng Tôn Ðức tuân lời dạyBiết ơn, dễ bảo không hờn giậnBỏ mạn, lìa nịnh, lòng dịu dàngLại thêm siêng năng chẳng thối chuyển.Bồ Tát trụ bực Diệm Huệ nàyTâm Ngài thanh tịnh trọn không mấtNgộ giải quyết định, thêm căn lànhLưới nghi uế trược đều dứt hết.Bực Tứ Ðịa : tối thắng trong ngườiCúng dường na do vô lượng Phật.Ðược nghe chánh pháp cũng xuất giaKhông phá hoại được như vàng thiệt.Bồ Tát Tứ Ðịa đủ công đứcDùng trí phương tiện tu đạo hạnhChẳng bị loài ma tâm thối chuyểnVí như ma ni không hư hoại.Tứ Ðịa thường làm Dạ Thiên VươngTự tại nơi pháp chúng tôn trọngÐộ khắp quần sanh trừ ác kiếnChuyên cầu Phật trí tu thiện nghiệp.Bồ Tát càng thêm sức tinh tấnÐược chứng tam muội đều số ứcNếu dùng nguyện lực tự tại làmQuá hơn số ức không đếm được.Như vậy Bồ Tát Diệm Huệ ÐịaDiệu hạnh thanh tịnh đã thật hànhCông đức nghĩa trí cùng tương ưngVì chư Phật tử, tôi đã nói.Ðại chúng được nghe Diệm Huệ HạnhTỏ ngộ diệu pháp lòng hoan hỷRải hoa hư không khen ngợi rằng :Lành thay Ðại Sĩ Kim Cang Tạng !Tự tại Thiên Vương cùng Thiên chúngNghe pháp hớn hở trụ hư khôngKhắp phóng những mây sáng vi diệuCúng dường Như Lai lòng vui đẹp.Chúng Thiên nữ hòa tấu Thiên nhạcCũng dùng lời ca khen ngợi Phật,Ðều do Bồ Tát sức oai thầnTrong tiếng đờn ca phát lời này :Phật nguyện lâu xa nay mới đầy,Phật đạo lâu xa nay mới được,Thích Ca Mâu Ni đến Thiên cungÐấng Thiên Nhơn Sư nay mới thấy,Ðại hải lâu xa nay mới động,Phật quang lâu xa nay mới phóng.Chúng sanh lâu xa mới an vui,Tiếng đại từ bi lâu được nghe,Hạnh Ba la mật đều đã đếnKiêu mạn tối tăm đều đã trừCùng tột thanh tịnh như hư khôngNhư hoa sen chẳng nhiễm thế pháp.Ðấng Ðại Mâu Ni hiện ra đờiVí như Tu Di vọi trên biểnCúng Phật có thể dứt các khổCúng dường tất được Như Lai trí,Chỗ đây đáng cúng, không gì bằngThế nên hoan hỷ cúng dường Phật.Vô lượng Thiên nữ như vậy thảyPhát diệu âm thanh ca ngợi PhậtTất cả cung kính rất vui mừngChiêm ngưỡng Như Lai, đứng yên lặng.Bấy giờ Bồ Tát Giải Thoát NguyệtLại thỉnh Ðại Sĩ Kim Cang TạngHành tướng của Ðệ Ngũ Ðịa kiaMong đại Bồ Tát vì tuyên thuyết.Kim Cang Tạng Bồ Tát bảo Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát rằng : Thưa Phật tử ! Ðại Bồ Tát đệ tứ Diệm Huệ Ðịa công hạnh đã khéo viên mãn muốn vào đệ ngũ Nan Thắng Ðịa, phải dùng mười thứ tâm bình đẳng thanh tịnh.Ðây là mười tâm :Tâm bình đẳng thanh tịnh đối với Phật pháp quá khứ, tâm bình đẳng thanh tịnh đối với Phật pháp vị lai, tâm bình đẳng thanh tịnh đối với Phật pháp hiện tại, tâm bình đẳng thanh tịnh đối với giới, tâm bình đẳng thanh tịnh đối với tâm, tâm bình đẳng thanh tịnh dứt trừ kiến nghi hối, tâm bình đẳng thanh tịnh nơi trí đạo phi đạo, tâm bình đẳng thanh tịnh tu hành tri kiến, tâm bình đẳng thanh tịnh nơi thượng thượng quán sát tất cả pháp Bồ đề phần, tâm bình đẳng thanh tịnh giáo hóa tất cả chúng sanh.Ðại bồ tát dùng mười tâm bình đẳng thanh tịnh này mà được vào bực đệ ngũ nan thắng địa .Chư phật tử ! đại bồ tát đã an trụ bưực đệ ngũ địa do khéo tu pháp bồ đề phần , do khéo tịnh thâm tâm , do cầu thêm đạo thượng thắng , do tuỳ thuận chơn như , do nguyện lực chấp trì , do từ mẫn không bỏ tất cả chúng sanh , do chứa nhóm phước trí trợ đạo , do tinh tấn tu tập chẳng nghỉ , do xuất sanh phương tiện thiện xảo , do quán sát chiếu rõ các bực trên , do được như lai hộ niệm , do sức niệm trí chấp trì , mà được tâm bất thối chuyển .Chư phật tử ! đại bồ tát này biết như thiệt đây là khổ thánh đế, đây thật là khổ tập thánh đe,ᠦ#273;ây là khổ diệt thánh đế, đây là diệt đạo đế .Bồ tát này khéo biết tục đế, khéo biết tướng đe,ᠫhéo biết sai biệt đế, khéo biết thành lập đế, khéo biết sự đế, khéo biết sanh đế, khéo biết tận vô sanh đế,ᠫhéo biết nhập đạo trí đế khéo biết tất cả bồ tát địa thứ đệ thành tựu đế nhẫn đến khéo biết Như Lai trí thành tựu đế .Bồ tát này vì tuỳ lòng sở thích của chúng sanh làm cho họ hoan hỷ nên biết tục đế.

Vì thông đạt nhứt thiết tướng nên biết đệ nhứt nghĩa đế.

Vì tỏ thấu tự tướng cộng tướng của các pháp nên biết tướng đế.

Vì rõ phần vị sai biệt của các pháp nên biết sai biệt đế.

Vì khéo phân biệt uẩn xứ giới nên thành lập đế.

Vì tỏ ngộ các loài sanh tương tục nên biết sanh đế.

Vì tất cả nhiệt não rốt ráo diệt nên biết tận vô sanh trí đế.

Vì xuất sanh vô nhị nên biết nhập đạo trí đế.

Vì chánh giác ngộ tất cả hành tướng nên biết tất cả bồ tát địa thứ đệ thành tựu đế nhẫn đến biết Như Lai trí thành tựu đế .Ðây là dùng sức tín giải trí mà biết chẳng phải dùng sức cứu cánh trí .Chư phật tử! Ðại bồ tát này được các đế trí thời biết như thiệt tất cả pháp hửu vi hư vọng dối trá gạt phỉnh kẻ ngu , vì thế nên đối với tất cả chúng sanh càng tăng thêm quang minh đại bi và đại từ .Chư phật tử ! đại bồ tát được trí lực như vậy chẳng bỏ một chúng sanh , thường cầu phật trí , quán sát như thiệt tất cả hạnh hửu vi về tiến tế và hậu tế : rõ biết từ tiền tế vô minh , ái , hửu mà sanh , do đây sanh tử lưu chuyển.

Nơi các nhà ngũ uẩn không thể thoát ra , thêm lớn sự khổ , không ngã , không thọ giả , không gì kẻ dưỡng dục , không gì là kẻ luôn thọ lấy than loài sau , rời ngã và ngã sở .Như tiền tế , hậu tế cũng như vậy.

đều là vô sở hửu , hư vọng tham trước , dứt hết thời được giải thoát.

Hoặc có hoặc không điều biết như thiệt .Chư phật tử ! Ðại bồ tát này lại nghĩ rằng : hàng phàm phu này ngu si vô trí thật là đáng thương.

Có vô số thân đã mất , nay mất , sẽ mất.

Diệt mất như vậy mà chẳng thể đối với thân có quan niệm nhàm lìa , lại thêm lớn cơ quan khổ sở , theo dòng sanh tử chẳng trở lại được.

Nơi những nhà ngũ uẩn chẳng cầu thoát khỏi , chẳng biết lo sợ bốn rắn độc lớn , không nhổ đượcnhững mũi tên kiêu mạn kiến chấp , không dập tắt được ngọn lưởi tham , sân , si , không pháp tan được màn vô minh , không làm khô cạn được biển lớn ái dục.

Họ chẳng biết cầu đấng đại thánh đạo sư đủ mười trí lực , mà vào trong rừng rậm ma ý.

Ở trong biển sanh tử họ bị lượng sóng giác quán cuốn trôi nhận chìm .Chư phật tử ! đại bồ tát này lại nghĩ rằng : những chúng sanh này thọ khổ như vậy , có cùng khốn đốn , không chổ nương , không ai cứu , không đất , không nhà , không mắt , không người dẫn dắt.

Họ bị vô minh che loà , màn tối chụp trùm .Nay tôi vì họ mà tu hành những pháp trợ đạo phước trí.

Ðơn độc pháp tâm chẳng cầu bè bạn.

Ðem công đức này làm cho chúng sanh được rốt ráo thanh tịnh , nhẫn đến chứng được mười trí kực vô ngại của Như Lai .Chư phật tử ! Ðại bồ tát này dùng trí huệ quán sát thiện căn đã tu như vậy , đều vì cứu hộ tất cả chúng sanh , lợi ích tất cả chúng sanh , thương xót tất cả chúng sanh , thành tựu tất cả chúng sanh , thương xót tất cả chúng sanh , thành tựu tất cả chúng sanh , giải thoát tất cả chúng sanh nhiếp thọ tất cả chúng sanh , khiến tất cả chúng sanh lìa những khổ não , khiến tất cả chúng sanh đều được thanh tịnh , khiến tất cả chúng sanh đều được điều phục , khiến tất cả chúng sanh chứng nhập niết bàn .Chư phật tử ! Ðại bồ tát an trụ bực đệ ngũ nan thắng địa , gọi là ” niệm” là vì chẳng quên chánh pháp , gọi là ” trí ” là vì hay khéo nói quyết rõ , gọi là ” hửu trí” là vì biết ý thú kinh thứ đệ liên hiệp , gọi là ” tàm quý” là vì hộ mình hộ người , gọi la ” ên cố” là vì chẳng bỏ giới hạnh , gọi là “giác” là vì hay quán sát thị xứ phi xứ , gọi là ” tuỳ trí” là vì chẳng tuỳ nơi khác , gọi là ” tuỳ huệ” là vì khéo biết câu sai biệt đúng nghĩa hay chẳng đúng nghĩa , gọi là ” thần thông” , là vì khéo tu thiền định , gọi là ” phương tiện thiện xảo” là vì có thể thật hành theo thế gian , gọi là ” vô yểm túc ” là vì khéo chứa phước đức , gọi là ” bất hưu tức ” là vì thường cầu trí huệ , gọi là ” bất bì quyện ” là vì chứa đại từ bi , gọi là ” siêng tu vì người ” là vì muốn cho tất cả chúng sanh chứng nhập niết bàn , gọi là ” cần cầu chẳng giải đãi” là vì cầu trí lực , vô uý , bất cộng pháp của Như Lai , gọi là ” mống ý hay làm” là vì thành tựu trang nghiêm phật độ , gọi là ” siêng tu công hạnh lành” là vì hay đầy đủ tướng hảo , gọi là ” thường siêng tu tập” là vì cầu trang nghiêm thân , ngữ , ý Như Lai , gọi là ” rất tôn trọng cung kính phá” là vì đúng như lời dạy của tất cả đại bồ tát mà thật hành , gọi là ” tâm không chướng ngại” là vì dùng đại phương tiện thường du hành thế gian , gọi là ” ngày đêm xa lìa những tâm khác” là vì thích giáo hoá chúng sanh .Chư Phật tử ! lúc đại Bồ Tát siêng tu hành như vậy , dùng Bố thí để giáo hoá chúng sanh , dùng ái ngữ lợi hành và đồng sự để giáo hoá chúng sanh.

Thị hiện sắc thân để giáo hoá chúng sanh , diễn thuyết các pháp để giáo hoá chúng sanh.


khai thị Bồ Tát hạnh để giáo hoá chúng sanh.

Hiển thị lỗi lầm khổ sở của sanh tử để giáo hoá chúng sanh.

Khen ngợi trí huệ lợi ích của Như Lai để giáo hoá chúng sanh.

Hiện sức đại thần thông để giáo hoá chúng sanh.

Hiện sức đại thần thông để giáo hoá chúng sanh.

Dùng các môn phương tiện để giáo hoá chúng sanh.

Dùng các môn phương tiện để giáo hoá chúng sanhChư Phật tử ! đại Bồ Tát này có thể siêng năng phương tiện như vậy để giáo hoá chúng sanh.

lòng luôn tương tục thẳng đến phật trí.

Thiện căn đã tu không hề thối chuyển.

Thường siêng tu học những pháp hành thù thắng .Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát này vì lợi ích chúng sanh nên gồm học tập tất cả kỹ nghệ thế gian , thông đạt cả những môn văn tự , toán số , đồ thơ , ấn loát , các sách luận về địa , thuỷ , hoả phong.

Lại giỏi phương thuốc trị lành các bịnh : điên cuồng , càn tiêu , quỷ mị , cổ độc.

lại giỏi những thứ văn bút , tấn vịnh , ca vũ, kỷ nhạc,diễu cười, đàm luận.Biết rành cách thức kiến thiết thành trì,thôn ấp,nhà cửa,vườn tược, suối ao, cây cỏ, hoa trái, dược thảo.Biết những nơi có mõ vàng, bạc, châu, ngọc.Giỏi xem biết rành mặt trời, mặt trăng, tinh tú, chim hót, địa chấn, chiêm bao tốt xấu, thân tướng sang hèn.Những môn trì giới, nhập thiền định,vô lượng thần thông,tứ vô sắc và tất cả việc thế gian khác,nếu là những sự không làm tổn chúng sanh mà đem lại lợi ích thời đều khai thị cho họ,lần đưa họ đến phật phápvô thượng .Chư Phật tử ! đại Bồ Tát trụ bực Nan thắng này , do nguyện lực được thấy nhiều Ðức phật , nhẫn đến thấy trăm ngàn ức na do tha đức phật , nhẩn đến thấy trăm ngàn ức na do tha đức phật , đều kính trọng cúng dường,cũng cúng dường tất cả chúng tăng.

Ðem thiện căn này hồi hướng vô thượng Bồ đề.

nơi Chư Phật cung kính nghe pháp , nghe xong thọ trì tuỳ sức tu hành.Sau đó xuất gia lại nghe Phật pháp được đà la ni làm qua trăm kiếp nhẫn đến vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp,những thiện căn đã có càng thêm sáng sạch .Chư Phật tử ! ví như chơn kim dùng ngọc xa cừ để dồi bóng thời càng thêm sáng sạch .Cũng vậy, Bồ Tát này dùng Phương tiện huệ tư duy quán sát, những thiện căn đã có càng thêm sáng sạch .Chư Phật tử ! Bồ Tát trụ bực nan thắng địa dùng tiện trí thành tựu công đức,những thiện căn của bực dưới không thể sánh kịp .Chư Phật tử ! như mặt trời mặt trăng cung điện quang minh do sức gió chấp trì nên không bị chướng ngăn phá hoại, cũng chẳng phải sức gió khác làm khuynh động được .Cũng vậy , những thiện căn của bực Bồ Tát này , do phương tiện trí theo dõi quán sát nên không bị ngăn hoại, cũngchẳng phải thiện căn của tất cả độc giác, thanh văn và thế gian làm khuynh động được .Trong mười môn ba la mật, Bồ Tát này thiên nhiều về thiền ba la mật, với các môn khác thời tuỳ phần tuỳ sức .Chư Phật tử ! đây là lược nói về đệ ngũ nan thắng địa Bồ Tát .Bồ Tát ở bực này thường làm đâu suất thiên vương .Ðối với chúng sanh đều được tự tại.Dẹp trừ tất cả ngoại đạo tà kiến, có thể làm cho chúng sanh trụ trong thiệt đế .Tất cả công hạnh bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự đều chẳng rời niệm phật, niệm pháp,niệm tăng, nhẫn đến chẳng rời niệm đầy đủ nhứt thiết chủng trí .Bồ Tát này lại nghĩ rằng : tôi sẽ ở trong chúng sanh làm thượng thủ, làm thắng, làm thù thắng, làm diệu, làm vi diệu , làm vô thượng nhẫn đến làm bực y chỉ của nhứt thiết chủng trí .Bồ Tát này nếu phát cần tinh tấn, trong khoảng một niệm được ngàn ức tam muội,thấy ngàn ức Ðức Phật , biết thần lực của ngàn ức Ðức Phật,có thể chấn động ngàn ức thế giới,nhẫn đến thị hiện ngàn ức thân phật , mỗi mỗi thân hiện ngàn ức Bồ Tát làm quyến thuộc .Nếu dùng nguyện lực thù thắng tự tại để thị hiện thời hơn vô số trên đây , nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng thể đếm được .Kim cang tạng Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng :Bồ Tát tứ địa đã thanh tịnhTư duy tam thế phật bình đẳngGiới,tâm,trừ nghi,đạo phi đạo ,Quán sát như vậy vào ngũ địa .Niệm xứ làm cung ,căn làm tên .Chánh cần làm ngựa , xe : thần túc ,Giáp sắt ngũ lực phá oán địch ,Mạnh mẽ bất thối vào ngũ địa ,Tàm quý y phục, hoa giác phầnTịnh giới y phục, hoa giác phầnTịnh giới làm hương, thiền hương thoaTrí huệ phương tiện diệu trang nghiêmVào rừng tổng trì, vườn tam muội .Như ý làm chân,cổ chánh niệm ,Từ bi làm mắt, răng trí huệ ,Ðấng sư tử vô ngã rống vang động .Phá giặc phiền não vào ngũ địaBồ Tát trụ bực đệ ngũ nàyChuyển tu thắng thượng đạo thanh tịnhChí cầu Phật pháp chẳng bất thối chuyểnGẩm nhớ từ bi không nhàm mõi .Chứa nhóm phước trí thắng công đứcTinh tấn phương tiện quán bực trênPhật lực gia hộ đủ niệm huệRõ biết tứ đế như thiệt .Khéo biết thế đế , thắng nghĩa đếTướng đế , sai biệt thành lập đế ,Sự đế, sanh , tận và đạo đế.Nhẫn đến Như Lai vô ngại đế.Quán đế như vậy đầu vi diệuChưa được vô ngại thắng giải thoát .Do đây hay sanh thắng công đức .Cho nên vượt hơn thế trí huệ .Ðã quán đế rồi biết hửu vi .Thể tánh hư dối không bền chắcÐược phần từ quang của chư phậtvì lợi chúng sanh cầu phật trí .Quán pháp hửu vi thuở trước sauVô minh tối tăm , ái ràng buộcLưu chuyển xoắn trong quả khổKhông ngã, không nhơn, không thọ mạng .Ái thủ làm nhơn thọ khổ sauMuốn tìm ngằn mé không thể được ,Mê vọng trôi chìm không thuở vềBọn này đáng thương tôi phải độ .Nhà : uẩn, rắn : cõi, mũi tên : chấpTâm hoả hừng hực, si tối nặngSông ái cuốn trôi chẳng rảnh xemBiển khổ dật dờ không người dắt .Rõ biết như vậy siêng tinh tấnChổ làm đều vì độ chúng sanhGọi là người có niệm có huệNhẫn đến có giác giải phương tiện .Tu tập phước trí không nhàm đủCung kính đa văn chẳng mõi nhàmCõi nước tướng hảo đều trang nghiêmNhư vậy đều ví chúng sanh cảVì muốn giáo hoá các thế gianGiỏi biết thơ số cách ấn loátVà cũng biết rành các phương thuốcChửa trị bịnh tật đều được lành .Văn từ , ca vũ đều khéo gióiNhà cửa,vườn ao đều an ổn .Mõ vàng , bạc ngọc đều pháp hiệnVô lượng chúng sanh nhờ lợi ích .Nhựt, nguyệt, tinh tú và địa chấnNhẫn đến thân tướng cũng quán sátTứ thiền,vô sắc và thần thôngVì lợi thế gian đều hiển thị .Trí giả trụ bực nan thắng nàyCúng vô lượng phật và nghe phápNhư dùng diệu bửu trau chơn kimThiện căn đã có càng sáng sạch .Ví như tinh tú ở hư khôngPhong lực chấp trì không tổn động .Cũng như hoa sen không dính nướcBồ Tát độ đời cũng như vậy .Bực này thường làm đâu suất vươngHay dẹp ngoại đạo các phật tríNguyện được thập lực độ tận chúng sanhNgài tu hành đại tinh tấnLiền được cúng dường ngàn ức phậtÐắc định, động cõi cũng ngàn ứcNếu là nguyện lực lại hơn đây .Bồ Tát đệ ngũ nan thắng địaChơn đạo tối thượng trong nhơn gianTôi cùng các môn phương tiện lựcVì Chư Phật đã tuyên thuyết .(Hán bộ quyển 37)Bồ Tát đã nghe những thắng hạnhLòng rất hoan hỷ rải hoa thơmPhóng tịnh quang minh rải bửu châuCúng duờng Như Lai khen nói giỏi .Trăm ngàn thiên chúng đều vui mừngÐồng ở hư không rải các báu :Tràng hoa, chuổi ngọc và tràng phanLọng báu , hương thoa đều cúng phật .Tự tại thiên vương cùng quyến thuộcLòng sanh hoan hỷ trụ hư khôngRải báu thành mây dùng cúng dườngKhen rằng Phật tử khéo tuyên thuyết !Vô lượng thiên nữ ở hư khôngÐồng tấu nhạc âm ca ngợi phậtTrong tiếng ca nhạc đều nói rằngLời phật hay trừ bịnh phiền não ,Pháp tánh bổn tịch không hình tướngDường như hư không chẳng phân biệtNgoài những chấp trước , tuyệt nói phôChơn thiệt bình đẳng thường thanh tịnh .Nếu muốn thông đạt các pháp tánhNơi có , nơi không lòng chẳng độngVì muốn cứu đời siêng tu hànhTừ miệng phật sanh chơn Phật tử .Bố thí vẫn không thấy có tướng ,Vốn đứt điều ác gìn giử tịnh giới ,Hiểu pháp không hại , thường nhẫn nhịn ,Biết pháp tánh ly , chuyên tinh tấn ,Ðã hết phiền não vào thiền định ,Khéo đạt tánh không,phan biệt phápÐầy đủ trí lực ,hay cứu rộngDiệt trừ điều ác xưng đại sĩ .Diệu âm như vậy ngàn vạn thứKhen rồi đứng yên chiêm ngưỡng phật .Giải thoát nguyệt Bồ Tát rằng : thưa Phật tử ! đại Bồ Tát đã đủ đệ ngũ địa muốn vào đệ lục hiện tiền địa phải quán sát mười pháp bình đẳngÐây là mười pháp :Tất cả pháp vì vô tướng nên bình đẳng vì vô thế nên bình đẳng , vì vô sanh nên bình đẳng,vì vô diệt nên bình đẳng , vì bổn lai thanh tịnh nên bình đẳng , vì không hý luận nên bình đẳng,vì không thủ xã nên bình đẳng,vì tịch tịnh nên bình đẳng.Vì như huyễn,như mộng,như bóng, như vang, như trăng trong nước, như tượng trong gương , như dương diệm, như biến hoá nên bình đẳng , vì có không bất nhị nên bình đẳng .Bồ Tát quán sát các pháp như vậy , tự tánh thanh tịnh , tuỳ thuận không trái được vào đệ lục hiện tiền địa , được minh lợi tuỳ thuận nhẫn, chưa được vô sanh pháp nhẫn .Chư Phật tử ! đại Bồ Tát này quán như vậy rồi , lại lấy đại làm đầu , đại bi tăng thượng , đại bi đầy đủ , quán thế gian sanh diệt mà nghĩ rằng:Thế gian thọ sanh đều do chấp ngã.Nếu lìa chấp ngã thời không chỗ sanh .Lại nghĩ rằng : phàm phu không trí huệ chấp lấy ngã thường tìm có không , suy xét bất chánh, khởi vọng hạnh, làm đạo tà, nghiệp tội, nghiệp bất động tích tập thêm lớn.Ở trong các nghiệp hành trồng hột giống tâm hửu lậu hữu thú, lại khởi hậu hữu : sanh và lão tử.Chính là : nghiệp làm đồng ruộng, thức làm hột giống, vô minh che rợp, nước ái thấm nhuần, ngã mạn tưới bón, lưới chấp kiến thêm lớn, mọc mầm danh sắc, danh sắc thêm lớn nẩy chồi ngũ căn , các căn đối nhau sanh ra xúc, xúc đối sanh có thọ, sau khi thọ rồi mong cầu sanh có ái , ái tăng thêm sanh ra thủ, thêm lớn thủ sanh ra hữu, đã sanh hữu thời ở trong các loài khởi thân ngũ uẩn gọi là sanh,suy biển gọi là lão,chết mất gọi là tử.

Lúc lão tử sanh ra những nhiệt não .Do nhiệt não nên đủ thứ khổ ưu sầu, buồn than tập họp lại .Ðây là do duyên mà tập họp chớ không có cái tập họp.Lần lượt mà diệt chớ không có cái diệt .Bồ Tát tuỳ thuận quán sát tương duyên khởi như vậy .Chư Phật tử ! đại Bồ Tát này lại nghĩ rằng : vì chẳng tỏ ngộ nơi đệ nhứt nghĩa đế nên gọi là vô minh.

nghiệp quả là hành .sơ tâm của hành y chỉ là thức.

Bốn uẩn cùng thức sanh chung là danh sắc.

Danh sắc tăng trưởng là lục nhập .Căn , cảnh, thức ba thứ hòa hiệp là xúc.

Xúc sanh chung mà có thọ.

Nhiễn trước nơi thọ là ái .Thêm lớn ái thành ra thủ.

Nghiệp hữu lậu do thủ khởi lên là hữu.

Từ nghiệp khởi ra uẩn là sanh.

Uẩn chín mùi là lão.

Uẩn hư hoại là tử .Lúc mê tham luyến trong lòng phiền muộn là sầu.

Rơi lệ than thở là thán .Tại năm căn là khổ .Tại ý tưởng là ưu.

Ưu khổ càng nhiều là não .Như thế thì chỉ có cây khổ làm tăng trưởng , trọn không ngã không ngã sở, không tác giả, không thọ giả .Lại nghĩ rằng : nếu có tác giả thời có tác sự .Nếu không tác giả thời không tác sự .Trong đệ nhứt nghĩa đế hoàn toàn bất khả đắc .Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát này lại nghĩ rằng : toàn cả tam giới chỉ có nhứt tâm .Ơ ?73;ây đức Như Lai phân biệt diễn nói mười hai chi, đều y cứ nhứt tâm mà an lập như vậy .Tại sao vậy ? vì theo sự tham dục cùng tâm sanh chung .Tâm là thức, sự là hành .Mê lầm nơi hành là vô minh .Cùng vô minh và tâm sanh chung là danh sắc .Tăng trưởng danh sắc là lục nhập .Lục nhập ba phần là xúc .Xúc sanh chung là thọ .Thọ không nhàm đủ là ái .Ái nhiếp chẳng bỏ là thủ .Các hữu chi sanh là hữu .Của hữu phát khởi gọi là sanh .Sanh thục là lão .Lão hoại là tửChư Phật tử ! trong đây vô minh có hai thứ nghiệp : một là làm cho chúng sanh mê nơi cảnh sở duyên, hai là làm nhơn sanh khởi cho hành .Hành cũng có hai thứ nghiệp : một là có thể sanh ra báo vị lai, hai là làm nhơn sanh khởi cho thức .Thức cũng có hai thứ nghiệp : một là khiến các hữu nối tiếp,hai là làm nhơn sanh khởi cho danh sắc .Danh sắc cũng có hai thứ nghiệp : một là trợ thành lẫn nhau,hai là làm nhơn sanh khởi cho lục nhập .Lục nhập cũng có hai thứ nghiệp : một là đều riêng lấy cảnh giới của tự mình, hai là làm nhơn sanh khởi cho xúc .Xúc cũng có hai thứ nghiệp : một là hay xúc cảnh sơ ?ên, hai là làm nhơn sanh khởi cho thọ .Thọ cũng có hai nghiệp : một là hay lãnh thọ các sự yêu ghét , hai là làm nhơn sanh khởi cho ái .Ái cũng có hai nghiệp : một là nhiễm trước sự khả ái, hai là làm nhơn sanh khởi cho thủ .Thủ cũng có hai nghiệp : một là làm cho các phiền não nối tiếp, hai là làm nhơn sanh khởi cho hữu .Hữu cũng có hai nghiệp : một là hay làm cho sanh trong các loài, hai là làm nhơn sanh khởi cho sanh .Sanh cũng có hai nghiệp : một là hay khởi các uẩn, hai là làm nhơn sanh khởi cho lão .Lão cũng có hai nghiệp : một là làm cho các căn biến đổi, hai là làm nhơn sanh khởi cho tử .Tử cũng có hai thứ nghiệp : một là hay làm hoại cách hành, hai là vì chẳng giác tri nên nối tiếp chẳng dứt .Chư Phật tử ! trong đây vô minh,duyên hành, nhẫn đến sanh duyên lão tử .Do vô minh làm duyên, nhẫn đến sanh làm duyên làm cho hành nhẫn đến lão tử chẳng dứt , vì nó trợ thành vậy .Vô minh diệt thời hành diệt, nhẫn đến sanh diệt thời lão tử diệt .Do vô minh chẳng làm duên nhẫn đến sanh chẳng làm duyên, khiến cho hành nhẫn đến lão tử dứt diệt, vì nó chẳng trợ thành vậy .Chư Phật tử ! trong đây vô minh ái và thủ chẳng dứt là phiền não đạo.

Hành và hữu chẳng dứt là nghiệp đạo .Những phần khác chẳng dứt là khổ đạo.Tiền tế hậu tế phân biệt dứt diệt thời ba đạo dứt diệt .Ba đạo như vậy lìa ngã, lìa ngã sở, chỉ có sanh diệt dường như bó lau .Lại vô minh duyên hành là quán quá khứ .Thức nhẫn đến thọ là quán hiện tại.

Ái nhẫn đến hữu là quán vị lai .Từ đây về sau xoay vần tiếp nối .Vô minh diệt, hành diệt, đó là quán chờ dứt diệt .Lại mười hai hữu chi gọi là tam khổ .Trong đây vô minh , hành đến lục nhập là hành khổ .Xúc , thọ là khổ khổ.

Những chi khác là hoại khổ .Vô minh diệt, hành diệt đó là ba khổ dứt .Lại vô minh duyên hành là vô minh làm nhơn hay sanh các hành .Các chi khác cũng vậy .Vô minh diệt hành diệt đó là do không vô minh thời hành cũng không .Các chi khác cũng không.

Các chi khác cũng vậy .Lại vô minh duyên hành đó là sanh phược .vô minh diệt hành diệt đó là diệt hệ phược .Các chi khác cũng vậy .Lại vô minh duyên hành đó là tùy thuận vô sở hữu quán .vô minh diệt hành diệt đó là tùy thuận tận diệt quán .Các chi khác cũng vậy .Chư Phật tử ! đại Bồ Tát quán nghịch thuận các duyên khởi có mười cách như vậy là vì hữu chi nối tiếp , vì nhiếp tại nhứt tâm, vì tự nghiệp sai biệt , vì tam đạo chẳng dứt , vì quán quá khứ, hiện tại, vị lai , vì ba khổ tụ tập,vì nhơn duyên sanh diệt, vì sanh diệt hệ phược , vì vô sở hữu quán và tận quán .Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát dùng mười tướng như vậy quán các duyên khởi biết là vô ngã, vô nhơn, vô thọ mạng, tự tánh không, chẳng có tác giả, không có thọ giả, liền được môn không giải thoát hiện tiền .Quán các hữu chi đều là tự tánh diệt, rốt ráo giải thoát, không có chút pháp tướng sanh, liền được môn vô tướng giải thoát hiện tiền .Nhập không , vô tướng rồi, không nguyện cầu, chỉ trừ đại bi làm đầu giáo hoá chúng sanh , liền được môn vô nguyện giải thoát hiện tiền .Bồ Tát tu ba môn giải thoát như vậy , lìa tưởng ngã, lìa tưởng tác giả, tưởng thọ giả, lìa tưởng hữu vôChư Phật tử ! Ðại Bồ Tát này đại bi càng tăng thêm siêng năng tu tập, vì chưa viên mãn pháp Bồ đề phần nên làm cho viên mãn .Bồ Tát nghĩ rằng : tất cả hữu vi, có hoà hiệp thời chuyển, không hoà hiệp thời không chuyển.

Duyên nhóm thời chuyển, duyên không nhóm thời chẳng chuyển.

Tôi biết pháp hữu vi có nhiều lỗi hoạ như vậy , nay phải dứt nhơn duyên hoà hiệp này.

Nhưng vì phải thành tựu chúng sanh nên cũng chẳng dứt các công hạnh .Chư Phật tử ! Bồ Tát như vậy quán sát các pháp hữu vi có nhiều lỗi ác, không có tự tánh, không sanh không diệt mà hằng khởi đại bi chẳng bỏ chúng sanh , liền được bát nhã ba la mật hiện tiền, gọi là vô chướng ngại trí quang minh .Thành tựu trí quang minh như vậy rồi, dầu tu tập Bồ đề phần nhơn duyên mà chẳng trụ trong hữu vi, dầu quán pháp hữu vi tự tánh tịch diệt, cũng chẳng trụ trong tịch diệt.

Vì pháp Bồ đề phần chưa viên mãn .Chư Phật tử ! Bồ Tát trụ bực hiện tiền địa này, được nhập không tam muội, tự tánh không tam muội, đệ nhứt không tam muội , hiệp không tam muội, khởi không tam muội , như thiệt bất phân biệt không tam muội , bất xã ly không tam muội .Bồ Tát này được mười môn không tam muội như vậy làm đầu.

Kế đó trăm ngàn không tam muội đều hiện tiền cả .Mười môn vô tướng không tam muội, mười môn vô nguyện tam muội như vậy làm đầu , kế đó trăm ngàn môn vô tướng, vô nguyện đều hiện tiền cả .Chư Phật tử ! Bồ Tát trụ bực hiện tiền địa này lại tu tập đầy đủ tâm bất khả hoại, tâm quyết định , tâm thuần thiện, tâm thậm thâm, tâm , tâm bất thối chuyển, tâm bất hưu tức, tâm quảng đại, tâm vô biên, tâm bất hưu tức, tâm quảng đại, tâm vô biên, tâm cầu trí, tâm phương tiện huệ tương ưng, tất cả đều viên mãn .Chư Phật tử ! Bồ Tát dùng mười tâm này thuận phật Bồ đề , chẳng sợ dị luận, vào các trí địa, lìa đạo nhị thừa, thẳng đến Phật trí, các ma phiền não không trở lại hư hoại được, trụ nơi Bồ Tát trí huệ quang minh.

Trong pháp không, vô tướng, vô nguyện đều khéo tu tập, trí huệ phương tiện luôn chung tương ưng, pháp Bồ đề phần thường thật hành chẳng bỏ .Chư Phật tử ! Bồ tát trụ trong bực hiện tiền địa này được tăng thượng hạnh bát nhã ba la mật , được đệ tam minh lợi thuận nhẫn, vì tuỳ thuận không trái với tướng như thiệt của các pháp .Chư Phật tử ! Bồ tát đã an trụ nơi bực hiện tiền địa này, do nguyện lực nên được thấy nhiều Ðức Phật , nhẫn đén thấy trăm ngàn ức na do tha Ðức Phật đều dùng tâm quãng đại, thâm tâm để cúng dường cung kính tôn trọng tán thán, cũng cúng dường tất cả chúng tăng.

Ðem thiện căn này hồi hướng vô thượng Bồ đề .Nơi Chư Phật ,Bồ Tát này cung kính nghe pháp, nghe xong thọ trì, được như thiệt tam muội trí huệ quang minh, tuỳ thuận tu hành ghi nhớ chẳng bỏ.

Lại được pháp tạng thậm thâm của Chư Phật.

Trải qua vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp , những thiện căn đã có lại càng sáng sạch .Ví như chơn kim,.

Dùng báu tỳ lưu ly luôn dồi bóng, thời càng thêm sáng sạch .Cũng vậy , Bồ Tát đệ lục địa này dùng phương tiện huệ theo dõi quán sát, những thiện căn đãđược càng thêm sáng sạch, càng thêm tịch diệt , hkông gì che khuất được .Ví như ánh sáng của mặt trăng chiếu đến thân chúng sanh làm cho được mát mẽ, bốn thứ phong luân không ngăn hoại được .Cũng vậy, những thiện căn của bực Bồ Tát này hay dập tắt ngọn lửa phiền não của vô lượng trăm ngàn ứu na do tha chúng sanh.

Bốn thứ ma đạo không phá hoại đượcTrong mười môn ba la mật , Bồ Tát này thiên nhiều về bát nhã ba la mật, ngoài ra tuỳ sức tuỳ phần tu các môn khác .Chư Phật tử ! đây là lược nói về đại Bồ Tát đệ lục hiện tiền địa.

Bồ Tát an trụ nơi bực này thường hiện làm thiện hóa thiên vương, việc làm tự tại.

Tất cả sự vấn nạn của hàng thanh văn không làm thối khuất được.

Có thể làm cho chúng sanh trừ diệt ngã mạn, thâm nhập duyên khởi .Tất cả công hạnh bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự đều chẳng rời niệm phật, niệm pháp, niệm tăng, nhẫn đến chẳng rời niệm đầy đủ Nhứt thiết chủng trí.Bồ Tát này lại nghĩ rằng : với tất cả chúng sanh, tôi sẽ là thượng thủ, là thắng, nhẫn đến bực y chỉ của Nhứt thiết chủng trí.Bồ Tát này nếu chuyên cần tinh tấn, trong khoảng một niệm được trăm ngàn ức tam muội, nhẫn đến thị hiện trăm ngàn ức thân Phật, mỗi mỗi thân Phật thị hiện trăm ngàn ức Bồ Tát làm quyến thuộc.Nếu dùng nguyện lực thị hiện tự tại thời hơn đây, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng thể đếm biết được.Kim Cang Tạng Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng :Bồ Tát viên mãn Ngũ Ðịa rồiQuán pháp vô tướng cũng vô tánhVô sanh vô diệt vốn thanh tịnhKhông có hỷ luân không thủ xả.Thể tướng tịch diệt như huyễn thảyHữu vô bất nhị rời phân biệtTùy thuận pháp tánh quán như vậyTrí này được thành nhập Lục Ðịa.Ðầy đủ trí minh lợi thuận nhẫnQuán sát thế gian tướng sanh diệtDo sức si tối có thế gianSi tối diệt mất không thế gian.Quán các nhơn duyên không thiệt tánhChẳng hoại giả, gọi hoà hiệp dụngVô tác, vô thọ, không nghĩ nhớHành pháp như mây nổi khắp nơi .Chẳng biết chơn đế gọi vô minhGây tạo tư : nghiệp,ngu si : quả .Thức khởi sanh chung gọi là danh sắc ,Như vậy nhẫn đến những khổ tụ,Rõ thấu ba cõi nương nơi tâmMười hai nhơn duyên cũng nương tâmSanh tử đều do tâm làm raTâm nếu diệt dứt, sanh tử hết.Vô minh công dụng có hai thứ :Mê lầm sở duyên, làm thành nhơn,Như vậy nhẫn đến lão và tửDo đây quả khổ không cùng tận .Vô minh làm duyên chẳng thể dứt,Duyên đó nếu dứt tất cả dứt,Ngu si, ái,thủ : phiền não chiHành, hữu là nghiệp, nghiệp, chi khác : khổ.Si đến lục nhập là hành khổ,Xúc thọ thêm lớn là khổ khổ,Còn những chi khác là hoại khổ,Nếu thay vô ngã ba khổ dứt.Vô minh cùng hành thuộc quá khứ,Thức đến xúc, thọ thuộc hiện tạiÁi, thủ, hữu sanh khổ vị lai.Quán đãi nếu dứt : biên tế dứt .Vô minh làm duyên : là sanh phượcRời được nơi duyên phược mới hếtTừ nhơn sanh quả, lìa thời dứt,Quán sát nơi đây biết tánh không .Tuỳ thuận vô minh khởi ba cỏi .Nếu không tuỳ thuận ba cõi dứt,Có đây có kia, không cũng vậyMười cách tư duy tâm lìa chấp.Hữu chi tiếp nói nhiếp nhứt tâmTự nghiệp chẳng rời và tam đạo,Tam tế, tam khổ nhơn duyên sanhHệ phược khởi diệt thuận vô tận ,Như vậy , quán khắp pháp duyên khởiVô tác, vô thọ, không chơn thiệtNhư huyễn, như mộng, như bóng vangNhư kẻ ngu chay theo dương diệm.Quán sát như vậy vào nơi khôngBiết duyên tánh ly được vô tướngRõ pháp hư vọng không nguyện cầuChỉ có từ mẫn độ muôn loại.Ðại sĩ tu hành môn giải thoátCàng thêm đại bi cầu phật phápBiết các hữu vi hòa hiệp làmChí nguyện quyết định siêng hành đạo .Môn không tam muội đủ trăm ngànVô tướng, vô nguyện cũng như vậyBát nhã thuận nhẫn đều không tăng thượngGiải thoát trí huệ được viên mãn .Lại dùng thâm tâm cúng nhiều phậtỞ trong phật giáo tu tập đạoÐược Phật pháp tạng thêm thiện cănNhư vàng dùng lưu ly trau sáng .Như trăng sáng mát lợi muôn loài .Bốn phong luân không ngăn hoại được,Bực Bồ Tát này siêu ma đạoDứt trừ phiền não cho quần sanh .Bực này thường làm thiên hóa vươngHóa đạo chúng sanh trừ ngã mạnCông hạnh đều cầu nhứt thiết tríÐều đã vượt hơn đạo Thanh văn .Bồ Tát bực này siêng tinh tấnÐược môn tam muội trăm ngàn ứcCũng thấy trăm ngàn ức đức phậtVí như mặt nhựt ngày thạnh hạ .Tậm thâm vi diệu khó thấy biếtThanh văn, độc giác không rõ đượcBồ Tát hiện tiền đệ lục địaTôi vì Phật tử đã lược nói .Bấy giờ thiên chúng lòng hoan hỷRải hoa thành mây dừng hư khôngKhắp nơi pháp âm thanh diệu mầuThưa cùng đắng tối thắng thanh tịnh :Rõ thấu thắng nghĩa trí tự tạiThành tựu công đức trăm ngàn ứcKhông chấp trước, như sen không nhiễmVì lợi chúng sanh nói thâm hạnh .Tự tại Thiên Vương ở hư không .Phóng đại quang minh chiếu thân phậtCũng rải mây thơm tối thượng diệuCúng khắp đắng sạch trừ phiền nãoBấy giờ thiên chúng đều vui mừng .Ðều phát tiếng hay đồng ca ngợi :Chúng tôi được nghe hiện tiền địaThời là đã được nhiều lợi lành .Thiên nữ lúc ấy lòng mừng vuiCùng trổi âm nhạc ngàn muôn điệuÐều do thần lực của Như LaiTrong tiếng hòa nhạc thành lời nói :Oai nghi tịch tịnh không sánh kịpÐiều ngự chúng sanh đời nên cúngÐã siêu tất cả những thế gianMà vào thế gian truyền diệu đạo .Dầu hiện nhiều loại vô lượng thânBiết thân mỗi mỗi vô sở hữuKhéo dùng ngôn từ nói các phápChẳng chấp tướng văn tự âm thanh .Qua đến trăm ngàn các quốc độ .Dùng những thượng cúng cúng dường phậtTrí huệ tự tại không chấp trướcChẳng sanh niệm tưởng cõi phật taDầu siêng giáo hóa các chúng sanh .Mà không nhơn ngã tất cả tâmDầu đã tu thành hạnh quảng đạiMà nơi hạnh lành chẳng chấp trước .Bởi thấy tất cả các thế gianLửa tham, sân, si thường cháy hựcNơi các tưởng niệm thảy đều lìaPhát khởi đại bi sức tinh tấn .Tất cả chư thiên và thiên nữCúng dường nhiều thứ khen ngợi rồiTất cả đồng thời đứng lặng yênChiêm ngưỡng thế tôn mong nghe pháp .Giải thoát nguyệt vì chúng lại thưa :Cả đại chúng đây lòng thanh tịnhNhững hành tướng trong đệ thất địaTrông mong Bồ Tát thương giảng giải ..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui