Màn buông xuống. Dù Thẩm Đình Giao choáng váng nhưng vẫn cảm nhận được có điều không đúng: người này rất thơm, còn Ân Trục Ly không dùng hương liệu; Ân Trục Ly tập võ, cơ thể rắn chắc, người trong tay hắn lại mềm mại. Hắn không hiểu chuyện gì, tỉnh ngủ ngay, ngừng tay lại.
Đầu hơi đau, hắn muốn gọi Trần Trung ngoài cửa nhưng cổ họng lại bỏng rát. Người kia tiến vào lòng hắn, một lúc sau đưa tay cởi đồ của hắn. Hắn cầm cổ tay đó, tức giận đến nổ phổi… Ân Trục Ly, Ân Trục Ly!!!
Khi đó, Ân Trục Ly đang ngồi dưới tàng cây mai. Tuyết rơi dày đặc, phía chân trời còn thấy những vụn băng lóe lên. Ánh tuyết sáng lên trong đêm, nàng dựa vào cây mai, lòng như trút được gánh nặng. Nàng không thể nào trả giá, không hiểu được sự nhiệt tình ngập tràn hóa thành nỗi bi phẫn của kẻ lòng lang dạ thú.
Mùi rượu tỏa ra nhưng trời chợt rất lạnh. Nàng dựa vào cây mai mà ngủ, hoa mai và băng tuyết rơi lên bộ cung trang Bách Điểu Triêu Hoàng đỏ rực. Trong mơ, cỏ cây màu như sương khói, vó ngựa đạp lên cỏ xanh, trong rừng có bóng dáng mờ nhạt, ai đó khẽ ngâm: “Trường tương tư, tại Trường An… Mỹ nhân như hoa cách vân đoan. Thượng hữu thanh minh chi cao thiên, hạ hữu lục thủy chi ba lan.” (1)
Nàng đột nhiên giật mình, bất ngờ khi thấy trước mắt vụt sáng lên. Thẩm Đình Giao lẳng lặng đứng trước mắt, không rõ vui buồn. Hắn mặc đế phục màu vàng, tóc dài chải chuốt cẩn thận, khuông mặt thanh tú nổi bật trên nền vàng tươi sáng nhưng nhìn lại xa cách hơn nhiều, có vẻ gì đó uy nghiêm.
Trần Trung đứng sau vẫn còn chưa hết kinh sợ, liên tục chớp mắt với Ân Trục Ly. Mưa núi giục qua, gió khắp lầu (2). Ân Trục Ly chỉ cười: “Đã giờ này rồi sao bệ hạ chưa vào triều?”
Thẩm Đình Giao không cười, nhìn hắn như một bức tượng đá cứng rắn, không có cảm xúc: “Biếm Văn Hú Hoàng hậu về cung Lục Bình.” Hắn từ từ quay người đi, khi ấy Ân Trục Ly mới phát hiện ra sau lưng hắn còn Bệ Tàng Thi trong bộ đồ trắng. Hắn nắm tay Bệ Tàng Thi, nói như cười, trong như băng: “Truyền Thượng thư bộ Lễ Nhạc Hoài Bản, sắc phong Bệ Tàng Thi thành Hiền phi, tạm đối đãi như Hoàng hậu cai quản toàn bộ hậu cung.”
Ân Trục Ly sờ mũi. Hình như Bệ Tàng Thi thật sự cầu xin cho cung nhân ở điện Chiêu Hoa, Thẩm Đình Giao không có vẻ gì định giận cá chém thớt với các nàng. Ân Trục Ly đứng dậy. Nàng ngủ dưới tàng cây đã lâu, quần áo ngấm tuyết lạnh, lại uống chút rượu, giờ mới thấy lạnh thấu xương.
Ân Trục Ly không đợi hắn nhắc lại, tự giác đi theo thị vệ. “Vương thượng, nô tì… Hoàng hậu bị biếm vì nô tì, nô tì làm gì có đức gì để cai quản hậu cung? Nô tì muốn ở lại Phật đường của cung Chiêu Hoa, cầu phúc cho nương nương.”
Thẩm Đình Giao ngẩn ra. Hắn là kẻ hiểu người, sao lại không biết ý của Bệ Tàng Thi? Cô ta muốn ở lại Chiêu Hoa?
Hắn dần nở nụ cười rạng rỡ, tươi tắn như đóa hoa xuân: “Được, nếu ái phi có lòng này thì cứ ở cung Chiêu Hoa đi.”
Lời vừa nói ra, Trần Trung tái mặt, Trương Thanh cũng quỳ trên mặt đất: “Phụ hoàng, mẫu hậu chưa bị tước hậu vị, sao lại…”
Thẩm Đình Giao nhếch mép cười, quay lại, nhẹ nhàng nói: “Con cũng đau lòng vì nàng.”
Trương Thanh không dám nói nữa.
Trong một đêm điện Chiêu Hoa đã đổi chủ nhưng hậu cung thì vẫn như cũ. Lòng đế vương khó dò, người trong chốn thâm cung đã quen với chuyện lên xuống, không hề tỏ ra ngạc nhiên.
So sánh với hậu cung, phải nói rằng trong triều náo nhiệt hơn rất nhiều: quần thần chỉ toàn chúc tụng, chúc tụng Gia Dụ đế tránh xa gian phi, trọng nữ tử hiền đức.
Bệ Thừa Nghĩa ở biên quan xa xôi cũng gửi thư về, đầu tiên là thay con gái tạ thánh ân, thứ hai cũng có ý ám chỉ với Thẩm Đình Giao. Con gái ông ta giờ chỉ là thứ ba, đương nhiên ông ta muốn tạo áp lực với Thẩm Đình Giao vì Văn Hú Hoàng hậu đã bị biếm vào lãnh cung nhưng vẫn tại vị, lúc nào cũng có thể ra khỏi đó. Hơn nữa, người đàn bà này không thể coi thường được, Bệ Thừa Nghĩa biết rõ. Không loại bỏ nàng thì con gái mình đừng mơ ngồi yên ổn ở hậu cung.
Hiền giả từ xưa luôn đánh giá rằng quân chủ không thể là kẻ dơ bẩn, trực giác của họ nói rằng một kẻ háo sắc chắc chắn là hôn quân. Một đế vương sủng ái gian phi thì sao có thể là người anh minh được?
Chuyện trong thâm cung: kẻ ngoài không biết càng dễ chọc vào kẻ có bệnh.
Đương nhiên, náo nhiệt tân sủng trong cung không hề lan truyền đến cung Lục Bình. Ân Trục Ly đi theo hai thị vệ tới thẳng nơi đó, thấy mà không khỏi choáng váng: cung thất rách nát, cỏ hoang mọc khắp nơi. Cứ như là trên trời dưới vực: một nơi tráng lệ một nơi hoang tàn, không hề liên quan chút nào.
Thị vệ đuổi Ân Trục Ly vào trong. Ân Trục Ly đứng ở giữa sân mà ngẩn người. Lãnh cung nào cũng chứa chấp những người phụ nữ may mắn còn tồn tại, chẳng hạn như phi tần không có con nối dõi của tiên đế và cung nhân già không còn nơi để đi. Vấn đề là nơi này không hề có chút sức sống nào, cứ như chiếc lá trên cây cuối thu – thậm chí không buồn giãy dụa, chỉ nằm im chờ về với bụi đất.
Nàng bước từ từ vào. Tường sập một nửa, phần tường còn lại cũng lung lay như sắp đổ. Mặt đất không lát đá, tuyết tan chưa hết, đất lầy lội bước đi rất khó khăn. Đột nhiên nàng hiểu ra vì sao Thẩm Đình Giao muốn che chở cho Khúc Lăng Ngọc: cái nơi như thế này thì sống lâu thà rằng chết luôn.
Nàng bị xếp ở một phòng phía tây. Căn phòng lạnh như băng, giường bị mối mọt gặm; đừng hòng mơ đến lò sưởi, chăn cũng chỉ có một cái hơi mỏng. Những người sống trong cung này, có nhiều người không thể qua được ngày giá rét.
Ân Trục Ly nhìn người đằng xa, tự nhiên lại muốn đi xem xung quanh. Cung này cũng không có nhiều người, sau khi Thẩm Vãn Yến thay đổi triều đại thì trước khi chiêu tần phi đã giết hết cung nhân, không để lại một ai. Đại Huỳnh loạn trong giặc ngoài, ông ta cũng không sa vào hưởng lạc, vì vậy không có nhiều thê thiếp. Mấy tần phi ở đây đều là của Thẩm Đình Diêu.
Ân Trục Ly từ từ hỏi thăm mọi người. Những người con gái dù đến đây chưa lâu cũng đều đã tiều tụy, mơ hồ còn có thể thấy chút nhan sắc xưa cũ. Cũng có người nhận ra nàng, chỉ hận không thể lăng trì nàng ngay lập tức. Nàng đương nhiên cũng chẳng ngại gì mấy người đàn bà, đi qua từng phòng một, cuối cùng cũng tìm được một chút sách vở.
Thời gian đã lâu, có nhiều quyển đã ố vàng. Nàng không ngại, cũng lấy ra quyển sổ mang theo người, tìm một trang nào đó rồi xé hết… Sưởi ấm đã rồi tính, chết vì lạnh giờ!
Sắp qua giờ Mùi, bụng nàng bắt đầu kêu đói, cũng thấy một thái giám rề rề mang hộp cơm đến. Mấy người trong cung đều vội vàng đứng lên; Ân Trục Ly ngại chen chúc, tụt lại phía sau. Lúc nàng đi lên thì chỉ thấy một bát cháo trắng. Nói là cháo đã là tốt lắm rồi, đây đúng ra là một bát nước với lèo tèo vài hạt gạo đã nguội ngắt.
Vốn là cũng có một đĩa dưa muối nhưng vì nàng ăn cuối cùng nên dưa cũng chẳng còn. Ân Trục Ly cầm bát cháo, ngó ngó nghiêng nghiêng, tiểu thái giám mất kiên nhẫn: “Nhìn cái gì mà nhìn, ăn thì ăn đi!”
Hắn xoay người định đi. Ân Trục Ly vốn là người nhanh chóng thích ứng với hoàn cảnh, lập tức cười ha hả ngăn hắn lại: “Công công bình tĩnh.” Nàng đưa vòng tay của mình qua. Thái giám kia thấy đồ tốt thì sắc mặt dịu lại: “Chuyện gì?”
Ân Trục Ly vẫn cười haha: “Không biết đại danh của công công là gì?”
Thái giám hừ lạnh: “Không dám nhận. Dù ngài bị biếm tới cung Lục Bình thì vẫn là Hoàng hậu trên danh nghĩa. Nô tài là Chu Hàm Lộc.”
Ân Trục Ly gật đầu: “Tên rất hay. Chu công công, hiện giờ ta như thế nào ngài cũng biết. Chủ tử trong cung gặp nạn, rơi xuống còn không bằng cả cung nhân.” Chu Hàm Lộc vốn bất bình chuyện đồng nghiệp bất đồng mệnh, giờ thấy quý nhân gặp nạn thì không thể không sung sướng, tranh thủ bỏ đá xuống giếng. Giờ lại thấy nàng thành khẩn, nói chung cũng cảm thấy thương hại: “Có chuyện thì nói mau, không có việc gì thì nô tài không rảnh ở đây đợi.”
Ân Trục Ly vỗ vai hắn cười, khua vòng tay nhoằng cái trước mặt hắn: “Chu công công, ngài làm việc cho hoàng gia, đơn giản cũng là vì…vật bằng vàng trắng này. Nói về giàu có, Đại Huỳnh này, ai giàu có nhất?”
Chu Hàm Lộc chợt nhớ ra: người này dù không còn hậu vị nữa thì vẫn là Đại đương gia của thành Phú Quý. Nghĩ được như thế, hắn thay đổi thái độ ngay lập tức: “Nương nương, ngài có chuyện gì sai phái tiểu nhân?”
Ân Trục Ly đưa vòng tay cho hắn, cười cười: “Chu công công, giờ lục soát bạc trên người Ân mỗ cũng không được mấy lượng, có điều vạn lượng bạc với Ân gia mà nói thì chỉ như cái móng tay. Đương nhiên chuyện này cũng chưa vội nói, công công à, tại hạ là người không thịt không vui, chén cháo này, người xem…”
Chu Hàm Lộc xem xét vòng tay – Ân Trục Ly vẫn đang đeo trên cổ tay, không tiện nhìn. Hắn vui vẻ ra mặt, lập tức nói: “Nô tài lập tức tìm cái gì để Hoàng hậu cho vào mồm.”
Thấy hắn chạy xa rồi, Ân Trục Ly so vai rồi quay về phòng. Đi chưa được mấy bước nàng nghe tiếng người gọi mình: “Ân Đại đương gia! Ân Đại đương gia!”
Ân Trục Ly quay đầu thấy một người con trai, nhìn chỉ khoảng 13 14 tuổi, vô cùng xinh xắn. Nàng thấy hơi tò mò. Đứa bé kia lại dựa vào tường, liên tục phất tay với nàng. Nàng định qua thì đứa bé vươn tay, đưa cho hai gói giấy dầu: “Đại đương gia, cho ngươi.”
Ân Trục Ly cầm thì thấy một gói là thịt bò băm nhỏ nấu chín, gói còn lại là mứt trái cây khô. Nàng cực kỳ nghi ngờ, không biết ăn được không? Nàng ngẩng đầu thì thấy đứa bé kia cười vô cùng ngây thơ: “Ngài đừng nghĩ, ngài không biết ta.”
Ân Trục Ly chợt thấy hứng thú: “Vậy sao lại tặng ta?”
Ánh mắt đứa bé chợt trở nên vô cùng lạnh lẽo: “Ngài có nhớ năm kia, ngài và Phỉ đại chưởng quỹ ở Hà Nam đánh nhau vì chuyện giá lương thực không?
Ân Trục Ly suy nghĩ cẩn thận, cuối cùng cười lắc đầu. Phỉ Quan Sơn không phải đồ bỏ đi, tranh thủ tích trữ đẩy giá lương thực vào dịp thiên tai. Còn tổ huấn của Ân gia lại bảo rằng vào năm có thiên tai, thức ăn món quý của lạ đều có thể nâng giá nhưng củi dạo dầu muối không được phép tăng mạnh; nhỡ trời rét lạnh: có thể tăng giá tơ lụa nhưng không được đay sợi than củi; nhỡ là bệnh dịch: nhân sâm sừng hươu có thể tăng nhưng thuốc thang thì phải giảm giá. Nói chung là có thể kiếm tiền từ người giàu có nhưng không được phép chơi đùa với đời sống của dân nghèo.
Tổ tông của Ân gia nói rằng nếu con làm tốt hai điều này, con có thể tung hoành trên thương trường.
Có điều chuyện năm kia thì Ân Trục Ly không nhớ được. Mấy năm nay làm chuyện chọc pháp bao nhiêu lần, Ân gia bất hòa với Phỉ gia bao nhiêu lần? Nàng sao nhớ được.
Đứa bé cười như ánh mặt trời tỏa sáng: “Nương nói nếu không có Ân gia, nhiều người ở Đại Huỳnh sẽ bị đói chết. Đại đương gia, mẹ ta bảo ngài không phải gian phi.”
Ân Trục Ly cầm hai gói thịt và mứt, ra vẻ chẳng có gì: “Ngươi tên gì?”
Đứa bé cười lộ hàm răng trắng: “Ta là Triêu Hỉ.”
Ân Trục Ly hươ hai gói giấy trước mặt hắn: “Cảm ơn, Triêu Hỉ.”
Tác giả nói ra suy nghĩ của mình: Hôm qua viết 9000 chữ… Mau khen tui đi >_
Editor: Có nhiều bạn cho rằng TĐG k sạch nữa rồi. Theo các bạn TĐG có còn sạch không, và sạch hay không thì có gì quan trọng không Mình thì mình không quan trọng lắm chuyện sạch bẩn vì nhiều thứ phải dựa vào hoàn cảnh mà nói.
1.Đây là bài thơ “Trường Tương Tư 1” của Lý Bạch. Mình tìm trên trang thivien.net. Các bạn có thể tìm cả bài 2 trên đó J Chỉ đọc bài thơ thôi cũng thấy tim mình rung động :”>
Thơ:
Trường tương tư,
Tại Trường An.
Lạc vĩ thu đề kim tỉnh lan,
Vi sương thê thê điệm sắc hàn.
Cô đăng bất minh tứ dục tuyệt,
Quyển duy vọng nguyệt không trường thán.
Mỹ nhân như hoa cách vân đoan,
Thượng hữu thanh minh chi cao thiên,
Hạ hữu lục thuỷ chi ba lan.
Thiên trường địa viễn hồn phi khổ,
Mộng hồn bất đáo quan san nan.
Trường tương tư,
Tồi tâm can.
Dịch nghĩa:
Nhớ nhau hoài,
Ở Trường An.
Sẹt sành kêu thu bên giếng vàng,
Sương mỏng lạnh lẽo sắc chiếu lạnh.
Đèn lẻ loi không sáng nỗi nhớ càng nung nấu,
Cuốn rèm ngắm trăng ngửa mặt lên trời than dài.
Người đẹp như hoa hiện lên sau sắc mây,
Trên có giải xanh trời cao thăm thẳm,
Dước có nước xanh sóng nhẹ đưa.
Trời cao đất rộng hồn thêm khổ,
Mộng hồn bay đến nơi quan san kia cũng khó.
Nhớ nhau hoài,
Đứt ruột gan.
Dịch thơ:
Nhớ nhau mãi, ở Trường An
“Trường Tương tư khúc” tiếng đàn đêm thu
Dế ngâm giếng ngọc bên bờ
Ðêm khuya lướt thướt sương mờ thê lương
Chiếu đơn lạnh lẽo đêm trường
Ðèn khuya cô ảnh chập chờn bóng ai
Nhớ thương dạ những ai hoài
Trăng soi rèm cuốn lại ngồi thở than
Mặt hoa xa cách mây ngàn
Trời xanh xanh thẳm mấy tầng trời cao
Nước trong gợn sóng lao xao
Ðường xa trời rộng làm sao mộng hồn
Bay về tìm gặp người thương
Làm sao về đến bên nàng đêm nay?
Quan san muôn dặm đường dài
Trường tương tư dạ ai hoài canh thâu
2. Câu gốc là “Phong vũ dục lai, sơn phong mãn lâu”, “风雨欲来, 山风满楼” nghĩa là “Mưa gió sắp tới, gió núi thổi khắp lầu.” Nhưng mình google cụm này thì không ra ý nghĩa gì cả, lại ra một bài thơ tên là “Hàm Dương thành đông lâu” của Hứa Hồn. Câu trong bài thơ này là “Sơn vũ dục lai, phong mãn lâu”, nghĩa là “Mưa núi sắp tới, gió tràn khắp lầu”. Mình không biết bà tác giả cố tình thay đổi, hay là ghi nhầm =)) Thôi thì thân là editor, mình chọn bài thơ có sẵn :v Coi như bà ấy nhầm *quan điểm của mình nhé*. Còn đây là bài thơ:
Nhất thướng cao lâu vạn lý sầu,
Kiêm hà dương liễu tự đinh châu.
Khê vân sơ khởi, nhật trầm các,
Sơn vũ dục lai, phong mãn lâu.
Điểu há lục vu, Tần uyển tịch,
Thiền minh hoàng diệp, Hán cung thu.
Hành nhân mạc vấn đương niên sự,
Cố quốc đông lai Vị thuỷ lưu.
Dịch nghĩa:
Lên lầu cao, nỗi buồn trải vạn dặm,
Cỏ gai và dương liễu um tùm như bãi sông.
Mây mới nổi lên từ khe suối, mặt trời lặn sau gác,
Mưa núi sắp tới, gió tràn khắp lầu.
Chim bay xuống đám cỏ xanh, vườn Tần chìm vào bóng chiều tối,
Ve sầu kêu trong lá vàng, cung Hán đang độ mùa thu.
Người đi qua chớ hỏi về chuyện đang xảy ra,
Nước cũ đã xuôi đông theo dòng sông Vị.
Dịch thơ: (bản dịch của Điệp Luyến Hoa)
Lên tới lầu cao vạn dặm sầu,
Cỏ gai dương liễu tựa đinh châu.
Mây khe vừa nổi, trời sau gác,
Mưa núi sắp qua, gió khắp lầu.
Chim lẩn bụi xanh, Tần uyển tối,
Ve rên lá úa, Hán cung thu.
Người qua chớ hỏi ngày xưa nữa, Cố quốc theo dòng Vị đã lâu.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...