Hôm đó, sau khi ăn sinh nhật tại nhà Hạ Đề hình, Tây Môn Khánh lên ngựa trở về, giữa đường gặp hai người chặn lại xin tiền.
Đó là hai tên côn đồ chuyên sống về nghề trộm cướp đâm chém, một đứa là Thảo Lý Xà Lỗ Hoa, một đứa là Qúa Nhai Thử Trương Thắng.
Hai tên này vẫn thường được Tây Môn Khánh trợ cấp tiền bạc và sẵn sàng giúp Tây Môn Khánh trong mọi việc hợp với khả năng của chúng.
Tây Môn Khánh dừng ngựa lại, hai tên côn đồ chạy tới, nửa đứng nửa quỳ mà nói:
- Đại quan nhân quang lâm tới đâu vậy?
Tây Môn Khánh bảo:
- Ta đang về chứ đi đâu, ta vừa mới ăn sinh nhật tại nhà quan đề hình Hạ gia.
Đoạn nhìn hai tên côn đồ mà bảo:
- Ta có chút việc muốn phiền hai chú, hai chú sẵn lòng giúp chăng?
Hai đứa giành nhau mà nói: - Sao Đại quan nhân lại dạy như thế? Chúng tôi từ trước tới thọ Ơn Đại quan nhân quá nhiều mà chưa từng báo đáp, bây giờ Đại quan nhân cần gì xin cứ chỉ dạy, dầu có nhảy vào nước sôi lửa bỏng, tôi cũng chẳng dám từ nan.
Tây Môn Khánh bảo:
- Vậy thì được lắm, ngày mai hai chú tới nhà tôi, sẽ nói chuyện sau.
Hai đứa nói:
- Việc gì phải đợi tới ngày mai cho thêm lâu lắc, Đại quan nhân có chuyện gì xin cứ nói ngay cho anh em chúng tôi biết.
Tây Môn Khánh bèn xuống ngựa, kề tai hai tên côn đồ nói rõ đầu đuôi vụ Tương Trúc Sơn cưới Bình Nhi, rồi nói thêm:
- Chỉ cần hai chú nói giùm vài tiếng là được.
Đoạn thò tay vào túi, dốc ra được bốn năm lạng bạc vụn, cho hết hai đứa, lại nói thêm:
- Bấy nhiêu chỉ là để hai chú uống rượu chơi thôi, lo việc xong, ta sẽ trọng thưởng.
Lỗ Hoa nói:
- Tưởng Đại quan nhân cần chuyện gì khó khăn như xuống biển Đông bẻ ngạnh cá kình hoặc lên Nhạc Hoa sơn vặn răng mãnh hổ thì chúng tôi không làm được thật, chứ còn chuyện này thì có đáng gì.
Chúng tôi thọ Ơn Đại quan nhân quá nhiều, nay vì một chuyện cỏn con như thế này mà dám nhận bạc hay sao?
Tây Môn Khánh bảo:
- Nếu hai chú không nhận thì tôi không dám phiền hai chú nữa.
Nói xong làm bộ bảo Đại An cất bạc đi rồi định quất ngựa mà về.
Trương Thắng vội mắng Lỗ Hoa:
- Mày thật giờ này mà còn chưa biết tính tình Đại quan nhân đây hay sao?
- Vừa nói vừa giữ cương ngựa Tây Môn Khánh lại, sau đó giơ hai tay nhận bạc, rồi cả hai quỳ ngay bên đường lạy tạ, đoạn nói:
- Bây giờ thì xin Đại quan nhân cứ về phủ nghỉ ngơi, thế nào anh em chúng tôi cũng dâng cho Đại quan nhân một trận cười hả hê.
Còn chuyện tiến dẫn chúng tôi vào làm việc tại phủ Đề hình, xin Đại quan nhân để ý cho.
Tây Môn Khánh bảo:
- Được rồi, cứ lo việc này đi đã, chuyện kia chưa cần gấp lắm.
Nói xong giục ngựa về nhà.
Hai tên côn đồ cũng kéo nhau đi.
Tây Môn Khánh về tới nhà thì trời cũng đã về chiều.
Gia nhân thấy Tây Môn Khánh từ xa đã chạy vào báo.
Nguyệt nương và mọi người vội phân tán, ai về phòng nấy.
Chỉ có Kim Liên là đang vơ vẩn trong vườn.
Tây Môn Khánh không vào thẳng nhà mà lại ghé qua hoa viên mới, thấy Kim Liên thì gọi lại hỏi:
- Ta không ở nhà, nàng ra đây làm gì?
Kim Liên cười đáp:
- Hôm nay chúng tôi nhân buổi nhàn hạ, cùng Đại nương vào đây ngoạn cảnh, không ngờ chàng về sớm quá vậy.
Tây Môn Khánh dịu giọng bảo:
- Hôm nay tại nhà Hạ Đề hình, tiệc rượu vui vẻ lắm, nhưng vì đường xa, tôi mới về sớm.
Nói xong cởϊ áσ ngoài ra.
Kim Liên đỡ áo, đoạn nói:
- Chàng có muốn uống rượu không, để tôi bảo chúng nó sửa soạn.
Tây Môn Khánh thấy Xuân Mai đứng hầu thì quay lại bảo:
- Dọn ngay tại hoa viên này, không cần nhiều thức ăn, chỉ cần lấy bình rượu Bồ Đào cho ta là được.
Hai người dắt nhau vào ngôi đình trong hoa viên, ngồi vào bàn mà đợi.
Tây Môn Khánh ngắm Kim Liên, thấy nàng hôm nay đẹp hơn hẳn mọi hôm, chiếc áo lụa trầm hương thêu ngũ sắc càng làm tôn nổi nét mặt diễm kiều, những cánh hoa tươi cài trên đầu càng làm tôn nổi mái tóc mây.
Tây Môn Khánh hài lòng lắm.
Lát sau Xuân Mai đem rượu và thức ăn ra.
Kim Liên tự tay rót ượu gắp thức ăn đưa lên tận miệng Tây Môn Khánh.
Tây Môn Khánh ăn uống vui vẻ lắm, bảo Kim Liên rằng:
- Ta có chuyện này nói trước với nàng để nàng biết mà cười chơi.
Tên lang băm họ Tương dám mở tiệm thuốc, để rồi ngày mai coi cái mặt nó ra thế nào cho biết.
Kim Liên hỏi:
- Chuyện như thế nào mới được chứ?
Tây Môn Khánh bèn kể lại chuyện tình cờ gặp hai tên côn đồ Trương, Lỗ, rồi nhờ chúng giúp mình phá Tương Trúc Sơn.
Kim Liên nghe xong cười phá lên:
- Chàng làm vậy sau này nhiều tội lắm đó.
À mà Tương tiên sinh có phải là người vẫn tới chữa bệnh cho gia đình mình không? Tôi thấy hắn ta cũng hiền lành lễ độ đấy chứ, gặp ai là cúi đầu thật thấp, tội nghiệp lắm.
Chàng cũng nên vừa vừa thôi, đừng quá tay.
Tây Môn Khánh bảo:
- Nàng không biết thằng khốn đó đâu, mỗi lần tới đây nó thường lấm lét nhìn trộm nàng đó.
Kim Liên cười:
- Chàng nói sao chứ tôi không tin là một người có chữ nghĩa mà lại có những hành động như thế.
Tây Môn Khánh bảo:
- Nàng cứ nhìn bề ngoài như vậy thì lầm chết, thảo nào nàng chỉ để ý tới bề ngoài của đàn ông mà thôi.
Kim Liên nói sang chuyện khác, hai người vừa ăn uống vừa cười nói một hồi rồi về phòng.
Lại nói về Bình Nhi, thì Bình Nhi làm vợ Tương Trúc Sơn cũng được khoảng hai tháng.
Mới đầu hai người tương đắc hòa hợp lắm, nhưng sau thì không hiểu tại sao Bình Nhi đuổi Trúc Sơn ra ngủ ở tiệm thuốc, không cho ngủ chung với mình nữa.
Trúc Sơn buồn giận lắm, suốt ngày chỉ ngồi sau quầy thuốc mà nghĩ ngợi vẩn vơ.
Một hôm thấy hai người đàn ông từ ngoài bước vào, dáng điệu nghênh ngang, tự kéo ghế mà ngồi.
Một người hỏi:
- Tiệm của ông có vị thuốc Cẩu hoàng không?
Trúc Sơn đứng dậy cười đáp:
- Ngài nói chơi hay sao chứ làm gì có vị đó, chỉ có vị Ngưu hoàng mà thôi.
Người lạ bảo:
- Nếu không có Cẩu hoàng thì cho vị Băng thán cũng được.
Lấy ra đây cho tôi coi rồi tôi lấy vài lạng.
Trúc Sơn nói:
- Chỉ có băng phiến chứ làm gì có Băng thán, băng phiến của nước Ba Tư là tốt nhất.
Người kia bảo bạn:
- Thôi, hỏi làm gì, tiệm này mới mở được có mấy ngày, làm gì có những vị thuốc đó.
Thôi để tôi nói thẳng vào chuyện thì hơn.
Đoạn quay sang bảo Trúc Sơn:
- Này Tương nhị ca, nhị ca nằm mơ hay sao đây? Nhị ca còn nhớ lúc trước, vợ chết, nhị ca phải vay của Lỗ ca đây ba mươi lạng bạc, bây giờ cả vốn lẫn lời tính ra cũng không phải ít.
Hôm nay Lỗ ca tới đây, thấy nhị ca làm ăn khá giả, lại có cửa tiệm lớn lao nên mới mượn chuyện hỏi thuốc để xem nhị ca có nhận ra không, vậy mà nhị ca không thèm nhận ra, bây giờ thì nhận ra hay không nhận ra cũng nên trả tiền cho người ta đi.
Trúc Sơn nghe xong giật mình hoảng sợ nói:
- Tôi có quen biết vị này bao giờ đâu mà bảo là tôi vay tiền?
Trương Thắng bảo:
- Không mượn tiền sao người ta lại tới đòi? Xưa nay làm gì có chuyện lạ như vậy?
Trúc Sơn nói:
- Tôi chưa được hân hạnh quen biết nhị vị, cũng không biết cao danh quý tính nhị vị là gì, tại sạo lại tới đòi tiền tôi, như vậy là thế nào?
Trương Thắng bảo:
- Sao nhị ca chóng quên thế? Ngày trước nhị ca còn nghèo nàn, nhờ Lỗ ca đây trợ giúp, bây giờ nhị ca mới được mát mặt như thế này, vậy thì còn nợ bao nhiêu phải trả chứ.
Lỗ Hoa nói:
- Tôi họ Lỗ tên Hoa, năm nọ nhị ca có vay của tôi ba mươi lạng bạc để làm tang cho vợ, nay thì cả vốn lẫn lời là bốn mươi tám lạng, sao không chịu trả?
Trúc Sơn luống cuống nói:
- Tôi có mượn tiền của ngài bao giờ đâu, mà có mượn thì cũng phải có giấy nợ có người chứng chứ.
Trương Thắng bảo:
- Tôi Trương Thắng, là người chứng đây.
Nói xong lấy trong tay áo ra một tờ giấy chìa cho Trúc sơn coi.
Trúc Sơn vừa sợ vừa giận, mặt tái đi mắng rằng:
- Đồ khốn, chúng bay là bọn côn đồ từ đâu tới dây dám làm tiền ta?
Lỗ Hoa giận lắm, đánh ngay một trái thôi sơn vào giữa mặt Trúc Sơn rồi lật đổ mấy tỏ thuốc, các vị thuốc tung tóe khắp nhà.
Trúc Sơn kêu:
- Đám côn đồ trộm cướp dám lộng hành như thế này sao?
Đoạn gọi Thiên Phúc ra.
Thiên Phúc vừa mới thò mặt ra đã bị Lỗ Hoa đá cho một đá ngã quỵ, bèn lui lại, không dám nhúc nhích.
Trương Thắng làm bộ cản ngăn:
- Lỗ ca cứ từ từ, có lẽ lâu ngày sợ Tương nhị ca đây quên chăng, để rồi Tương nhị ca trả đầy đủ cho Lỗ ca là được chứ gì.
Đoạn quay lại hỏi Trúc Sơn:
- Tương nhị ca nghĩ sao?
Trúc Sơn địu giọng:
- Dù là tôi có mượn tiền nữa thì cũng phải thủng thẳng nói chuyện chứ sao lại phá nhà tôi như thế này?
Trương Thắng bảo:
- Nếu Tương nhị ca biết điều chịu trả nợ thì tôi sẽ nói với Lỗ ca bỏ số tiền lời đi, nợ thì phải trả, sao nhị ca lại giở thói ương ngạnh để đến nỗi xảy ra chuyện đáng tiếc?
Trúc Sơn dậm chân:
- Tức chết mất thôi, việc này phải lên quan mới được.
Tôi mượn tiền bao giờ đâu.
Trương Thắng cười:
- Chắc nhị ca uống rượu nên nói ẩu không?
Nói chưa dứt lời thì Lỗ Hoa đã giáng ngay một quyền vào mặt Trúc Sơn, khiến Trúc Sơn xổ khăn xổ tóc, chảy cả máu mũi ra.
Trúc Sơn kêu la inh ỏi, nhưng lại bị lính tuần tới trói lại giải lên quan.
Bình Nhi ở trong nhà theo dõi mọi chuyện, thấy Trúc Sơn bị bắt thì sai Phùng ma ma ra gỡ bảng hiệu, đóng cửa chặt lại.
Đồng bọn của Lỗ Hoa tới báo cho Tây Môn Khánh, Tây Môn Khánh liền viết thϊếp tới huyện nhờ đưa nội vụ lên phủ Đề hình, đồng thời lại viết thϊếp gửi cho Hạ Đề hình.
Hôm sau Hạ Đề hình đăng đường, coi tờ trình rồi cho dẫn Trúc Sơn ra hỏi:
- Ngươi là Tương Trúc Sơn tự là Văn Huệ phải không? Tại sao ngươi vay tiền của tên Lỗ Hoa, đã không chịu trả còn hành hung người ta? Như vậy là thế nào?
Trúc Sơn thưa:
- Tôi quả không hề mượn tiền của người này mà cũng không hề quen biết hắn ta nữa.
Vậy mà tự nhiên người này lại tới đòi tiền tôi, hành hung tôi, lại còn phá hại hàng hóa đồ đạc của tôi nữa.
Thật tôi không hiểu tại sao.
Hạ Đề hình quát hỏi:
- Lỗ Hoa, ngươi có nói gì không?
Lỗ Hoa thưa:
- Hắn có vay tiền của tôi để làm đám tang cho vợ, nay đã ba năm rồi mà không chịu trả.
Hôm qua tôi nghe nói là hắn hồi này làm ăn khá giả, mở tiệm thuốc to lớn, bèn tới đòi, vậy mà hắn vu oan là tôi hành hung và phá đồ đạc hàng hóa của hắn.
Hiện còn tờ giấy vay tiền đây, và có cả người chứng là Trương Thắng nữa.
Xin đèn trời soi xét cho tôi.
Nói xong rút trong tay áo tờ giấy nợ giả mạo ra trình lên.
Đề hình cầm lấy đọc, thấy giấy nợ viết như sau:
"Tôi là Tương Văn Huệ, hành nghề lang y tại huyện, vì vợ chết không có tiền ma chay, nên nhờ Trương Thắng làm chứng để vay của Lỗ Hoa một số bạc là ba mươi lạng, số lời hàng tháng là ba phân, hẹn sang năm sẽ giao hoàn cả vốn lẫn lời, không dám chậm trễ.
Nay làm tờ giấy này để làm bằng".
Hạ Đề hình đọc xong giận dữ đập bàn quát:
- Giỏi thật, giấy vay nợ còn đây, người chứng còn đây, vậy mà nói láo.
Đoạn sai tả hữu đem cây trượng ra, nọc Trúc Sơn đánh ba mươi trượng, khiến cho quần áo tả tơi, thịt nát máu chảy vô cùng đau thương.
Sau đó lại sai lính dẫn Trúc Sơn về nhà, lấy ba bai lạng mà trả cho Lỗ Hoa, nếu không sẽ phải trở lại nha môn để chịu ngồi tù.
Trúc Sơn gượng đau về nhà kêu khóc xin Bình Nhi xuất tiền ra trả.
Nhưng Bình Nhi mắng:
- Con người vô liêm sỉ kia, anh đưa tiền cho tôi được đồng nào bao giờ không mà bây giờ hỏi tiền tôi? Tôi mà biết anh như thế này thì tôi đã chẳng lấy anh làm gì cho xấu hổ.
Lính huyện thấy trong nhà có chuyện cãi cọ, bèn nói lớn:
- Nếu Tương Văn Huệ không có tiền thì đừng chậm trễ nữa, hãy mau theo chúng tôi về nha môn.
Trúc Sơn vội chạy ra nói vài lời với lính huyện rồi lại quay vào quỳ khóc mà nói:
- Xin nàng làm ơn lấy đức, cho tôi ba mươi lạng để trả cho kẻ kia, nếu không tôi sẽ bị giam cầm đánh đập chắc không sống nổi.
Bình Nhi bất đắc dĩ phải lấy ba mươi lạng đưa cho Trúc Sơn để đem ra trả cho Lỗ Hoa, ký vào giấy là đã trả nợ xong.
Lỗ Hoa và Trương Thắng sau khi lấy được ba mươi lạng bạc bèn tới nhà Tây Môn Khánh thưa chuyện.
Tây Môn Khánh nghe xong vui lắm, sai dọn tiệc thết đãi.
Lỗ Hoa lấy số bạc ba mươi lạng ra đưa cho Tây Môn Khánh.
Tây Môn Khánh đời nào chịu nhận bèn bảo:
- Hai chú cứ giữ lấy mua rượu mà uống, sau này tôi còn nhờ vả hai chú nhiều nữa.
Lỗ Hoa và Trương Thắng ăn uống xong thì cáo từ mà đi.
Về phần Trúc Sơn, sau khi trả ba mươi lạng cho Lỗ Hoa thì bị Bình Nhi mắng:
- Anh chỉ được cái tài ăn hại phá của mà thôi.
Nay mai rồi cả căn nhà này anh cũng làm tiêu tan cho mà coi.
Bây giờ anh có đường có nẻo thì đi đi, mang cả thuốc men dụng cơ của anh đi cho khuất mắt tôi.
Trúc Sơn vừa thẹn vừa giận, không nói nên lời, chỉ nuốt giận đi tìm nhà thuê rồi lóc cóc dọn thuốc men, dao cầu, thuyền tán mà đi.
Từ đó hai người rời xa nhau.
Từ khi Bình Nhi đuổi Trúc Sơn đi thì ngày đêm chỉ tơ tưởng tới Tây Môn Khánh.
Sau đó nghe nói là Tây Môn Khánh đã được vô sự, thì trong lòng hối hận lắm, ngày ngày chỉ trang điểm cho đẹp rồi ra tựa cửa chờ mong.
Một hôm, Đại An cưỡi ngựa đi ngang thấy tiệm thuốc đã dẹp, cửa đóng im ỉm thì quay về thưa lại cho chủ hay.
Tây Môn Khánh bảo:
- Chắc là thằng khốn đó bị đánh, rồi lâm bệnh đóng cửa nằm trong nhà chứ gì? Nó có khỏi được thì mau ra cũng phải là nửa tháng.
Nói xong rồi bỏ qua, không để ý tới nữa.
Mấy hôm sau là rằm tháng Tám, sinh nhật của Nguyệt nương, khách khứa ra vào tấp nập, Nguyệt nương dọn tiệc tại phòng khách mà đãi.
Tây Môn Khánh vì đang lạnh lùng với Nguyệt nương nên từ sớm đã tới nhà Lý Quế Thư vui chơi, dặn Đại An là tới tối thì đem ngựa tới đón.
Theo Tây Môn Khánh có Ứng Bá Tước và Tạ Hy Đại.
Hôm đó Quế Khanh cũng có nhà, cùng em bồi rượu cho đám Tây Môn Khánh.
Tới chiều, Đại An dẫn ngựa tới, Tây Môn Khánh hỏi:
- Nhà có chuyện gì lạ không?
Đại An thưa:
- Không có chuyện gì cả, khách khứa ra về cả rồi, Đại nương cũng đã về phòng nghỉ ngơi.
Hôm nay Hoa Đại nương cũng sai Phùng ma ma đem lễ vật tới chúc thọ Đại nương, lễ rất hậu, có cả một đôi hài do chính tay Nhị nương làm nữa.
Tây Môn Khánh thấy mặt Đại An đỏ thì hỏi:
- Ngươi uống rượu phải không?
Đại An ngập ngừng thưa:
- Hồi nãy đi ngang đường Sư tử, Nhị nương gọi tôi vào cho uống rượu, tôi nói là đi đón gia gia, không dám uống, nhưng Nhị nương cứ ép, tôi không từ được nên phải uống hai chung do đó mặt đỏ lên thế này.
Hiện Nhị nương hối hận lắm, nói chuyện với tôi mà cứ khóc.
Hôm trước tôi thưa chuyện gia gia không tin.
Nhị nương hiện cũng đã đuổi người họ Tương đi rồi, và chỉ mong gia gia nghĩ lại để được về hầu hạ gia gia mà thôi.
Nhị nương đau buồn gầy yếu lắm, nhờ tôi thỉnh gia gia tới để được xin lỗi gia gia.
Nếu gia gia hồi tâm thì để tôi ghé qua nói một tiếng cho Nhị nương mừng.
Tây Môn Khánh bảo:
- Con dâʍ phụ đó đã thay lòng đổi dạ, bây giờ còn muốn gì nữa.
Nhưng thôi, đã vậy thì ngươi tới nói là phải biện lễ mà chờ ta đến.
Đại An nói:
- Vâng để tôi đi ngay, Nhị nương đang mỏi mắt chờ tôi đem tin vui tới.
Ở đây có Bình An và Hoa.
Đồng hầu hạ gia gia là được rồi Tây Môn Khánh bảo:
- Được rồi, ngươi cứ đi đi.
Đại An lên ngựa phóng thẳng tới nhà Bình Nhi báo tin mừng.
Bình Nhi nghe xong như chết đi rồi được sống lại, cười bảo:
- Cảm tạ ngươi nhiều lắm, ta làm phiền ngươi quá nhiều, chuyện này thành được cũng là do ngươi cả.
Nói xong lật đật dọn rượu thịt khoản đãi Đại An.
Mấy hôm sau, vào ngày hai mươi tháng Tám, Tây Môn Khánh vì chưa làm hòa với Nguyệt nương nên dọn qua Ngoạn Hoa Lâu bên nhà mới, rồi sai chuẩn bị một cỗ kiệu, một xấp lụa, bốn cỗ đèn lồng, cho Đại An và Bình An tới đón Bình Nhi về.
Bình Nhi ăn mặc sang trọng, trang điểm lộng lẫy, giao nhà cửa cho Phùng ma ma và Thiên Phúc mà lên kiệu về nhà Tây Môn Khánh.
Trong khi đó Tây Môn Khánh ăn mặc chỉnh tề ngồi đợi Bình Nhi bên nhà mới.
Kiệu của Bình Nhi tới cổng, không một ai ra tiếp đón.
Ngọc Lâu biết chuyện vội chạy lên gặp Nguyệt nương mà bảo:
- Đại nương là chủ nhà, nay người ta đã tới cổng, Đại nương cũng nên cho người tiếp đón, nếu không sợ rằng gia gia buồn giận.
Hiện gia gia ở bên nhà mới, mà kiệu người ta ngừng đợi ngoài cổng, để lâu e không tiện.
Nguyệt nương đang giận Tây Môn Khánh nên không muốn ra đón tiếp, nhưng lại sợ rằng Tây Môn Khánh sẽ kiếm chuyện lôi thôi.
Trầm ngâm giây lát rồi miễn cưỡng rời bước ra tiếp đón Bình Nhi rồi sai đưa sang nhà mới ngay.
Các a hoàn Tú Xuân và Nghênh Xuân đã dọn dẹp trang hoàng sẵn phòng cho Bình Nhi, nhưng tối hôm đó Tây Môn Khánh buồn bực, nên không đến với Bình Nhi.
Mãi hôm sau Tây Môn Khánh mới bảo Bình Nhi vào diện kiến để phân lớn nhỏ và để được nhìn nhận là hàng thứ sáu trong nhà.
Sau đó, liền trong ba hôm, Tây Môn Khánh cho dọn tiệc lớn, thết dãi khách khứa bạn bè.
Nhưng đêm đầu tiên Bình Nhi được chính thức nhìn nhận là vợ thứ sáu, Tây Môn Khánh không đến với Bình Nhi, mà lại đến với Kim Liên.
Kim Liên bảo:
- Người ta là người mới, mà đêm đầu tiên chàng không đến với người ta là thế nào?
Tây Môn Khánh cười bảo:
- Nàng chưa biết tính nết con dâʍ phụ đó đâu, cứ để từ từ không vội.
Sau ba ngày đãi tiệc, nếp sống trong nhà đã trở lại bình thường, nhưng Tây Môn Khánh vẫn chưa chịu tới với Bình Nhi, mà lại đến với Ngọc Lâu.
Bình Nhi sau mấy đêm liền không thấy Tây Môn Khánh tới thì khóc lóc buồn rầu.
Đến đêm thứ tư, sau khi cho hai a hoàn đi ngủ, Bình Nhi cởi dây lưng treo cổ lên xà nhà tự tử.
Hai a hoàn mới ngủ nên chưa say, chợt thức giấc, thấy đèn nến lờ mờ, chạy vào phòng thì thấy Bình Nhi đã tự tử, Thật là:
Gối lạnh còn chờ cơn mộng thắm, Hồn thơm đã định xuống hoàng tuyền.
Hai a hoàn thấy vậy sợ quá, vội tung cửa chạy ra gọi Xuân Mai.
- Thư thư ơi, nương nương tôi tự tử rồi.
Kim Liên và Xuân Mai hốt hoảng chạy sang cắt dây hạ xuống để trên giường tìm phương cấp cứu.
Lát sau Bình Nhi mới từ từ tỉnh lại.
Kim Liên bảo Xuân Mai:
- Ngươi chạy mời gia gia tới đây ngay.
Lúc đó Tây Môn Khánh chưa ngủ, mà còn đang uống rượu trong phòng Ngọc Lâu.
Ngọc Lâu cũng đang khuyên Tây Môn Khánh nên đến với Bình Nhi, rồi nói thêm:
- Mấy đêm liền chàng không đến, e Lục nương buồn tủi tội nghiệp.
Vả lại Lục nương rất có thể nghĩ rằng chúng tôi cầm giữ chàng.
Tây Môn Khánh bảo:
- Được rồi, qua đêm nay sẽ hay.
Nàng không biết chứ con dâʍ phụ đó gớm lắm.
Chồng mới chết đã thúc giục tôi cưới về, tôi nhiều việc bận chưa lo ngay được thì vồ ngay lấy thằng họ Tương.
Tôi còn đang ngại là thằng đó có thể tìm đến đây gây chuyện lôi thôi nữa.
Ngọc Lâu bảo:
- Chàng giận cũng phải, nhưng bây giờ thì dù sao người ta cũng về đây rồi, chàng nên nguôi giận là hơn.
Đang nói thì nghe bên ngoài có tiếng gọi cửa rất gấp.
Ngọc Lâu sai Lan Hương ra hỏi.
Lan Hương trở vào thưa:
- Xuân Mai thỉnh gia gia tới ngay, Lục nương tự tử rồi.
Ngọc Lâu hoảng sợ bảo:
- Đó, tôi giục chàng đến với người ta, chàng không nghe, còn bày đặt chuyện này chuyện kia.
Bây giờ xảy ra cơ sự thế này có chết không chứ.
Nói xong sai đốt đèn lồng, cùng Tây Môn Khánh tới ngay.
Lát sau thì Nguyệt nương và Kiều Nhi cũng tới.
Nguyệt nương hỏi:
- Ngũ muội đã đổ nước gừng chưa? Kim Liên đáp:
- Tôi có dùng nước gừng cứu tỉnh rồi.
Bình Nhi nằm trên giường, thấy mọi người tới đông đủ thì cứ nghẹn ngào mãi, lát sau mới nức nở khóc được.
Tây Môn Khánh thấy Bình Nhi vô sự thì bỏ về phòng Ngọc Lâu trước.
Nguyệt nương và mọi người còn ở lại khuyên giải một hồi rồi ai về phòng nấy.
Hôm sau, Tây Môn Khánh nói với đám thê thϊếp:
- Các nàng không biết thủ đoạn của con dâʍ phụ đó đâu, nó giả vờ để làm mọi người sợ mà thôi.
Để tối nay tôi tới đó bắt nó tự tử, nếu nó không chịu, tôi sẽ cho nó ăn roi ngựa.
Nó chưa biết tôi là ai mà.
Mọi người đều xúm lại khuyên can, Tây Môn Khánh không nói gì.
Tối hôm đó Tây Môn Khánh giấu roi ngựa trong tay áo mà tới phòng Bình Nhi, lại dặn Xuân Mai đóng hết các cửa, không được cho ai vào.
Ngọc Lâu và Kim Liên lảng vảng xa xa để theo dõi.
Trong phòng, Bình Nhi biết Tây Môn Khánh vào nhưng cứ nằm trên giường mà khóc, rồi hai a hoàn lui ra ngoài.
Tây Môn Khánh kéo ghế ngồi xuống, trỏ Bình Nhi mà mắng:
- Dâʍ phụ kia, tại sao mày lại về nhà tao để tự tử, định gieo tai vạ cho tao hay sao? Mày theo thằng khốn đó rồi, tao đâu có mời mày về đây? Mày nhờ gia nhân của tao van xin giùm, tao mới rủ lòng cho về đây, vậy mà mày dám giả chết để lừa gạt mọi người.
Tao từ nhỏ chưa được thấy ai tự tử bao giờ nên hôm nay tới đây bắt mày phải tự tử cho tao coi.
Nói xong rút ra một cuộn dây thừng, ném vào mặt Bình Nhi.
Bình Nhi chợt nhớ lại lời Tương Trúc Sơn nói về hành động tàn bạo của Tây Môn Khánh đối với thê thϊếp, nay nhìn tận mắt thì thấy quả là đúng.
Vì vậy vừa hối hận, vừa đau buồn, chỉ gục mặt mà khóc.
Tây Môn Khánh giận lắm, quát tháo bắt Bình Nhi cởi bỏ hết xiêm y rồi quỳ xuống đất trước mặt mình.
Bình Nhi không chịu.
Tây Môn Khánh nhẩy xồ tới lôi tuột xuống đất, thẳng cánh quất mấy roi.
Bình Nhi mới chịu cởi hết xiêm áo, run rẩy quỳ mọp xuống.
Tây Môn Khánh ngồi xuống ghế, vung vẩy ngọn roi da mà dằn giọng hỏi:
Dâʍ phụ kia, ta đã dặn mày là hãy đợi, trong nhà ta còn nhiều chuyện quan trọng cần phải giải quyết cho xong, vậy mà tại sao mày không chịu nghe lời, mà lại vồ lấy cái thằng họ Tưong khốn kiếp? Mày lấy ai, ta không nói làm gì, nhưng cái thằng họ Tương thì có gì để mày phải mê mệt.
Mày cưới nó chứ không phải nó cưới mày.
Mày lại mua nhà cho nó, bỏ tiền ra cho nó mở tiệm thuốc, có phải mày định giúp nó cạnh tranh với ta chăng?
Bình Nhi cúi mặt đáp:
- Bây giờ tôi cũng chẳng biết nói sao, mà hối thì cũng muộn rồi.
Nhưng từ khi chàng hứa rồi không thấy lại, tôi buồn sầu đêm đợi ngày mong.
Rồi bên vườn của Kiều Hoàng thân có những loài ma quái hiện ra chàng mà đến với tôi.
Thường thường đêm nào ma quỷ cũng hiện hình chàng mà đến, rồi tới hừng đông gà gáy mới chịu đi.
Chàng không tin thì cứ hỏi Phùng ma ma và hai đứa a hoàn tất rõ.
Ma quỷ nó làm tôi bệnh gần chết, nhờ tên họ Tương tới cho thuốc mới khỏi.
Tên này tán tỉnh, lại nói rằng chàng đang gặp chuyện nguy nan và đã phải đi Đông Kinh lo chạy tội rồi.
Tôi phần sợ ma quỷ phần tin lời nó nên mới trót dại lấy nó.
Ngờ đâu ít lâu sau thì xảy ra chuyện nó quịt nợ của người ta, bị người ta đánh rồi đưa tới quan.
Tôi nén giận bỏ tiền ra trả nợ cho nó rồi đuổi nó đi.
Tây Môn Khánh hỏi:
- Nghe đâu mày xúi nó làm đơn tố cáo ta chiếm đoạt vàng bạc của cải của mày phải không?
Bình Nhi kêu lên:
- Trời ơi, làm gì có chuyện đó, tôi mà làm chuyện đó thì cứ gϊếŧ chết tôi đi.
Tây Môn Khánh cười gằn:
- Mà dù có chuyện đó chăng nữa thì ta cũng chẳng sợ.
Mày cậy mày có tiền nên mới thay chồng như thay áo, thứ như mày thì ta cũng chẳng dung được đâu.
Ta nói thật, chuyện thằng họ Tương bị đánh và bị lên quan, chính là thủ đoạn của ta đó, nhưng mới chỉ là thủ đoạn nhỏ nhặt mà thôi, chỉ cốt dằn mặt thằng khốn đó.
Còn nếu ta không thương tình thì cả mày cũng không thoát đâu.
Bình Nhi nói:
- Tôi cũng biết đó là do chàng sắp đặt, nhưng như vậy tức là chàng còn thương đến tôi.
Còn nếu quả thật chàng không còn thương tôi nữa thì tôi có chết cũng đành.
Bình Nhi được đà, đem hết lời ngon tiếng ngọt ra nói.
Lát sau Tây Môn Khánh có vẻ bớt giận bảo:
- Dâʍ phụ kia, ta hỏi đây, ta với thằng khốn họ Tương, ai hơn ai?
Bình Nhi vội đáp:
- Nó làm sao so được với chàng mà hỏi.
Chàng cao như trời, nó thấp như đất, chàng ở trên ba mươi ba từng trời, chuyện trò với Ngọc Hoàng tiên nữ, nó chín mươi chín từng dưới đất, làm bạn với quỷ sứ Diêm vương.
Những đồ vật của cải của chàng trong nhà, chắc là cả ngàn năm nó cũng chưa được nhìn thấy.
Mà chẳng cần nói tới thằng họ Tương, cứ nói ngay tới Hoa Tử Hư kia cũng chưa bén gót chàng.
Tôi như người bệnh lâu năm, chàng như viên thuốc thánh.
Tôi có điều gì không nên không phải thì nhờ chàng ngày một ngày hai từ từ dạy dỗ cho.
Bình Nhi nói tới dâu, ruột gan Tây Môn Khánh nở ra tới đó, bèn buông roi, nâng dậy, bảo mặc xiêm y, sau đó nói:
- Nàng nói đúng, nó như cái đĩa, ta như bầu trời, làm sao mà so được Đoạn bảo Xuân Mai kê bàn dọn tiệc, hai người cùng nhau đối ẩm.
Đêm đó, Tây Môn Khánh ở lại với Bình Nhi.
Thật là :
Bên Tây mưa dội, bên Đông nắng,.
Những tưởng vô duyên lại hữu tình.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...