Kiếp sau

Đứng quay lưng lại, bất động trong sự vĩnh viễn của bức tranh, cô gái khoác trên người chiếc váy xếp ly màu đỏ đậm và sâu lắng, một màu đỏ mà Jonathan chưa từng nhìn thấy. Anh lướt hờ ngón tay trên mặt tranh. Tác phẩm đẹp hơn cả những gì anh có thể tưởng tượng. Trước hết là chủ đề bức tranh đã vượt lên mọi quy tắc mà Vladimir tự đặt ra, rồi sắc đỏ đến khôn tả khiến anh nhìn ra đích thân Vladimir đã tự nghiền và pha chế những màu sắc mà ông sử dụng theo lối cổ xưa. 
Anh chuếnh choáng ngây ngất. Cách bố trí ngược sáng mà danh họa sử dụng trong bức tranh là của khuynh hướng cận đại. Đó không chỉ đơn thuần là những xung động mà còn là sự hiện hữu của ánh sáng, một tiến bộ vượt bậc báo hiệu xu thế hội họa cuả thế kỷ XX. Ở phần bối cảnh, một cây dương phơn phớt xanh hiện lên trên, một bầu trời xanh ngọc là bước tiên phong cho lối vẽ trước phái fô-vít (một trường phái hội họa ra đời năm 1905, do một số nghệ sĩ hiện đại thể hiện, điển hình sử dụng màu sắc trong sáng và ngược với tự nhiên, đã gây được ảnh hưởng tới những phái nghệ thuật ấn tượng) .Jonathan càng ý thức rõ rệt về tầm vóc của nhà danh họa. Vladimir đã vượt lên mọi thời đại. Từ trước tới nay, và có lẽ sẽ chẳng bao giờ có bức tranh nào sánh được với tác phẩm này. - Nghĩa là ông đã làm được điều đó, ông bạn già thân mến! Anh thì thào. Ông đã hoàn thành một tác phẩm bất hủ. Anh cứ đứng như vậy hàng giờ liền ngắm bức tranh Thiếu nữ áo đỏ, và Clara sau khi đã rời khỏi căn phòng, đến hết đêm cũng không hề quay lại khuấy động sự yên tĩnh vây bọc quanh nhà danh họa và người viết sử của ông. 
Chỉ tới rạng sáng hôm sau cô mới bước chân vào phòng làm việc. Cô đặt khay lên bàn viết, kéo rèm để ánh sáng lùa vào trong phòng qua cửa sổ mở hé. Jonathan nheo mắt rồi vươn vai. Anh ngồi xuống đối diện cô bên bàn và rót trà. Họ nhìn nhau hồi lâu không nói gì, rồi anh phá vỡ sự yên lặng đồng cảm giữa hai người. 
- Cô định thế nào? 
Chủ yếu là tùy vào anh, cô nói trước khi bước ra khỏi phòng. 
Jonathan nán lại một mình trong chốc lát. Giờ thì anh biết bức tranh mà anh nghiền ngẫm suố đêm rốt cuộc trả lại cho Rkin sự lẫy lừng mà ông đáng được hưởng. Bức tranh Thiếu nữ áo đỏ sẽ đưa ông vào hàng ngũ những danh họa cùng thời với ông. Các quản đốc của những bảo tàng lớn như Metropolitan tại New York, Tare Galeric tại Luân-Đôn, Orsay tại Paris, Prado tại Madrid, Offices tại Florence, Bridgestone tại Tokyo. Jonathan thoáng nghĩ tới Peter sẽ rất lúng túng khi đoán xem ai trong số họ sẽ ra giá cao nhất để giành quyền treo bức tranh này trên tường bảo tàng của mình. Anh lấy điện thoại di động trong túi áo vest, bấm số của Peter và để cho thằng bạn một tin nhắn. 
- Tớ đây, anh nói, tớ có tin muốn chia sẻ với cậu. Tớ đang đứng trước một bức tranh mà chúng ta đã tìm kiếm bấy lâu nay, và cậu có thể tin là nó vượt lên mọi mong đợi của chúng ta. Nó sẽ làm cậu trở thành hạnh phúc nhất và bị ghen tị nhiều nhất trong các chuyên gia đấu giá. 
- Trừ một chi tiết nhỏ, Clara nói sau lưng anh. 
- Chi tiết nào? Jonathan nói và cất điện thoại lại vào túi. 
Rõ ràng anh đã quá sốc nên mới bỏ qua chi tiết này. 
Cô đứng lên và chìa tay muốn kéo anh lại gần bức tranh. Họ lúng túng đưa mắt nhìn nhau rồi cô lập tức rút tay lại giấu ra sau lưng. Họ bước đến bên giá tranh. Jonathan lại xem xét bức tranh của Vladimir. Khi nhận ra sai sót của mình, anh mở to mắt, nhấc bức tranh lên khỏi giá và nhìn mặt sau. Trong giây lát anh chợt nhận ra một điều vô cùng hệ trọng mà mình đã không hề để ý tới: Vladimir Rkin đã không để lại chữ ký trên tác phẩm cuối cùng của ông. 
Clara bước lại gần anh và định đặt tay lên vai anh để trấn an, nhưng cô kìm lại. 
- Anh đừng tự trách mình, anh không phải là người đầu tiên bị bức tranh đánh lừa như vậy. Chính ngài Edward cũng hoàn toàn bị chinh phục như anh và cũng không nhận ra điều này. Thôi, đừng đứng đây nữa. Tôi nghĩ ra ngoài đi dạo một lát sẽ giúp anh nhẹ nhõm hơn. 
Trong khi đi dạo ngoài vườn, cô kể tiếp câu chuyện của danh họa và vị Mạnh Thường Quân. 
Vladimir đã bị căn bệnh cướp đi quá bất ngờ, ông qua đời ngay khi vừa hoàn thành bức tranh Thiếu nữ áo đỏ. Ngài Edward không thể chấp nhận cái chết của người bạn. Đau đớn và khủng hoảng vì sự nghiệp của danh họa vẫn chưa được thừa nhận một cách xứng đáng, một năm sau đó, ông đã bảo đảm bằng chính danh tiếng của mình, bức tranh cuối cùng của Vladimir Rkin là một trong những tác phẩm lớn nhất thế kỷ. Nhân kỉ niệm một năm ngày mất của danh họa, ông tổ chức một buổi đấu giá rất lớn với mục đích công bố bức tranh. Rất nhiều nhà sưu tầm lớn trên thế giới đã đổ xô tới. Trước ngày hôm đó, ông lấy bức tranh ra khỏi két nơi vẫn được cất giữ và chuẩn bị mang tới phòng đấu giá. 
Khi ông chợt nhận ra bức tranh không hề có chữ ký, tất cả đã quá muộn. Điều kỳ diệu mà ông chờ đợi trong buổi đại lễ được cử hành để vinh danh cho tác phẩm của nhà danh họa đã phản lại ông. Tất cả những nhà kinh doanh và các nhà phê bình của thời ấy đã dùng chính điểm này để công kích ông. Toàn bộ giới nghệ thuật thời đó chế nhạo ông. Ngài Edward bị kết tội đã mưu đồ trưng bày tác phẩm giả mạo một cách vụng về. Mất danh dự, khánh kiệt, ông bỏ lại các dinh thự cuả mình và rời khỏi nước Anh ngay lập tức. Ông đã cùng vợ và con gái sang Mỹ sinh sống và qua đời sau đó một vài năm, không còn được biết đến. 
- Nhưng làm thế nào mà cô biết được tất cả những điều đó? Jonathan hỏi. 
- Anh vẫn chưa hiểu ra hiện giờ anh đang đứng ở đâu ư? 
Nhìn vẻ bối rối của Jonathan, Clara không thể nhịn được và bật cười. 
- Anh đang đứng ở trong dinh thự của ngài Edward. Chính tại nơi đây nhà danh họa của anh đã sống những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, tại đây ông đã vẽ phần lớn các tác phẩm của mình. 
Lúc này Jonathan mới nhìn quanh và nhận ra tòa lâu đài dường như khác hẳn so với trước. Khi họ đi ngang qua cây dương, anh thử hình dung danh họa đang làm việc dưới gốc cây. Anh tìm cách đoán vị trí mà Vladimir đã đặt giá vẽ để vẽ một trong những bức tranh mà anh tâm đắc nhất. Tác phẩm lấy chủ đề là phong cảnh đang hiện ra trước mắt anh, theo anh biết, hiện đang được trưng bày trong một bảo tàng nhỏ tại New England. 
Jonathan nhìn bờ rào sơn màu trắng bao quanh tòa lâu đài tới tận hút tầm mắt. Ngọn đồi hiện lên trong bức tranh có vẻ như cao hơn so với thực tế. Nghĩ vậy, Jonathan quỳ gối xuống và hiểu ra Vladimir đã vẽ bức tranh trong tư thế ngồi chứ không phải đứng. Clara có lẽ đã nhầm lẫn về khoảng cách thời gian trong câu chuyện của cô. Hai năm sau khi chuyển tới đây có lẽ Vladimir đã yếu đi rất nhiều. Họ quay trở vào trong ánh nắng chiều hè rực rỡ. 
Suốt buổi chiều Jonathan ở trong phòng làm việc. Khi trời vừa tối, anh tới tìm Clara, cô đang hát khe khẽ trong nhà bếp. Anh lặng lẽ bước vào, đứng tựa lưng vào khung cửa nhìn cô. 
- Lạ thật, anh lúc nào cũng chắp tay sau lưng và hễ cứ nghĩ gì lại nheo mắt. Anh đang băn khoăn điều gì chăng? Cô hỏi. 
- Rất nhiều điều! Ở trong làng có quán ăn nào khả dĩ để rồi có thể mời cô tới dùng bữa không, tôi muốn rèn luyện tay lái với chiếc Morgan của cô, hơn nữa tôi bắt đầu đói, cô có đói không? 
- Tôi sắp chết đói tới nơi rồi!_Cô nói và thả nắm dao nĩa đang cầm trong tay vào bồn rửa. Tôi lên gác thay đồ, hai phút nữa sẽ sẵn sàng. 
Cô nói không sai. Jonathan chỉ kịp bấm số thử gọi Peter nhưng không có ai bắt máy, và kịp nhận ra điện thoại di động vừa hết pin, thì nghe tiếng Clara gọi anh từ tầng sảnh tầng dưới. 
- Tôi xong rồi đây! 
Chiếc xe lăn bánh trong ánh sáng nhàn nhạt của vầng trăng hình lưỡi liềm. Clara đã trùm lên tóc một chiếc khăn mỏng để gió khỏi thổi tung. Jonathan nghĩ không biết đã bao lâu rồi anh chưa cảm thấy trái tim mình ngập tràn cảm xúc rạo rực như lúc này. Anh lại nghĩ tới Peter, anh cần phải báo để bạn mình biết bức tranh Thiếu nữ áo đỏ không có chữ ký. Anh hình dung ra vẻ mặt của Peter cũng như những việc mà anh phải hoàn thành để khả dĩ cứu được bạn mình. Nội trong một vài ngày, anh phải tìm cho ra những cách thức có thể xác thực một bức tranh có rất nhiều điểm khác biệt với khuynh hướng sáng tạo của nhà danh họa. 
Cho dù đối với anh, mỗi nét vẽ trên bức tranh còn có giá trị thực tế hơn rất nhiều so với một chữ ký, việc thiếu một nét ký trên tác phẩm sẽ gây nhiều nghi vấn trong giới hội họa. Trước hết, cần phải tìm ra nguyên do vì đâu Vladimir đã không đề tên mình trên bức tranh. Phải chăng là do ông đã phản lại hai quy tắc bất di bất dịch của chính mình: không bao giờ dùng màu đỏ và không bao giờ vẽ phụ nữ? Nếu như đó là hai đáp án duy nhất giải thích cho sự vô danh của bức tranh, thì vô tình ông đã đặt ra thách thức lớn nhất đối với nhà thẩm định, hơn một thế kỷ cộng vài thập kỷ sau, vốn mang trong tâm trí ước vọng trả lại cho ông một vị trí và danh tiếng xứng đáng. 
“Tại sao ông lại làm như vậy, Vladimir?” Jonathan nghĩ thầm. 
- Đó chính là câu hỏi mà tôi vẫn thường xuyên đặt ra, Clara nói. 
Chiếc đèn bàn nhỏ mà người chủ quán trọ mang tới cho họ kín đáo hắt ánh sáng lên khuôn mặt Clara. Jonathan ngẩng đầu lên và không thể kiềm chế nổi khát khao muốn nhìn thẳng vào mắt cô. 
- Cô đọc được ý nghĩ của tôi sao? 
- Tôi chia sẻ với anh những ý nghĩ đó! Hơn nữa cũng chẳng có gì khó khăn cả, có lẽ anh đã không nhận thấy môi mình mấp máy khi thì thầm những lời đó. 
- Không có chữ ký, bức tranh sẽ gây rất nhiều tranh cãi. Chúng ta sẽ cần những bằng chứng cụ thể để chứng minh Rkin chính là tác giả của bức tranh. 
- Anh định sẽ bắt đầu như thế nào? 
- Tôi sẽ bắt đầu từ sự cấu thành của màu vẽ, và tôi sẽ phải tìm được xuất xứ của những màu được dùng trong Thiếu nữ áo đỏ để có thể so sánh với những loại màu mà ông sử dụng trong các bức tranh khác của mình. Điều này sẽ cho chúng ta những manh mối đầu tiên. 
Bàn tay của họ để gần nhau tới mức tưởng chỉ cần vượt qua được vài xăng-ti-mét ngượng ngùng hay sợ hãi, chúng sẽ quyện làm một. Và ai biết được, nếu chạm vào nhau, chúng sẽ chẳng hé mở lời giải đáp cho những băn khoăn cả hai người cùng trăn trở mà không dám cùng thổ lộ. 
* * * 
Tại dinh thự, Jonathan được bố trí ở một căn phòng dành cho khách tới thăm. Anh đặt túi của mình lên một chiếc ghế bành và ngồi chống tay trên giường có lọng che bằng vải mộc. Rồi anh tiến tới một trong hai cửa sổ trông ra vườn và dường như cảm thấy mùi hương tỏa ra từ cây dương đang neo mình trong bóng đêm. Anh rùng mình, đóng hai cánh cửa sổ phía trong và bước vào buồng tắm. Clara đi ngang ngoài hành lang, cô dừng lại giây lát trước cửa phòng anh, rồi về phòng cô nằm ở cuối dãy. 
Anh dậy từ rất sớm. Chuẩn bị xong, anh xuống bếp. Khắp phòng thơm mùi gỗ cháy dở. Clara đã không hề nói quá, căn phòng buổi sáng sớm thật giá lạnh. Hai chiếc bát to được đặt trên bàn, cạnh một cái giỏ lớn. Jonathan viết vài chữ để vào giỏ. Anh thổi cho lửa bùng lên rồi đi ra bằng lối sau, khép cửa và cố không gây tiếng động. Cả khu vườn như chìm trong giấc ngủ dưới một màn sương mai. Jonathan hít đầy phổi làn không khí mát lạnh của buổi sớm, anh thích nhất thời điểm này trong mối ngày, khi hai thế giới hoàn toàn khác biệt gần như nối vào nhau trong giây lát. Không một cành cây, không một ngọn hồng dại nào bám trên tường lay động. Những viên sỏi lạo xạo dưới chân anh. Anh lên xe, nổ máy và ra khỏi trang viên. Ra tới con đường nhỏ có hai hàng cây cao, anh nhìn lại tòa nhà đang thu mình dần trong kính chiếu hậu. Khi xe anh tới khúc quanh của con đường cũng là lúc Clara mở toang các cửa sổ tầng trên. 
Một làn mưa rơi nhẹ trên sân bay Heathrow. Jonathan trả chiếc xe và lên xe buýt đi tới khu có các quầy vé của hãng hàng không Italia. Chuyến bay đi Florence sẽ cất cánh trong hai giờ nữa, anh liền đi lang thang khắp các quầy hàng. 
Clara bước vào bếp, cô tới bên ngọn lửa đang nổ lốp đốp trong lò sưởi và mỉm cười. Rồi cô lại gần bếp ga, đặt ấm đun trà lên một ngăn bếp và ngồi vào bàn. Bà quản gia hàng ngày vẫn lo việc chăm sóc trang viên đã mang báo và bánh mì tới. Cô có thể nghe thấy tiếng bước đi tự tin của bà ở tầng trên. Clara nhìn thấy lá thư mà Jonathan đã để lại cho cô. Cô bỏ tờ báo xuống và bóc phong bì. 
Clara 
Sớm nay tôi phải đi. Tôi đã định gõ cửa để chào cô, nhưng cô vẫn còn đang ngủ. Khi cô đọc được những dòng này, tôi đang trên đường đi Florence, lần theo dấu nhà danh họa của chúng ta. Thật lạ, tôi đã phải chờ chừng ấy thời gian để có được khám phá quan trọng nhất mà cuộc đời dành tặng. Tôi muốn chia sẻ với cô một ý nghĩ đã xuất hiện trong tâm trí tôi ngay khi vừa tỉnh giấc. Khám phá này cũng giống như một chuyến du khảo, tôi nghĩ nó sẽ xảy đến từ giây phút đầu tiên khi tôi gặp cô. Song thực chất giây phút đó là từ lúc nào?Cô có biết không? 
Tôi sẽ điện cho cô vào tối nay, hy vọng cô có một ngày tốt đẹp. Tôi thực lòng muốn được ở bên cô ngày hôm nay, tôi biết mình sẽ nhớ cô nhiều. 
Chúc mọi điều tốt lành, 
Jonathan 
Clara gấplá thư lại và chậm rãi cất nó vào túi áo khoác dài. Cô hít một hơi thật sâu, bình thản ngước nhìn chùm đèn treo trần, rồi đưa hai tay lên trời và thốt kêu lên vui sướng. 
Gương mặt ngạc nhiên của Dorothy Blaxton, bà quản gia, ngó vào qua cánh cửa hé mở. 

- Cô gọi tôi phải không, thưa cô chủ? 
Clara lấy tay che miệng giả vờ ho. 
- Không, Dorothy, có lẽ đó là tiếng nước sôi tôi đun để pha trà thôi. 
- Có lẽ thế, bà trả lời, và nhìn sang ngăn bếp ga để ấm nước mà Clara đã quên không bật lửa. Clara đứng dậy và quay một vòng mà hoàn toàn không để ý mình đang làm gì. 
Cô bảo bà Blaxton dọn nhà sạch sẽ và cắm vài bông hoa trong phòng dành cho khách, cô ra Luân-đôn nhưng sẽ về ngay. - 
Vâng, thưa cô chủ, bà quản gia trả lời và đi lên cầu thang. 
Ngay khi Dorothy Blaxton khuất bên ngoài hành lang, cô ngước mắt lên trời rồi cũng đi lên tầng. 
Đúng vào lúc máy bay của Jonathan rời đường băng, Clara lái chiếc Morgan rời khỏi trang viên. Mặt trời tròn vạnh và nóng bỏng tỏa sáng trên bầu trời. 
Hai tiếng sau, cô đậu xe trước cửa phòng tranh. 
*  *  * 
Ở cách đó vài ngàn cây số, một chiếc ta-xi thả Jonathan xuống trước Piazza della Repubblica (Quảng trường Cộng hòa nằm ở trung tâm thành phố Florence và là một trong những khu thương mại lớn cuả thành phố) , trước cửa khách sạn Savoy. Anh lên ngay phòng và ngay lập tức gọi cho người bạn đã lâu không gặp. Lorenzo nhấc máy sau hồi chuông đầu tiên và nhận ngay ra giọng anh. 
- Cơn gió nào đã mang cậu tới đây? Lorenzo hỏi bằng giọng Toscane. 
- Cậu có rỗi để ăn trưa cùng tớ không? Jonathan hỏi lại 
- Với cậu thì lúc nào tớ cũng rỗi! Thế cậu ở khách sạn nào, sao không tới nhà tớ? 
- Khách sạn Savoy. 
- Vậy thì tớ sẽ gặp cậu ở quán cà phê Gilli trong nửa giờ nữa nhé. 
Đa số các bàn ngoài sân đều đã có người ngồi nhưng Lorenzo là khách quen của tất cả các quán đông người lui tới. Người phục vụ bàn thân mật ôm vai anh, bắt tay Jonathan rồi dọn ngay cho họ một bàn trước ánh mắt giận dữ của đám khách du lịch đang đứng xếp hàng chờ trước cửa. Jonathan nhã nhặn từ chối thực đơn mà người phục vụ đã đưa cho anh. 
- Tôi cũng dùng như Lorenzo. 
Những câu chuyện liên miên không dứt quanh chiếc bàn, nơi hai người bạn tận hưởng niềm vui hội ngộ. 
- Thế nào, cậu tin là cậu đã tìm thấy bức tranh trứ danh của mình rồi phải không? 
- Tớ chắc chắn, nhưng tớ rất cần sự giúp đỡ của cậu để cả thế giới có thể đồng tình với tớ. 
- Nhưng tại sao ông ta không để lại chữ ký trên bức tranh, cái ông họa sĩ chết tiệt của cậu? 
Tớ còn chưa biết, mà chính vì thế nên tớ mới cần đến cậu. 
- Cậu chẳng thay đổi chút nào! Lúc nào cậu cũng điên rồ. Từ lúc còn ngồi trên ghế trường mỹ thuật, rồi lúc chúng mình thực tập tại Paris, cậu đã nói mãi với tớ đến nhàm tai về Vladimir Rkin của cậu. 
- Cậu thì hơn gì, cậu cũng chẳng thay đối chút nào, Lorenzo. 
- Tớ đã già đi hai mươi tuổi, như thế cũng đã là thay đổi rồi. 
- Thế còn Luciana? 
- Vẫn là vợ tớ, kiêm mẹ của những đứa con tớ, cậu biết rồi đấy, ở nước Ý này gia đình là cả một thể chế. Thế cậu lập gia đình chưa? 
-Sắp. 
- Tớ cũng đoán như vậy, cậu vẫn chẳng thay đổi gì. 
Người phục vụ đặt phiếu tính tiền và hai ly cà phê đậm đặc lên bàn. Jonathan rút ví ra nhưng Lorenzo lập tức chụp lấy tay anh. 
- Cậu cất ngay đi cho tớ, tiền đô-la của cậu chẳng còn chút giá trị nào ở Châu Âu nữa, cậu không biết sao? Được rồi, tớ sẽ đưa cậu đến chỗ gia đình Zecchi, xưởng của họ nằm ngay gần đây. Có thể ở đó chúng ta sẽ biết được thêm tin tức gì về những loại bột màu mà ông người Nga của cậu đã sử dụng. Họ còn giữ lại những loại xuất hiện từ thế kỷ trước. Cửa hiệu này chính là ký ức của nền hội họa đương đại. 
Tớ cũng biết chỗ của gia đình Zecchi rồi, Lorenzo! 
- Đúng thế, nhưng cậu chẳng quen biết ai làm việc ở đó, còn tớ thì có! 
Họ rời khỏi Pizza della Republica. Chiếc ta-xi chở họ tới số 19 via della Studio. Lorenzo đến trước quầy tiếp tân. Một người phụ nữ tóc nâu tươi tắn tên Grazilla dang rộng hai tay chào đón họ. Lorenzo thì thầm vào tai cô, cô liên tục đáp “Vâng” và dường như có vẻ thích thú. Cô nháy mắt với anh và kéo hai người ra phía sau quầy. Ở đó, họ đi lên một cầu thang cũ kỹ bằng gỗ kêu cót két theo mỗi bước chân. Graziella cầm theo một chiếc chìa khóa có hình thù rất kỳ quặc. Cô tra chìa vào ổ khóa của cánh cửa dẫn vào một gian phòng xép rộng mênh mông không có chút ánh sáng nào lọt tới. Dưới những thanh rầm, dãy giá sách như kéo dài vô tận, trên đó hàng ngàn cuốn sách đứng thẳng hàng dưới một lớp bụi mỏng. Graziella quay về phía Jonathan và nói với anh bằng giọng gần như không có trọng âm: 
- Nhà danh họa của anh đã đến đây vào năm nào? 
- Khoảng từ 1862 đến 1865 
- Nếu vậy thì đi theo tôi, những cuốn sổ ghi chép của thời kỳ đó nằm hơi sâu phía trong kia. 
Cô lướt các ngón tay trên giá và dừng lại trước những cuốn sổ có gáy đóng bằng da rạn nứt rồi rút ra năm cuốn. 
Cô đặt những cuốn sổ to kềnh lên trên một chiếc bàn trống. Tất cả đơn đặt hàng gửi tới các cửa hiệu của gia đình Zecchi trong vòng bốn thế kỷ qua đều được ghi chép trong những cuốn sổ này. 
-Trước kia, đây là nơi người ta chuẩn bị bột màu và các loại dầu tinh khiết, Graziella nói. Những bậc thầy nổi danh nhất đều đặt chân tới đây. Giờ nơi này trở thành phòng lưu trữ tài liệu trực thuộc bảo tàng Florence. Lẽ ra phải có giấy phép của quân đốc bảo tàng, anh mới được vào trong này. Nếu bố tôi biết, thế nào ông cũng sẽ nổi cáu. Nhưng anh là bạn của Lorenzo, thành ra anh cứ coi đây là nhà của mình. Tôi sẽ cùng tìm giúp anh. 
Jonathan, Lorenzo và Graziella ngồi xuống quanh bàn. Vừa lần theo những trang giấy viết tay, Jonathan vừa hình dung Vladimir đi đi lại lại nơi gian phòng này, trong lúc chờ người ta chuẩn bị cho các đơn hàng của ông. Rkin cho rằng trách nhiệm của một ông họa sĩ không chỉ dừng lại ở chất lượng tuyệt hảo cũng như nghệ thuật pha chế màu, mà còn phải biết bảo tồn sắc màu trước sự tàn phá của thời gian. Khi còn dạy học ở Nga, bao lần ông luôn phải luyến tiếc trước những tổn thất do việc phục chế vụng về trên những bức tranh của các nhà danh họa yêu thích. Jonathan biết có nhiều nhà phục chế ở Paris sẵn sàng chia sẻ quan điểm với Rkin. Chợt họ nghe tiếng cầu thang kêu cọt kẹt, ai nấy đều cảm thấy máu trong người đông cứng lại, có ai đó đang đi lên. Graziella chộp lấy những cuốn sổ và chạy vội đi xếp chúng lại chỗ cũ. Tiếng nắm đấm cửa rít lên, Graziella chỉ kịp làm ra vẻ ngây thơ trước khi cha cô bước vào phòng, nét mặt sa sầm. Giovanni đưa tay vuốt bộ râu quai nón và lên tiếng quở mắng Lorenzo. 
- Cậu làm gì ở đây thế này? Chúng ta có hẹn nhau đâu nhỉ. 
- Giovanni, lúc nào tôi cũng cảm thấy vui mừng khi được gặp ông, Lorenzo đáp và vui vẻ tiến lại gần ông. 
Anh giới thiệu Jonathan với ông. Các nếp nhăn trên mặt người cha của Graziella giãn dần khi ông nhận ra, không chỉ có con gái mình với Lorenzo trong căn phòng xép. 
- Đừng trách cô con gái của ông, chính tôi đã năn nỉ cô bé ột trong những người bạn thân nhất cuả tôi xem chốn độc nhất vô nhị này của Florence. Cậu ta từ Mỹ tới, thành phố Boston. Giới thiệu với ông, Jonathan Gardner, chúng tôi biết nhau từ khi còn ngồi trên ghế đại học ở Paris. Anh ta là một trong những chuyên gia có tiếng nhất trên thế giới. 
- Thói quen phóng đại không phải là một tính cách cố hữu của dân tộc ta, Lorenzo, cậu đừng quá lời như thế! Cha của Graziellla đáp. 
- Kìa bố! Cô con gái nói giọng hơi trách móc. 
Giovanni nhìn Jonathan dò xét, ông đưa tay vuốt lên bộ râu quai nón, nhíu mày và cuối cùng chìa tay ra. 
- Chào mừng anh đến chỗ chúng tôi, nếu như anh là bạn của Lorenzo, thì chúng tôi cũng sẽ coi anh là bạn. Bây giờ, tốt nhất là chúng ta xuống nhà tiếp tục câu chuyện. Các chủ nhân của gian phòng này sẽ không Các chủ nhân của gian phòng này sẽ không thích thú chút nào nếu có gió lùa vào đây. Đi theo tôi. 

ng dẫn họ vào trong một gian bếp rất rộng. Một người phụ nữ có mái tóc được buộc túm bên dưới chiếc khăn mỏng, đang đứng trước các bếp lò. Bà thắt chặt dây buộc tạp dề và quay lại, dang rộng tay đón chào những vị khách của cô con gái. Jonathan nhìn bà và chớp mi mắt, anh ngạc nhiên khi nhận ra mình bỗng cảm thấy nhớ Clara. Một tiếng sau, Lorenzo và Jonathan rời khỏi nhà Giovanni. 
- Cậu sẽ ở lại tối nay chứ? Lorenzo hỏi trong lúc tiễn anh qua những con phố. 
- Ừ, tớ muốn chờ kết quả tìm kiếm mà tớ đã nhờ cô bạn của cậu giúp. 
- Graziella sẽ tìm ra, cậu yên tâm đi. 
- Nếu như bố cô ấy để cho cô ấy được vào khu lưu trữ. 
- Cậu đừng lo, tớ biết ông ấy rất rõ, thoạt nhìn ông có vẻ đáng sợ vậy thôi, song đối với cô con gái, ông ấy mềm như tuyết. 
- Tớ không biết phải làm gì để cám ơn cậu, Lorenzo. 
- Nếu vậy thì hãy tới nhà tớ dùng bữa, Luciana rất vui nếu được gặp cậu, mà chúng mình lại có thêm thời gian bàn công việc. 
Lorenzo chia tay Jonathan ở trước cửa khách sạn và quay lại tiếp tục công việc ở viện hàn lâm nghệ thuật, nơi anh phụ trách một phòng nghiên cứu. Thoạt tiên, Jonathan muốn đi tới Offices song bảo tàng lại đóng cửa. Bồn chồn vì phải chờ đợi lâu, anh bèn đi dạo qua Ponte Vecchio và thả bộ tới tận Piazza Pitti. Anh mua vé vào công viên Boboli. 
Anh đi ngang qua khoảng sân trong và leo lên những bận thang dẫn tới sân thượng được ngăn cách với tòa lâu đài bằng đài phun nước Carciofo. Khung cảnh Florence thấy được chốn này thật dễ khiến cho người ta xúc động. Nóc nhà thờ lớn và gác chuông nhô lên giữa những mái nhà như trải dài không cùng. Anh chợt nhớ tới bức tranh được trưng bày tại Louvre mà Camille Coror (Họa sĩ Pháp (1798-1875), một trong những họa sĩ tiên phong của trường phái nghệ thuật ấn tượng) đã vẽ năm 1840. Công viên mở ra tòa khán đài vòng cung được xây từ thế kỷ thứ XV. Anh say mê chiêm ngưỡng đài phun nước La Mã và cột đá Ai Cập nằm ở trung tâm. Anh đi dần lên đỉnh đồi. Phía bên phải, một lối mòn dốc lên dẫn tới chiếc bồn hoa tròn. Anh ngồi xuống một gốc cây để nghỉ trong ánh chiều dìu dịu của thành phố Florence. Trên chiếc ghế đá bên cạnh , một đôi trai gái đang nắm tay nhau. Họ lặng lẽ chiêm ngưỡng vẻ hùng vĩ của những công trình xung quanh. Bầu không khí ngự trị khu vườn Boboli mang dấu ấn tĩnh lặng nhiều thế kỷ đã trôi qua. Tâm trí xao động. Jonathan khép mắt để tôn trọng sự riêng tư của đôi trai gái rồi đi dần về phía Viottolone. 
Lối đi dài có hai hàng bách cổ thụ rợp bóng chạy dốc thẳng xuống Piazza dell’Isolotto, nơi ngự một bồn nước được trang trí bằng những bức tượng. Chính giữa là một ốc đảo với những cây cam và chanh. Jonathan bước đến gần đài phun nước Đại dương. Giữa các nhân vật huyền thoại, khuôn mặt Vladimir chợt hiện lên dưới làn nước phẳng lặng, tưởng như là nhà danh họa đã bước tới sau lưng anh mà không hề gây tiếng động. Jonathan quay người lại. Anh cảm giác như nhìn thấy bóng của Vladimir vừa khuất sau gốc cây. Nhà danh hoạ già uể oải thơ thẩn dạo bước giữa dấu tích những nền văn hóa cổ mà hơi hướng thầm lặng của chúng in đậm ở nơi này. Tò mò, Jonathan theo bước ông tới tận đài phun nước Neptune; Vladimir dừng lại trước pho tượng thần phì nhiêu rồi đến gần anh. Ngón tay trỏ đưa lên môi, ông ra hiệu cho anh đừng nói gì rồi đặt một bàn tay lên vai và kéo anh đi. 
Họ bước cạnh nhau trên lối đi dẫn xuống chân thành Belvédere. Rồi cùng đi theo một con dốc nằm phía bên phải tòa lâu đài đưa đến những hầm đã. “Đây là một tác phẩm do Buontalenti (nhà họa sĩ và kiến trúc sư người Ý sống vào thời kỳ Phục Hưng. Ông đã thực hiện nhiều công trình nổi tiếng trong đó có việc thiết kế khu mộ Basilica cho dòng họ Medici) thể hiện, bao gồm rất nhiều gian được trang trí bằng các bồn nước, những thạch nhũ và một khối điêu khắc đá”, nhà danh họa thì thầm vào tai anh. “Hãy nhìn xem, mọi thứ ở đây đẹp quá phải không”, ông lại thì thầm. Rồi ông từ biệt anh và biến mất trong cảm giác mơ hồ ảo ảnh. Jonathan đứng dậy rời chiếc ghế đá nơi anh vừa thiếp đi. 
Trên đường ra khỏi công viên, đi ngang qua đài phun nước Bacchus, anh đưa tay vẫy một chú lùn đang cưỡi trên lưng con rùa đá. 
* * * 
Grazilla chạy những bước dài lên cầu thang dẫn tới gian phòn xép. Cô xoay nhẹ nắm đấm cửa, đi dọc theo dãy giá sách và nhẹ nhàng rút cuốn sổ ghi chép ra. Cô đặt nó lên bàn dưới ánh sáng của một ngọn đèn nhỏ, cô bắt đầu tìm kiếm theo yêu cầu của Lorenzo. Bị cuốn hút bởi những trang sách, cô giật nảy người khi ông bố ngồi xuống bên cạnh. Ông choàng tay qua vai cô kéo nhẹ về phía ông. 
-Thế nào, chúng ta tìm kiếm gì cho những người bạn của con đấy , con gái? 
Cô nhoẻn miệng cười và hôn nhẹ lên má ông. Từng trang giấy của cuốn sổ cũ được lật ra, những hạt bụi mỏng ánh lên dưới những tia sáng của ngọn đèn bàn tái hiện tất cả những dòng ghi chép của gian phòng chứa đầy những bí ẩn Grazilla và Giovanni làm việc cho tới tận cuối ngày. 
* * * 
Màn đêm buông dần trên thành phố Florence, Jonathan đến trước mặt tiền của tòa nhà từ thế kỷ XVI nơi có căn hộ của gia đình Lorenzo. Cũng vào lúc đó, Grazilla bước ra sân nhà Zecchi. Cô choàng trên người một chiếc khăn rộng song không phải để giấu mình trước những cơn gió mát buổi đêm miền Toscan. Cô khéo léo ghì chặt vào người một cuốn sổ có gáy bọc bằng da rạn. Grazella ngước mắt nhìn lên những khung cửa sổ tầng trên, nơi bố mẹ cô đang ngồi xem truyền hình, rồi lén đi qua cánh cổng và biến mất trong những con đường của thành phố cổ kính. 
* * * 
Ở Luân –đôn, Clara đang tiếp một chuyên gia đấu giá người Anh và nhà thẩm định đi cùng ông ta. Cô kín đáo nhìn đồng hồ. Các đối thủ của Jonathan và Peter được biết rằng, cô đã có quyết định và họ không được chọn. Cô bước ra khỏi căn phòng. Trước khi khép cửa lại, cô nhìn bức tranh chép tác phẩm của Camille Corot treo trên tường phòng họp. Bức tranh trông thật sống động. Cô đắm mình vào khung cảnh ấy, để tâm trí phiêu du trên những nóc nhà của thành phố Florence. ( Florence là một tỉnh ở miền Nam ở xứ Ý ) 
*  *  * 
Anna đi bộ theo những con đường quanh co của khu chợ lộ thiên nằm bên cảng cũ Boston. Cô ngồi xuống một bàn ngoài trời của một trong vô số những quán cà phê nằm dọc bên đường. Anna mở tờ báo mang theo ra xem. Sau đó chừng 10 phút, một người đàn bà có mái tóc trắng đến và ngồi xuống đối diện với cô. 
- Xin lỗi vì mẹ đã đến muộn, đường phố lắm xe cộ quá. 
- Thế nào mẹ? Anna hỏi và đặt tờ nhật báo xuống. 
- Mọi chuyện diễn ra tốt hơn cả mong muốn của mẹ. Nếu một ngày nào đo ,mẹ quyết định công bố các công trình nghiên cứu của mình, chắc chắn mẹ sẽ giành được giải Nobel. 
- Nếu một ngày nào đó, mẹ quyết định công bố các công trình ấy , có lẽ người ta đưa mẹ vào ngay nhà thương điên. 
- Có thể con nói đúng, nhân loại vẫn luôn chối bỏ những phát minh làm khuynh đảo mọi thứ. Thế nhưng, như một người bạn già của mẹ từng nói, trái đất vẫn quay. 
- Mẹ có mang những tấm ảnh theo không? 
- Tất nhiên là mẹ có mang chúng tới. 
- Như vậy là tất cả đều diễn ra tốt đẹp. Con muốn kết thúc mọi chuyện càng nhanh càng tốt, Anna nói. 
- Hãy kiên nhẫn, con gái yêu quý , người đàn bà tóc trắng tiếp lời, chúng ta đã chờ đợi những giờ phút này từ biết bao lâu nay, vì vậy hãy tận hưởng những tuần lễ sắp tới. Chúng sẽ trôi qua nhanh hơn con tưởng , hãy tin mẹ. 
-Từ trước tới nay con vẫn tin tưởng mẹ , Anna nói và đưa tay vẫy người phục vụ bàn. 
*  *  * 
Luciana đã chuẩn bị một bữa tối rất thịnh soạn. Hai nhóc con của Lozenro tới chào Jonathan. Grazilla đến đúng lúc họ chuẩn bị ngồi vào bàn. 
-Tôi nghĩ mình đã tìm được điều gì đó, Graziella nói, nhưng lát nữa chúng ta sẽ cùng xem. 
Ngay sau khi bữa tối kết thúc, cô chạy ra phòng ngoài tìm cái gối đầu dưới chiếc chăn choàng mang tới đây. 
Cô để cuốn sổ lên chiếc bàn trong phòng khách và mở ra. Jonathan và Lozenro ngồi xuống bên cạnh cô. 
- Vladimir của anh chưa hề tới Florence, hoặc ít nhất thì ông ta cũng chưa bao giờ đặt chân tới cửa hàng nhà Zecchi. 
-Không thể thế được! Jonathan nói. 
Lorenzo ra hiệu cho anh để Graziella lật một trang, rồi một trang tiếp theo trựớc khi giở ngược lại. 
-Các anh nhìn đây, chỗ này, cô nói và chỉ vào những dòng chữ thanh mảnh được viết bằng mực xanh. 
Cô chỉ ngón tay vào cột đầu tiên có ghi tên những thữ được đặt hàng như bột màu, dầu bút vẽ, dung môi, chất bảo quản, cột thứ hai ghi ngày pha chế, cột thứ ba ghi giá tiền, và cột cuối cùng ghi tên người đặg hàng. Ở dòng cuối cùng có một dòng chữ viết tay tên ngài Edward. 
-Không phải ông ta đích thân tới đó, cô nói thêm. 
Bí ẩn mà Jonathan đang tìm cách hóa giải lại càng trở nên phức tạp. 
-Tôi đã chuẩn bị cho anh một danh sách liệt kê tất cả những gì ông ấy mua. Có một chi tiết chắc chắn rằng anh ta sẽ lưu tâm. Phải thừa nhận rằng ngài chủ phòng tranh đã không hề tính toán khi chi tiêu. Các loại dầu mà ông ta chọn đánh giá cả một gia tài vào thời ấy. 
Cô đã giải thích cho Jonathan rằng, để gia tăng độ tinh khiết, các nhà sản xuất đã thuôn dầu vào những thùng to đem phơi trên những nóc nhà cháy nắng của các cửa hàng Zecchi. Đến tối, họ chỉ gạn lấy phần dầu nổi trên bề mặt. 
- Chưa hết đâu, tôi còn tìm thấy thông tin về loại bút vẽ mà ông ta mua về. Đó là bút hiệu Majolicas, rất quý hiếm, được chế từ cùng một loại lông mà người ta dùng để làm chổi cạo râu. Loại lông này đắt giá vô cùng, song nếu được dùng để pha màu, sẽ cho các sắc độ rất chính xác và mượt mà . 

Luciana mang cà phê đến. Họ ra uống cà phê, sau khi Graziella đã cẩn thận đóng những cuốn sổ lại. 
- Nếu bố cô bắt được thì chắc chắn tôi sẽ phải nghe tên mình bị réo ầm ĩ khắp nơi trong thành phố, Lorenzo vừa nói vừa nhìn cô. 
- Chính bố tôi đã giúp tôi bọc chúng lại. Anh cũng biết tính bố tôi còn gì. 
Lorenzo từng là học trò của Giovanni, một học trò ngang ngạnh, như bố của Graziella đã từng nhận xét về anh, song cũng là một trong những học trò được ông ưu ái nhất , vì đức tính ham hiểu biết không giới hạn của anh. 
-Ngược lại, nếu bố tôi biết được tôi đã làm gì , thì tôi ước sao mình đang nghỉ hè ở Rome chứ không phải ở nhà trong lúc này. 
Graziella rút trong túi áo ra một tờ giấy , trên đó cô ghi lại tất cả những thành phần màu vẽ mà Ngài Edward đã mua ở Florence. 
-Tôi đã lấy cho anh mỗi lọai một chút mẫu. Anh có thể so sánh chúng với các mãu vẽ trên bức tranh của anh, tôi không biết những thứ này có đủ để anh chứng thực cho bức tranh không, nhưng đó là tất cả những gì tôi có thể làm được. 
Jonathan đứng dậy và dang tay ôm lấy Graziella. 
-Tôi không biết phải cảm ơn cô thế nào, anh nói với cô.Đó chính là những gì mà tôi cần đến. 
Hai má đỏ bừng, Graziella tìm cách thoát khỏi vòng vây của anh và giả vờ ho nhẹ. 
-Hãy trả lại sự thật cho nhà danh họa của anh, bản thân tôi cũng rất yêu thích Vladimir. 
Trời đã tối muộn. Lorenzo muốn đưa Graziella và cuốn sổ quý báu của cô về nhà. Vừa đến cửa nhà Zecchi, cô hỏi anh, Jonathan có còn độc thân không. Lorenzo mỉm cười và giải thích với cô rằng anh có cảm giác cuộc sống tình cảm của bạn mình hiện đang rơi vào một giai đoạn khá phức tạp. Graziella nhún vai cười. 
-Hễ cứ có anh chàng nào vừa ý tôi là y như rằng, lần nào cũng vậy. Dù sao đi nữa, như bà tôi vẫn nói, một mối duyên đẹp đẽ bao giờ cũng cần có hai người ý hợp tâm đầu gặp nhau vào một thời điểm nào đó. Dù thế nào tôi cũng rất cảm ơn anh đã giới thiệu anh ấy với tôi. Hãy gửi lời chào của tôi tới anh ấy, và nói với anh ấy nếu có lúc nào quay lại Florence một mình, tôi sẽ rất vui nếu được mời anh ấy đi ăn trưa. 
Lorenzo hứa sẽ thực hiện lời yêu cầu của cô và ngay sau khi cánh cửa nhà Graziella khép lại, anh liền quay trở về. Trong lúc Lorenzo đưa Graziella về, Lucian ngồi nói chuyện với Jonathan. 
-Như vậy là cuối cùng anh cũng đã quyết định, Lorenzo kể cho tôi nghe, anh sắp cưới vợ phải không? 
-Ngày 19 tháng 6 tới, nếu cô có thể đi dự thì thật là tuyệt vời. 
-Nhưng điều đó hơi khó với điều kiện của chúng tôi. Công việc của chồng tôi thật thú vị và ngắm anh ấy say mê làm việc mỗi ngày, tôi cảm thấy thật hạnh phúc.
Thế nhưng một nhà nghiên cứu cũng phải đối mặt với cơm áo gạo tiền. Anh cũng biết là chúng tôi hạnh phúc, chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy niềm hạnh phúc đó vơi cạn. Chúng tôi đã có những gì mình cần, và ngôi nhà này lúc nào cũng tràn ngập tình yêu. 
-Tôi biết , Luciana, hai bạn khiến cho tôi thật ngưỡng mộ. 
Luciana nghiêng người về phía Jonathan và cầm lấy tay anh. 
-Anh có chuẩn bị ình một tương lai tươi sáng như vậy với người sắp là bạn đời không? 
-Tại sao cô lại hỏi tôi với ánh mắt ngờ vực như vậy? 
-Vì tôi thấy anh không có vẻ tràn ngập hạnh phúc như một người vài tuần nữa sẽ là chú rể. 
-Gần đây tôi hơi bối rối, lẽ ra lúc này tôi phải ở bên cô ấy để cùng chuẩn bị cho lễ cưới, nhưng tôi lại ở Florence để đeo đuổi những bí ẩn đã tồn tại từ hơn một thế kỷ và hoàn toàn có thể chờ thêm một vài tháng nữa. 
- Nếu thế thì tại sao anh lại làm như vậy? -Tôi không biết. -Theo tôi thì anh biết rất rõ, anh là một người đàn ông thông minh. Bức tranh ấy có phải là điều duy nhất vừa xuất hiên trong cuộc đời anh không? 
Jonathan ngạc nhiên nhìn Luciana. 
- Dạo này cô còn có biệt tài xem bói nữa hay sao? 
-Tôi chỉ có biệt tài duy nhất, Luciana nói, là dành thời gian để chăm sóc chồng con và quan tâm đến bạn bè, đó là cách riêng của tôi để thông cảm và thương yêu họ. 
-Thế khi nhìn tôi ,cô thấy gì ? 
-Tôi thấy có hai đốm sáng trong mắt anh, Jonathan ạ. Đó là một dấu hiệu không thể nhầm lẫn được. Đốm sáng thứ nhất soi tỏ lý trí của anh, còn đốm thứ hai dành cho tình cảm. Đàn ông bao giờ cũng làm ọi sự trở nên phức tạp. Anh phải coi chừng đấy, trái tim sẽ rất dễ tan nát khi bị giày vò quá nhiều. Để hiểu được trái tim muốn nói gì, cần phải lắng nghe nó . Tôi biết có một cách rất đơn giản... 
- Lorenzo nhấn chuông cửa. Luciana đứng dậy và mỉm cười với Jonathan. 
- Anh ấy lại quên chìa khoá rồi! 
- Cái nào đơn giản, Luciana? 
- Sau khi ăn những món ăn tối nay, anh sẽ ngủ một giấc thật ngon, tôi đã đích thân chuẩn bị những món ăn đó và tôi biết rõ hiệu quả của chúng. Sáng ngày mai, khi tỉnh dậy, hãy ghi nhớ khuôn mặt dần hiện ra đâu tiên trong tâm trí anh, nếu đó cũng là những gương mặt mà anh nghĩ tới trước khi thiếp đi, thì anh sẽ tìm được đáp án cho câu hỏi từng trăn trở. 
Lorenzo bước vào phòng và vỗ vai bạn. Jonathan đứng dậy, nhẹ nhàng chào tạm biệt chủ nhà. Anh hứa sẽ thu xếp để quay lại thăm họ trong thời gian gần nhất cho phép. Đôi vợ chồng tiễn anh ra tận đầu phố và Jonathan tiếp tục đi một mình đến Piaza della Repubbica. Quán cà phê Gilli đang chuẩn bị đóng cửa, các nhân viên đang don dẹp bàn ghế ngòai sân. Một người phục vụ giơ tay thân thiện chào anh.Jonathan vẫy tay chào lại anh ta và băng qua quảng trường thưa thớt người qua lại. Suốt dọc đường đi, anh không ngừng nghĩ tới Clara. 
* * * 
Clara bước vào căn hộ của cô nằm trong khu Notting Hill. Cô không bật đèn lên mà lặng lẽ đi dạo trong bóng tối. Cô đưa tay khẽ lướt trên khung cửa ra vào, thả nhẹ trên thành chiếc tràng kỉ, se sẽ vuốt rìa chiếc chụp đèn phố vắng vẻ trong ánh đèn mờ và thả áo khóac rơi xuống sàn. Cô gỡ dây buộc chiếc váy ngắn và cởi áo. Trên mình không còn một mảnh vải, cô với tay lấy chiếc khăn choàng vắt trên thành chiếc ghế bành rồi quấn vào người. Cô liếc nhanh về phía điện thoại , thở dài rồi đi vào phòng ngủ. 
  *  *  * 
Jonathan rời khỏi khách sạn Savoy từ sớm tinh mơ. Anh đáp chuyến bay đầu tiên đi Luân-đôn. Ngay khi máy bay vừa hạ cánh, anh chạy thật nhanh trong hành lang dài vô tận của sân bay Heathrow, vội vã đi qua cửa hải quan và lại tiếp tục chạy. Ra đến thềm phòng chờ, anh nhìn hàng người đợi taxi dài dằng dặc, quay lại và lao về phía ga tàu tốc hành. Chuyến tàu tốc hành Heathrow sẽ tới trung tâm thành phố sau khoảng 15 phút nếu như anh bắt kịp chuyến sắp tới, anh sẽ có đủ thời gian để biến ước muốn đầu tiên hiện ra trong tâm trí mình khi thức dậy thành hiện thực. 
Anh thở hổn hển khi chạy đến cầu thang máy sâu hun hút dẫn vào lòng đất. Jonathan nhảy xuống bốn bậc một , trượt cả đoạn dài trên nền sàn lát đá hoa khi đến một lối rẽ và chạy vào dãy hành lang dài gần như không thấy lối ra. Những tấm biển báo bằng đèn điện treo gần trên trần ở những khoảng cách đều đặn thông báo chuyến tàu sắp tới đi Luân-đôn sẽ khởi hành trong 2 phút và 27 giây nữa. Vẫn chưa nhìn thấy thềm đợi tàu, Jonathan tăng tốc chạy thật lực. 
Dãy hành lang kéo dài như vô tận , một hồi chuông dài đổ dồn, đồng hồ bắt đầu đếm ngược những giây cuối cùng, đèn báo hiệu nhấp nháy liên hồi trên những tấm biển sáng điện. Anh vét cạn những nỗ lực cuối cùng. Cánh cửa toa tàu bắt đầu khép lại khi anh chạy tới thềm ga, Jonathan vung tay về phía trướcvà lao mình vào trong toa. Chuyến tàu tốc hành Heathrow lúc 8 giờ 45 phút sáng bắt đầu chuyển bánh. 15 phút hành trình cho phép anh dần lấy lại hơi thở bị đứt quãng. Ngay khi tàu vừa dừng máy, Jonathan chạy băng qua ga Paddington và nhảy vội lên một chiếc ta-xi. Đúng 9 giờ10 phút sáng, anh ngồi vào bàn trong quán cà phê đối diện nhà số 10 phố Albernarle, 5 phút sau Clara tới. Ai đó đã từng nói, để biết được thói quen của một người, chỉ cần bỏ thời gian quan sát sinh hoạt của người ấy? 
Không thể dứt khỏi một bài báo đang đọc dở, Clara đi về phía quầy bar theo thói quen. Cô gọi một cốc capuccino mà không hề ngước mắt nhìn lên, để một đồng xu lên quầy tính tiền, cầm lấy cốc nước của mình và đến ngồi trên chiếc ghế quầy bar nằm sát cửa kính. 
Cô đưa cà phê lên miệng đúng lúc một chiếc khăn mùi xoa trắng hiện ra trước mắt. Cô không ngẩng lên nhìn ngay , rồi chợt cảm thấy thật đáng tiếc nếu phải kìm mình không bày tỏ niềm vui, cô quay lại và đã muốn ôm chầm lấy Jonathan. Rồi ngay lập tức ngồi lại ngay ngắn trên ghế tìm cách giấu khuôn mặt và sự lúng túng của mình sau tách cà phê. 
-Tôi có rất nhiều tin vui, Jonathan nói. 
Họ đi về phòng tranh và Jonathan kể cho cô nghe gần như mọi chi tiết về chuyến đi của anh đến nước Ý. 
-Tôi không hiểu, Clara nói, vẻ nghĩ ngợi. Trong lá thư viết ột vị khách hàng, Ngài Edward đã tự khen ngợi mình về việc gửi Vladimir đi Florence , vậy thì tại sao ông ta phải nói dối? 
-Tôi cũng đã tự mình đặt ình câu hỏi đó. 
-Khi nào thì anh có thể tiến hành so sánh những mẫu đã tìm được với bức tranh? 
-Tôi phải liên lạc với Peter, để cậu ta giới thiệu tôi với một phòng thí nghiệm nào đó ở Anh. 
Jonathan nhìn đồng hồ đeo tay, đã gần giữa trưa theo giờ Luân-đôn và gần 7 giờ sáng bên bờ biển phía đông nước Mỹ. 
-Có thể giờ này cậu ấy còn chưa dậy ! 
  *  *  * 
Peter quờ tay tìm xem từ đâu phát ra tràng âm thanh khó chịu khiến anh không thể tiếp tục giấc ngủ. Anh gỡ băng che ánh sáng ra khỏi mắt, với cánh tay qua khuôn mặt ngái ngủ của cô gái tên là Anita, nhấc điện thoại lên và gầm gừ: 
-Cho dù là anh có là ai đi chăng nữa, thì anh cũng vừa để mất một người thân! 
Rồi anh dập máy. 
Một vài giây sau, chuông điện thoại lại reo vang, Peter chui mình ra khỏi lớp chăn dày. 
-Đồ quấy rầy bướng bỉnh! Ai ở đầu dây thế? 
-Tớ đây, Jonathan bình thản đáp. 

-Cậu có biết bây giờ là mấy giờ không , hơn nữa hôm nay lại là chủ nhật đấy. 
-Thứ 3, Peter, hôm nay là thứ 3! 
-Khỉ thật, tớ chẳng còn biết gì về thời gian nữa. 
Trong khi Jonathan giải thích yêu cầu của anh, Peter nhẹ nhàng lay cô gái nằm bên cạnh. Anh thì thầm vào tai Anita rằng cô phải chuẩn bị thật nhanh, anh đã bị muộn lắm rồi. 
Anita nhún vai và ngồi dậy, Peter kéo lấy cánh tay cô và hôn nhẹ lên trán.-Anh sẽ chở em về nhà nếu em sẵn sàng sau 10 phút nữa. 
-Cậu có nghe tớ nói không? Jonathan hỏi từ đầu dây bên kia. 
-Thế cậu còn muốn tớ nghe ai nữa đây?Nhưng thôi cứ nhắc lại điều cậu vừa nói đi, ở đây vẫn còn sớm lắm. 
Jonathan đề nghị bạn giới thiệu mình với một phòng thí nghiệm tại Anh. 
-Muốn soi bức tranh bằng X-quang, tớ có một người bạn, cậu có thể gọi anh ta và tự giới thiệu là bạn của tớ, phòng thí nghiệm của anh ấy ở khá gần khách sạn. 
Jonathan ghi vội lên giấy địa chỉ mà Peter đọc cho anh. 
-Còn muốn làm các xét nghiệm hữu cơ, Peter nói tiếp, để tó gọi vài cuộc điện thoại đã. 
-Tớ có thể cho cậu cả ngày, có điều tớ phải nhắc để cậu nhớ rằng, thời gian của cậu đang bị rút ngắn dần. 
-Cám ơn cậu đã nhắc khi tớ vừa nhảy ra khỏi giường, tớ đã cảm thấy rõ ràng còn thiếu thứ gì đó để có thể bắt đầu một ngày tốt lành! 
Peter đã gần như hoàn thành việc sắp xếp mớ tài liệu mang từ Luân-đôn về. Sau khi ngồi hàng giờ liên trong phòng lưu trữ của Christie’s, anh đã chụp được rất nhiều bài báo được viết trong thời gian Rkin sống ở nước Anh. 
Sau khi đọc xong tất cả những tài liệu đó, anh sẽ viết một bài tổng hợp tất cả những thông tin liên quan đến buổi đấu giá nổi tiếng của Ngài Edward, đúng vào hôm bức tranh đột nhiên biến mất. 
-Chúng ta phải tìm hiểu xem vì sao nó lại mất tích. 
-Cậu làm tớ vững tâm ghê, chúng ta đã tìm kiếm điều ấy từ 20 năm nay, chắc chắn tớ sẽ thành công trong việc làm sáng tỏ bí ẩn này chỉ trong vòng 15 ngày tới, Peter chua chát trả lời. 
-Cậu có nhớ anh bạn cảnh sát của cậu đã từng nói gì không? Jonathan hỏi tiếp. 
-Tớ có khối bạn làm cảnh sát, cậu thử hỏi cụ thể hơn được không? 
-Cái anh chàng cảnh sát sống ở San Francisso ấy! 
-À, Georges Pilguez! 
-Cậu đã hàng trăm lần nhắc với tớ trong quá trình chúng mình điều tra, là chỉ cần một manh mối nhỏ cũng có thể lần ra được cả một sự kiện. 
-Tớ nghĩ là Pilguez còn nói gì đó hơn thế nữa cơ, nhưng tớ hiểu ý cậu. Tớ sẽ gọi lại cho cậu ,ngay sau khi thu xếp xong việc tiến hành các xét nghiệm. 
Anita bước ra khỏi phòng tắm đúng lúc Peter gác máy, cô mặc một chiếc quần jean và một chiếc áo phông bó sát người, đến mức không hề cần đến bàn là mỗi lần giặt xong. Peter ngần ngừ rồi đưa tay cho cô gái để cô kéo anh đứng dậy. Ngay lập tức, cô bị kéo trở giường. 
*  *  * 
Jonathan bấm số máy mà Peter vừa đọc cho anh. Vị bác sĩ chẩn đoán hình ảnh hỏi anh về kích thước của bức tranh và đề nghị anh chờ máy.  
Một lát sau ông ta cầm máy lên, Jonathan đã gặp may, ông ta còn đúng hai khung phim có kích cỡ phù hợp. 
Buổi hẹn vào đầu giờ chiều. Clara và Jonathan nhìn nhau ngập ngừng rồi lao vào đóng gói bức tranh. Mặc dù đã ra sức tìm, song cũng không thể thấy cả thùng gõ lẫn xe bảo an, họ đành nhảy lên một chiếc ta-xi, đến con phố nhỏ nằm giữa góc công viên Lane và phố Green .Họ nhấn chuông, một giọng nói đề nghị khách đi lên tầng hai.Jonathan lên cầu thang trong tâm trạng hồi hộp pha lẫn tò mò, Clara theo sát sau anh. 
Một nữ trợ lý khoác áp blu trắng trở ra mở cửa và dẫn họ vào phòng đợi. Một người phụ nữ mang thai đang chờ kết quả siêu âm tháng thứ 4, một chàng trẻ bị bó bột ở chân đang xem phim kiểm tra lần cuối của mình. Khi nữ bệnh nhân bị quấn băng một bên vai nghi ngờ hỏi Jonathan bị đau chỗ nào, Clara trốn sau một tờ tạp chí Times mà cô nhặt được trên chiếc bàn thấp. Bác sĩ Jack Seasel ló ra từ cánh cửa khép hờ. Ông kín đáo ra hiệu cho Jonathan và Clara. “Một ca cấp cứu”, ông làu bàu giải thích với những bệnh nhân còn lại. 
-Nào, hãy cho tôi xem bức tranh tuyệt vời đó! Ông vui vẻ nói trong khi dẫn vào phòng chụp. 
Jonathan gỡ những tấm chăn bọc bên ngoài và Jack Seasal, bạn của Peter và cũng là một người say mê hội họa, lặng người đi trước vẻ đẹp của Thiếu nữ áo đỏ. 
Peter không hề nói quá, ông vừa nói vừa hạ mặt bàn máy chụp theo chiều ngang. Tôi đang tính sẽ sang Boston thăm cậu ta vào tháng 9 tới, chúng tôi có một hội thảo của nghành y , ông nói tiếp và giúp Jonathan đặt bức tranh vào vị trí. 
Vị bác sĩ đánh dấu khu vực chiếu bằng bút dạ. Bằng những động tác tự tin, ông ta nhét khung phim chuẩn bị dùng xuống bên dưới mặt bàn, điều chỉnh máy cho thẳng góc với bề mặt bức tranh và đưa cho hai vị khách hai chiếc tạp dề dát chì, Clara và Jonathan lùi lại sau lớp kính bảo vệ. Bác sĩ Seasal kiểm tra lại máy móc một lần nữa rồi cũng lùi lại bên cạnh chỗ họ đứng. Ông nhấn nút. Những chùm tia quét trên từng lớp bề dày cuả bức tranh để tái hiện trên tấm phim phủ hóa chất một vài bí ẩn được che giấu trong đó. 
-Nín thở nhé, tôi chuẩn bị chụp lần thứ 2, ông bác sĩ vừa nói vừa thay cuốn phim. 
Ông gỡ một tấm phim chụp xương đùi và một tấm phim chụp phổi bên phải đính trên tấm bảng lắp đèn huỳnh quang, rồi thay hai tấm vừa tráng vào đó. Bản chụp bức tranh của Vladimir hiện lên trong suốt. Đối với tất cả các chuyên gia hoặc các nhà phục chế, chụp một bức tranh quả là giây phút vô cùng đặc biệt. Những tia X thể hiện thấu cả những phần không nhìn thấy được của tác phẩm; chúng cung cấp cho Jonathan những thông tin vô cùng quý giá về chất liệu tấm toan mà Vladimir đã sử dụng. Bằng cách so sánh những tấm phim này với các bức tranh khác của danh họa, anh có thể xác định tấm toan được dùng để vẽ bức tranh Thiếu nữ áo đỏ có cùng kiểu dệt với những tấm toan mà Rkin sử dụng trong thời gian sống ở Anh. 
Nhìn kỹ tấm phim chụp, Jonathan chợt lờ mờ phát hiện ra điều gì đó: 
-Bác sĩ có thể tắt ánh sáng trong phòng đi được không? Anh thì thầm. 
-Đây đúng là những phim chụp duy nhất mà tôi không thể đọc kết quả, Jack Seasal vừa nói vừa lại gần công tắc đèn, song ít nhất tôi cũng mong anh hài lòng về chất lượng các bản chụp. 
Gian phòng chìm trong bóng tối, chỉ còn luồng ánh sáng duy nhất phát ra từ bảng đèn huỳnh quang trên tường. Tim của Clara và Jonathan bắt đầu đập cùng một nhịp rộn ràng. Trước cặp mắt sửng sốt của hai người, ở mỗi bên Thiếu nữ áo đỏ hiện lên một lọat những kí tự được viết bằng bút chì. 
-Cái gì thế này, ông ta muốn nói gì với chúng ta? 
-Tôi chỉ thấy một loạt chữ số và vài chữ cái viết hoa, Clara trả lời bằng một giọng ngạc nhiên không kém. 
-Tôi cũng vậy, song nếu tôi có thể xác minh đó là chữ viết của ông ta, thì coi như mình đã tìm được bằng chứng, Jonathan thì thào. 
Bác sĩ Seasal khẽ hắng giọng sau lưng họ. Trong phòng đợi , số bệnh nhân ngồi chờ thưa dần, Jonathan cất các bản chụp đi, Clara bọc lại bức tranh lại và họ nồng nhiệt cám ơn bác sĩ. Trước khi ra về, họ hứa sẽ gửi lời chào cuả ông tới Peter ngay khi gọi điện cho anh. 
Về tới phòng tranh, họ ngồi quanh chiếc bàn có đèn sáng mà Clara vẫn thường dùng để xem các bản chụp phim. Clara chép lại theo mẫu những kí tự của Vladimir vào cuốn sổ của Jonathan. Anh để cô ngồi đó một mình một lát và ra tìm vài tài liệu trong cặp. 
Clara vùng về đánh rơi cuốn sổ lớn gáy lò xo, cô cúi xuống nhặt và lật tìm trang đang viết dở. Chợt cô dừng lại trên một trang , ngón tay vuốt nhẹ trên hình phác thảo khuôn mặt mà cô có thể dễ dàng nhận ra. Jonathan quaytrở lại. Cô đóng nhanh cuốn sổ và đặt nó lên bàn. 
Những chữ cái viết hoa mà Vladimir ghi bằng bút chì , trên bề mặt bức tranh không tiết lộ được gì về tác giả của nó. Tuy nhiên, những nỗ lực của ngày hôm đó cũng không phải hoàn toàn vô ích. Jonathan đã phân tích được tấm toan dùng để vẽ bức tranh. Nó hoàn toàn giống hệt tấm toan mà trước kia anh từng nghiên cứu. Mỗi phân vuông của tấm vải được dệt bởi 14 sợi ngang và 14 sợi dọc, tuyệt đối giống với lọai vải mà Ngài Edward cung cấp cho Vladimir. Cả chiếc khung dùng để căng tấm toan cũng vậy. Đến khi trời tối, Jonathan và Clara đóng cửa phòng tranh rồi quyết định dạo bộ trên những con đường yên tĩnh của khu phố. 
-Tôi muốn cảm ơn anh vì những gì anh đã làm, Clara nói. 
-Chúng ta vẫn còn cách đích rất xa, Jonathan trả lời , hơn nữa chính tôi mới là người phải cám ơn cô. 
Trên đường đi, qua những vỉa hè vắng vẻ, Jonathan thú nhận rằng, anh còn cần rất nhiều trợ giúp mới có thể hoàn thành việc này đúng hạn. Mặc dù anh tin chắc bức tranh này là thật, thì cũng cần phải thực hiện nhiều đợt kiểm tra nữa mới khả dĩ có những bằng chứng không thể phủ nhận. 
Clara dừng lại dưới ngọn đèn đường và đứng đối diện với anh . Cô mong tìm được những lời thỏa đáng để nói với anh , song có lẽ vào thời điểm này sự yên lặng là những gì thích hợp nhất với họ. Cố hít một hơi rồi tục bước đi. Jonathan cũng lặng thinh. Thêm vài mét nữa, họ sẽ tới trước cửa khách sạn và chia tay nhau dưới mái hiên. Trong khoảnh khắc của đêm , anh những muốn mấy bước chân cuối cùng của họ sẽ kéo dài mãi mãi. Vừa bước đi , cánh tay họ thả sát ngừơi vung lên nhè nhẹ, bàn tay họ gần như chạm vào nhau. Ngón út của Clara mắc vào ngón tay anh, các ngón còn lại đan vào với nhau. Trong màn đêm Luân-đôn, hai bàn tay nhập vào thành một và cơn mê lại bắt đầu tái hiện. 
Những ngọn nến lung linh soi sáng phòng đấu giá rộng mênh mông, tất cả các ghế đều đã có người ngồi kín. Đám đàn ông đội mũ cao và đồng phục chen chúc giữa những dãy ghế, đứng len vào mọi góc phòng, nhiều người trong số họ đi cùng với những phụ nữ mặc váy diêm dúa. Trên bục, một người đàn ông đang đứng sau bàn điều khiển phiên đấu giá. Chiếc búa đập xuống báo hiệu kết thúc đấu giá một chiếc bình cổ. Phía sau ông ta, trong những cánh gà nơi Jonathan và Clara đang đứng, mấy người đàn ông mặc áo choàng xám vội vã. Tấm bảng bọc nhung đỏ đính trên một cái trục được quay ra và chiếc bình biến mất khỏi gian phòng. Một nhân viên lập tức nhấc nó khỏi bệ và thay vào đó bằng một tác phẩm điêu khắc. 
Người đàn ông lại quay tấm bảng khiến bức tượng đồng hiện ra trước mắt những vị khách tới tham dự đấu giá. Jonathan và Clara nhìn nhau. Đây là lần đầu tiên họ gặp trong cơn mê mà mỗi người đều không biết nguyên nhân. Mặc dù cả hai đều không thể thốt ra một lời nào, song ít nhất họ cũng không bị đau đớn như những lần trước. Trái lại, tay vẫn nắm trong tay ,cơ thể họ dường như tồn vượt qua mọi thời gian. Jonathan bước lại gần Clara , cô nép vào anh, và anh nhận ra làn hương của da thịt cô. Chiếc búa của người điều khiển đấu giá khiến họ chợt giật mình, một bầu không khí yên tĩnh kỳ lạ chợt trùm lên gian phòng. Tấm bảng lại xoay một vòng nữa , bức tượng được lấy ra và một người đàn ông mặc áo choàng xám treolên đó bức tranh mà cả hai người liền nhận ra ngay tức khắc. Nhân viên chấp hành báo tin đến lượt phiên đấu giá một bức tranh lớn của một nhà danh họa Nga. Ông ta cũng thông báo bức tranh này đã được bảo lãnh và hiện đang thuộc bộ sưu tập cá nhân của Ngài Edward Langton, chủ phòng tranh nổi tiếng nhất Luân-Đôn. Một viên thư ký băng qua gian phòng và trèo lên các bục, anh ta đưa chiếc phong bì đang kẹp dưới nách cho nhân viên chấp pháp. Ông này bóc phong thư và nghiêng người chuyển nó cho chuyên gia đấu giá khiến mặt vị này sững lạnh như đóng băng. Ông gọi viên thư ký lại gần và hỏi khẽ vào tai: 
- Đích thân ông ta đưa nó cho anh à? 
Viên thư ký trịnh trọng gật đầu xác nhận. Lúc ấy, nhà đấu giá hét to ra lệnh cho nhân viên không được bày bức tranh lên nữa, đó là một bức tranh giả. Rồi ông chỉ tay về phía người đàn ông ngồi ở hàng ghế cuối cùng. Tất cả các cặp mắt đều đổ dồn về phía ngài Edward lúc này vừa đứng bật dậy. Một giọng nói thét to công phẫn, một giọng khác gào lên là lừa đảo, thêm một giọng hỏi ầm lên rằng các chủ nợ sẽ được thanh toán như thế nào,“tất cả chỉ là một trò gian trá”, một giọng nữa gào lên. 
Người đàn ông có khổ vai rộng len lỏi dẹp lối giữa đám đông ngày càng khép chặt lại . Cuối cùng ông ta cũng ra đựơc tới những cánh cửa dẫn đến một cầu thang, cố gắng thoảt khỏi đám nhà buôn đang xô nhau đuổi theo, và chạy ra phố. Phía sau ông, gian phòng đấu giá dần trở nên vắng vẻ. 
“Nhanh lên, nhanh lên ”, một giọng nói thì thào bên tai Jonathan .Một đôi trai gái chạy qua trước mặt anh, trong tay ôm tác phẩm cuối cùng của Vladimir Rkin được bọc kín trong một tấm chăn. Khi đôi trai gái biến mất sau khán phòng, cơn mê vụt tắt. 
Clara và Jonathan nhìn nhau sửng sốt. Trên con phố vắng vẻ , những bóng đèn trên cột thôi không nhấp nháy nữa. Họ chậm rãi ngước đầu lên. Phía trên tòa nhà nơi họ nắm tay nhau, tấm biển bằng đá trắng có khắc hàng chữ “Vào thế kỷ XIX, nơi đây từng là trung tâm đấu giá của Quận Mayfair”. 


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui