Khứu Giác Không Nhạy

Hành lang trước bức tường văn hóa vắng tanh không một bóng người, Văn Nhạn Thư đứng ổn định ở đó xong mới nói: “Mẹ.”

Giọng nói thản nhiên của Chung Bạch Anh truyền ra từ điện thoại: “Gọi mãi con mới chịu nghe, đang không tiện à?”

Cuộc điện thoại này Văn Nhạn Thư đã bấm trả lời cuộc gọi ngay từ giây đầu tiên, nhưng theo quan niệm của Chung Bạch Anh, khi nào Văn Nhạn Thư gọi “mẹ” thì mới tính là bắt đầu nhận cuộc gọi.

Văn Nhạn Thư nhịn xuống mong muốn thở dài. Anh vừa mới trò chuyện chẳng hề cố kỵ với Trịnh Thừa Diễn, giờ lại thấy thật khó khăn khi phải chuyển sang thái độ cẩn thận dè dặt: “Con vừa mới ra khỏi phòng họp ạ.”

“Con sắp xếp thời gian để đi ăn tối vào thứ năm tuần tới đi, hai ngày nữa mẹ sẽ gửi địa chỉ cho con.” Giọng nói của Chung Bạch Anh vô cùng cương quyết.

Mỗi năm Văn Nhạn Thư đều cố ý làm cho mình quên đi ngày này nhưng năm nào mẹ anh cũng gọi điện cho anh để nhắc nhở anh về ngày hôm đó. Năm nay anh bỗng nhiên nổi lên tâm lý phản nghịch: “Thứ Hai tuần sau con phải đi công tác mấy ngày nên không đến chỗ hẹn được đâu, con xin lỗi mẹ.”

Chung Bạch Anh hỏi lại ngay lập tức: “Con đi công tác ở đâu?”

Văn Nhạn Thư lùi lại hai bước, dựa vào bức tường đá cẩm thạch nhẵn nhụi, trả lời: “Thụy Sĩ ạ, công ty đã phê duyệt rồi.”

Chung Bạch Anh hỏi: “Là con tự mình xin đi hay là do công ty phái đi?”

Thấy Văn Nhạn Thư chần chừ vài giây, Chung Bạch Anh liền đoán được đáp án: “Con biết rõ năm nào cũng sẽ cố định vào ngày này, con không nên chọn mấy ngày hôm đó để bay ra nước ngoài chứ? Hay là con cố ý không muốn quay về gặp mẹ?”

Lại nữa. Văn Nhạn Thư thường xuyên cảm thấy nói chuyện điện thoại với mẹ vài phút còn mệt hơn cả ngày ngồi không nhúc nhích ở bàn pha chế nước hoa. Anh bất lực động não, thêu dệt ra những lý do không giống như đang cố ý tìm cớ: “Con phải dẫn dắt một người mới, và chuyến đi công tác này cũng có nhiệm vụ cần hoàn thành.”

“Nhân viên mới?” Tông giọng của Chung Bạch Anh đột nhiên cao lên: “Một cái đuôi nhỏ chỉ biết liên lụy đến tiến độ làm việc của con thôi. Nếu công việc không suôn sẻ, họ sẽ đệ đơn từ chức và bỏ đi, người thở dài ngao ngán sẽ là con, đến lúc đó thì ai sẽ xót xa cho con, hả?”

Văn Nhạn Thư rất muốn thở dài một hơi, nhưng anh cố gắng đè nén lại không cho mẹ mình nghe thấy.

Có người nghiện thuốc lá bên phòng marketing đang bước đến đây, Văn Nhạn Thư rời lưng khỏi bức tường văn hóa hình chữ nhật ở đằng sau, vừa xoay người đi hướng khác vừa nói: “Thứ Bảy tuần này con có thời gian rảnh, mình hẹn trước vào ngày hôm đó được không ạ?”


Tâm trạng của Chung Bạch Anh dịu xuống: “Thứ Bảy mẹ có hẹn với bên thẩm mỹ viện rồi.”

“Thế còn chiều thứ sáu thì sao ạ?” Văn Nhạn Thư chủ động nhượng bộ: “Nếu mẹ rảnh thì con sẽ đi xin ý kiến cấp trên.”

Sau khi kết thúc cuộc gọi, Văn Nhạn Thư nghe thấy bên kia truyền đến tiếng báo máy bận mới bấm tắt.

Điện thoại quay lại giao diện trò chuyện của WeChat, Trịnh Thừa Diễn không hỏi thêm bất kỳ câu hỏi nào nữa, như thể hắn đang suy xét dành chút không gian cho anh.

Văn Nhạn Thư không hề do dự, ngón tay anh bấm vài lần rồi gửi một từ “Được” cho đối phương.

Đúng năm giờ rưỡi chiều Văn Nhạn Thư đã tan làm. Khương Nhĩ có sự dạy dỗ của ngày trước nên thu dọn đồ đạc nhanh hơn bất kì ai, trước khi về còn để lại thẻ từ lên bàn của anh: “Tổ trưởng Văn, hôm nay em thật là vô dụng, ngày mai em sẽ đến nhờ anh.”

Văn Nhạn Thư chậm rãi sắp xếp bình thí nghiệm trên bàn, nói: “Nếu còn hạ thấp mình, tôi cảm thấy kì thực tập của cậu nên ngừng ở đây được rồi.”

Khương Nhĩ mất một lúc lâu sau mới nhận ra là vị tổ trưởng nhà mình đang cười nhạt châm chọc, cậu ta vừa cười hềnh hệch vừa sờ sờ đầu, nói một cách đảm bảo: “Ngày mai em nhất định sẽ trở nên hữu dụng ạ.”

Hoàng hôn dần đến, Văn Nhạn Thư lái xe sau khi tan tầm với một thùng xe chứa đầy ánh tà dương vàng óng ánh. Tuy nhiên, tâm trạng anh cũng chẳng khá hơn mấy dù khuôn mặt anh đang ánh lên màu ấm áp của nắng chiều.

Về đến nhà, vừa vặn tay nắm cửa cho cửa mở ra anh đã ngửi thấy mùi thơm của thức ăn thoang thoảng trong phòng khách. Mocha không chịu lạc hậu nhảy đến trước mặt anh kêu to vài tiếng. Văn Nhạn Thư bí mật lười biếng một chút. Anh nhân lúc mình còn chưa tắm rửa, càn rỡ mà bế Mocha lên, định lây dính một ít mùi trên người mình lên người nó.

Khi vào bếp lấy nước, Văn Nhạn Thư đã điều chỉnh lại trạng thái không bình thường của bản thân. Anh uống hết cốc nước rồi nhìn thoáng qua cái nồi trên bếp, suy đoán rồi hỏi: “Cá kho tộ à?”

Trịnh Thừa Diễn đang nhồi đầy thịt và đậu phụ, hỏi: “Đoán xem là cá gì nào?”

“Chắc là cá vược vàng hoặc cá sạo, tôi thích ăn hai loại cá này.” Văn Nhạn Thư đặt cái cốc đã được đổ đầy nước lên bàn nấu ăn rồi xoay người sang chỗ khác rửa tay.


Trịnh Thừa Diễn không chuyên tâm, ánh mắt vẫn luôn dõi theo Văn Nhạn Thư: “Là cá vược vàng đấy, Mocha đã đứng ngấp nghé ở cửa chờ từ lâu rồi.”

Giữa trưa ngày hôm qua Văn Nhạn Thư đã ăn cá vược vàng rồi nhưng Trịnh Thừa Diễn đã làm rất nhiều nên anh cũng không muốn nói gì làm ảnh hưởng đến bầu không khí vui vẻ này.

Trên móc treo tường có treo tạp dề, Văn Nhạn Thư rửa tay xong liền lấy nó xuống, hỏi: “Anh không đeo tạp dề à?”

Trịnh Thừa Diễn quơ quơ hai tay dính vụn thịt tỏ vẻ hắn đang không tiện; Văn Nhạn Thư ôm tạp dề, đứng đằng sau dùng tay vỗ vỗ bả vai Trịnh Thừa Diễn: “Để tôi giúp anh.”

Trịnh Thừa Diễn quay người lại. Hắn ở trong công ty đã quen dựa vào bàn làm việc, phía sau đụng gì cũng muốn dựa vào. Văn Nhạn Thư nhanh tay lẹ mắt túm lấy hắn, nhưng trong nháy mắt anh đã buông tay ra, theo quán tính đổi thành đưa tay đặt lên ngực tỏ ý ngăn chặn hành vi ôm ấp.

“Em sao thế?” Trịnh Thừa Diễn vẫn giơ hai tay lên một nửa như trước. Nếu không phải hắn sợ sẽ bị Văn Nhạn Thư ghét bỏ thì hắn đã ôm lấy anh luôn rồi.

Văn Nhạn Thư chỉ vào bàn nấu ăn ướt sườn sượt, nói: “Áo bị bẩn thì anh lại vứt đi, làm thế lãng phí lắm.”

“Tôi lặng lẽ ném đi mà, sao em lại biết thế?”

“Bởi vì mỗi lần anh vứt đồ là lại muốn tôi đi cùng anh đến cửa hàng để mua cái khác.” Văn Nhạn Thư nâng tay tròng dây đeo cổ của tạp dề qua cổ Trịnh Thừa Diễn, hai cái dây đeo bên hông thì vòng ra đằng sau để buộc: “Vạt sơ mi của anh cứ mắc vào trong dây lưng quần, đã liên tục hai lần rồi đấy.”

Thắt lưng của Trịnh Thừa Diễn bị cánh tay thi thoảng sượt qua của Văn Nhạn Thư làm cho ngứa ngáy. Hắn hạ mắt liền nhìn thấy mặt Văn Nhạn Thư như đang nhào vào hõm vai mình, hơi cúi đầu một chút là cằm hắn có thể đụng vào tóc của anh.

Eo bỗng bị siết lại, Văn Nhạn Thư buộc một cái nơ bướm ở sau eo hắn, sau đó anh lùi lại từng bước: “Được rồi.”

Món cá vược vàng có mùi hơi cháy khét đã ngăn cản ham muốn ôm ấp của Trịnh Thừa Diễn. Hắn lấy lại tinh thần, bỏ găng tay ra rồi nhấc nắp nồi cá lên, vừa lật cá vừa nói: “Sau cổ em có lông của Mocha kìa, em cho nó nằm úp sấp trên vai em hả?”


Văn Nhạn Thư cầm cốc nước bị bỏ quên lên, trả lời: “Không có, là do tôi ôm nó thôi.”

Bỗng chốc trong không gian chỉ còn lại tiếng xèo xèo của dầu trong nồi, Trịnh Thừa Diễn tắt bếp, bày cá ra đĩa: “Chắc em nhận nhầm chồng mất rồi.”

Lần trước Trịnh Thừa Diễn nhắc đến cái xưng hô này đã là từ rất lâu rồi, Văn Nhạn Thư suýt nữa thì phụt nước ra ngoài: “Anh so đo với con mèo làm gì?”

Trịnh Thừa Diễn cười, liếc mắt nhìn anh một cái: “Vậy thì em cũng ôm tôi một cái đi, tôi không để bụng đâu.”

Ở công ty thì là Văn Nhạn Thư trêu chọc Khương Nhĩ, khi về nhà thì anh lại bị Trịnh Thừa Diễn chòng ghẹo. Anh cầm cốc nước do dự một chút, Trịnh Thừa Diễn cũng không bức bách anh: “Lên tầng tắm rửa trước đi, không phải tôi vẫn còn đồ ăn phải nấu à? Em tắm xong đi xuống là vừa đẹp.”

Máy hút mùi đang chạy, món đậu phụ nhồi thịt tạo ra âm thanh chói tai lần nữa, Trịnh Thừa Diễn vừa mới cầm lấy cái xẻng, đột nhiên lại nghe thấy tiếng “loảng xoảng” giòn tan, xẻng nấu ăn rời khỏi tay hắn rồi đập vào mép chảo sắt.

Hắn chỉ cảm thấy sau lưng vô cùng ấm áp, cúi đầu liền nhìn thấy hai tay của Văn Nhạn Thư đang ôm lấy eo mình, nhưng ngay sau đó anh đã buông tay ra.

Khi quay đầu lại, Trịnh Thừa Diễn chỉ kịp nhìn thấy bóng dáng vội vàng rời khỏi phòng bếp của Văn Nhạn Thư, giây tiếp theo Mocha lập tức chạy vào đây, hắn nhanh nhẹn lấy lồng giữ ấm đậy lên trên món cá vược vàng vẫn còn đang bốc khói nghi ngút.

Văn Nhạn Thư kiểm soát thời gian tắm của mình trong đúng ba mươi phút. Anh nhẹ nhàng thoải mái ngồi vào bàn ăn, nhưng khi cầm đũa lên lại giật mình hỏi: “Anh gỡ hết xương cá ra rồi à?”

“Làm thế thì khi em ăn sẽ thuận tiện hơn.” Bên tay phải của Trịnh Thừa Diễn chất đầy xương cá. Hắn lấy khăn ướt ra lau tay, sau đó cầm đũa gắp một miếng cá còn nguyên vẹn để vào trong bát của Văn Nhạn Thư: “Em nếm thử đi.”

Nhìn bề ngoài, cả hai dường như đều không nảy sinh chút tình cảm không cần thiết nào với cái ôm trong phòng bếp, nhưng giờ đây Văn Nhạn Thư đã bị hành động này của Trịnh Thừa Diễn làm cho cảm động.

Anh đã được nhận một nền giáo dục toàn diện về phép xã giao ngay từ khi còn nhỏ nhưng nó không hề có việc gỡ xương cá cho người khác. Thế nên, đây chắc chắn là hành động tự phát của Trịnh Thừa Diễn.

“Món này ngon hơn hay là món ăn do căng tin công ty làm ngon hơn?” Trịnh Thừa Diễn hỏi.

Văn Nhạn Thư bị Mocha ở dưới bàn cọ xát vào bắp chân cũng chẳng hề nhúc nhích, chân thành nói: “Món này.”

“Đó là bởi vì cá này mới được mua về, khử tanh với muối ăn cũng ngon hơn.” Trịnh Thừa Diễn nói: “Nhạn Thư, người khác có thể mang cơm cho em nhưng tôi có thể làm tốt hơn so với cậu ta.”


Sự phiền muộn vẫn luôn ứ đọng trong lồng ngực Văn Nhạn Thư lặng lẽ biến mất, ánh sáng trên trần nhà chiếu xuống như thay thế cho ánh hoàng hôn mà anh đã bỏ lỡ không kịp thưởng thức trên đường tan sở.

Anh hỏi: “Vậy bây giờ khi anh tăng ca ở phòng sách thì tôi có cần pha cho anh một tách cà phê không?”

Trịnh Thừa Diễn gài bẫy anh: “Tôi làm tất cả những điều này cho em là vì tôi có tình cảm với em, còn em thì sao?”

Bầu không khí trên bàn ăn chìm vào yên lặng, Văn Nhạn Thư như nuốt phải xương, câu trả lời không thành hình cứ lên lên xuống xuống trong cổ họng.

Trịnh Thừa Diễn gắp một miếng đậu phụ nhồi thịt rồi đặt vào trong bát Văn Nhạn Thư: “Không phải vội, tôi chờ em.”

Còn chưa đầy một tuần nữa là hắn phải đi công tác, nhưng công việc của hắn cũng không được bấm nút tạm dừng. Trịnh Thừa Diễn vẫn phải đi qua đi lại giữa các tầng khác nhau để tổ chức những cuộc họp buổi sáng, cuộc họp đào tạo, cuộc họp văn phòng. Tuy nhiên, khi đến giờ nghỉ trưa, hắn vẫn có thời gian để tìm niềm vui. Máy tính của hắn đã được bật nguồn, giao diện đã sẵn sàng để phát lại chương trình phát sóng trực tiếp của hội đánh giá do Nafeli tổ chức nhưng đúng lúc này Vưu Lâm lại gõ cửa. Cô bước vào để nhắc nhở hắn đừng quên gặp giám đốc dự án ở nhà hàng dưới tầng lúc mười hai giờ.

Vào sáng thứ Sáu, Trịnh Thừa Diễn đã thất hứa với Văn Nhạn Thư khi lỡ hứa hẹn “sẽ không tháo cà vạt trước mặt người khác”. Lúc Vưu Lâm bước vào với một tập giấy dày ghi đầy công việc rồi dừng lại trước bàn làm việc của Trịnh Thừa Diễn, hắn đã bỏ xuống bữa sáng mới ăn được một nửa, phiền muộn tháo cà vạt.

“Hay là cô đi ăn sáng trước đi.” Trịnh Thừa Diễn nói một cách thông cảm: “Đừng để bị đói bụng lâu, đây cũng được coi là tai nạn lao động đấy.”

“Ngài đang xác định lại định nghĩa về tai nạn lao động à sếp?” Vưu Lâm mở sổ: “Ngài Trịnh cứ vừa ăn vừa nghe là được rồi ạ. Nội dung công việc hôm nay không nhiều lắm, ngài đừng có lười biếng một cách tiêu cực.”

Trịnh Thừa Diễn xem như đã học được cách phê bình người khác theo cách tôn trọng nhất từ trên người cô thư ký nhà mình. Hắn cầm thìa đảo đều bát cháo bí đỏ, tỏ vẻ ngầm đồng ý với lời đề nghị của cô.

Vưu Lâm cũng không lừa người. Sau khi báo cáo lịch làm việc buổi sáng xong, cô gấp sổ lại, Trịnh Thừa Diễn cũng vừa đậy nắp nhựa lên bát cháo vào đúng lúc đó. Hắn hỏi: “Buổi chiều thì sao?”

“Buổi chiều không có lịch gì ạ.” Vưu Lâm nói: “Tôi đã đặt chuyến bay vào Thứ Hai tới lúc chín giờ sáng. Tôi sợ ngài nghỉ ngơi không đủ nên đã đặc biệt để dành thêm thời gian một buổi chiều cho ngài.”

Trịnh Thừa Diễn lập tức đẩy tài liệu trên bàn, bật người dậy khỏi ghế rồi đi tới phòng nghỉ để tìm một bộ quần áo bình thường: “Cô gọi cho câu lạc bộ Cầu Vàng, bảo họ giữ một sân lại cho tôi, hạng mục vẫn như hồi trước.”

Hai giờ chiều, một chiếc Bentley màu đen chạy ra khỏi bãi đậu xe IDR, ​​lái với tốc độ ổn định trên con đường quang đãng.

Cùng lúc đó, ở phía bên kia của vành đai màu xanh ngăn cách nơi đỗ xe ô tô, Văn Nhạn Thư đang duy trì tốc độ ba mươi đến bốn mươi km/h để xe tiến về phía trước một cách vừa đủ. Chung Bạch Anh gọi đến thúc giục anh phải nghe điện thoại, Văn Nhạn Thư bấm kết nối cuộc gọi: “Con đang trên đường đến, đường có hơi tắc một chút.”


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui