Không Sợ Chậm Chỉ Sợ Dừng


Sau khi sinh Linh Bảo, nhà tôi bỗng chốc đã tăng thêm ba, bốn người.

Trước kia chúng tôi không hề có ý định sinh con, nên lúc sửa sang lại nhà cửa, phòng cho em bé đã trở thành phòng thay đồ, còn căn phòng đẹp nhất, rộng nhất thì được sửa thành phòng đọc sách của tôi.
Lúc đầu mẹ tôi và Linh Bảo ở trong phòng ngủ cho khách ở hướng Bắc.

Chồng tôi thì không muốn như vậy, anh ấy nói hướng Bắc thường có gió lạnh, để con ở đó không tốt cho sức khỏe, ý là tôi hãy nhường phòng sách hướng Nam của mình cho mẹ và Linh Bảo ở.

Tôi cũng rất yêu Linh Bảo nên nghe chồng nói vậy, tôi đã nhanh chóng chuyển phòng sách của mình sang một phòng khác ngay trong ngày hôm đó.

Có điều căn phòng ấy vừa nhỏ lại đông lạnh hè nóng.

Ai đã có con rồi đều sẽ hiểu, chỉ cần trong nhà có một đứa nhỏ thôi cũng đủ để khiến căn nhà ấy chứa nhiều đồ đạc hơn so với những gì mình tưởng.

Ban đầu phòng của vợ chồng tôi khá rộng rãi, vậy mà chẳng mấy chốc đã chật chội đến mức không thể nhét thêm được cái gì nữa.

Ngày nào chúng tôi cũng đau đầu nghĩ xem mình đã để đồ ở chỗ nào.
Tôi đã cố gắng chịu đựng suốt một thời gian, tới khi không thể chịu thêm được nữa mới nhất quyết đòi sửa nhà.

Thế là chúng tôi liên hệ với công ty sửa nhà để lên kế hoạch thiết kế lại căn nhà.

Sửa nhà là công việc trọng đại và phức tạp, ngày nào vợ chồng tôi cũng phải làm việc với rất nhiều những nhà thiết kế khác nhau.
Vài tháng sau, vợ chồng tôi bắt đầu sửa sang từ những thứ liên quan đến gỗ.

Chúng tôi tìm được hai công ty, yêu cầu họ lần lượt đưa ra những phương án thiết kế tu sửa và báo giá chi tiết.

Công ty thứ nhất là một công ty rất có tiếng tăm trong nghề, nhưng giá thành lại vô cùng đắt đỏ.

Tổng chi phí đã vượt quá so với dự tính của chúng tôi.

Nhiều người khuyên chúng tôi rằng không nhất thiết phải tìm đến họ làm gì, thực ra đồ đạc cũng na ná nhau thôi, không khác là mấy.

Công ty thứ hai cũng rất ổn, tuy không có tiếng tầm nhiều như công ty đầu tiên nhưng giá cả lại rẻ hơn đáng kể.

Nếu so sánh thì chất lượng nguyên vật liệu không chênh nhau là bao nhưng giá của công ty thứ hai lại rẻ hơn nhiều so với công ty thứ nhất, vậy nên lòng tôi đã hướng nhiều đến việc lựa chọn công ty này rồi.

Ba ngày sau, công ty thứ nhất gửi cho tôi hai bản thiết kế.

Một là bản thiết kế theo yêu cầu của chúng tôi, hai là bản thiết kế mà họ tự sắp xếp.

Tôi cảm thấy vô cùng hài lòng về tốc độ làm việc của công ty này nhưng vẫn cố đợi công ty thứ hai gửi bản thiết kế đến.
Một tuần sau, công ty thứ hai vẫn không hề có động tĩnh gì.

Tôi định giục họ nhưng chồng tôi bảo không cần giục, nếu làm vậy họ sẽ nghĩ rằng chúng ta đang rất cần họ, giá cả sẽ khó thương lượng hơn.

Thế nhưng đợi mười ngày liền vẫn không thấy bên đó gửi tài liệu cho chúng tôi.

Không chịu được nữa, tôi đã gọi điện giục, vì công ty thứ nhất cũng đang đợi câu trả lời, tôi không thể kéo dài thời gian của họ như vậy được.

Mãi đến nửa tháng sau, công ty thứ hai mới gửi phương án thiết kế đến cho tôi, nói rằng đó là bản thiết kế theo yêu cầu của tôi.

Nhưng chỉ mới nhìn một lát tôi đã thấy vô cùng thất vọng: Bản thiết kế được chắp ghép vô cùng cầu thả, chỗ này một ít, chỗ kia một ít.

Trình độ này có lẽ không đạt tới mức trung bình.
Tôi suy nghĩ một lát rồi quay ra bảo chồng: "Em định để công ty thứ nhất tiến hành thi công."
Anh ấy nói: "Thế thì sẽ bị đắt hơn nhiều đấy."
Thực ra chi phí của công ty thứ nhất đắt gấp đôi công ty thứ hai, nếu làm cả công trình sẽ vượt xa mức dự tính của vợ chồng tôi.

Nhưng tôi nhẩm tính một phép toán đơn giản: Công ty thứ nhất tuy hơi đắt một chút nhưng xét về tốc độ làm việc và qua mấy ngày làm việc cùng họ gần đây thì ngoài vấn đề giá cả ra, những thứ khác tôi đều vô cùng hài lòng.

Bản thiết kế của họ làm rất cẩn thận và tỉ mỉ.

Họ đã nghĩ đến những chi tiết mà tôi chưa hề nghĩ đến, đưa ra những gợi ý để thay đổi lại một vài ý tưởng không mấy chuyên nghiệp của tôi, hơn nữa cái nào cũng có bản chủ thích vô cùng chi tiết.

Cùng một diện tích căn phòng như vậy, cùng một yêu cầu, trong vòng hai, ba ngày công ty thứ nhất đã đưa cho chúng tôi hai phương án thiết kế.

Còn công ty thứ hai phải mất đến nửa tháng mới ra được bản thiết kế, hơn nữa còn là do tôi thúc giục mới gửi, bản thiết kế thì qua quýt, thật khiến người ta chẳng buồn nhìn.

Mới ở giai đoạn thiết kế mà họ đã làm ăn chậm trễ như vậy thì đến lúc khởi công chắc còn tệ hơn nữa.

Lỡ như họ làm công trình của chúng tôi chậm ba hay năm tháng trời thì tôi sẽ cực kỳ không vui,

Để cho yên tâm tôi cảm thấy đắt gấp đôi cũng đáng.

Nghĩ vậy nên tôi đã nhanh chóng quyết định sẽ lựa chọn công ty thứ nhất, chúng tôi đã ký hợp đồng ngay ngày hôm sau.
Sau khi nhận được câu trả lời từ chối hợp tác của tôi, công ty thứ hai đã hỏi tại sao tôi lại chọn công ty kia mà không phải họ.

Họ còn nói tuy công ty mình không phải công ty có tiếng trong ngành này nhưng giá cả rất hợp lý, có rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn họ.

Họ bảo tôi đừng vội quyết định như vậy, hãy cân nhắc thêm.
Đáp lại, tôi chỉ nói mình đã ký xong hợp đồng rồi.
Nhưng có vẻ họ vẫn không phục, họ hỏi tại sao tôi chọn công ty thứ nhất mà không phải họ.

Rõ ràng công ty ấy lấy giá đắt hơn họ rất nhiều.
Tôi suy nghĩ một lát rồi trả lời nhẹ nhàng: "Tôi thấy công ty họ làm việc rất nhanh, tính tôi hay sốt ruột, nên....
Nghe vậy họ giải thích rằng mấy hôm trước kỹ sư thiết kế của họ bận đi dự đám cưới nên mới lâu như vậy, tới khi bắt đầu công trình rồi nhất định sẽ không chậm trễ, hy vọng tôi có thể cân nhắc lại.
Tôi đáp: "Hợp đồng đã ký rồi, tôi không thể hủy được."
Nói vậy nhưng lòng tôi thì nghĩ rằng, đi đám cưới hay việc gia đình là điều có thể hiểu, ai cũng có lúc này lúc kia, việc này việc khác.

Nhưng dự đám cười cũng chỉ một, hai ngày là cùng, có nhất thiết phải chậm thiết kế đến cả mười ngày như vậy không? Hơn nữa nếu là tôi, sớm biết mình phải đi dự đám cưới thì sẽ cố gắng hoàn thành công việc sớm hơn dự tính.

Chỉ khi công việc đã sắp xếp đâu vào đó rồi mới có thể yên tâm đi được.
Rất nhiều người mắc bệnh "cao su 1", nhưng họ lại dễ dàng bỏ qua cho chính mình.

Không những thế còn muốn người khác chấp nhận và cảm thông.
Có một độc giả đã nói chuyện với tôi trong sự nghẹn ngào, ấm ức thế này: Tuần trước sếp giao cho cô ấy chuẩn bị một phương án trù hoạch để đưa ra thảo luận ở cuộc họp ngày thứ Hai.

Cuối cùng, đến tối Chủ nhật, lúc đang làm dở cô đứng dậy đi rót nước, không may làm đổ nước vào máy tính, thế là cái máy tắt ngóm.

Lúc đó đã là hơn mười hai giờ đêm nên chẳng có cửa hàng sửa máy tính nào còn mở cửa nữa.

Trong nhà chỉ có một cái máy tính duy nhất, nên cuối cùng cô ấy chỉ còn cách viết tay bản phương án trù hoạch vào sổ.
Thời gian gấp gáp, lại thêm chuyện cái máy tính bị hỏng đã ảnh hưởng đến tâm lý của cô ấy, chốc lát không thể bình tĩnh lại được.

Kết quả sếp vô cùng thất vọng với bản phương án trù hoạch mà cô đã viết.


Không những thế trong cuộc họp, cô còn bị phê bình rằng trình độ còn không bằng mấy bạn sinh viên mới ra trường.

Nếu cứ thế này thì khỏi phải đi làm nữa.
Cô ấy nói với tôi: "Máy tính hỏng không phải do em cố ý, cả đêm em thức trắng để làm xong bản kế hoạch này, sếp không hiểu cho sự vất vả của em lại còn quở trách.

Em cũng chẳng phải dân IT nào biết tự sửa máy tính.

Lẽ nào em muốn nó hỏng à? Nếu khôn phải vì hiện tại khó xin được công việc như này thì em đã nghĩ là lâu rồi."

Nghe cô ấy than thở là vậy, nhưng tôi lại thấu hiểu tâm lý của sếp kia.

Đúng, máy tính hỏng là sự cố ngoài ý muốn, nhưng tôi để cho cô những một tuần để làm bản phương án ấy chứ không phải ngày một ngày hai.

Thử hỏi những ngày trước đó cô đã làm gì mà để nước đến chân mới nhảy như thế? Thà rằng bản phương án cô viết trong số kia xuất sắc vô cùng, nhưng cô xem, cô nộp cho tôi cả thứ chẳng đâu ra đâu ấy, vậy thôi xin lỗi, đáng trách thì phải trách nên làm lại thì phải làm lại.

Đây chính là cái giá của việc trì hoãn
Tôi có một người bạn, chỉ vì trì hoãn quá lâu mà đánh mất đơn hàng hơn sáu mươi triệu tệ để rồi phải hối hận suốt mười năm.

Tôi cảm thấy cái giá ấy quả thực rất xứng đáng, bởi vì từ sau khi để là mặt đơn hàng đó, chứng "cao su của cậu ấy dường như đã được trị triệt để.

Bất kể là việc gì, cậu ấy cũng đều cố gắng hoàn thành sớm nhất có thể.

Chính vì thế mà mấy năm trở lại đây, sự nghiệp của cậu ấy đã phất lên nhanh chóng, chẳng mấy chốc đã bù lại được đơn hàng hơn sáu mươi triệu tệ năm nào.
Có một bạn gái thường gửi tin nhắn cho tôi nói rằng, bản thân mắc chứng trì hoãn vô cùng nghiêm trọng.

Rất nhiều việc nếu không phải nước đến chân rồi thì cô ấy còn lâu mới nhảy.

Cô bạn hỏi tôi phải làm thế nào để khắc phục thói quen tệ hại đó.

IT là viết tắt của Information Technology, có nghĩa là công nghệ thông tin.

Những
người làm công việc IT thường được gọi là lập trình viên.
* Một tệ tương đương với khoảng ba nghìn năm trăm đông.

Nói trắng ra thì "nước đến chân mới nhảy" hay "cao su" là hiện tượng không thể chiến thắng bản thân mình.
Mỗi chúng ta ít nhiều đều có sự trì hoãn thời gian.

Ví dụ có những lúc bỗng nhiên ta chẳng muốn làm gì cả, hay có khi ta chỉ muốn buông thả bản thân.


Và tôi cũng là một trong số đó.

Con người, ai cũng sẽ có lúc lười biếng.

Mỗi lúc không muốn làm gì tôi sẽ tự hỏi bản thân mình: Mày có thể không làm việc này sao? Mày trì hoãn mấy ngày thì công việc sẽ nhẹ nhàng hơn sao?
Nếu câu trả lời là "không" thì tôi sẽ lập tức đứng dậy làm.

Sớm muộn gì cũng vậy, thế thì trì hoãn để làm gì? Quần áo thay ra, hôm nay không giặt thì mai cũng phải giặt; công việc hôm nay không làm thì mai cũng phải làm, trì hoãn thật sự chẳng có ý nghĩa gì cả! Hơn nữa, những việc sớm muộn gì cũng phải làm thì hãy làm thật sớm, xong xuôi rồi tinh thần sẽ thoải mái để đi làm việc khác.

Còn nếu cố ý "cao su" thì có vẻ như ngay lúc đó ta đang rất thoải mái, nhưng có thật sự là đang thoải mái hay không? Thật ra là không hề.

Vì trong những ngày bạn trì hoãn, lúc nào đầu óc cũng sẽ quần quanh ý nghĩ vẫn còn việc đang đợi mình hoàn thành.

Thế rồi làm gì cũng không yên, lúc nào cũng phải nghĩ xem khi nào mình sẽ bắt đầu làm nó, nhỡ không làm kịp thì sao.
Trên thực tế, việc trì hoãn cũng không hề thoải mái và dễ dàng chút nào.

Áp lực tâm lý "Khi nào mình sẽ bắt đầu làm đây?", "Ôi, mình vẫn còn việc phải làm.", "Lỡ mình làm không tốt thì sao nhỉ?" là nặng nề nhất, và tự phủ nhận chính mình là trạng thái tồi tệ nhất.

Hãy nhìn những người “nước đến chân mới nhảy" mà xem.

Mặc dù cứ trì hoàn hết ngày này sang ngày khác, nhưng thật ra trong lòng họ rất căm ghét và coi thường bản thân mình.

Trước khi đi ngủ lúc nào cũng nghĩ đến việc mình chưa hoàn thành đầu mục công việc đã đặt ra.

Họ sẽ vừa nghĩ "mình lại lãng phí thêm một ngày rồi, sao không thể tự kiểm soát bản thân như vậy cơ chứ, vừa tự an ủi bản thân rằng, “ngày mai nhất định sẽ không trì hoãn nữa."
Đến một lúc nào đó, khi ngày nào cũng hoàn thành hết công việc của ngày đó, bạn sẽ cảm thấy vô cùng trân quý bản thân, cảm thấy mình như vầng mặt trời nhỏ sống thật quy củ và không ngừng tiến bộ; lòng bạn sẽ tràn đầy hy vọng đối với cuộc sống này.

Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, cứ nghĩ tới việc khoảng cách chạm đến ước muốn của mình ngày càng gần, giấc mơ của bạn ngày hôm đó lại thật ngọt ngào và nhẹ nhõm.

1: Ý nói lề mề, hay trì hoãn thời gian.










Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui