6. Rồng sa bãi lầy, ôm gối than thở.
Tháng Giêng năm thứ 13 Kiến An, Tào Tháo tiêu diệt dư đảng của họ Viên. Từ Dịch Thủy đến Nghiệp Thành, sau khi thôn tính ba châu của Viên Thiệu là U, Thanh, Tinh, cộng với ba châu Cổn, Dự, Tư tự mình vốn có: trong số mười bốn đơn vị hành chính toàn quốc, Tào Tháo đã chiếm được bảy châu, nghiễm nhiên trở thành một tướng lĩnh quân sự hàng đầu bấy giờ. Theo đề nghị của Tuân Du, tổng tham mưu trưởng Tào Tháo cho đào ở Nghiệp Thành một cái hồ lớn gọi là hồ Huyền Vũ cho diễn tập thủy chiến ở đó, rõ ràng Tào Tháo đã có ý định Nam chinh bình phục Lưu Biểu ở Kinh Châu và Tôn Quyền ở Giang Nam.
Tôn Kiên, phụ thân của Tôn Quyền là một anh hùng xuất sắc phi thường trong đám quần hùng đời Hán mạt, được Viên Thuật tiến cử làm Thứ sử Dự Châu trong cuộc chiến tranh với Lưu Biểu, bị phục binh chết giữa trận, thuộc hạ phần lớn theo về với Viên Thuật. Con cả là Tôn Sách cũng kế thừa được thiên tài quân sự của phụ thân, sau khi trưởng thành đã nắm lấy số quân cũ, thóat ly tập đoàn Viên Thuật, vượt sông Trường Giang, về nam khai thác giang sơn mới, ông đã lần lượt bình định sự cát cứ của các sứ quân Giang Đông như Lưu Dao, Hứa Cống, Vương Lãng, khống chế các quận Đan Dương, Ngô Quận, Cối Kê, Lô Giang, Dự Chương, thâu tóm một vùng địa bàn rộng lớn ở Dương Châu, đang lúc ổn định nội bộ, chuẩn bị phát triển ra bên ngoài, lại bị chết bởi sự ám hại của thích khách. Người em trai là Tôn Quyền mới có gần mười tám tuổi chịu mệnh lúc nguy hiểm gánh vác công việc điều hành trong vùng.
Tôn Quyền không có tài hoa quân sự như cha anh song về chính trị lại là người có tài. Ông được sự giúp đỡ của Trương Chiêu, Trương Tú, đã mau chóng ổn định được nội bộ. Là người biết chiêu hiền đãi sĩ, trải qua năm, sáu năm ngắn ngủi, ông đã tạo ra một tình thế mới, “tướng sĩ như rừng”. Không lâu, Lỗ Túc một nhà chính trị lớn của Giang Đông đã tiến cử Chu Du là người nổi tiếng đương thời. Lỗ Túc đề nghị Tôn Quyền củng cố Giang Đông, đoạt lấy Kinh Châu, thực hiện kế hoạch xưng bá chia ba thiên hạ, rất được Tôn Quyền vừa ý, xem ông ta là đại thần tham mưu chủ yếu bên cạnh mình. Người anh trai của Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn cũng vào thời kỳ này, được Lỗ Túc giới thiệu với Tôn Quyền trở thành một người tài giỏi trẻ tuổi trong bộ tham mưu.
Phía tây Giang Đông là nửa phía nam của Kinh Châu, nếu đi về phía tây nữa, là Ích Châu một vùng đất núi rừng tươi đẹp. Địa bàn Ích Châu rất rộng, đất đai phì nhiêu, sản vật phong phú, song ở dưới sự cai trị của cha con Lưu Yên và Lưu Chương, chính trị, kinh tế, xã hội đều rối loạn. Lưu Yên là tôn thất nhà Hán vốn là người Giang Hạ, trong cục diện hỗn loạn cuối đời Ninh đế được bổ nhiệm làm Ích Châu mục, có đại quyền về chính trị và quân sự. Song Lưu Yên chưa vỗ về được trăm họ Ích Châu, lại câu kết với những nhà quyền quí lúc ấy xây dựng đặc quyền, bóc lột trăm họ. Bởi ngăn ngừa phản loạn, ông đặc biệt tổ chức dân di cư ở Ích Châu thành quận Đông Châu, tiến hành khủng bố trấn áp. Sau khi con ông là Lưu Chương kế vị, tình hình ở đấy càng thêm nghiêm trọng, trong “Tam quốc chí” Bùi Tùng Chi khi chú giải có chép: “Lưu Chương tính nhu nhược, không có uy vũ, cơ mưu, ông ta dung túng bọn cường hào, quan viên, khinh rẻ trăm họ, khiến tình hình Ích Châu mất ổn định nghiêm trọng”.
Phía bắc Ích Châu là vùng lòng chảo Hán Trung do Trương Lỗ, thủ lĩnh quân đạo giáo thi hành chế độ thống trị quân sự. Nhưng Trương Lỗ là người giảng đạo nghĩa, giàu trách nhiệm, nên xem ra sự đoàn kết của quân dân Hán Trung tương đối ổn định.
Phía đông bắc Hán Trung là khu Tư lệ quân, sau khi Hán Hiến đế chạy ra Lạc Dương, khu Tư lệ rơi vào cục diện cát cứ của quân đội. Phía tây bắc Hán Trung là vùng Lương Châu và Ung Châu, do Mã Đằng và Hàn Toại cùng tiến hành chiếm lĩnh bằng quân sự, song vùng này đại đa số là những bộ lạc thiểu số, bởi vậy vẫn không nhận được sự chú ý của đám quần hùng cuối đời Hán.
Lúc này Lưu Bị là kẻ anh hùng duy nhất không có địa bàn, tuy được Lưu Biểu che chở song cũng bị cựu thần và tướng lĩnh Kinh Châu nghi kị, thành ra dưới chính quyền Kinh Châu chỉ là một đội trưởng quân cận vệ chẳng có quyền lực gì.
Trong “Tam quốc chí” Bùi Tùng Chi có chép: “Lưu Bị có một lần tham gia yến tiệc của Lưu Biểu, giữa chừng khi ra nhà sau, phát hiện bắp đùi của mình nằng nặng, lấy làm lo lắng, lệ rơi lã chã, trở về chỗ ngồi Lưu Bị vẫn sầu não, Lưu Biểu kinh ngạc hỏi có chuyện gì, Lưu Bị đáp rằng: “Tôi đã nhiều năm Nam chinh Bắc chiến, thân không rời yên ngựa, bắp chân rắn chắc, nay một thời gian dài không ngồi trên yên ngựa, chân cẳng xem chừng chậm chạp. Chợt nghĩ thời gian qua rất nhanh, bất giác đã sắp lên lão, song vẫn chưa được việc gì, cho nên không khỏi bi thương vậy”.”
Lưu Bị chợt nhìn lại con đường quan lộ đầy gập ghềnh của mình: Xét về phương diện cá nhân, có tiếng tăm với toàn quốc gây ấn tượng rõ rệt, xét về phương diện vũ trang, đã có được các dũng tướng nức tiếng thiên hạ như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, xét về phương diện văn phòng cùng đã có những danh sĩ như Tôn Càn, Giản Ung, My Trúc; lại có lần từng nắm quyền ở Từ Châu và Dự Châu, song cuốicùng vẫn không có cách gì giữ được, lại còn lưu ly thất tán, đến nỗi phải nhờ người khác che chở.
Được bạn bè giới thiệu, Lưu Bị biết được “Thủy kính tiên sinh” Tư Mã Huy, ông ta tựa hồ chết đuối vớ được cọc, nài nỉ với Tư Mã Huy, xin chẩn đóan cho bước đường sự nghiệp của mình thực triệt để. Tư Mã Huy thấy sự chân thành ấy, trực tiếp nói rõ với ông ta, bọn Tôn Càn cố nhiên đã rất cố gắng song xét cho cùng bọn nho sinh tầm thường, chẳng hiểu biết cho lắm. Kẻ thức thời phải hiểu biết thiên hạ đại sự; hơn nữa phải là kẻ tuấn kiệt chân tài thực học, cũng là nói khuyết điểm lớn nhất của Lưu Bị là thiếu nhân tài qui hoạch chiến lược. Tư Mã Huy lại còn tiến cử với Lưu Bị hai người ở Kinh Châu, tuy trẻ tuổi mà rất nổi tiếng, đó là Ngọa Long tiên sinh Gia Cát Lượng và Phượng Sồ tiên sinh Bàng Thống.
7. Tam cố thảo lư, Long Trung hiến sách.
Song để Lưu Bị có quyết tâm dứt khóat, tìm kiếm hiền tài trị quốc lại là Từ Thứ (Từ Nguyên Trực) bạn thân của Gia Cát Lượng.
Từ Thứ có tên là Đan Phúc, lúc trẻ thích múa kiếm, nhất tâm ốn làm hiệp khách. Sau tuổi thành niên vì nghĩa mà giúp người làng báo thù, giết kẻ ác bá trong làng nên phải chạy trốn đến nơi khác, đổi tên là Từ Thứ. Từ đấy bỏ võ theo văn, nghĩa lý tinh thục. Tuổi trung niên, lánh thân ở vùng Kinh Tương, với Gia Cát Lượng kết làm bạn vong niên.
Từ Thứ vốn không ưa Lưu Biểu, thường phê bình ông ta là nhu nhược không quyết đóan, thích cầm hư danh, kẻ tài giỏi không được dùng đến, kẻ xấu xa không bị bỏ đi. Bởi vậy yên phận bần cùng, cũng không ốn nhận chức vụ trong phủ Lưu Biểu. Sau khi Lưu Bị đến Tân Dã, Từ Thứ rất ốn đếm thăm kẻ anh hùng đã dám tham dự việc mưu sát Tào Tháo, bèn chủ động tìm gặp. Lưu Bị với ông ta đàm luận rất thích thú, bèn lưu ông ta làm tân khách dưới trướng, làm cố vấn và quy hoạch.
Sau khi hiểu rõ tình thế của Lưu Bị, Từ Thứ nói với Lưu Bị: “Tôi có một người bạn thân tên là Gia Cát Lượng vẫn được gọi là Ngọa Long, có tài năng cao hơn tôi nhiều, tướng quân hãy nên tìm đến ông ấy”.
Đó là lần thứ hai Lưu Bị bị nghe đến đại danh Gia Cát Lượng tự nhiên rất đỗi cao hứng bảo rằng: “Vậy phiền tiên sinh giúp tôi mời ông ấy lại đây!”.
Từ Thứ lại bảo: “Người này tính đạm bạc, trừ phi tướng quân đích thân đến mời, ông ấy không chủ động đến xin việc, tướng quân khá nên uốn mình thân chinh tận nơi thăm hỏi”.
Lưu Bị cần hiền tài như đang khát nước, sau khi hỏi kĩ Từ Thứ, biết rõ Gia Cát Lượng chính là người tài mình đang cần, bởi vậy đặc biệt quý trọng, tự mình dẫn hai viên đại tướng Quan Vũ và Trương Phi, đầu đội mưa tuyết lạnh giá mùa đông, tìm đến ngôi lều cỏ của Gia Cát Lượng ở Long Trung hỏi thăm.
Bởi ốn thăm dò thành ý của Lưu Bị, Gia Cát Lượng cố ý tránh mặt liên tục hai lần không ở nhà. Nghe nói khi Lưu Bị đến lần thứ hai đã gặp Hoàng Thừa Ngạn là nhạc phụ của Gia Cát Lượng, nghĩ rằng Hoàng tiên sinh cũng muốn tự mình giám định ông chủ tương lai của con rể, để có ý kiến tham gia với Gia Cát Lượng. Song, Lưu Bị thực là người nhẫn nại, ông ta ba lần đội mưa tuyết, vì hành động Long Trung, Gia Cát Lượng rất đỗi cảm động, đã ở nhà tiếp đón, đấy là một giai thoại thiên cổ phi thường nổi tiếng trong dã sử dân gian, vẫn gọi là “Tam cố thảo lư cầu Khổng Minh”. Sau này trong “Xuất Sư Biểu” Gia Cát Lượng có viết: “Tiên đế không coi thần là kẻ thấp hèn đem lòng chiếu cố, đã ba lần đến tận ngôi lều cỏ của thần” có thể tin được rằng câu chuyện Tam cố thảo lư là một sự thực lịch sử.
Đối với một kẻ hậu sinh kém ông ta hai mươi tuổi, Lưu Bị vẫn rất đỗi thành thực đề xuất vấn đề rất khó khăn, mà mình đang quan tâm:
“Triều đình nhà Hán đang khuynh bại, gia thần chiếm cứ ngôi cao nắm quyền, hoàng thượng phải chìm đắm, tình thế rất đỗi nguy cấp. Bởi vậy, tôi không tự lượng sức cũng không biết mình thanh danh chưa đủ, nỗ lực quên mình, bởi ốn nêu cao đại nghĩa với thiên hạ. Phải nỗi không may tự mình hiểu biết nông cạn, đến nay vẫn không thành được một việc. Tuy vấp ngã liên miên, tôi vẫn ốn đem hết sức lực để hoàn thành tâm nguyện, hi vọng tiên sinh chỉ bảo cho tôi một đôi điều...”.
“Tam quốc chí” có chép: “Gia Cát Lượng đã đáp lại Lưu Bị bằng tấm chân tình”.
Từ loạn Đổng Trác đến nay, hào kiệt trong thiên hạ cùng nổi dậy, cát cứ châu quận làm đất của mình không kể xiết. Tào Tháo so với Viên Thiệu, thanh danh không bằng, binh lực lại rất chênh lệch, song cuối cùng Tào Tháo vẫn đánh được Viên Thiệu, lấy yếu thắng mạnh, không chỉ cần nắm được thời cơ, mà việc qui hoạch thực rất cần thiết với thời gian dài.
Nay Tào Tháo đã có trăm vạn hùng binh, hơn nữa lại uy hiếp thiên tử để sai khiến chư hầu. Bởi vậy chẳng thể lấy cứng chọi cứng. Tôn Quyền ỏ phía đông nam, chiếm cứ Giang Đông đã trải ba đời, chính quyền tương đối ổn định, địa thế có Trường Giang hiểm trở làm chỗ dựa, đời sống nhân dân sung túc, lương thực nuôi quân đầy đủ, có rất nhiều nhân tài lỗi lạc dưới trướng. Xem thế lực như vậy, hãy nên kết giao làm bằng hữu, chẳng nên gây thành việc thù óan.
Kinh Châu phía Bắc Hán Giang và Mậu Thủy hiểm trở, phía nam có nguồn của cải dồi dào của Nam Hải, đông liền Ngô quốc, tây thông Ba Thục, là đất binh gia ốn tranh chiếm bằng được. Xem tình thế trước mắt, chủ nhân của Kinh Châu hiện nay chẳng đủ sức giữ lấy địa bàn này, đấy chẳng phải là trời cao có ý cho tướng quân đấy ư? Song chủ yếu vẫn là vấn đề ý nguyện riêng của tướng quân.
Ích Châu ở phía tây, địa thế hiểm yếu, bình nguyên phì nhiêu nghìn dặm thực là xứ sở trong mơ. Hán Cao tổ ngày xưa đã kiến lập cơ nghiệp ở đấy tiến ra thống nhất thiên hạ. Lưu Chương làm Ích Châu mục hiện nay là kẻ hồ đồ nhu nhược, vẫn thường bị Trương Lỗ ở phía bắc uy hiếp. Tuy người dân cần cù thật thà, sản vật phong phú, song người lãnh đạo lại không biết quý những điều kiện thuận lợi ấy.
Bởi thê không khí trong nước thực bất an, kẻ thức thời mong mỏi có được minh chủ đến điều hành.
Tướng quân là hoàng tộc nhà Hán, là hậu duệ của Vương đế, có tín nghĩa với bốn biển, thu được nhân tâm anh hùng các nơi. Nay lại có lòng tiếp thu ý kiến của người khác, cầu tài như khát, biểu thị đầy đủ tấm lòng thành thực trung hưng. Bởi thế hãy nên làm theo đề nghị của tôi, trước hãy chiếm lấy hai châu Kinh, Ích dựa vào thế hiểm trở mà cố thủ, tây hòa với Nhung Địch, nam vỗ về Di Việt, về ngoại giao cần xây dựng đồng minh với Tôn Quyền, về nội chính cần điều hành sáng suốt, bồi dưỡng quốc lực, nhẫn nại đợi thời cơ tốt nhất sẽ hành động.
Một khi đại thế thiên hạ có biến, sẽ phái một viên thượng tướng dẫn binh mã Kinh Châu lên phía bắc trực tiếp đánh chiếm Lạc Dương, còn tướng quân hãy tự mình dẫn đạo quân Ích Châu, theo hướng Tần Xuyên tiên ra thì sợ gì trăm họ không mang giỏ cơm bầu nước ra nghênh tiếp tướng quân. Nếu như cứ theo kế hoạch này mà làm, vậy thì việc xưng bá của tướng quân sẽ thành công, nhà Hán nhất định sẽ trung hưng được.
8. Xác định cụ thể qui hoạch đi từ nhỏ đến lớn.
Cuộc đối thoại này đương nhiên có chỉnh lý thêm bớt của người đời sau, song có thể tin được rằng vào lúc ấy, quân thần vừa mới gặp mặt, cuộc thảo luận nhất định sẽ kéo dài và tế nhị, trao đổi ý kiến giữa hai bên rất đỗi triệt để. Cuộc đàm thoại này hiển nhiên là được tiến hành rất bí mật, đương nhiên chẳng thể ghi chép đúng với sự thực, Lưu Bị nếu không tạm nương náu ở Kinh Châu, dám đoạt lấy cơ nghiệp từ tay người khác, chẳng những xét về tình về lý có chỗ không thông, hơn nữa lại còn nguy hiểm.
Long Trung Sách có thể nói là một giấc mơ giữa ban ngày, là một qui hoạch phát triển lâu dài đi từ nhỏ đến lớn. Qua cuộc nói chuyện ban đầu xem xét về việc này, chúng ta có thể nhìn thấy. Sau này trong Xuất Sư Biểu, Gia Cát Lượng ví mình “Lo giữ toàn tính mệnh ở đời loạn chẳng cầu nổi danh với chư hầu”, thực ra là người dồi dào nhiệt huyết, ông ta đã thu thập tình hình và phân tích đại thế trong thiên hạ một cách hoàn chỉnh và sáng suốt. Và sau này trở thành đầu não qui hoạch chu tường hợp lý, đề xuất được kế hoạch đi từ nhỏ đến lớn rất cụ thể, trách chi Lưu Bị đã rất mừng rỡ như cá gặp nước vậy.
Tuy Gia Cát Lượng là người theo phái “Thanh lưu” tận trung với hoàng tộc nhà Hán song về quy hoạch lại rất thực tiễn, ông ta chủ trương không lấy cứng chọi cứng với Tào Tháo, mà cần phải liên minh lực lượng với Tôn Quyền ở Giang Đông, đấy là tinh thần căn bản của chiến lược lớn “liên Ngô chế Tào”.
Nói đến xây dựng cơ nghiệp, Gia Cát Lượng dựa vào lý tính hoàn toàn, ông ta thậm chí rất thực tiễn, nhiều năm ỏ Kinh Tương, lại gặp gỡ với nhiều bậc danh sĩ, Gia Cát Lượng đối với nội tình của chính quyền của Lưu Biểu đã hiểu rất thấu đáo. Ví như Bàng Đức Công, Tư Mã Huy không ốn ra làm việc, chính quyền của Lưu Biểu có nền tảng rất yếu, phái thân Tào và phái phản Tào chèn ép nhau. Lưu Biểu do dự không quyết, đấy là điều đại kỵ của một người lãnh đạo, một chính phủ như vậy sớm ộn sẽ bị sụp đổ; khi Lưu Biểu lâm bệnh nặng, phái thân Tào như Khóai Việt, Hàn Tung nắm quyền điều hành chính trị và ngoại giao, lại được sự ủng hộ của thủy quân như Sái Mạo, Trương Doãn, chẳng qua lục quân đứng riêng ra phản Tào, Hoàng Tổ trấn thủ Hạ Khẩu là chiến hữu rất có tín nhiệm với Lưu Biểu, lại cũng là một đại tướng của phái phản Tào. Lưu Bị vẫn nổi danh anh hùng lại là kẻ đối địch với Tào Tháo, nếu như Lưu Biểu có ý thức khác, Lưu Bị thu được phái phản Tào, trấn áp được lực lượng thân Tào, cũng chẳng phải không có khả năng, Gia Cát Lượng đã lưu ý Lưu Bị lợi dụng khéo léo cơ hội ấy.
Đối với chính quyền Ích Châu cách xa mấy nghìn dặm, những điều Gia Cát Lượng nắm được đã khiến người ta rất đỗi kinh ngạc. Là một người trẻ tuổi, có thể hiểu thấu đại thế thiên hạ đến như vậy, Gia Cát Lượng thực đã có chuẩn bị trước. Tư Mã Huy gọi ông ta là kẻ thức thời tuấn kiệt chính là nói về tài năng ở phương diện này của Gia Cát Lượng.
Ở đoạn cuối cùng lập trường phái Thanh lưu của Gia Cát Lượng là kiên định và sáng tỏ. Điều này cho thấy một nguyên nhân chủ yếu là ông ta rất có cảm tình vói Lưu Bị. Song, lập trường của Lưu Bị phản kháng Tào Tháo ít nhiều thể hiện cảm tính, cơ hồ là ảnh hưởng của việc dược Hán Hiến đế triệu kiến và sự kiến Đổng Thừa năm ấy. Song quan điểm của Gia Cát Lượng chỉ thuần lý tính, việc phục hưng nhà Hán là hình thái ý thức của phái Thanh lưu, nếu xét về tính thế đương thời và địa vị của Hán Hiến đế mà nói, đoạn cuối của Long Trung Sách là không sát thực tế. Gia Cát Lượng cuối cùng bị hãm vào bối cảnh “Cúc cung tận tụy vì nước quên thân”, chính là bị ý thức đó trói buộc cho đến chết xong sự tiến triển về sự nghiệp của Lưu Bị sau này cơ hồ là chiếu theo bản vẽ qui hoạch này. “Long Trung Sách” xác định thế chia ba thiên hạ, liên Ngô chế Tào là chiến lược lớn, cũng chính thực Gia Cát Lượng tuy còn ít tuổi song đích xác là một thiên tài qui hoạch đường dài kim cổ chưa từng có.
Chủ trương của Long Trung Sách thực ra không phái là sáng tạo riêng của Gia Cát Lượng; Lưu Bị nhiều năm bôn ba ở bắc phương, đối với sự thấu hiểu Kinh Tương Ích Châu, nghe được phân tích như vậy có thể lấy làm kinh ngạc. Song đối với sách lược gia ở Kinh Tương, Giang Đông đối với tình thế khách quan đều có nhìn nhận như thế. Lỗ Túc khi mới gặp Tôn Quyền đã từng đề xuất: “Dựng đỉnh ở Giang Đông, chiếm cứ Kinh Châu tiến lên tranh bá với thiên hạ” (Tam quốc chí - chuyện Lỗ Túc). Đại tướng Cam Ninh dưới trướng của Hoàng Tổ khi theo về với Tôn Quyền, cũng đã công khai biểu thị. cha con Lưu Biểu sẽ không giữ được cơ nghiệp, bởi vậy Tào Tháo sẽ đoạt lấy Kinh Châu, tiến sang phía tây mà thu lấy Ba Thục, về phía Tào Tháo, Trình Dục là một tướng lĩnh có tầm nhìn xa và giỏi mưu lược, trong đêm trước đại chiến Xích Bích nổ ra đã phân tích Tôn Quyền sẽ liên hợp với Lưu Bị để đối kháng với sự phát triển của Tào Tháo, đấy là sự tương đồng về sở kiến của khách anh hùng. Riêng trong Long Trung Sách của Gia Cát Lượng sự phân tích thấu triệt, sách lược đề ra rất hoàn chỉnh mà cụ thể, thể hiện rõ đầu óc của Gia Cát Lượng, trí tuệ của một cao nhân, đấy chẳng phải là ông ta có năng lực thần cơ diệu tóan của kẻ dự đóan tiên tri như người ta vẫn tô vẽ.
Lời bình của Trần Văn Đức
Bất luận ở thời đại nào, tin tức được sưu tầm chính xác, phân tích chỉnh lý có hệ thống, phán đóan đưa ra quyết sách hữu hiệu, cơ hồ là điều kiện khởi đầu ắt phải có đủ của một nhà sách lược ưu tú. Tư Mã Huy cho rằng kẻ thức thời là tuấn kiệt, ý nói đến điều kiện này.
Xung quanh mỗi cá nhân, xem ra tin tức có thu lấy bao nhiêu cũng không hết, cũng có không ít người thường dùng “sự thực thắng hùng biện” để biểu thị cái mà mình nắm được hoặc nhìn ra mới là sự thực, còn người khác thì không đúng, cho nên chỉ có lập trường của mình mới là có giá trị. Thực ra như vậy chỉ là luận thuyết chỉ biết mình mà thôi.
Vấn đề đầu tiên ở đây là những người này lẫn lộn giữa sự thực và chân thực, sự thực không phải là chân thực, song sự thực là yếu tố cần thiết để suy nghĩ tìm ra chân thực, trong quá trình đó, sự thực rất có giá trị; chưa có sự thực làm tiền đề cho suy nghĩ, chỉ thu được những thiên kiến độc đóan mà không có được chân thực.
“Vấn đề sự thực” là một cách xem xét của mỗi cá nhân trước các sự kiện của thế giới, quan điểm của mỗi cá nhân không giống nhau, sự thực cũng nhìn nhận không giống nhau. Sự thực không phải là cái mơ hồ, nó là điều kiện để suy luận, người thiếu khả năng suy luận, sự thực mà họ nắm được, chưa có giá trị gì. Trước mắt có không ít ý kiến của học giả, khiến chúng ta rất khó vận dụng. Thực ra những suy nghĩ trừu tượng về hệ lý luận của họ, về căn bản không đem đến cho chúng ta sự phân tích, chỉnh lý và phán đóan đúng đắn về vấn đề sự thực.
Cũng có không ít học giả nhận rằng họ là những chính trị gia và nhà kinh doanh đã hơn ba mươi năm, thực tế thu thập được không nhiều, họ đưa ra những phán đóan không mấy chính xác, thực ra vấn đề không phải nhiều ít nắm thực tế, mà từ những tin tức đã nắm được, phát hiện được “sự thực’' có thể dùng được. Những nhà chính trị và kinh doanh nổi tiếng trong quá khứ, có một quá trình từng trải và trường thành, có suy tư và hệ lý luận đúng đắn, bởi vậy từ những tin tức nhiều mặt, với quan điểm vận dụng của riêng mình, nêu ra được sự thực khả dĩ. Những chính trị gia và nhà kinh doanh hiện đại, phần lớn được đào tạo qua trường lớp và họ có thể lợi dụng công cụ khoa học để phát hiện sự thực song lại không có biện pháp hữu hiệu để vận dụng sự thực.
Nói cho cùng, có không ít người nhận mình là “chuyên gia”coi sự thực mà mình nhìn nhận là chân thực, để đạt đến mục đích, không vận dụng sự thực để tìm chân thực, mà chỉ cố thủ ở lập trường, “sự thực” của mình, để phủ định “sự thực” của người khác; có thể nói như vậy đã xa rời thế giới thực tiễn, dẫn đến hình thái ý thức rất thiên kiến và độc đóan.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...