Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện


LỜI GIÁO ĐẦU
Dòng trong dòng đục
Tây An loạn lạc không nhà
Sói hùm lắm trốn gần xa bạo tàn
Trung châu lạc bước lang thang
Chiếc thân giạt đến Kinh Man chẳng ngờ
Bà con như thể lặng tờ
Bạn bè như chửa bao giờ biết nhau
Ra đường nào biết về đâu
Quạ kêu xương trắng dãi dầu bình nguyên
Có người thiếu phụ đói mèm
Đem con đặt giữa cỏ mềm quay đi
Tai nghe trẻ khóc tỉ ti
Cũng đành gạt lệ mà đi cho rồi

Thân ta như cánh bèo trôi
Lấy chi an ủi kiếp người lao đao
Quất roi, cho ngựa phóng ào
Cho quên những tiếng rào rào bi ai
Bá Lăng dừng mé thành ngoài
Ngỏanh đầu nhìn lại xa vời Tràng An.
Với người gặp bước gian nan
Muốn quên chẳng được lại tràn thương tâm
Thơ Vương Sán
Gia Cát Lượng sinh năm thứ 4 Hán Ninh Đế Quang Hòa đời Đông Hán (năm 181 sau Công Nguyên), ba năm sau, Ninh Đế cải niên hiệu làm Trung Bình nguyên niên. Song cũng ở năm đó, đã nổ ra một cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân làm lung lay cả cơ đồ nhà Đông Hán. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Lưu Bị là người bán dép cỏ, gặp được Quan Vũ và Trương Phi ở Trác Quận, sau kết nghĩa ba anh em ở Vườn đào, triển khai việc sáng nghiệp lớn lao rất được lòng người.
1. Vương triều tan lở
Từ Quang Vũ đế nhà Đông Hán thay Vương Mãng lên ngôi vua đến Hán Hiến đế nhường ngôi cho Tào Phi, cả thảy là một trăm năm mươi năm, sử gọi đó là vương triều Hậu Hán. Thống kê lại có mười bốn vị hoàng đế, bình quân mỗi vị ở ngôi hơn mười năm một chút, vương triều này các hoàng đế ở ngôi tương đối ngắn, bởi hoàng đế sớm mất thái tử tức vị tuổi còn nhỏ, hoàng hậu lên làm thái hậu mà tuổi vẫn còn trẻ, có ảnh hưởng rất lớn với chính trị, phụ thân, huynh đệ của thái hậu đều nhân cơ hội ấy mà nhảy lên làm đại quan, thế lực lớn, đấy là ngoại thích can dự vào chánh sự. Ngoại thích nhà Đông Hán, phần lớn là những nhà thế tộc ở Nam Dương, nối nhau đời đời, rất có thế lực, khiến ngoại thích trở thành những đại biểu đặc quyền hàng đầu trong triều đình.
Hoàng đế đời thứ ba nhà Đông Hán là Chương Đế vốn bị mất sớm, khi Hòa Đế lên ngôi thay cho vua vẫn còn ít tuổi, Đậu thái hậu nắm mọi quyền bính, người anh là đại tướng quân Đậu Hiến nắm đại quyền quân chánh. Họ Đậu đều ai nấy nắm những vị trí trọng yếu. Tiếp đến An Đế lên ngôi khi mười ba tuổi, người anh của Đặng thái hậu là Đặng Chất, cơ hồ độc quyền thao túng triều đình. Sau khi An Đế mất, người anh của Diêm thái hậu là Diêm Hiển cũng lập tức trở thành ông vua thứ hai. Song, đáng kể phải nói đến Lương Ký vốn xưng là “Bạt Hỗ tướng quân”, ông là anh Lương hoàng hậu Thuận Đế, sau khi Thuận Đế mất, ông ấy nắm triều chính suốt hai mươi năm. Lương Ký dung mạo xấu xí, hiếu sắc và lộng hành, lại rất tinh khôn, vợ là Tôn Thọ thì rất diễm lệ mà tham lam, họ Lương hoành hành trong triều đình, bách quan đều nể sợ. Vôn trước đó Lương Ký đã ủng hộ việc lập Sung Đế mới hai tuổi lên ngôi vua, sau đó Sung Đế chết không biết nguyên nhân vì sao, ngôi báu lại chuyển đến Chất Đế mới tám tuổi.
Sử sách ghi rằng: “Chất Đế ít tuổi mà thông minh” sớm có khí chất, ông bất mãn với sự chuyên quyền và hung bạo của Lương Ký, Bạt Hỗ tướng quân bất hòa với Chất Đế. Lương Ký vẫn ngoan cố như cũ, ngầm cho người đầu độc sát hại Chất Đế, lập Hoàng Đế mới mười lăm tuổi lên ngôi, Lương Ký vẫn nắm đại quyền thao túng triều đình.

Thời Hoàng Đế, họ Lương chẳng những chiếm lấy các chức quan cao và bổng lộc của triều đình, người nhà Lương Ký cũng lợi dụng hoành hành hung bạo. Bất luận trong triều ngoài nội, nếu có ai nói năng đụng chạm đến họ Lương đều gặp phải cảnh tan nhà nát cửa. Cho nên muốn làm quan ở triều, đều phải hối lộ họ Lương, xây dựng quan hệ thầy trò. Các quan chức địa phương muốn triều cống lễ vật lên thiên tử cũng phải qua tay Lương Ký, nghiễm nhiên đã thành “Thái thượng hoàng”. Tôn Thọ, người vợ xinh đẹp của họ Lương, quần áo trang sức đều mô phỏng nghi thức của công chúa, tỏ ra công nhiên lộng hành. Một cửa Lương Ký thụ phong liệt hầu bảy người, ba người làm bà hoàng, sáu người làm quý nhân, hai người làm đại tướng, khiến cho quyền thế ngoại thích tại triều đình được đề cao đến mức chưa từng thấy.
Nói về sự can dự triều chánh của ngoại thích, duy nhất khả dĩ ăn chia với họ là bọn hoạn quan. Hoàng đế nhỏ tuổi mới lên ngôi, tất cả mọi việc lớn đều ở mẫu hậu, ngoại thích nhân đó mà nắm đại quyền. Song sau khi hoàng đê dần dần lớn lên, những ngoại thích nắm quyền ấy nảy sinh những mâu thuẫn trực tiếp vối hoàng đế. Bởi muốn đoạt quyền không chỉ dựa vào một người mà ngoại thích lại là số đông, hoàng đế tự nhiên phải nỗ lực kết hợp các lực lượng trong cung, những người ấy vẫn ở bên hoàng đế lâu ngàv, để giúp ông ta tiến hành kế hoạch đoạt quyền thường là những hoạn quan.
Hoạn quan vốn là những người đàn ông ở trong cung đình phục vụ hoàng đế và hậu phi, bởi ở hậu cung ngoài hoàng đế ra, cái thế giới ấy chẳng thể có người đàn ông khác, cho nên những hoạn quan này ắt phải cắt sinh thực khí nam tính trở thành người trung tính gọi là “khứ thế”.
Nói chung chịu “khứ thế” để làm hoạn quan phần đông là con cái những người lao khổ. Song để có thể vào cung, ắt phải mi thanh mục tú diện mạo ưa nhìn. Ngoại diện của họ phần lớn khiến hoàng đế có thiện cảm, mà thành ra gần gũi, lại thêm họ xuất thân ti tiện không dám vượt mặt quyền uy của hoàng đế bởi vậy rất dễ được hoàng đế tín nhiệm.
Do hoàng đế thường ngày truyền lệnh hoặc thảo văn thư, đều nhờ hoạn quan, khiến hoạn quan có cơ hội thâm nhập vào công việc chính trị. Họ đa phần thuận theo hoàng đế trẻ tuổi, cũng đau đớn với việc ngoại thích chuyên quyền hung bạo. Với lập trường như vậy, họ tự nhiên kết hợp với quan lại cấp dưới bị ngoại thích bài xích, đại biểu cho tầng lớp sĩ tộc được hình thành dần dần trong triều, cùng ủng hộ hoàng đế trẻ tuổi đấu tranh đoạt quyền của ngoại thích.
2. Ngoại thích, hoạn quan, luân phiên đoạt quyền chém giết lẫn nhau
Cuộc đấu tranh lần thứ nhất vào năm thứ 4 Vĩnh Nguyên đời Hòa Đế, ngoại thích có thanh thế hiển hách, hơn nữa trong cuộc chinh phạt Hung Nô lập được công lớn, đó là đại tướng quân Đậu Hiến. Hòa Đế kết hợp với hoạn quan Trịnh Chúng, lấy quân cấm vệ phát động chánh biến cung đình, bao vây phủ đại tướng, Đậu Hiến bị bức phải tự sát, tất cả họ Đậu đều bị bãi truất. Trịnh Chúng được thăng chức quan cao là Đại trường thu, bắt đầu thời kỳ hoạn quan trực tiếp can dự việc triều chính. Sách “Hậu Hán thư” chép rằng: “Hoạn quan rất được trọng dụng bắt đầu từ Trịnh Chúng”.
Lần thứ hai, phát sinh ở thời kỳ An Đế, lợi dụng cơ hội Trịnh thái hậu từ trần, nhũ mẫu Vương Thánh của An Đế, liên hợp với hoạn quan Lý Nhuận, Giang Kinh phát động võ trang làm chánh biến, tiêu diệt đại tướng quân Đặng Chất và cả họ.
Bốn năm sau An Đế từ trần, Diêm hoàng hậu kết hợp với người anh Diêm Hiển, lập Bắc hương hầu làm hoàng đế, bắt giết cả các hoạn quan. Đây cũng là bắt đầu sự phản kích mãnh liệt, uy hiếp lại các hoạn quan vốn có một lực lượng không nhỏ bên cạnh hoàng đế. Sau đó mấy năm Bắc hương hầu lại từ trần, Tôn Trình đứng đầu tập đoàn hoạn quan, phối hợp với tầng lớp quan lại thấp lập ra Thuận Đế lúc ấy mười một tuổi, dùng cấm vệ quân phản kích, giết Diêm Hiển cùng gia tộc, mười chín vị lãnh tụ hoạn quan có công làm chánh biến, đều được phong quan tước cao.
Năm thứ 4 Dương Gia đời Thuận Đế (là năm 135 sau Công Nguyên), ban bố quy định tước vị của hoạn quan có thể được truyền tử cho con nuôi cũng được hưởng thừa kế gia sản. Kể như Tào Tháo nổi trội ở đầu thời Tam Quốc, phụ thân là Tào Tung vốn là dưỡng tử của hoạn quan Tào Đằng.
Ngoại thích và hoạn quan luân phiên nhau tranh giành quyền bính, khiến không ngừng xảy ra tranh đoạt, chém giết, chánh biến đổ máu, song hai thực lực này qua đó cũng trưởng thành hơn. Đặc biệt là phái hoạn quan càng phong quan tiến tước chủ trì triều chính, tranh đoạt với người khác, trở thành một tầng lớp gồm Sĩ đại phu và các quan lại cấp thấp.
Thời Thuận Đế đương triều lực lượng của hoạn quan đã bành trướng rất lớn, cho đến năm thứ ba Hán An, Thuận Đế từ trần sau khi ở ngôi được mười chín năm. Sung Đế lên ngôi mới hai tuổi, được Lương thái hậu và người anh là Lương Ký lập ra, lại xảy ra thanh trừng các hoạn quan nắm thực quyền, khiến thế lực ngoại thích nắm quyền lại trở thành rất mạnh.
Không lâu, Sung Đế từ trần, Chất Đế mới tám tuổi lại được đặt lên ngôi; Chất Đế trưởng thành lên, tuy tuổi trẻ nhưng rất quan tâm đến việc triều chính, có ý định tập hợp các hoạn quan bên cạnh đợi thời mà hành động.
Quan hệ vua tôi trong triều trở nên căng thẳng, Lương Ký phải sớm hành động trước, hạ độc Chất Đế, lại lập ra Hoàn Đế mới mười lăm tuổi. Song lần này được sự trợ giúp của Tào Đằng, thuộc lãnh tụ phái hoạn quan ôn hòa mà không xảy ra tranh giành lưu huyết, Lương Ký tiếp thu đề nghị của Tào Đằng, cùng lập ra Hoàn đế.

Trong thời gian hai mươi năm, Lương Ký cơ hồ một mình thao túng triều chánh, chẳng có ai dám đối kháng với ông ta. Tháng bảy năm thứ hai Diên Hy, Lương thái hậu từ trần, Hoàn đế lập tức cùng với hoạn quan Đan Siêu đồng mưu, phát động chánh biến võ trang, Lương Ký bị bức phải tự sát, cả gia tộc họ Lương đều bị tàn sát và lưu đày. Từ đó về sau lực lượng hoạn quan dần dần lấn lướt ngoại thích, một mình lộng hành ở triều chánh suốt ba mươi năm (từ năm 159 đến 189) năm Vĩnh Khang nguyên niên Hoàn Đế từ trần, Ninh Đế mới mười hai tuổi lên ngôi, Đậu Vũ là anh của Đậu Thái hậu kết hợp Thái phó Trần Phiên, âm mưu trừ diệt hoạn quan cơ sự bị bại lộ mà hai bên đều bị hại, lại xảy ra tấm bi kịch của những phần tử trí thức - "Cái họa bè đảng lần thứ hai”. Trong thời kỳ Ninh Đế ở ngôi quyền lực của hoạn quan cũng đạt đến đỉnh tối cao, lại trở thành kẻ địch của những phần tử tri thức quan tâm quốc sự.
Năm thứ sáu Trung Bình, là năm 189 sau Công Nguyên, Ninh Đế từ trần, Thiếu Đế mối mười bốn tuổi lên ngôi, Hà thái hậu nắm chánh sự, người anh của thái hậu là đại tướng quân Hà Tiến ngầm mưu liên kết với quân Tây Lương do Đổng Trác cầm đầu, trừ diệt hoạn quan, song âm mưu bị tiết lộ, Hà Tiến bị dụ vào cung rồi bị giết, quan Tư lệ hiệu úy Viên Thiệu nhân thời cơ dẫn quân đánh vào cấm cung trừ sạch hoạn quan, sử sách gọi là “sự biến nội cung đời Trung Bình”. Trải suốt mười năm tranh giành quyền lợi giữa ngoại thích và hoạn quan đến đây hai bên đều bị tổn thương lốn dẫn đến đại loạn quân phiệt cát cứ, vương triều đại Hán cũng bởi thế mà diệt vong.
3. Bi kịch của phần tử tri thức: cấm ngặt bè đảng.
Trong khi ngoại thích và hoạn quan luân phiên nhau đoạt quyền, đến cuối đời Đông Hán, những phần tử tri thức tận trung báo quốc, cũng bị cuốn vào vòng xoáy tranh quyền khiến cho tình hình lại càng phức tạp.
Giai tầng sĩ đại phu của Đông Hán vốn dĩ lấy Khổngluận làm cơ sở (chỉ nhân cách kẻ sĩ), họ được các trưởng quan địa phương tiến cử với triều đình. Danh mục tiến cử gồm có “Hiền Lương”, “Phượng Chánh”, “Mậu Tài”, kể từ Hán Quang Vũ đế, người khai sáng vương triều Đông Hán đã coi trọng khí tiết kẻ sĩ, bởi vậy ông ấy lấy học thuyết nho gia làm cơ sở, “Đức Hành” là điều kiện hàng đầu của kẻ làm quan.
Bởi sự tranh quyền giữa ngoại thích và hoạn quan ngày mỗi kịch liệt thành ra lôi kéo nhân mã, họ đều muốn độc chiếm nhân tài để tăng thanh thế ình, khiến các phần tử tri thức càng bị lâm vào ngõ cụt, bởi vậy tạo thành ý thức chống đối phổ biến của tầng lớp kẻ sĩ với ngoại thích và hoạn quan.
Chế độ suy tiến người tài cũng khiến cho tầng lớp sĩ đại phu trở thành những người giỏi nghị luận chính trị và có tài phê bình. Những phần tử tri thức bất khuất ấy gọi sự phê bình của họ là “Thanh nghị”. Còn một số a dua với ngoại thích và hoạn quan theo đuổi quyền lợi gọi là “Trọc lưu”. Đối lại là những phần tử tri thức nho học chân chính “Thanh lưu”. Có lúc, học sinh ở Lạc Dương và các nơi, đến hơn hai ngàn người tràn vào kinh thành, tôn Quách Thái và Giả Bưu làm thủ lĩnh, nghiêm khắc phê bình sự lộng hành triều chính của bọn hoạn quan.
Trong triều đình, trái lại những bậc quan cao của phái hoạn quan như Lý Ưng, Trần Phiên, Vương Sướng lại thành ra lãnh tụ của phái Thanh lưu rất được ủng hộ, trong đám học sinh vẫn lưu truyền câu nói: “Khuôn mẫu thiên hạ là “Lý Nguyên Lễ (Lý Hưng)”, chẳng sợ cường quyền là Trần Trọng Cử (Trần Phiên), tuấn kiệt thiên hạ là “Vương Thúc Mậu” (Vương Sướng).
Lý Ưng “Khuôn mẫu thiên hạ” đương thời làm quan Tư lệnh úy (cai quản cấm vệ ở kinh đô), khi làm trưởng quan, công chính nghiêm minh, rất nổi tiếng, phàm những người được gặp Lý Ưng đều có địa vị rất cao ở “Thanh lưu”, cũng có rất nhiều đệ tử theo học ông, bởi vậy người đương thời đều gọi là “Đăng long môn” (Cửa rồng). Trần Phiên làm quan Thái úy (đứng đầu về quân sự) Vương Sướng từng làm Tư không (làm giám sát), họ đều ở trong triều, là lực lượng rất quan trọng đối trọng với phái hoạn quan tham chánh bấy giờ.
Cuối đời Hoàn Đế, người đứng đầu Trung thường thị trong cung (nhóm hầu cận cạnh vua), có người em trai là Trương Sóc, giữ chức huyện trưởng huyện Mỗ trực thuộc kinh thành, ỷ thế người anh, tác oai tác quái tham dục vô đạo. Nghe nói hắn vì muốn xem thai nhi trong bụng người phụ nữ có chửa, đã mổ bụng người phụ nữ đó. Lý Ưng lấy trách nhiệm sở tại hạ lệnh truy bắt Trương Sóc, Trương Sóc chạy đến trốn trong biệt thự của anh là Trương Nhượng. Bởi Lý Ưng tìm bắt rất dữ, Trương Nhượng phải giấu Trương Sóc trong nhà kín. Song Lý Ưng sau khi thu được tin tình báo đích xác, đã tự dẫn quân xông vào nhà Trương Nhượng, phá ván ngăn bắt được Trương Sóc, y pháp xử tội chết.
Trương Nhượng lập tức cầu xin Hoàn Đế đặc xá, Hoàn Đế cho vời Lý Ưng trao đổi lại, song trước áp lực lớn của Hoàn Đế, Lý Ưng vẫn cự tuyệt việc xá tội cho Trương Sóc, vẫn xử chém theo hình phạt. Trương Nhượng rất bực bội trước việc ấy mà Hoàn Đế cũng chẳng ra mặt. Song các Thái học sinh tụ tập ở kinh thành, lại rất cao hứng cho rằng đây là thắng lợi lớn chưa từng có của phái “Thanh lưu”, bởi vậy khắp nơi tán thưởng, cùng ăn mừng, khiến cho quan hệ giữa hai bên lại càng căng thẳng.
Quả nhiên năm thứ 9 Diêm Hy đời Hoàn Đế (năm 166 sau Công Nguyên), hoạn quan Giáo Thành của Phái Trương Nhượng dâng thư lên Hoàn Đế, chỉ trách Lý Ưng xúi giục Thái học sinh, âm mưu kết đảng phỉ báng triều đình, phá hoại phong tục. Hoàn Đế hạ lệnh trị tội Lý Ưng, khi lệnh đến phủ Tam Công thái uý Trần Phiên rất phản đối thậm chí trả lại thánh chỉ của Hoàn Đế, song Hoàn Đế vẫn không nghĩ đến thể chế quốc gia trực tiếp hạ lệnh cho cấm vệ bắt Lý Ưng cùng hơn hai trăm người theo phái “Thanh lưu”, sách sử gọi là “tai họa cấm đảng lần thứ nhất”. Những người theo phái Thanh lưu bị bắt lần này đa số bị phán giam cầm chung thân song nửa năm sau đa số chỉ bị triệt miễn chức quan và được thả cả, hiển nhiên thấy rõ phái Thanh lưu vẫn có thực lực khiến triều đình e ngại. Đáng chú ý, phái Thanh lưu trong hành động bắt bớ này chẳng những không có ai chạy trốn, lại không có ít người tự nhận là người trong đảng, hơn nữa lại rất cao hứng cùng chịu án với Lý Ưng. Danh tiếng của Lý Ưng cũng bởi sự kiện này lại càng lan tỏa hơn.
Quách Thái là một lãnh tụ rất nổi tiếng, tên chữ là Lâm Tông người huyện Giới Hưu, quận Thái Nguyên. Tuổi nhỏ cảnh nhà bần hàn song vẫn một mực theo học danh sư Bá Ngạn suốt ba năm, tinh thông các sách cổ kim, lại học được tài ăn nói, khi Quách Thái lần đầu đến bái yết Lý Ưng, Lý Ưng rất cảm mến nhân phẩm của Quách Thái, khiến Quách Thái rất nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo Thái học sinh trong phái Thanh lưu. Khi xảy ra chuyện Trương Sóc, Quách Thái rất hăng hái càng thêm thân thiết với Lý Ưng, đến mức rất tuyên dương việc làm này của Lý Ưng, tư đồ Hoàng Quỳnh từng khuyến khích Quách Thái ra làm quan song cũng nói: “Tôi đêm xem thiên tướng, xét nhân sự khí tượng băng hoại, chẳng nên chèo chống mà làm gì”. Câu nói này lập tức trở thành danh ngôn của phái Thanh lưu, Quách Thái khi lữ hành qua Trần Lương, đội một chiếc khăn xếp, và mau chóng kiểu đó được lưu hành, các phần tử tri thức đều tranh nhau mô phỏng, gọi đó là “khăn xếp Lâm Tông” khiến cho danh tiếng cá nhân Quách Thái lại càng thêm cao. Thái độ cứng rắn của Lý Ưng cũng làm cho thanh thế của “Thanh lưu” càng thêm tăng, đương thời đã được gọi là thiên hạ danh sĩ, gồm có những nhóm “Tam quân”, “Bát tuấn”, “Bát cổ”, “Bát cập”, Lý Ưng được tôn làm người đứng đầu của Bát tuấn, còn Quách Thái thì nổi tiếng trong phái Bát cổ.
4. Bi kịch đã qua, ý thức đổi mới của giới học thuật.
Một năm sau “tai họa bè đảng” lần thứ nhất, Hoàn Đế từ trần, Lưu Hoành mới mười hai tuổi lên kế vị gọi là Ninh Đế, cải niên hiệu là Kiến Ninh. Ninh Đế còn quá nhỏ, phái hoạn quan nhân cơ hội đó lại hoành hành bá đạo. Những phần tử tri thức phái “Thanh lưu” lại tranh đấu ác liệt với phái hoạn quan, cuối cùng sự việc lại càng nghiêm trọng.
Một danh sĩ của phái “Thanh lưu”, Trương Kiệm đứng đầu nhóm Bát cập, lúc đó đang làm quan tuần sát ở quận Sơn Dương. Trong quận có người nhà của quan Trương Thị Hầu Lãm, thường ỷ thế khinh thường người hoặc ngược đãi quá đáng - Trương Kiệm sau khi sưutầm sự thực tội lỗi của người nhà Hầu Lãm, lập tức dâng thư lên Ninh Đế xem xét. Song tờ tấu lại bị hoạn quan ỉm đi, gửi cho Hầu Lãm, Hầu Lãm bởi vậy rất căm giận Trương Kiệm, bèn ngầm mưu với Quan trưởng Trung Thường Thi, muốn cùng với phái “Thanh lưu” quyết một trận sống mái.
Cuối đời Hoàn Đế, có việc phế bỏ hoàng hậu họ Đặng, do đề nghị của Trần Phiên, đưa Đậu quý phi xuất thân thế tộc làm hoàng hậu. Bởi vậy sau khi Ninh Đế lên ngôi, người anh của Đậu thái hậu là Đậu Vũ với Trần Phiên của phái Thanh lưu có quan hệ rất thắm thiết, đây cũng là sau gần một trăm năm giữa phái Thanh lưu và hào tộc ngoại thích, lần đầu có sự kết hợp. Thời xảy ra tai họa lần thứ nhất, Trần Phiên toàn tâm ủng hộ phái ấy, Đậu Vũ và Trần Phiên đứng cùng một trận tuyến đối đầu với hoạn quan, cố gắng thuyết phục Hoàn Đế, để nhóm Lý Ưng được xuất ngục phục chức, giữ được ảnh hưởng tốt của “Thanh lưu phái” với triều chánh. Đây cũng là sự thay đổi của ngoại thích, kết hợp với phần tử tri thức, bắt đầu cùng với nhau chống lại hoạn quan.

Lợi dụng quyền lực chính trị trống vắng khi Hoàn Đế từ trần, Đậu Vũ và Trần Phiên kết hợp những người trong phái Thanh lưu ngầm mưu phát động chánh biến võ trang để thanh trừ hoạn quan. Trần Phiên chủ trương lợi dụng khi toàn thể hoạn quan đến cung đình mừng thọ thái hậu, để bức bách hoạn quan phải chuyển giao đại quyền, không may do việc ấy bị hoàng đế trẻ tuổi vô ý tiết lộ với Tào Tiết, một hoạn quan ở trong cung, nên hoạn quan bèn ra tay trước, lấy cấm vệ quân đàn áp, dẹp được quân của Trần Phiên và Đậu Vũ, tăng cường bắt bớ, sát hại, lại phát sinh tai họa bè đảng lần thứ hai.
Lợi dụng sự kiện Trần Phiên và Đậu Vũ, Hầu Lãm và Tào Tiết cũng nhân cơ hội đó vu cáo Trương Kiệm đã tham dự việc chánh biến, Ninh Đế hạ lệnh, bắt tất cả những người theo phái Thanh lưu, khép vào tội phản nghịch mà trừ đi.
Lúc Trương Kiệm bị bắt, Lý Ưng đang lữ du ở xa, có người nhà vội báo cho ông rõ, khuyên ông hãy lập tức trốn đi. Song Lý Ưng cho rằng mình đã ngoài sáu mươi tuổi, quốc gia hữu nạn, sao có thể lánh đi, huống như “sinh tử có mệnh, chẳng thể làm khác”. Bèn chủ động nhận án, bị tra khảo nặng nề, bất khuất chịu chết. Tai họa bè đảng lần này có đến hơn trăm danh sĩ phái Thanh lưu bị giết, những nhà nho học nổi danh thiên hạ, tuy không tham dự sự kiện ấy song bị vu cáo hãm hại cũng đến sáu trăm người, làm chấn động trong triều ngoài nội, tiếng ác của hoạn quan càng lan tỏa, trở thành đối tượng căm giận của những nhân sĩ trong toàn quốc.
Phạm Bàng là người đứng đầu nhóm “Bát cổ”, sau khi triều đình truy bắt những người bè đảng, tự động gặp tri huyện chịu án, song tri huyện Quách Ấp vốn quý mên Phạm Bàng có ý che dấu.
Phạm Bàng khảng khái nói: “Tôi có chết, thì mọi hoạn nạn mới chấm dứt, tôi trốn thì lụy đến cả nhà, hơn nữa mẹ già cũng phải trăm bề khốn đốn nữa!”
Tuy Quách Ấp vẫn có ý muốn cứu, song lão mẫu của Phạm Bàng cũng đến mà bảo rằng: “Lý Ưng và Đỗ Mật đều biết đã cùng đường, con ta sao nỡ một mình trốn tránh? - Như vậy thì một đời còn được giá trị gì?”.
Người nghe đều không cầm được nước mắt, Phạm Bàng lâm nạn khi mới ba mươi ba tuổi.
Sau tai họa bè đảng lần thứ Hai, những người phái Thanh lưu còn sót lại, phải lánh mình trong rừng rú, họ không xuất đầu lộ diện, mà lấy giữ mình làm trọng, tu dưỡng tính tình làm kẻ ẩn sĩ, cuối đời Đông Hán thấy không ít những người ở ẩn như vậy, họ nhận được sự kính trọng của dân gian.
Chuyện Viên Hoành trong “Hậu Hán thư” có ghi, Viên Hoành là một người theo bè đảng Thanh lưu, có tiếng tăm, gặp tai họa bè đảng, ẩn cư ở làng xóm, được sự che chở của địa phương suốt mười tám năm, khi Hoàng Cân khởi nghĩa, bởi biểu thị sự tôn trọng với Viên Hoành, làng xóm mà ông ta ẩn cư chưa từng bị quấy nhiễu.
Chuyện ẩn sĩ trong “Hậu Hán thư” có ghi, Bàng Đức Công là một ẩn sĩ cư trú ở Hiện Sơn, gần miền Tương Dương Kinh Châu. Nghe nói thứ sử Kinh Châu là Lưu Biểu từng nhiều lần mời ông ta ra làm việc, song đều bị thóai thác. Bàng Đức Công được Gia Cát Lượng rất kính trọng. Tư Mã Huy là bạn vong niên của Gia Cát Lượng, ông thường được gọi là “Thủy kính tiên sinh", cũng là người có quan hệ với Bàng Đức Công. Tư Mã Huy giỏi quan sát nhân phẩm và khí chất, danh hiệu “Thủy kính tiên sinh” từ đó mà ra. Theo sử liệu hiện có Gia Cát Lượng từng đến học Bàng Đức Công và Tư Mã Huy, chịu ảnh hưởng sâu sắc về suy nghĩ và cử chỉ của họ. Dựa vào niên kỉ của Gia Cát Lượng, thấy ông không tham gia vào cuộc đấu tranh kịch liệt giữa “Thanh lưu” và “Trọc lưu”, song ông cũng có tinh thần và tiết tháo của những phần tử tri thức phái “Thanh lưu” điều này không phải hoài nghi. Gia Cát Lượng lúc tuổi trẻ thích đọc Lương Phụ Ngâm, cũng thấy rõ ông tuy chưa làm quan song đối với thời cục và tình thế chính trị vẫn ôm ấp một sự quan tâm và một sứ mệnh lớn lao.
Điều này khả dĩ giải thích tâm nguyện của Gia Cát Lượng một đời kiên trì “khôi phục nhà Hán”, “Xuất Sư Biểu” đã mở đầu bằng câu: “Hán tặc không ít kẻ”. Tuy đã có nhiều chứng cứ rõ ràng, Xuất Sư Biểu chẳng phải do chính Gia Cát Lượng viết ra mà do người cháu ở Đông Ngô, là đại tướng Gia Cát Khác viết ra, song có thể thấy ở đó ngôn hành thái độ thường ngày của Gia Cát Lượng, phù hợp với sự thể lúc đó. Thực ra tính hợp pháp của vương triều Đông Hán, trải qua khởi nghĩa Hoàng Cân và loạn Đổng Trác tiếp đó đã sớm bị phá sản. Song những phần tử tri thức từng đấu tranh dẫn đến bi kịch nghiêm trọng, vẫn giữ quan niệm phái “Thanh lưu” của họ, có thể nói là rất cố chấp. Với hình thái ý thức này đeo đẳng, họ gắng gỏi thực hiện suốt một đời. Gia Cát Lượng tuy là một nhà chiến lược thực tế, song vẫn không nghĩ đúng về bản thân thực lực, thời vận, thực hiện cuộc chiến tranh Bắc phạt chống Tào Ngụy, cuối cùng dần đến “Kỳ Sơn giữa trận từ trần, khách anh hùng để tần ngần lệ rơi”, để lại một bi kịch cá nhân, đấy là ảnh hưỏng của phái Thanh lưu, vẫn còn hướng về nhà Đông Hán.
Sau tai họa bè đảng lần thứ Hai, Ninh Đế tuổi còn nhỏ, bị phái hoạn quan thao túng, triều chính Đông Hán suy vong đến cực điểm.
Ninh Đế đầu óc không sáng suốt, thường rất thích những thứ xa hoa. Năm Quang Hoànguyên niên, ông hạ lệnh xây ở phía tây Ly Cung một cung thất mỹ lệ. Do dự tóan không đủ, Ninh Đế phải nghe theo hoạn quan, công khai bán quan tước, tước quan bốn trăm thạch giá bốn trăm vạn đồng, tước quan hai ngàn thạch thì giá hai ngàn vạn đồng. Việc làm này đã vơ vét được không ít vàng bạc. Ninh Đế suốt ngày ở Ly Cung, chăm chút mấy con chó cảnh, lại phong cho quan chức cao, cùng chơi đùa vui vẻ. Quan lại triều đình cũng tranh nhau phong theo, thân phận của chó một thời có giá cao hơn con người nhiều lần. Tình thế chính trị như thế nếu không dẫn đến đại loạn nghiêm trọng có thể xem là chuyện lạ.
Gia Cát Lượng sinh vào năm thứ Tư Quang Hòa đời Ninh Đế nhà Đông Hán, khi mới bốn tuổi, khởi nghĩa Hoàng Cân lan tràn khắp nửa phần Trung Quốc. Hán Ninh Đế tuy đã ân xá cho những người theo phái Thanh lưu, hiệu triệu khắp toàn quốc, những ai có ý chí cùng hợp sức để trấn áp, song thời cục đã chuyển hóa nghiêm trọng đến mức chẳng thể cứu vãn.
TRẦN VĂN ĐỨC


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui