Sau đó, Roger vội vàng lên đường tới cảng Newport trên đảo Rhode cho kịp khóa huấn luyện sĩ quan Hải quân, còn Harvey thì lên đường đi Boston. và cuộc đời một gã chạy việc kết thúc vào năm Harvey hai mưoi tuổi để thay vào đó là vị giám đốc một công ty tư nhân. Bất cứ cái gì bị coi là thảm họa của thiên hạ, Harvey đều biết lợi dụng, chuyển thành lợi thế cho riêng mình. Chính phủ Mỹ ban hành luật cấm rượu nên Harvey chỉ có thể xuất khẩu lông thú chứ không được phép nhập khẩu whisky. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận trong mười năm qua của Công ty bị giảm đi đáng kể. nhưng ngay sau khi nắm quyền lãnh đạo, Harvey đã khám phá ra rằng, chỉ cần một chút quà hối lộ cho Thị trưởng Boston, Cảnh sát trưởng và nhân viên Hải quan ở biên giới, cùng với một số tiền thuê Mafia đưa hàng đến điểm hẹn, là gã có thể buôn bán rượu whisky tha hồ. Công ty Sharpley & Con trai đã mất đi một hội đồng quản trị giàu kinh nghiệm, đáng kính trọng, nhưng lại có được một hội đồng quản trị mới gồm những con thú phù hợp hơn với thuyết rừng rậm nhiệt đới của Rarvey Metcalfe. Suốt 3 năm, từ 1930 đến 1933, Harvey đã làm ăn rất phát đạt, nhưng khi Tổng thống Roosevelt tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm rượu, do áp lực của công chúng, thì công việc làm ăn đã có phần chững lại. harvey để cho Công ty tiếp tục kinh doanh rượu whisky và lông thú, riêng bản thân gã thì đi tìm những lĩnh vực mới. năm 1933, Công ty Sharley & Con trai kỷ niệm một trăm năm ngày thành lập. Chỉ trong có 3 năm thôi, Harveyđã đánh mất đi cái danh tiếng mà ban quản trị cũ đã phải mất 97 năm mới xây dựng được, nhưng bù lại, gã đã làm tăng gấp đôi lợi nhuận. Năm năm tiếp sau, gã đưa tổng số tài sản của Công ty lên tới một triệu. Bốn năm sau đó, gã lại đưa con số này lên gấp đôi. Đó cũng là lúc Harvey quyết định tách khỏi Sharpley & Con trai. Trong vòng mười hai năm, từ 1930 đến 1942, gã đã đưa tổng lợi nhuận từ 30.000 đola lên tới 910.000 đola. thánng Giêng năm 1944, harvey quyết định bán công ty với giá 7.000.000 đôla, trả cho bà quả phụ của Đại uý Hải quân Hoa Kỳ Roger Sharpley 100.000 đôla, giữ lại cho riêng mình 6.900.000 đôla. Nhân kỷ niệm lần sinh thứ ba nhăm của mình, Harvey mua một ngân hàng nhỏ đang thời kỳ suy thoái với giá 4.000.000$, Ngân hàng Lincoln Trust, ở Boston. Lúc đó. ngân hàng có số lợi nhuận khoảng 500.000$ mỗi năm, với trụ sở chính đặt tại trung tâm Boston, và một danh tiếng không lấy gì làm thơm tho. Harvey quyết định không lấy gì làm thơm tho.Harvey quyết định thay đổi cả danh tiếng lẫn bảng tổng kết thu chi của ngân hàng - nhưng điều đó không có nghĩa là cũng sẽ cải thiện mức độ trung thực trong con người gã. Tất cả các vụ làm ăn mờ ám trong khu vực Boston dường như đều bắt nguồn từ Lincoln Trust, và mặc dù Harvey đã đưa tổng số lợi nhuận lên tới 2.000.000$ mỗi năm, uy tín cá nhân của gã vẫn chẳng thăng tiến được chút nào Mùa đông măm 1949, harvey gặp Arlene Hunter, con gái duy nhất của Giám đốc Ngân hàng City Bank, ngân hàng loại một của Boston. Cho tới lúc này, harvey chưa bao giờ thực sự quan tâm tới phụ nữ. Động lực của gã luôn luôn là tiền. Đối với gã, phụ nữ chỉ đem lại phiền phức, và gã chỉ có thể dùng họ để tiêu khiển. Nhưng bây giờ, khi đã ở tuổi trung tuần mà vẫn chưa có người thừa kế thì gã thực sự muốn tìm một người vợ, người sẽ ban tặng cho gã một đứa con trai quý báu. Với bản tính thận trọng, gã lại đưa vấn đề này lên bàn cân. Harvey gặp Arlene lần đầu tiên năm cô ba mươi mốt tuổi, khi cô đang lùi xe, vô tình đâm vào chiếc Lincoln mới toanh của gã. Con người cô chẳng có gì quá đối lập so với khổ người mập mạp, béo lùn của gã đàn ông vô học Ba Lan này. Cô cao gần sáu foot, mảnh dẻ, và khá hấp dẫn. Nhưng cô lại thiếu tự tin và cho rằng mình vô duyên với hôn nhân. Hầu hết các bạn học của cô đều đã ly dị hai lần, và họ thương hại cô vẫn chưa kiếm được một tấm chồng. Nếu bỏ qua tất cả các quy tắc đạo đức mà cha mẹ đã dạy, các quy tắc chết tiệt mà vì nó cô đã trở nên không có bạn trai, thì Harvey là một người "hào phóng" . Cô mới yêu có một lần - cũng là một lần thất bại thảm hại do quá ngây thơ - và trước khi Harvey tới, chưa ai sẵn lòng giúp cô có một cơ hội thứ hai. Cha của Arlene không chấp thuận Harvey và tỏ sự bất đồng ra mặt, nhưng điều đó càng làm cho Harvey thêm phần hấp dẫn trong mắt cô.(Cha của Arlene chưa bao giờ chấp thuận một người bạn trai nào của con gái, nhưng lần này thì ông đã đúng.). mặt khác, Harvey khám phá ra rằng cuộc kết hôn giữa Ngân hàng loại một City Bank với Lincoln Trust sẽ tạo cho gã thế đứng lâu dài, vì vậy, gã đã lên kế hoạch chinh phục Arlene như gã đã từng chinh phục những tờ giấy bạc. Và gã lại đã thành công. Đám cưới Arlene và Harvey được tổ chức vào năm 1951 là một sự kiện đáng nhớ, không phải đối với nhữngngười có mặt mà với những người vắng mặt. Sau đám cưới, họ đến sống tại nhà riêng của Harvey ở ngoại ô Boston. Chẳng bao lâu sau, Arlene thông báo cô có mang, và một năm sau cô sinh cho Harvey một bé gái. Họ đặt tên cho bé là Rosalie, và ngay lập tức, bé trở thành trung tâm chú ý của Harvey. Gã chỉ tỏ ra thất vọng khi biết Arlene bị hậu sản, phải mổ và không thể sinh đẻ nữa. Gã gửi Rosalie tới Bennetts, trường nữ sinh danh giá nhất Washington, rồi từ đó, cô bé tiếp tục học ở Vassar. Ông già Hunter cũng rất yêu quý cháu ngoại nên đã tha thứ cho Harvey. Sau khi tốt nghiệp Vassar, Rosalie lại tiếp tục theo học tại Sorbone. sau một lần bất đồng ý kiến với cha về bạn bè của mình, đặc biệt là những chàng tóc dài không chịu tham gia cuộc chiến ở Việt Nam, cô đã chấp nhận sống thiếu thốn xa nhà. Trong cuọc cãi vã cuối cùng Rosalie đã nói thẳng vào mặt cha mình rằng đạo đức con người không thể đánh giá thông qua độ dài của mái tóc hay quan điểm chính trị. Harvey rất nhớ con gái nhưng lại giấu vợ điều đó. Ngoài tiền, Harvey chỉ có ba niềm say mê: Thứ nhất là Rosalie, thứ hai là tranh, thứ ba là hoa phong lan. tình yêu đối với Rosalie xuất hiện ngay khi đứa con vừa chào đời. Niềm say mê thứ hai mới có cách đây không lâu, trong một tình huống rất kỳ quặc. Một khách hàng của Sharpley & Con trai sắp phá sản, nhưng lại còn nợ Công ty một số tiền khá lớn. Harvey nhận được tin liền đến gặp ông ta, nhưng sự việc đã tồi tệ đến mức vô phương cứu vãn.Quyết định không thể về tay không, Harvey bèn lấy của con người khốn khổ này tài sản hữu hình duy nhất còn lại - một bức tranh của Renoir trị giá 10.000$. Ý của Harvey là bán tống bức tranh đi càng sớm càng tốt, nhưng rồi gã chợt thất bức vẽ có vẻ gì hay hay bèn giữa lại và sau đó, lại muốn có thêm vài bức nữa. bây giờ, đối với Harvey, hội họa không chỉ là một phương tiện đầu tư mà còn là niềm say mê. ngay từ đầu những năm 1970, harvey đã có một bộ sưu tập gồm những tranh của Manet, Monet, renoir, Picasso, Pissarro, Cézanne và một số các họa sĩ ít nổi tiếng hơn. Harvey trở thành một nhà sưu tập tranh ấn tượng sành sỏi, nhưng gã vẫn ước ao có một bức tranh của Van Gogh. Mới đây gã bỏ lỡ cơ hội mua bức tranh L'Hôpital de St Paul à St.Remy trong một cuộc bán đấu giá tại phòng tranh Sotheby - Parke Bernet ở New York. Ông Armand Hammer của Công ty xăng dầu Occidental Petroleum đã trả cao hơn - 1.200.000$ là một cái giá không thể chấp nhận đối với Harvey. Trước đó vào năm 1966, gã đã bỏ lỡ cơ hội mua bức Mademoiselle Ravoux.. Mặc dầu không được đánh giá cao ở Boston, nhưng giới nghệ thuật đã thừa nhận rằng harvey có những bộ sưu tập tranh ấn tượng đẹp nhất, có thể sánh với các bộ sưu tập của Walter Annenberg, đại sứ của Tổng thống Nixon tại London. Niềm say mê thứ ba là sưu tập hoa phong lan. Đã ba lần, gã đoạt giải tại Hội Hoa xuân New England tổ chức tại Boston, trong đó có hai lần gã đẩy ông già Hunter xuống vị trí thứ hai. Cứ đều đặn, mỗi năm Harvey đi du lịch châu Âu một lần. gã đã gây dựng thành công một đàn ngựa ở kentucky và say mê theo dõi các cuộc đua ngựa Longchamp và Ascot. gã còn say mê củ Wimbledon. Theo gã, Wimbledon là giải thưởng tennis lớn nhất thế giới. Một lý do nữa khiến gã thích đi châu Âu là công việc kinh doanh. Gã thích kiếm thêm nhiều tiền để làm giàu hơn các tài khoản của mình nằm trong các nhân hàng Thụy Sĩ. Sau nhiều năm, Harvey đã trở nên chín chắn hơn đối với mọi việc. gã cắt bớt các vụ làm ăn mờ ám, nhưng không bao giờ cưỡng lại những cuộc làm ăn liều lĩnh một khi đã đánh hơn thấy phần lời xứng đáng. Một cơ hội ngàn vàng như vậy bỗng dưng xuất hiện vào năm 1964 khi Nữ hòang Anh cho phép thám hiểm và khai khác dầu ở vùng Biển Bắc. Lúc đó, cả Chính phủ và các công chức của Nhà nước đều chưa hiểu gì về tầm quan trọng của dầu lửa Biển Bắc, cũng như vai trò của nó đối với chính trị. Nếu như Chính phủ biết trước rằng vào năm 1978, người Ả-rập sẽ tống tiền cả thế giới, và Hạ Nghị viện Anh sẽ bao gồm mười một thành viên quốc hội mang quốc tịch Scotland thì hẳn họ đã hành động khác. Ngày 13, tháng Năm, năm 1964, bộ trưởng Bộ Năng lượng đệ trình trước Quốc hội bản " Điều luật Nđộ78 - Thềm lục địa - Dầu lửa". Harvey đặc biệt quan tâm tới tài liệu này và cho rằng nó sẽ là phương tiện để đi tới một thành công rực rỡ. Gã đặc biệt thích thú Điều 4 của tài liệu. Tất cả công dân của Vương quốc Anh và các thuộc địa đang sống tại nước Anh hoặc các Công ty đang họat động tại Vương quốc Anh đều có quyền đệ đơn xin : a. Giấy phép sản xuất, hoặc : b. Giấy phép thăm dò Sau khi nghiên cứu tòan bộ điều luật này, harvey đã suy nghĩ rất nhiều, tính tóan rất cặn kẽ. Chỉ cần một số tiền rấy nhỏ thôi là gã có thể xin được cả giấy phép sản xuất lẫn thăm dò rồi. Điều 6 đã chỉ rõ : (1)Với tất cả các đơn xin giấy phép sản xuất , đều phải nộp một khỏan lệ phí hai trăm bảng Anh và một khảong phụ phí năm bảng (2) Với tất cả các đơn xin giấy phép thăm dò đều phải nộp mộ khỏang lệ phí hai mươi bảng. Havey không thể tin đượcvie65c tạo ra một doanh nghiệp lớn lại dễ dàng đấn vậy. chỉ cần vài trăm đôla là gã đã sánh vai cùng các tên tuổi Shell, B.P, Gulf và Occidenta. Harvay đọc đi đọc lại Điều luật này nhiều lần, mà vẫn không thể tin được rằng Chính phủ Anh lại tháo khóan một ngành công nghiệp tiềm năng như vậy. Chỉ cần một lá đơn, và một số tài liệu chính xác, là gã đã có thể tiến hành công việc rồi. Harvey không chuyên về các vấn đề có liên quan tới Anh quốc. Các Công ty của gã không liên doanh với người Anh, vì vậy, gã sẽ gặp khó khăn trong việc đệ đơn. Gã thấy rằng đơn xin phép của gã sẽ phải được đệ trình thông qua một ngân hàng của Anh, và gã sẽ phải lập nên một Công ty với những vị lãnh đạo để chiếm được lòng tin của Chính phủ Anh quốc. Đầu năm 1964, harvey đăng ký với Viện các Công ty tại Anh quốc một công ty có tên gọi Prospecta Oil. gã sủ dụng malcohi, Bottnick, Davis làm luật sư và Ngân hàng Barclays. Lord Hunnisette trở thành Chủ tịch Công ty và nhiều nhân vật tiếng tăm khác được mời vào ban giám đốc, trong đó có hai cựu thành viên Quốc Hội, những người đã bị mất ghế khio Đảng Lao động thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 1964. Prospecta Oil phát hành ra 2.000.000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu trị giá mười xu. harvey cũng gửi 500.000$ vào một chi nhánh của Ngân hàng Barclays trên phố Lombard. Sau khi tạo đựng được các tiền đề, Harvey dùng Lord Hunnisette làm người đệ đơn xin Chính phủ Anh cấp giấy phép họat động. chính phủ Đảng Lao động mới thắng cử vào năm 1964 cũng chẳng hơn gì Chính phủ Đảng Bảo thủ - họ không nhận thấy tầm quan trọng của dầu lửa. Chính phủ yêu cầu mỗi năm Công ty trả tiền thuê 12.000$ một năm trong sáu năm đầu, 12% thuế doanh thu và thêm một khỏan thuế lợi nhuận. Nhưng kế họach của Harvey chỉ là đem lại lợ nhuận cho bản thân gã, nên những đòi hỏi của Chính phủ cũng chẳng khiến gã hề hấn gì. Ngày 22 tháng năm năm 1965, Bộ trưởng Bộ Năng lượng cho thông báo trong cuốn Tạp chí London tên của Công ty dầu lửa Prospecta Oil và năm mươi mốt Công ty khác được phép sản xuất dầu kửa. Ngày mồng 3 tháng tám năm 1965, Điều luật N độ 1531 ra đời, phân bổ khu vực khai thác của các Công ty. Prospecta Oil nằm ở vị trí 51 đô50'00'' bắc : 2 đổ0'20'' đông, gần bãi khai khác của Công ty khổng lồ B.P. Sau đó thì Harvey nghỉ ngơi, chờ đợi thời điểm một công ty nào đó phát hiện ra dầu lửa. Đó là sự chờ đợi dai dẳng, nhưng gã cũngn chẳnng vội vàng gì. Mãi đấn thángn Sáu năm 1970, Công ty B.P mới khám phá ra dầu lửa trên bãi khoan Forties của họ. B.P đã đầu tư hơn một tỷ đôla vào dầu lửa Biển bắc và Harvey quyết tâm trở thành người hưởng thụ lớn nhất của Công ty này. vì vậy, ngay lập tức, gã tiến hành phần thứ hai của kế họach. Đầu năm 1972, harvey thuê mộy dàn khoan dầu lửa. Gã rầm rộ thông cáo với công chúng và báo chí rồi mới kéo dàn khoan ra bãi khai thác. gã đã thuê cái dàn khoan này với điều kiện sẽ ký lại hợp đồng nếu Công ty tìm thấy dầu lửa. sau đó , gã lại thuê tuyển một số lượng tối thiểu công nhân theo như luật pháp của Chính phủ cho phép, rồi tiến hành khoan sau 6.000 feet. công việc hàon thành, gã cho công nhân nghỉ hòan tòan, nhưng lại nói với côngn ty Reading Bates, Công ty mà gã thuê dàn khoan , là có thể gã sẽ gặp lại họ nay mai. Lúc này, Harvey bắt đầu tung ra thị trường các cổ phiếu Prospecta Oil. Lien tục trong hai tháng, gã báb ra vài ngàn cổ phiếu mỗi ngày, và bật cứ khi nào phóng viên của báo chí Anh quốc gọi đến hỏi về lý do giá cổ phiếu gia tăng đều đặn thì nhân viên quỏang các của văn phòng Prospecta Oil đặt tại London sẽ nói theo chỉ dẫn, là anh không thể bình luận gì vào thời điểm này,nhưng chắc chắn, trong tương lai, công ty sẽ c6ng bố chính thức một số tin tức. Dưới sự điều hành của quản tị viên Bernie Silverman, người có nhiều kinnh nghiệm về những vụ làm ăn kiểu này, giá cổ phiếu tăng liên tiếp từ 10 xu đến 2 bảng Anh. Nhiệm vụ chính của Silverman là làm sao để không ai nhìn thấy mối quan hệ trực tiếp giữa metcalfe và Prospecta Oil. Tháng Giêng năm 1974, giá cổ phiếu dừng ở 3 bảng Anh. đã tới lúc tiến hành phần ba của kế họach : Tuyển dụng một nhân viên trẽ đầy nhiệt huyết , một sinh viên mới tốt nghiệp Harvard tên là David Kesler.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...