Khi Tấm Phản Diện


Đã ba năm sau cái ngày định mệnh ấy xảy ra, đứa bé gái ở với mẹ tên là Tấm, con đứa bé gái theo bà đỡ tên là Gạo, tuy hai đứa không biết đến sự hiện diện của nhau nhưng chúng vẫn luôn giống nhau y đúc, giống đến nỗi mà ngay cả mẹ chúng cũng không phân biệt được.

Thế rồi mẹ hai đứa một lần ra đồng giẫm vào con dao gỉ, về nhà lăn ra sốt nặng, ai cũng thừa biết cô nhiễm uốn ván, rồi vật vã mấy ngày thì đi luôn.

Từ đó người ta cũng không thấy bà đỡ thêm lần nào nữa.Ông chồng vừa nhớ vợ vừa thương Tấm, mới ba tuổi đã không có mẹ.

Ông nghe theo sự mai mối của họ hàng mà bước thêm bước nữa để con ông nhận được sự yêu thương của người mẹ.

Bà dì ghẻ lúc đầu đối xử với Tấm rất tốt, còn sinh cho ông một đứa con gái, đặt tên là Cám nên ông cũng nguôi ngoai phần nào nỗi đau mất vợ.Một tối nọ ông đi nhậu với bạn về, chạy ngang qua con sông, trời nhá nhem tối, ông thấy loáng thoáng bóng ai trong tà áo trắng rất giống người vợ đã khuất, ông loạng choạng chạy theo, vừa chạy vừa gọi tên vợ vừa khua tay loạn cả lên, thế rồi ông lao ùm xuống sông.

Mấy hôm sau xác ông nổi lên người ta mới biết là ông đi.Kể từ hôm ông mất, bà dì ghẻ mới lộ bản chất thật.


Bà hàng ngày bắt Tấm phục vụ hai mẹ con bà như người hầu dù Tấm mới 4, 5 tuổi.

Hàng ngày chèn ép, bắt Tấm làm hết việc này đến việc kia, lúc vui thì cho Tấm ăn chung, lúc không vui thì hai mẹ con dì ghẻ đớp hết thức ăn để lại cho cô một tí cơm thừa.

Năm Tấm 16 tuổi, Cám 14 tuổi.

Có mấy nhà hỏi cưới Tấm nhưng dì ghẻ không cho vì mụ ta không muốn mất đi một kẻ hầu hạ.

Quả là một con mẹ thâm hiểm.~ oOo ~Chiều hôm ấy bà dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tép dưới ruộng cho mụ ta ăn, mụ còn nói nều ai bắt được nhiều hơn sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ.

Hai đứa trẻ tung tăng chạy ra ruộng bắt tép.

Cuối buổi, Cám mải chơi nên chả bắt được bao nhiêu, còn Tấm thì tép chất đầy giỏ.

Cám thấy đầu chị trông bẩn bẩn liền nói:- Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị nấm, chị ngụp cho sâu kẻo về mẹ mắng.Tấm đang định đi về, nghe Cám nói thế liền để giỏ tép đấy rồi ngụp xuống nước gội đầu.

Cám trên bờ liền dốc hết tép của Tấm vào giỏ của mình để trêu chị, nó nghĩ mẹ thương nó nhất nên chả việc gì phải bắt tép, với lại trêu chị Tấm một chút cũng vui mà.

Xong xuôi nó ôm giỏ chạy về trước.

Tấm lên bờ xách giỏ lên, thấy nhè nhẹ vội mở ra thì lại chả thấy có gì.


Cô nghĩ chắc con Cám nó lấy rồi.

Tấm vội vàng lao xuống ruộng hi vọng được một mẻ tép khác, nhưng không, toàn bộ số tép gần đấy đã bị Tấm bắt hết, chỉ còn lại một con cá bống.

Nhưng bây giờ làm Tấm vác mặt về nhà được, thế nào cũng sẽ no đòn, vì không còn cách nào cứu chữa nên Tấm đành lủi thủi đi về.

Cám đang trên đường về nhà thì thấy một lũ trẻ chặc tuổi mình đang chơi ô ăn quan, nó bèn xad vào xin chơi cùng mà quên mất mình phải đem tép về nhà.

Khoảng vài canh giờ, Cám vừa vào nhà đã thấy chị Tấm ngồi bôi thuốc cho mấy vết lằn tim tím đỏ đỏ trên chân tay.

Nó chợt hiểu ra mọi chuyện rổi òa lên khóc, chạy vào kể cho mẹ nghe từ đầu đến cuối.

Bà ta giở giọng mỉa mai, không chịu nhận mình sai:- Mày không phải bênh nó, nó làm thì nó chịu, cái tội lười phải phạt thật nặng, tối đừng hòng ăn cơm.Tấm cố nhịn khóc và tự thương cho bản thân mình.


Cũng may cô còn kịp thả con cá bống xuống cái giếng sau nhà.

Đêm đó, Tấm nằm trong nhà kho (phòng ngủ của Tấm) ngủ mà không sao ngủ được vì đói.

Cả chiều mò mẫn dưới nước đã vắt kiệt sức của cô mà giờ còn không có gì ăn để hồi sức.

Bỗng có tiếng chân người bước nhè nhẹ bên ngoài rồi Cám xuất hiện, nó đưa một bát cơm trộn tép cho Tấm.

Tấm bọc một ít cơm vào lá chuối, đợi Cám đi rồi mang ra giếng cho bống ăn.

Kể từ đó, mỗi bữa Tấm đều để giêng ra một ít cơm cho cá bống, thi thoảng còn nói chuyện với nó bằng giọng điệu nhẹ nhàng:- Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.( Còn tiếp ).


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận