Vào thời Xuân-Thu Chiến-Quốc ở bên Trung Hoa, có vị đại thánh nhân ra đời, tên là Khổng Tử.
Ngài suốt đời chu du các nước để tuyên dương học thuyết nhân nghĩa đạo đức, hiếu đễ trung tín, song le không được ai hoan nghinh tiếp nhận, đâu đâu cũng bài xích Ngài cả.
Tuy Ngài gặp hoàn cảnh không vừa ý như vậy, nhưng Ngài vẫn không thay đổi tông chỉ giáo dục, Ngài vẫn thủy chung đề xướng chủ nghĩa đại đồng.Khổng Tử là nhà đại giáo dục.
Ngài đề xướng một nền giáo dục bình dân được phổ cập tới tất cả mọi người.
Ngài có tinh thần "dạy không hề nhàm chán, học không biết mỏi mệt." Ngài không sáng tác, chỉ chép lại tích cũ người xưa.
Ngài tin vào những điều của thánh nhân nói xưa kia, rồi đem ra thực hành.
Cuối đời, Ngài san định năm cuốn: Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân Thu, tức là Ngũkinh.Khổng Tử có ba ngàn học sanh.
Ngài thông suốt lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số, gọi là lục nghệ.
Ðệ tử Ngài có bảy mươi hai người cũng thông suốt lục nghệ.
Lễ tức là những lễ tiết, lễ nghi về hôn nhân, mai táng, hay là cúng tế.
Nhạc tức là âm nhạc.
Xạ tức là bắn cung.
Ngự tức là cởi ngựa, đánh xe.
Thư tức là ghi chép, lịch sử.
Số tức là toán thuật.
Mỗi một môn nào cũng phải hoàn toàn tinh thông, thì mới được gọi là một người hoàn toàn.Phương châm giáo dục của Khổng Tử là lấy con người làm trọng tâm, lấy thân mình làm gương.
Môn đệ của Ngài có bốn hạng xuất sắc:1. Xuất sắc về đức hạnh, có ngài Nhan Hồi và Mẫn Tử Khiêm.2. Xuất sắc về ngôn ngữ, biện luận có ngài Tử Hạ, và Tể Ngã.3. Xuất sắc về chính trị, có ngài Tử Lộ, và ngài Nhiễm Hữu.4. Xuất sắc về văn học, có ngài Tử Hạ và Tử Du.Khi Ðức Khổng Tử qua đời, Nho-giáo phân làm hai phái.
Tăng Tử thì chủ trương truyền Ðạo, và Mạnh Tử đại biểu cho phái này, trở thành phái chính thống.
Tử Hạ thì chủ trương truyền Kinh, và ông Tôn Tử là đại biểu của phái này.
Phái truyền Kinh thì hưng thịnh vào ba triều đại Hán, Ðường, và Thanh.
Phái truyền Ðạo thì hưng thịnh vào ba đời Tống, Nguyên, và Minh.Mọi sự việc trên đời đều có liên hệ tương quan, cũng giống như bên Trung Hoa, ba đạo Nho, Phật, Lão, đều hỗ trợ lẫn nhau.
Nhogiáo thì như ở trình độ sơ đẳng, tức là tiểu học, Ðạo-giáo thì như là trình độ trung học, còn Phật-giáo thì như là trình độ đại học.Ðạo lý của ba tôn giáo này đều có liên quan, song le người ở tiểu học thì không biết được trình độ của lớp trung học, nhưng kẻ ở đại học thì biết được trình độ và bài vở của lớp trung học hay tiểu học.Nho giáo thuyết giảng đạo lý làm người, thí dụ như rèn luyện nhân cách cho lương hảo.
Ðạo giáo một nửa thì chú trọng rèn luyện nhân cách đạo đức, còn một nửa thì chú trọng đến việc tu hành xuất thế.
Do đó các vị đạo sĩ thì chẳng cạo đầu, cạo râu, không khác gì người tại gia cả.
Họ chỉ mặc y phục của những vị ẩn sĩ thời cổ xưa.
Phật giáo thì phải cạo râu cạo tóc, mặc áo hoại sắc, không chú trọng đến bề ngoài, song le áo cà-sa thì không bao giờ rời thân và phải thể hiện Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni tướng.
Phật giáo là tu pháp xuất thế, phải chăng là ly khai pháp thế gian, tạo ra một Phật pháp riêng biệt? Không phải đâu.
Chỉ cần phải nhận thức pháp thế gian một cách rõ ràng, không bị nó làm mê muội, đó chính là Phật pháp.Có người chủ trương tam giáo hợp nhất, (tức là Ðạo giáo, Khổng-giáo và Phật giáo hợp thành một), cho nên có câu:Hồng hoa bạch ngẫu thanh hà diệp, Tam giáo nguyên lai thị nhất gia.(Hoa hồng, thân trắng, lá xanh,Ba tôn giáo ấy vốn chung một nhà.)Ðó là biểu thị đạo lý vậy.
Căn bản của Phật giáo, để phát khởi tâm tín ngưỡng thì chính là Nho giáo, do đó cần phải đọc sách, hiểu rõ nghĩa lý, trước hết phải hiểu thế nào là căn bản làm người, sau đó mới theo Pháp mà tu hành: Quy nguyên tánh vô nhị, phương tiện hữu đa môn.
Nghĩa là: trở về nguồn thì tánh không hai, nhưng phương tiện thì có nhiều cửa vào.
Người học Phật Pháp cần phải thông suốt đạo lý nầy.(Ngày 25 tháng 9 năm 1983).
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...