Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa


Hỡi các vị Thiện tri thức! Ngày mai là ngày 4 tháng 7, là ngày Quốc Khánh của Hoa Kỳ và cũng là ngày thầy Phương Trượng thực tập lên nhận chức.

Vị tân Phương Trượng này rất dữ dằn.

Chưa nhậm chức là ông đã muốn giết vài người tế Pháp rồi.

Giết ai vậy? Giết giặc! Những kẻ trước đây từng làm giặc, hoặc sẽ làm giặc trong tương lai, đồng loạt đều phải bị chặt đầu để bêu trước công chúng.

Khi thầy tân Phương Trượng nhậm chức, thì thầy muốn lập ra phép tắc.

Tại sao từ trước đến nay, tôi không có lập ra phép tắc gì cả? Bởi tôi là kẻ nô lệ của Pháp, cho nên mọi chuyện đều ok, chẳng có vấn đề gì.

Nhưng vị Phương Trượng mới này chuyên chế hơn, vì vậy ông muốn giết Giặc, giết giặc càng nhiều càng tốt, gọi là “Trảm hết bọn giặc của Phật Giáo, chỉ để lại Đại Đức Cao Tăng.”A La Hán cũng dịch là “Giết giặc,” cho nên nói: “Trừ bạo khả dĩ an lương,” trừ kẻ ác cho lương dân được an lành.Các vị hãy chú ý! Đừng nghĩ rằng nịnh hót ông tân Phương Trượng thì là người hộ pháp tốt.

Kỳ thật, đó là quý vị cản trở, gây chướng ngại cho sự phát triển của Phật Pháp.


Làm Phương Trượng cũng không được tùy tiện khen người, chê người, mà cũng đừng bị dao động trước sự khen tặng hoặc phỉ báng.

Nếu muốn có người khen mình, vậy nhất định sẽ có người chê mình.

Đó là đạo lý tự nhiên thôi.Lúc trước chuyện gì tôi cũng cho qua hết, như có người mắng tôi thì cũng được; có người khen tôi, tôi cũng quên nốt.

Vì vậy bây giờ con tập làm Phương Trượng, tức là con phải bảo trì tông chỉ không khen, không chê.

Con không muốn người ta khen mình, vậy con không nên khen người ta trước; con không muốn người ta chê mình, thì trước tiên con không nên chê người, gọi là: “Việc gì mình không muốn, chớ đẩy cho người khác.” Hãy nhớ lấy, đừng gieo những hạt giống không trong sạch.Các vị cư sĩ tại gia thấy thầy Phương Trượng mới, bèn muốn cúng dường những món thực phẩm đặc biệt, đó là hành vi làm cho Phật Pháp hư hoại.

Nếu không muốn làm cho Phật Pháp suy sụp thì họ sẽ không “Thêu hoa trên gấm” tô điểm này nọ.

Ông Phương Trượng sẽ không chết đói đâu.

Dù là ông có chết đói thì cũng đáng, ai bảo ông ta không lo tu hành? Vả lại, nếu có thể vì Phật Pháp mà chết đói, thế thì thật vinh hạnh và là công thần trong Phật Giáo.

Cho nên tông chỉ nhất quán của chúng ta là:Lạnh chết không phan duyênĐói chết không hóa duyênNghèo chết không cầu duyênTùy duyên nhưng không đổi;Không đổi mà tùy duyên.Giữ vững ba đại tông chỉ của chúng taXả mạng vì Phật sựTạo mạng vì bổn sự.Chánh mạng vì Tăng sự.Gặp sự gì thấu lý ấy,Hiểu lý gì hành sự ấy.Tiếp hành nhất mạch Tổ sư tâm truyền.Ai muốn đơn độc cúng dường con, đó là phan duyên với con để được con chú ý, con có biết không? Nhất là con còn trẻ, nên đối với điểm này, con phải nhận thức hết sức rõ ràng.

Ta đã già rồi, như người ta nói “lão nhi vô năng,” già cả vô dụng.

Nhưng những người trẻ đừng để mấy thứ bẩn thỉu vây bám quanh mình.

Con hãy nên “Dù chết cóng mà vẫn đứng nghênh gió, dù chết đói mà vẫn ưỡn ngực mà đi,” Làm ngọn đuốc sáng trong cơn gió mạnh, là vàng ròng trong lò lửa lớn, cái gì cũng không sợ!Chết cóng không phan duyên: Đây là sự diễn tả về cuộc đời của tôi.

Khi tôi ở Mãn Châu, mùa đông cũng như mùa hạ, tôi đều mặc ba lớp vải như nhau, chỉ một lớp vải phía dưới, lớp trên là mấy miếng vá, từng miếng, từng miếng vá dài lên trên.


Bấy giờ tôi có lạnh không? Lạnh chứ! Thế sao tôi phải kiên trì chịu đựng như thế? Bởi vì tôi muốn “chết cóng không phan duyên đấy!”Đói chết không hóa duyên: Khi tôi ở trong động Quán Âm, núi Phù Dung tại Hồng Kông, cả hai tuần lễ không có lương thực.

Tôi bèn tọa thiền trong động để chờ chết.

Lúc bấy giờ, dưới núi có vị cư sĩ tên là Lao Khoan Thánh, biệt hiệu là “Pháp Sư Bổn Địa” của vùng đó.

Và bà được Bồ Tát Vi Đà báo mộng liên tiếp ba lần rằng: “Trong động Quán Âm có vị Pháp sư An Từ, bà nên lên đó cúng dường.” Thế là ngày hôm sau, vị cư sĩ này vác hơn ba mươi cân gạo và hơn 70 đồng đến hang động cúng dường tôi.

Ba bốn tháng trước khi chuyện này xảy ra, bà cư sĩ bị chó cắn ngay chân.

Các bác sĩ đông tây chữa trị cho bà cả mấy tháng, nhưng trị không khỏi.

Họ cũng đành bó tay chịu thua.

Bồ Tát Vi Đà thích lo chuyện của người nên bảo bà cư sĩ: “Bà đi cúng dường Pháp sư ở động Quán Âm thì chân bà sẽ lành ngay.”Thế là bà ta tin tưởng mà đem gạo và tiền đi cúng dường.

Lúc bấy giờ trong động, tôi chuẩn bị chờ chết đói.

Xưa nay tôi chưa hề nói với người ta rằng: “Xin ông thương xót tôi, đã qua nhiều ngày rồi mà tôi không có gì ăn hết!” Đó là “đói chết không hóa duyên.”Nghèo chết không cầu duyên: Lúc tôi mới đến chùa Nam Hoa ở Quảng ĐÔng và được thân cận với Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân, trên mình tôi đã chẳng có một đồng một chữ.


Cả đến tiền gửi thơ tôi cũng không có, nhưng tôi chưa từng đến các vị cư sĩ để hóa duyên.

Bởi vậy ba đại tông chỉ này của tôi đều có lai lịch, chứ không phải nói vô căn cứ đâu.

Bây giờ thầy tân Phương Trượng lên nhậm chức, mọi người chớ nên đơn độc kết giao cảm tình với thầy, khiến thầy có thiện cảm đặc biệt với mình.

Nếu quý vị có lòng cúng dường thì có thể cúng dường cho đại chúng, đừng nên cúng dường riêng lẻ cho một ai.

Nếu không thì quả là hại người! Là phá hoại sự hòa hợp trong Phật Giáo đấy!Người xuất gia chớ để nhụt chí mà hãy nên ôm giữ ba tông chỉ trên.

Chúng ta nên làm vị thầy tiêu biểu cho trời và người, rồi đánh một trận với bọn ma quân ở mười phương.

Có người hỏi: “Không phải là thầy dạy đồ đệ dùng từ bi hỷ xả hay sao? Vậy, tại sao thầy lại dạy họ đấu tranh? Thế là đừng sửa đổi lòng sân hận của mình, phải chăng? Nếu vậy thì sao làm thầy tiêu biểu cho trời, người được?” Thì bởi muốn làm vị thầy tiêu biểu cho trời và người, thành thử chúng ta mới phải giáo hóa bọn ma quân!Giảng ngày 3 tháng 7 năm 1986.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui