Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa


Vì sao đại chúng khen ngợi ông Thuần Đà? Bởi vì ông làm việc chân thật, chứ không tránh việc để cầu an.

Bất luận làm việc gì, ông đều thật lòng làm, không dối gạt người.

Do bởi ông làm việc gì cũng đều viên mãn và chu đáo, cho nên mọi người mới tán thán ông.Cư sĩ Thuần Đà là người làm công, đến đâu ông cũng làm công cho người.

Người ta mướn ông làm giá một đồng, nhưng công ông làm bằng gấp đôi tiền họ mướn.

Như thế gọi là viên mãn.

Ví như đa số công nhân đến sở làm việc lúc tám giờ sáng, còn ông thì sáu giờ sáng đã đến nơi làm việc.

Vậy là ông làm việc nhiều hơn người ta hai giờ.

Năm giờ chiều thì ngừng làm việc, nhưng bảy giờ ông mới rời xưởng, tức là ông lại làm trội thêm hai giờ nữa.


Tôi tin rằng tình hình làm việc của ông là giống như thế, nếu chẳng phải vậy thì ông làm sao mà được người ta khen tụng?Thuần Đà là người làm công thật thà, ông chỉ sợ mình có lỗi đối với người, chứ không sợ người ta chẳng biết điều với mình.

Ông luôn luôn hồi quang phản chiếu, tự trách mình và tìm khuyết điểm của bản thân chứ không quay ra oán trời trách người.

Bao giờ ông cũng nghĩ người ta là đúng, còn mình là không đúng.

Vì có tư tưởng như vậy nên ông mới được người ta tuyên dương.Vì sao ông Thuần Đà thanh tịnh? Bởi ông không có ba độc tham, sân, si, cho nên lâu dần ông trở nên hoàn toàn thanh tịnh.

Hơn nữa, chuyên cần tu Giới, Định, Huệ và ngừng dứt tham sân si, cúng chính là bí quyết của người tu hành.

Trong mỗi chúng ta ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm, vậy chúng ta nên lấy cái ưu điểm để bổ túc cho chỗ khuyết điểm của mình.

Có thế mới hợp với trung đạo.Cư sĩ Thuần Đà nhất định là đã hết lòng tận lực làm việc cho người, đúng như câu nói “Vì dân phục vụ”.

Thái độ phục vụ của ông rất tốt, rất hăng hái và không giả dối.


Ông làm việc gì cũng mau lẹ, lại tính tiền công với giá rẻ, khiến cho mọi người đều vừa ý.

Nếu lúc đó trong tâm ông có dụng ý không chánh đáng, thì ông đâu được thanh tịnh.

Nói cách khác, hễ có ý đồ, tham lam tức là không thanh tịnh.

Riêng ông Thuần Đà thì không có những thứ tư tưởng như thế.

Ông luôn tận lòng làm nghĩa vụ, tình nguyện phục vụ cho người mà không cần ai biết đến.

Đó là tư tưởng của Bồ Tát.

Vì Bồ Tát cũng có khi thị hiện trong giai cấp công nhân như thế.

Ông Thuần Đà có công đức vì ông không để người khác biết, không để người ta thấy những việc ông làm, do vậy ông mới được thanh tịnh một cách viên mãn.

Mọi người hãy suy ngẫm lại một chút đi.

Nếu đúng thì quý vị nên ghi chép và lưu giữ làm tài liệu tham khảo, còn không thì hãy bỏ qua, xem như không có chuyện đó vậy.Giảng ngày 15 tháng 11 năm 1985.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui