Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa


Tôi xuất thân từ miền quê và được giáo dục ở học đường rất ít, cho nên tôi hiểu biết không được nhiều.

Đó là lý do vì sao tôi muốn mọi người cùng tập hợp lại với nhau, như câu: “Tập tư quảng ích,” là tập trung lại nhiều ý kiến hữu ích.

Dùng trí tuệ của mọi người để cùng thảo luận các vấn đề.

Nếu ai có ý kiến gì quý báu xin cứ việc nêu ra.

Chúng ta vì công việc cải thiện nền giáo dục mà tham khảo với nhau.Sau khi xuất gia, tôi nhận thấy tình trạng Phật giáo mỗi ngày càng một đi xuống, cho nên tôi muốn cải thiện lại.

Tôi cảm thấy nền giáo dục cũng mỗi ngày một xuống dốc, cho nên tôi hy vọng sẽ sửa đổi cho tốt hơn.

Tôi nguyện đem hết chút sức lực mình để làm chút lợi ích cho người.


Bởi chí nguyện này, hiện nay tôi thành lập trường Đại Học Pháp Giới Phật Giáo, trường Trung Học Bồi Đức và Tiểu học Dục Lương tại Vạn Phật Thánh Thành.

Và để thực hiện nguyện vọng đó của tôi, tất cả các lớp học đều miễn phí.Tại sao tôi muốn làm như vậy? Có phải vì tôi háo danh, ham tiếng, hay là vì muốn làm kiểu cách cho khác lạ chăng? Không phải đâu.

Dụng ý của tôi là hy vọng tu chỉnh lại chế độ cửa hàng kinh doanh của nhà trường, khiến cho những người chỉ vì tiền trong ban giáo dục sẽ cải thiện lại các tư tưởng bất chánh này.

Họ nên lấy việc giáo dục, đào tạo học sinh thành người lương thiện, tài giỏi để làm tông chỉ.

Tuy tư tưởng nhà trường như là kinh doanh đã thâm căn cố đế, nhất thời không dễ gì thay đổi.

Nhưng tôi xin mọi người hãy đồng tâm hiệp lực để làm lại sự nghiệp này, ngỏ hầu dần dần sẽ cảm hóa được những người chủ ban kinh doanh ở nhà trường, khiến họ tự thấy được lương tâm và nhận thức rằng giáo dục là công tác thần thánh.

Bởi vì giáo dục là đào tạo nhân tài trong thiên hạ, là việc làm vui vẻ, khoái lạc.

Nếu họ vẫn mê muội, không chịu tỉnh ngộ, cũng chỉ vì kiếm chút đồng tiền hôi thối, mà không biết hối tiếc là đã làm hại tiền đồ tương lai của học sinh.

Tội này thật không thể dung tha và họ sẽ ân hận ngàn đời.

Chúng ta nên biết rằng, tiền là vật ngoài thân, sanh không mang đến, chết không mang theo.

Cho nên nói: “Muôn thứ không đem được, chỉ có nghiệp tội theo mình.” Nghiệp chướng mà chúng ta đã tạo khi còn sống, sẽ cùng xuống theo địa ngục để ta chịu khổ vô gián đoạn.


Đến lúc đó, dù chúng ta có hối hận thì cũng đã muộn rồi!Ngày 27 tháng 5, 1984 trường Đại Học Pháp Giới Phật Giáo sẽ cử hành lễ tốt nghiệp.

Những sinh viên đạt tiêu chuẩn tốt về đạo đức và học vấn, khi mãn khóa sẽ được phát bằng chứng thơ học vị.

Thông thường trong buổi lễ các sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ đội mũ đen có bốn góc vuông.

Dù là cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ, tất cả đều mang cùng một loại mũ như vậy và thế giới đang công nhận điều này.Các sinh viên tốt nghiệp trường Đại Học Pháp Giới Phật Giáo cũng được đội mũ, nhưng có chỗ cải tiến như: Cử nhân sẽ đội mũ bốn góc, Thạc sĩ sẽ đội mũ năm góc và Tiến sĩ sẽ đội mũ sáu góc.

Tại sao phải là như vậy? Bởi vì mỗi loại hàm chứa các ý nghĩa khác nhau.

Bốn góc là đại biểu cho người trong bốn biển đều là anh em, kiêm thêm ý là tứ thông bát đạt, bốn phương đều thông suốt; lại cũng biểu hiện của Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả.

Năm góc đại biểu cho Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy.

Hỏa, Thổ; hoặc là Năm Giới căn bản: Sát Sanh, Trộm Cắp, Tà Dâm,Vọng Ngữ , Uống Rượu; hoặc cũng đại biểu cho năm châu: Âu, Á, Phi, Mỹ, Úc.

Sáu góc đại biểu cho Lục Độ: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ; hoặc đại biểu cho sáu phương: Đông, Nam, Tây, Bắc, Trên và Dưới; cũng có thể nói sáu góc đại biểu cho sáu nghề: Lễ, Nhạc, Xạ, Ngự, Thơ, Số.


Đó là những ý kiến của tôi, hy vọng mọi người sẽ đưa ra ý kiến để chúng ta cùng nhau nghiên cứu rồi quyết định.Có người nói: “Vì theo truyền thống, cho nên tất cả các sinh viên khi tốt nghiệp đại học đều đội mũ bốn góc.” Nhưng theo cách nhìn của tôi, nếu có phương pháp tốt mà chúng ta không dùng và vẫn cứ khư khư giữ khuôn phép cũ, thế thì phải nói là quá cố chấp, cũng có thể nói là ngu si nữa.Ở Phương Tây, tôi chưa gặp qua người tốt nghiệp Đại học Phật Giáo chân chánh nào cả.

Phật giáo ở đây chỉ là mới bắt đầu, nên chưa có quy chế nhất định.

Trường Đại Học Pháp Giới Phật Giáo là tận hư không, biến pháp giới, quảng đại vô biên.

Bây giờ tạm thời không có người nào biết, nhưng trong tương lai sẽ có rất nhiều người bắt chước theo cách thức như trường học của chúng ta.

Cho nên nay tôi đề nghị là sinh viên tại gia khi tốt nghiệp đại học sẽ đội mũ đen, còn sinh viên xuất gia khi tốt nghiệp đại học sẽ đội mũ vàng.

Tôi cũng chẳng biết ý kiến này có giá trị không nữa!Giảng ngày 20 tháng 4 năm 1984.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận