Trong thời quá khứ, đức Phật Thích Ca đã từng “Ba a tăng kỳ kiếp tu phước huệ, trăm kiếp gieo tướng hảo.” Do đó Ngài mới thành tựu được ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, thân trang nghiêm không ai sánh bằng.
Chúng ta là người tu đạo, tất phải tu phước huệ.
Thế nào là tu phước, tu huệ? Là làm nhiều chuyện công đức.
Phàm việc gì có lợi ích cho chúng sanh, chúng ta nên tận lực làm hết mình, là tu phước.
Đọc tụng kinh điển, nghiên cứu đạo lý Phật, gọi là “Thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải.” là tu huệ.
Nói đơn giản như: tạo nhiều công đức thì được phước báo, còn nghe kinh, thuyết pháp là có trí tuệ.
Đó là đạo lý tự nhiên.Phước huệ là do sự bồi đắp tu hành mà có, cho nên nếu không lo bồi đắp thì không bao giờ có phước huệ.
Người tu đạo chớ nghĩ đó là phước nhỏ mà không chịu làm, lại càng không thể cho đó là việc ác nhỏ rồi cứ làm.
Nếu chúng ta lúc nào cũng biết quý phước, tu phước, trồng phước thì trong tương lai nhất định chúng ta sẽ có đại phước báo.
Nếu không, phước thời từ đâu đến? Huệ do từ đâu mà sanh? Nhưng ai muốn được phước, được huệ mà chẳng chịu làm gì, thì cũng ví như người si mê nói trong cơn mộng vậy.
Đó là vọng tưởng trong cái vọng tưởng, vĩnh viễn không thể nào thành sự thật, giống như nói “ Duyên mộc cầu ngư” tức tìm cá trên cây.
Đó là tư tưởng của người ngu, là chuyện không thể nào có được.Giảng ngày 4 tháng 6 năm 1981NGHIÊM TRÌ GIỚI LUẬT – HỌC NHẪN NHỤCGiới luật là sanh mạng của người tu hành.
Người phạm giới cũng bi ai, đau khổ giống như sanh mạng mình bị đứt đoạn.
Lúc đức Thế Tôn sắp nhập Niết Bàn, Ngài đã từng nói với tôn giả A Nan rằng: “Lấy giới làm thầy.” Đây cũng là sự chứng minh về tánh trọng yếu của giới luật.Ngiêm là nghiêm minh, cũng có nghĩa là trang nghiêm minh sát.
Người tu hành không được tùy tiện nói năng lung tung.
Lúc nào cần thì nói, mà nói cũng phải có chừng mực, hợp pháp, không được nói năng hồ đồ.
Nói theo cách khác, khi đi đứng nằm ngồi, nhất định đều phải có thứ tự, không phải là tôi muốn như thế này thì tôi làm như thế này, đó không phải là giữ giới luật.Trì là trì giữ, cũng có nghĩa là dùng tay nắm giữ một cách cẩn thận, thời khắc nào cũng chú ý, không giải đãi.
Chúng ta nên tập trung tinh thần để giữ gìn giới luật.Giới là phòng phi, ngăn ngừa chuyện sai trái, cũng có nghĩa là cấm ngưng các việc ác, gọi là: “ Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành,” không làm các việc ác, vâng làm các điều lành.
Giới là khuyên răn trước khi chúng ta phạm tội.
Luật là trừng phạt người sau khi đã phạm tội.
Ví như rắn, khi bò thì nó uốn cong mình, đến lúc chun vào ống cống thì nó thẳng mình ra, đó là công dụng của giới luật.Luật là pháp luật, bất luận khi chúng ta làm việc gì cũng phải phù hợp với quy luật, gọi là: “Không có com-pa thì không vẽ thành tròn được.” Chúng ta không nên hành động một cách tùy tiện, như làm cản trở tự do hoặc xâm phạm lợi ích của kẻ khác.Nói tóm lại, nghiêm trì giới luật là không nổi giận.
Khi công phu tu nhẫn nhục của chúng ta đã đúng mức thì dù gặp nghịch cảnh, thuận cảnh gì, chúng ta cũng đều chịu đựng các thử thách mà không động tâm.
Hơn nữa chúng ta vẫn giữ được tâm bình khí hòa và xử sự một cách điềm tĩnh.
Khi đạt đến trình độ như thế, chúng ta sẽ không thể không giữ quy củ nề nếp.
Phàm người không giữ quy củ là bởi công phu tu nhẫn nhục chưa đủ, cho nên họ mới không thể kiềm chế được ngọn lửa vô minh, để rồi bị nó thiêu rụi hết cả công đức mà họ đã tu được bấy lâu.Giảng ngày 6 tháng 6 năm 1981.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...