Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa


Bí Quyết Của Tham ThiềnChữ "thiền" dịch nghĩa là "tĩnh lự", cũng dịch là "tư duy tu".

Tư duy chính là tham; tĩnh lự là nghĩa "thời thời cần phất thức, vật sử nhạ trần ai".

Thực tập tư duy tu có nghĩa là chúng ta phải đề khởi thoại đầu, luôn luôn tâm niệm, không giây phút nào rời.

Có câu nói: "Sớm như thế ấy, chiều như thế ấy".

Phải bằng vào tự tánh mà dụng công, không tìm cầu ở bên ngoài.

Nếu gặp cảnh rồi chạy theo cảnh, sẽ đi lầm đường.

Cảnh giới từ tự tánh sanh ra mới là cảnh giới chân thật.

Mong rằng quý vị phải thật hiểu rõ điểm này, bằng không sẽ lọt vào vòng của ma vương, làm quyến thuộc của chúng.Pháp môn tĩnh lự đòi hỏi một sự dụng công triền miên rằng rịt, không lúc nào gián đoạn.

Dụng công kiểu này có thể ví như phương cách gà mẹ chuyên tâm ấp trứng, như rồng thận trọng nuôi dưỡng hạt châu, cũng như thái độ mèo rình chuột một cách nhẫn nại.

Tham thiền phải có kiên tâm, thành tâm và hằng tâm.

Không thể có tâm kiêu ngạo, thấy mình cao hơn hoặc hay hơn người khác.

Như có những tư tưởng đó, thì loại ma cuồng điên sẽ nhập vào khiến cho công phu không có hiệu quả.Khi tham thiền không nên sanh vọng tưởng.

Có vọng tưởng thì chẳng có lợi ích gì, chỉ uổng phí thời gian công phu.


Tham thiền phải có tâm nhẫn nại, tâm trường viễn, tức nghĩ về lâu về dài.

Bí quyết tham thiền là chữ nhẫn; cái gì nhẫn không được cũng phải nhẫn; nhẫn đến cực điểm, thì bỗng nhiền thấu suốt, bừng sáng khai ngộ.

Nếu không nhẫn nại, không chịu đựng khổ, không chịu khó nhọc, khi gặp trở ngại tất sẽ đầu hàng.

Những cung cách đó không thể chấp nhận và rất kỵ đối với tham thiền.Kiếm Báu Của Kim Cương Vương Chặt Ðứt Vọng TưởngVọng tưởng chính là hòn đá vướng chân trên đường khai ngộ.

Tham câu "niệm Phật là ai?" tức là dùng kiếm báu của KimCương vương, chặt đứt hết mọi vọng tưởng.

Khi Ðức Phật Thích Ca vừa chứng được quả chánh giác dưới gốc cây bồ đề, ngài liền nói: "Lạ thay! Lạ thay! Tất cả chúng sanh, chẳng trừ ai, đều có đầy đủ đức tướng và trí huệ Như Lai, nhưng hiềm vì vọng tưởng chấp trước, nên không chứng được." Như vậy, Phật đã nói với chúng ta một cách rõ ràng lý do gì chúng ta không thành Phật.

Chẳng qua là do vọng tưởng và chấp trước, do đó chúng ta phải phá bỏ những thứ này.

Phá bằng cách nào? Chính là dùng chữ "ai", coi như cái đục để đục xuống, đục cho tới nước rút đá hiện thì sẽ thành công.Tham thiền tức là tham câu "niệm Phật là ai?", trong từng thời khắc tham cứu cứu vấn đề này, không được gián đoạn.

Lâu ngày, tự nhiên sẽ có tin vui, nên có câu: "Cửu tọa hữu thiền, cửu trú hữu duyên".Ngồi trong một thời gian dài tự nhiên sẽ có thiền.

Trú ngụ lâu ngày ở một nơi nào tự nhiên sẽ có duyên qua lại với láng giềng, ta cùng với mọi người dung hòa tình cảm, nên tất cả sống với nhau trong sự an bình.Tham thiền khi tới trình độ tinh diệu, không những vọng tưởng tiêu tan, mà tính khí dịu hòa, bớt phiền não, nhân phẩm cao, khí độ cũng rộng lớn.

Lúc đó trí huệ hiển bày, biết rõ phải trái, phân biệt thiện ác, tham sân si cũng được thanh lọc sạch, chỉ còn lại là ánh sáng của Giới Ðịnh Huệ chiếu rọi và soi thấu năm uẩn đều không.______________________Sơ Lược về Hòa Thượng Tuyên HóaHòa Thượng Tuyên Hóa họ Bạch, tên thật là An Từ, tự là Ðộ Luân.

Ngài quê ở huyện Song Thành, tỉnh Tùng Giang thuộc Ðông Bắc, Trung Hoa, tức là Mãn Châu.Phụ thân Ngài tên Phú Hải, chuyên làm nghề nông.

Mẹ họ Hồ, sinh được tất cả tám người con, năm trai ba gái; và Ngài là út.Hồ thái phu nhân thọ chay trường, niệm Phật, chẳng hề gián đoạn.


Một đêm nọ phu nhân nằm mộng thấy Ðức Phật A-Di-Ðà hiện thân phóng đại quang minh chiếu triệt thế giới, chấn động thiên địa.

Giật mình tỉnh giấc, phu nhân ngửi thấy mùi hương kỳ diệu khắp phòng, rồi sau đó hạ sanh ra Ngài.Ngài vừa ra đời liền liên thanh khóc suốt ba ngày đêm không dứt.

Chính là vì đau xót cho nỗi khổ của thế giới Ta-Bà nầy vậy.Ngài cư ngụ tại một thôn quê rất nhỏ bé, thưa thớt nhà cửa.

Thế nên, đến năm mười một tuổi Ngài vẫn chưa hề thấy qua người chết.

Một hôm, Ngài cùng lũ bạn trong thôn dạo chơi chốn điền dã.

Bất chợt Ngài thấy một em bé, miệng ngậm, mắt nhắm, nằm bó trong đám rơm bên lề.

Ngài gọi mà đứa bé chẳng đáp, rờ thì chẳng có hơi thở.

Ngài lấy làm khó hiểu vô cùng nên hỏi lũ bạn.

Có kẻ hiểu biết liền nói: "Ðứa bé đã chết rồi!" Song Ngài vô cùng ngạc nhiên, không hiểu thế nào là chết.

Về nhà, Ngài liền hỏi mẹ, bà dạy: "Phàm là người, ai cũng phải chết.

Có kẻ chết già, có kẻ chết vì bệnh, cũng có kẻ chết vì tai nạn.

Bất luận là giàu sang hay nghèo khó, bất luận là sĩ, nông, công, thương, hay quan lại, ai ai rốt cuộc cũng phải chết."Ngài lại hỏi: "Nếu thật như vậy, có cách gì thoát được chết không?" Bấy giờ trong nhà có vị khách xưa kia từng tu Ðạo, đỡ lời đáp rằng: "Chỉ có cách tu Ðạo, minh ngộ tự tâm, triệt kiến bổn tánh thì mới liễu đoạn sanh tử, siêu thoát luân hồi, thành Chánh Giác, chứng Vô Sinh."Tuy lúc đó Ngài còn nhỏ tuổi, song đối với lời vị khách nói, Ngài tỉnh ngộ sâu xa, do đó Ngài lập định chủ trương quyết chí xuất gia tu Ðạo.Khi Ngài mang chuyện xuất gia bàn với mẹ, bà dạy: "Xuất gia là chuyện tốt lắm, nhưng cũng không phải là chuyện dễ làm.


Cần có thiện căn, có đại nguyện lực, cần phát đại Bồ Ðề tâm thì mới có thể thành tựu Vô Thượng Ðạo.duyên hoằng dương Ðạo Pháp chín mùi.

Lúc ấy, Ngài tự gọi mình Nay con có lòng vậy, ta hết sức đồng ý, cũng thật là phù hợp với giấc mộng xưa kia vậy.

Nay ta đã già, ngày tháng chẳng còn bao lâu, các anh chị con đều đã tự lập.

Con nên ở lại để phụng dưỡng cha mẹ; khi ta mất rồi, con xuất gia tu hành, lúc đó cũng chẳng muộn."Ngài vâng lời cha mẹ, rồi sau đó hằng ngày thường theo mẹ lạy Phật.

Lạy Phật xong, Ngài lạy cha mẹ.Ngày qua ngày, đông tàn xuân đến, Ngài cung kính phụng dưỡng song thân như đối với Phật vậy.

Chẳng bao lâu tiếng tăm hiếu thảo đồn khắp bốn phương, khi đó mọi người đều gọi Ngài là Bạch Hiếu Tử (người con chí hiếu họ Bạch).Năm Ngài 19 tuổi thì mẹ Ngài qua đời; bấy giờ Ngài từ giã họ hàng lên chùa lạy Hoà Thượng Thường Trí làm Thầy và quy y, chính thức xuất gia, thọ giới.

Sau đó, Ngài về lại nơi mộ phần thân mẫu để thủ hiếu trong ba năm.

Suốt thời gian ấy, Ngài sống trong một túp lều tranh nhỏ, ngày ngày tọa Thiền, đọc tụng kinh điển Ðại Thừa và niệm danh hiệu Phật A-Di-Ðà.

Rất nhiều lần Ngài ngồi Thiền rồi nhập Ðịnh, liên tiếp trong nhiều tuần lễ chẳng rời thiền sàng.Một đêm nọ, dân trong thôn gần đó hốt hoảng thấy túp lều tranh của Ngài hừng hực lửa đỏ.

Ánh lửa hồng phừng thẳng lên giữa không trung và túp lều tranh thì sáng rực như ban ngày.

Nhiều người chạy đến mộ, hô hoán: "Nhà Hiếu Tử bị cháy rồi!" Cả trăm người trong làng hè nhau xách gáo, đem xô tới để chữa cháy.

Song, khi tới nơi họ chỉ thấy túp lều tranh bình lặng, lửa chẳng cháy và Ngài thì vẫn an nhiên, tĩnh mặc trong Thiền Ðịnh!Có lần Ngài đang tọa Thiền thì chợt có vị khách đến viếng.

Vị khách ấy, ngạc nhiên thay, chính là Lục Tổ Huệ Năng! Ðức Tổ Sư dạy Ngài rằng trong tương lai Ngài sẽ tới Mỹ quốc để độ sinh, rằng ở Tây phương Ngài sẽ gặp nhiều kẻ hữu duyên có thể hoằng dương Phật Pháp và Ngài sẽ độ vô lượng vô biên chúng sanh.

Mãi đến lúc Ðức Tổ Sư từ biệt quay đi rồi, Ngài mới choàng tỉnh, nhớ lại rằng Ðức Huệ Năng vốn là người đời Ðường, 1.200 năm về trước.

Sau Ðệ Nhị Thế Chiến, Ngài vân du khắp nơi.


Cuối cùng, trải hơn ba ngàn dặm, Ngài tới chùa Nam Hoa, bái kiến vịÐại Thiện Tri Thức của thời bấy giờ là Lão Hòa Thượng Hư Vân.

Lão Hòa Thượng lúc ấy đã 109 tuổi; vừa nhìn thấy Ngài, Lão Hòa Thượng liền nhận ra ngay sự chứng ngộ của Ngài.

Khi đó, LãoHòa Thượng nói: "Như thị, như thị!"; và Ngài cũng đáp lại: "Nhưthị, như thị!"Bấy giờ, Lão Hòa Thượng Hư Vân ấn chứng sở đắc của Ngài, và Ngài chính thức trở thành vị Tổ thứ chín của dòng pháp Quy Ngưỡng.Sau đó, Lão Hòa Thượng dạy Ngài ở lại chùa đảm nhận chức Viện Trưởng Viện Giới Luật của Chùa Nam Hoa.Năm 1950, Ngài từ giã chùa, lên đường sang Hương Cảng.

Ở đây, Ngài sống tại một sơn động biệt lập, chẳng lai vãng gì đến bụi trần, tục lụy.

Chẳng bao lâu, có vô số Tăng-lữ từ Trung Hoa Ðại Lục qua Hương Cảng tỮ nạn, và họ cần sự giúp đỡ của Ngài.

Cuối cùng, ứng với nhân duyên, Ngài rời sơn động, lập ra giảng đường và hai ngôi chùa, cùng trợ giúp xây dựng nhiều đạo tràng khác.Trong suốt mười hai năm ở Hương Cảng, Ngài là tấm gương sáng, khổ hạnh, tinh tấn tu Ðạo, quên mình vì Phật Pháp.

Ngài đã ảnh hưởng vô số thiện nam tín nữ, khiến họ phát tâm Bồ Ðề, quy y Tam Bảo, ủng hộ Phật Pháp.Năm 1962, Ngài đến San Francisco, Mỹ Quốc.

Tại đây, nơi một nhà kho nhỏ, Ngài kiên trì tu hành trong im lặng, chờ đợi cho cơlà "Mộ Trung Tăng" (nhà Sư trong phần mộ), hay là Hoạt TửNhân (người đã chết nhưng còn sống).

Những Phật tử hiểu biết sự tu hành chân chính của Ngài đều rất cảm động và cung kính ủng hộ, cúng dường Ngài.Năm 1968, Ngài biết cơ duyên đã đến; Ngài nói: "Một đóa hoa sẽ nở ra năm cánh." Mùa hè năm đó, Ngài chủ trì Pháp Hội giảng Kinh Lăng Nghiêm trong 96 ngày.

Khi Pháp Hội kết thúc, quả nhiên có năm người Mỹ đầu tiên xin xuất gia với Ngài.Từ đó, Ngài tiếp tục chủ trì nhiều Pháp Hội khác, giảng giải Tâm Kinh, Kinh Ðịa Tạng, Kinh Pháp Hoa, Kinh Pháp Bảo Ðàn v..v...Năm 1971, Ngài giảng bộ kinh tối cao của Ðại Thừa, đó là Kinh Hoa Nghiêm.Song song với việc giảng Kinh, thuyết Pháp, Ngài còn làm vô số công đức độ sinh khác.

Năm 1976, Ngài thành lập Vạn Phật Thánh Thành, nền tảng căn cứ địa để hoằng dương Phật Pháp ở Mỹ Quốc.

Tại Thánh Thành, Ngài xây dựng chế độ Tùng-lâm, đào tạo Tăng, Ni, học chúng, tạo nhân duyên thù thắng cho sự chân chính tu hành.Mười Tám Ðại Nguyện của Hòa Thượng Tuyên HóaNăm Hòa Thượng Tuyên Hóa 19 tuổi thì mẫu thân Ngài qua đời.

Sau khi lo liệu chu toàn việc mai táng, Ngài tới Chùa Tam Duyên ở Hợp Nhĩ Tân (Harbin), chính thức xuất gia, lạy Hòa Thượng Thường Trí làm Thầy.

Ít lâu sau, Ngài tới mộ phần của mẫu thân thủ hiếu.

Năm đó, nhân ngày vía Ðức Quán Thế Âm, ngày 19 tháng 6, Ngài đối trước chư Phật, Bồ Tát phát mười tám đại nguyện:"Kính lạy mười phương Phật,Cùng với Tam Tạng Pháp,Quá khứ, hiện tại Hiền Thánh Tăng, Nguyện rủ lòng tác chứng:Ðệ tử Ðộ Luân,Thích An Từ,Con nay phát tâm rằng:Chẳng cầu phước báo hàng Trời, Người,Cùng Thanh Văn, Duyên Giác, cho đến hàng Bồ Tát quyền thừa.Duy nương Tối Thượng Thừa mà phát Bồ Ðề tâm.Nguyện cùng Pháp Giới chúng sinh,Nhất thời đồng đắcA nậu đa la tam miệu tam bồ đề."1. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Bồ Tát ở mười phương ba đời, trong tận cùng hư không, biến khắp Pháp Giới, mà chưa thành Phật thì tôi thề không thủ Chánh Giác.2. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Duyên Giác ở mười phương ba đời, trong tận cùng hư không, biến khắp Pháp Giới, mà chưa thành Phật thì tôi thề không thủ Chánh Giác.3. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Thanh Văn ở mười phương ba đời, trong tận cùng hư không, biến khắp Pháp Giới, mà chưa thành Phật thì tôi thề không thủ Chánh Giác.4. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Trời, Người ở trong Tam Giới, mà chưa thành Phật thì tôi thề không thủ Chánh Giác.5. Nguyện rằng nếu có một Người ở trong mười phương thế giới mà chưa thành Phật, tôi thề không thủ Chánh Giác.6. Nguyện rằng nếu có một vị Trời, Người, A-tu-la chưa thành Phật, tôi thề không thủ Chánh Giác.7. Nguyện rằng trong thế giới loài Súc Sinh, nếu còn một loài nào chưa thành Phật, tôi thề không thủ Chánh Giác.8. Nguyện rằng trong thế giới loài Ngạ Quỷ, nếu còn một kẻ chưa thành Phật, tôi thề không thủ Chánh Giác.9. Nguyện rằng trong thế giới loài Ðịa Ngục, nếu còn một kẻ chưa thành Phật, tôi thề không thủ Chánh Giác.10. Nguyện rằng trong Tam Giới, nếu những kẻ từng quy y với tôi, hoặc là Trời, Người, A-tu-la, các loài bay, lặn, động vật, thực vật, linh giới, rồng, súc sinh, quỷ, thần, mà chưa thành Phật, tôi thề không thủ Chánh Giác.11. Nguyện rằng tất cả những phước lạc mà tôi đáng được hưởng đều hồi hướng phổ thí cho tất cả chúng sinh trong Pháp Giới.12. Nguyện rằng một mình tôi nhận chịu hết tất cả khổ nạn của chúng sinh trong Pháp Giới.13. Nguyện rằng tôi sẽ phân linh vô số, phổ nhập tâm chúng sinh nào không tin Phật Pháp, làm cho họ bỏ ác, hướng thiện, hối quá sửa mình, quy y Tam Bảo, rồi cuối cùng thành Phật.14. Nguyện rằng tất cả chúng sinh nào, khi thấy mặt tôi, cho đến chỉ nghe tên tôi, đều phát tâm Bồ Ðề, mau đắc thành Phật Ðạo.15. Nguyện rằng luôn tôn kính điều Phật dạy, và thực hành mỗi ngày ăn một bữa.16. Nguyện giác ngộ loài hữu tình, khắp nhiếp thọ các loài căn cơ.17. Nguyện trong đời nầy tôi sẽ đắc Ngũ Nhãn, Lục Thông, và phi hành tự tại.18. Nguyện tất cả mọi cầu nguyện đều hoạch đắc mãn túc.Cuối cùng:"Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ.Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.Phật Ðạo vô thượng thệ nguyện thành."Tám Quy Luật của Viện Phiên Dịch Kinh Ðiển1. Dịch giả phải thoát mình ra khỏi động cơ tự truy cầu danh lợi.2. Dịch giả phải tu tâm dưỡng tánh, dứt bỏ đi thói cao ngạo.3. Dịch giả phải tự chế, không được tự khen rồi chê bai kẻ khác.4. Dịch giả không được tự cho mình là tiêu chuẩn, là thước đo, rồi hạ thấp kẻ khác bằng cách tìm lỗi lầm nơi tác phẩm của họ.5. Dịch giả phải lấy tâm Phật làm tâm mình.6. Dịch giả phải dùng Trạch Pháp Nhãn để phán xét đâu là chân lý.7. Dịch giả phải cung kính cầu thỉnh Cao Tăng, Ðại Ðức ở mười phương chứng minh cho bản dịch của mình.8. Dịch giả phải hoan hỷ truyền bá giáo nghĩa nhà Phật bằng cách in Kinh, Luật, Luận một khi phần phiên dịch của mình được chứng minh là đúng đắn..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận