Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa


Hôm nay, năm mới, tôi xin chúc quý vị "Năm mới hạnh phúc".

Tục lệ của thế gian là như vậy.

Chúng ta là những kẻ xuất thế, lẽ ra không theo lề thói đó, nhưng chúng ta hãy còn là người trong thế gian, nếu như quá xa cách thế gian thì chúng ta sẽ xa lìa mọi người.

Bởi vậy, tôi vẫn y theo lễ tục, chúc mọi người một câu "năm mới hạnh phúc".

Tôi lại nói thêm bài kệ này:Kim phùng nhất cửu bát nhị niênThập phương tụ hội lai tham thiền Hồi quang phản chiếu Quán Tự Tại Vạn Phật Thành trung tuyển thánh hiền.Tạm dịch:Năm nay một chín tám mươi hai Tham thiền hội tụ Vạn Phật này Hồi quang phản chiếu Quán tự TạiThánh hiền tuyển lựa chính nơi đây.Năm mới chúc hạnh phúc! Ðối với chúng ta những người tham thiền, cần đạt tới "thiền duyệt vi thực", tức lấy sự tham thiền làm thực phẩm.

Ngưòi tham thiền chân chánh dầu đã ăn hay chưa ăn cũng không nhớ; mặc đồ vào hay chưa mặc, ngủ rồi hay chưa ngủ, cũng không nhớ.

Tham tới rốt ráo, thì trên không biết có trời, dưới không biết có đất, chặng giữa không thấy có người, hòa với hư không làm một, sống trong một cảnh giới vô nhân, vô ngã, vô chúng sanh, vô thọ giả.

Trong cảnh huống đó thì dầu có đau chân cũng đâu ngại gì, đau lưng, cũng không sợ vì sự nhẫn nại dụng công đã giúp cho thiền giả vượt qua hết thảy mọi thứ.


Bởi không thấy có người, có ta, có chúng sanh, có thọ giả, thì ai là người đương đau? Hơn nữa, khi đã qua cái "cửa đau" thì cái đau cũng qua luôn, còn nếu chưa qua thì đau vẫn còn.

Qua được cửa đau thì không những thiền giả hết đau mà còn được tự tại, vui sướng vô cùng.Không có gì kỳ diệu bằng pháp môn tham thiền, bởi tham thiền mới đưa tới trạng thái thiền duyệt vi thực và pháp hỷ sung mãn.

Cũng vì vậy mà xưa nay các thiền gia có thể ngồi luôn nhiều ngày mà không đứng dậy.

Chân họ có bị đau không? Ðương nhiên là có đau! Nhưng họ chịu đau được, họ có thể chịu đựng những gì mà người khác không chịu nổi.

họ có sức tinh tấn dũng mãnh, chỉ biết dấn bước tới trước, chớ không biết lùi, do đó họ mới thành công.Tham thiền phải có đủ nhẫn nại vì nhẫn nại là vốn của sự khai ngộ.

Tỷ như người làm ăn buôn bán, phải có vốn liếng thì việc kinh doanh mới phát triển và được lời nhiều.

Chúng ta tham thiền phải khắc phục cái cửa đau; vượt qua được cửa đau rồi thì con đường sáng sủa rộng mở, dẫn thẳng tới cảnh giới minh tâm kiến tánh.


Khi chưa qua cửa quan này thì vẫn còn trong tình trạng "sơn cùng thủy tận, đường tắc nghẽn", vượt qua được thì là cảnh giới "dưới liễu hoa tươi, lại một thôn".

Có các câu nói như sau:Không xả được tử, không đổi được sanhKhông xả được giả, không thành được chânKhông xả được khổ, không đạt được lạc.Chúng ta tham thiền phải có một tinh thần như vậy mới có hy vọng thành công.

Phải phá cánh cửa gian nan khốn khổ, mới thấy được cảnh giới (thực tại) khác.

Bởi lý do đó mà chúng ta phải chuyên nhất trong việc tham thiền.

Quý vị hãy chú ý! Chúng ta đến chỗ này là để tham thiền, không phải để tiêu thời gian, phải mang hết chí nguyện chân chánh ra dụng công, với tất cả sự nhẫn nại chân chánh để ngồi thiền.

Phải nhớ một điều rằng trên thế gian không có thứ gì gặt hái được mà chẳng do công lao mang lại.

Không bỏ công làm nhưng lại muốn hưởng, đâu có chuyện dễ dàng như vậy? Ðó là mơ tưởng hão huyền, chẳng hề có thật.

Chỉ có sức lực của mình bỏ ra thì mới mong ngày thành tựu.

Nay, qua năm mới, quý vị có sự mong mỏi mới, mong mỏi năm nay khai ngộ.

Hy vọng tất cả chúng ta hướng tới mục tiêu này mà gắng sức tiến tới, nếu chưa khai ngộ thì chưa ngừng bước.Khai thị tại Vạn Phật Ðiện, Vạn Phật Thánh ThànhThiền thất từ ngày 1 đến ngày 8, tháng 1 năm 1982.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận