Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa


Bây giờ là thời gian của thiền thất (ngày 15 tháng 12 năm 1977), Quý vị hãy đề khởi thoại đầu lên để tham, để dụng công trong từng giờ từng khắc.

Người tu hành phải tự mình tu, không ỷ lại vào người khác, càng không thể ỷ lại vào thầy của mình.

Tại thiền thất chúng ta tu chớ không phải thầy của ta tu, điểm này phải nhận cho rõ.

Có người nghĩ rằng: "Thời gian Thầy ở Vạn Phật Thánh Thành thì ta dụng công tu; Thầy đi vắng thì ta khỏi cần tu tinh tấn nữa".

Nghĩ như vậy là không thể được.

Bất luận thầy có mặt ở Vạn Phật Thánh Thành hay không, chúng ta vẫn cố gắng tu hành tinh tấn, trước sau phải tu rốr áo, thì mới có cơ thành tựu.

nếu chẳng phải vậy thì quý vị chỉ là tu bên ngoài, tự dối mình và dối người, vĩnh viễn không thể nào giải thoát được.Tham thoại đầu là tham câu "niệm Phật là ai?", tự hỏi ai đương niệm Phật? Nếu nói: "Tôi đương niệm Phật" vậy khi tôi chết đi thì cái "tôi" này chạy đi đàng nào vậy? Rõ ràng không phải cái "tôi".


Tham cứu như vậy thì không kiếm ra cái "tôi".

Nếu cái "tôi" không có thì đương lúc còn sống ta khỏi cần tu hành nữa chăng? Nghĩ như vậy cũng không đúng.

Vậy làm sao mới đúng? Tức là phải tham cứu cái mặt mũi gốc của ta (bổn lai diện mục), cái đó như thế nào trước khi cha mẹ sanh ra ta? Tham cho thấu đáo, tức sẽ khai ngộ.Niệm Phật là ai đó? Phải truy cứu từng giờ từng khắc, từng giây từng phút không lơ là.

Thật ra đây là cách dụng công lấy độc trị độc.

Niệm Phật là ai? Tuy nó cũng là một niệm, nhưng lấy một niệm để khống chế hết thảy các niệm khác, lấy một vọng tưởng để đình chỉ hết thảy mọi vọng tưởng.

Khi đình chỉ tới độ tột cùng sẽ tới lúc nước rút đá hiện, chân tướng hiển bày và được khai ngộ.Thế nào là khai ngộ? Là nhận rõ một cách chân thực chính ta như thế nào, chứng được lý không, hiểu rõ hết thảy đều là hư vọng và đó mới là sự hiểu biết chân thực.

Lúc đó quý vị biết được "Bổn lai không một vật, chỗ nào vướng bụi bậm?" là loại cảnh giới nào.

Ðó cũng là cảnh giới của minh tâm kiến tánh.

Có câu "minh tâm vô nan sự, kiến tánh bất tri sầu", ngụ ý rằng khi đã đạt tới chỗ minh tâm, thì gặp cảnh ngộ nào cũng không ưu sầu.

Còn có câu như sau:Tự cổ thần tiên vô biệt phápQuảng sanh hoan hỷ bất sanh sầu.Câu trên có nghĩa là thần tiên thuở trước chẳng có gì khác lạ, bởi sanh tâm hoan hỷ rộng lớn nên không có ưu sầu.

Ðó là đặc điểm của những vị tu Ðạo.Ai tu Ðạo rồi thì gặp nghịch cảnh hay thuận cảnh trong tâm cũng không động.

Nếu định lực tới trình độ đó, thì sẽ không còn bị cảnh lay chuyển, mà ngược lại có thể chuyển cảnh.

Ðó mới là công phu chân chánh của người tu Ðạo.


Lại có câu:Thái sơn băng tiền nhi bất kinh Mỹ sắc đương tiền nhi bất động.Tạm dịch:Thái Sơn sụp đổ mà không sợSắc đẹp trước mắt tâm không động.Người con trai đứng trước người đẹp như Tây Thi chẳng hạn, nếu theo phép quán "sọ đầu lâu", tự nhiên sẽ hết động tâm.Người con gái khi gặp một chàng trai anh tuấn như Phan An năm xưa, nếu theo phép quán "xương trắng", cũng chẳng động tâm.

Nếu không có pháp đó thì mỗi khi gặp gái đẹp, trai anh tuấn, cái tâm liền chạy lăng xăng, như vượn leo, như ngựa chạy, không biết như thế nào mới đúng.

Chỉ vì không đủ định lực, thành thử uổng phí mất Ðạo nghiệp, thật đáng tiếc biết bao!Ngày hôm nay tôi nhận được thư của hai vị đương trên đường hành hương "tam bộ nhất bái" và tôi hiểu những điều chẳng thể nghĩ bàn mà họ vừa trải qua, khi được các vị long thần hộ pháp che chở.

"Cảm ứng Ðạo giao" là như vậy.

Hai vị đó đã thành tâm lễ lạy, thực tâm niệm tụng, làm cảm động tới các vi thiên long bát bộ nên họ luôn luôn có mặt ở bên cạnh để hộ trì.

Bởi vậy đi tới chỗ nào hai vị này cũng gặp may mắn, gặp dữ hóa thành lành.

Chúng ta nên lấy các vị này làm gương sáng, soi lại chính mình, coi mình có thanh tịnh như vậy hay không? Có sáng suốt, có trí huệ, có bặt các vọng tưởng hay không?Này quý vị! Quý vị nghe Kinh nghe pháp, cần phải ngộ tự tánh, tự ngộ và tự độ cho mình.

Không thể ý lại vào sư phụ! Phải trông cậy nơi chính mình.

Người ta nói "dẫn tới cửa là vị thầy, tu là đương sự".


Phải tin nơi trí huệ của mình, không thể tin vào ngu si của mình, đó là một điểm vô cùng trọng yếu.

Chúng ta dự thiền thất với mục đích tự tánh tự độ.

Xưa Lục Tổ đã từng nói: "Khi mê thầy độ, khi ngộ tự độ".Nay chúng ta tham thiền, phải lợi dụng từng giây phút, chớ để uổng phí thời gian.

Bởi vậy trong thời gian tham thiền chúng ta không lạy Phật, không quá đường hay cúng ngọ, là vì cớ gì? Như vậy là muốn giúp quý vị chuyên chú vào sự dụng công.

Thêm một phút tham, thì cơ hội khai ngộ gần hơn một phút, đâu có dư thời gian nào để làm việc khác, để tán chuyện, để tụ hội nhau? Nếu như túm năm tụm ba, nói chuyện thị phi, toàn những điều vô nghĩa, thì quả là phí hoài cơ hội khai ngộ.

Dầu có tham trong tám vạn đại kiếp cũng không có hy vọng gì.

Trong thiền thất, phải thực thà mà tham! Hãy tham "niệm Phật là ai?" tham "bổn lai diện mục truớc khi cha mẹ sanh ta là gì?" Ðó là chìa khóa khai mở trí huệ..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận