Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa


Phép tắc ngồi tham thiền là mắt trông xuống mũi, mũi quán miệng, miệng quán tâm; cách đó dùng để chế ngự tình trạng tâm ý lăng xăng như câu người ta nói "tâm viên ý mã", và cốt giữ cho tâm khỏi hướng ra ngoài tìm kiếm.

Trong Thiền đường, hành giả không được nghiêng ngó đông tây, vì nếu cứ như vậy thì tâm sẽ bắt theo cảnh bên ngoài mà không thể nào tham được.

Ðiểm này là chỗ quý vị phải đặc biệt chú ý! Thời gian của thiền thất là vô cùng quý giá, một phút một giây cũng không thể bỏ phí, quý vị phải nắm lấy cơ hội đó mới có thể phát triển trí huệ.Người tu hành chớ nên trân quý cái túi da hôi thối này.

Phải lìa ý nghĩ đó mới có thể dụng công tu hành; Nếu không lìa được nó, người tu sẽ biến thành nô lệ của nó và từ sớm đến tối chỉ phục vụ nó mà thôi.

Do đó người tu hành chân chánh phải coi nó như một túi da hôi thối, nghĩa là tránh sự coi trọng nó.

Coi nó là quan trọng thì sẽ có chướng ngại trên đường tu.


Chúng ta phải "mượn cái giả, tu cái thiệt", tức chỉ coi nó là một phương tiện.Trong lúc tham, điều tối kỵ là ngủ gục.

Có hai loại bệnh mà đa số thiền sinh thường mắc phải, một thứ là trạo cử, một thứ là hôn trầm; nếu như tâm không bị vọng tưởng, thì lại bị cảnh hôn trầm.

Bởi vậy khi dụng công phải vận dụng hết tinh thần để tham, tuyệt đối không để cho ngủ gục.

Nếu đã vào định rồi thì đó là chuyện khác.Công phu tham thiền sẽ dẫn tới chánh định chánh thọ, cái đó cũng gọi là tam-muội.

Nếu như chứng được thì đây là cảnh giới"như như bất động, liễu liễu thường minh".

Làm sao đạt được? Tất phải một phen khổ công, tinh tấn vượt mực, trong tâm không một vọng tưởng, cho đến lúc "một niệm chẳng sanh, toàn thể hiện", cuối cùng thấy được "bổn lai diện mục, bổn địa phong quang".Chìa khóa của tham thiền là thoại đầu.


Niệm trước niệm sau là tham thoại đầu.

Tham miết sẽ tự nhiên khai ngộ, tham cho đến lúc "sơn cùng thủy tận", tự nhiên sẽ có tin vui, cảnh giới "hoa tươi dưới liễu" sẽ xuất hiện trước mắt.

Có người nói: "Tôi đã tham dự bao nhiêu lần thiền thất, chẳng biết tại sao tôi không khai ngộ?".

Nguyên do vì bạn chẳng chịu khổ công mà lại cứ mong cầu sự khai ngộ.

Nên hiểu rằng khai ngộ là kết quả của sự tích lũy công phu.

Lâu dần công đức viên mãn, thời gian tới nơi, tự nhiên bạn được khai ngộ.

Bạn không có công phu gì, mà lại muốn khai ngộ thì đó là một vọng tưởng si mê, chẳng khác gì "ếch nhái mà muốn thưởng thức thịt thiên nga", một chuyện không thể thực hiện được..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận