Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa


Quả Thuấn quê ở thị trấn Cáp Nhĩ Tân (Harbin) thuộc tỉnh Cát Lâm, vốn giòng họ Diêu, chuyên nghề nông.

Túc duyên đã có thiện căn, sớm cảm thấy trần thế lắm cảnh khổ, thế gian đầy tội ác, nên lòng đã chớm ý tưởng xuất gia.

Y đi khắp các nơi cầu gặp được Minh sư.

Một hôm, trên đường đi y bị lính Nhật bắt (hồi đó Nhật chiếm đóng Mãn châu).

Họ cho rằng y là kẻ du đãng không nghề nghiệp nên đưa y đi lao công cưỡng bách tại biên giới.Nơi ấy là một trại lao công tại Hắc Hà.

Ngày ngày y mơ tưởng trốn trại, nhưng không sao có được cơ hội trốn đi.

Số là xung quanh trại là một vòng hàng rào điện, kẻ nào đào tẩu nếu chẳng bị súng của lính canh bắn hạ, cũng bị đàn chó gác cắn chết, mà dù có qua được hai cửa ải này thì cũng bị điện giựt chết tại hàng rào nói trên.

Như vậy trại lao công đúng là một địa ngục trần gian, khổ không thể nào nói hết.Một buổi tối, Quả Thuấn thấy trong giấc mơ một ông lão râu dài nói với y rằng: "Ðêm nay chính là cơ hội cho ngươi thoát khỏi cái lồng giam này.


Ở ngoài cửa có một con chó mầu trắng, ngươi cứ đi theo nó mà trốn!" Giật mình tỉnh giấc, y rón rén đi tới cửa nhìn ra, quả nhiên ở đấy có một con chó trắng đương chờ đợi.

Y bèn theo sau con chó, lọt khỏi vòng rào điện một cách an toàn, rồi trốn về tới tận quê nhà.Từ chỗ chết, Quả Thuấn may mắn được cứu sống, y lại nhận rõ bộ mặt thật của cảnh hồng trần, nên quyết chí xuất gia tu Ðạo.Năm 1944, tôi đi tới thôn Ðại Nam Câu để chữa bệnh cho mẹ của một cư sĩ họ Cao.

Ngày hôm sau đã có tin đồn rằng bà ấy khỏi bệnh một cách kỳ diệu.

Ngày ấy, nghe được tin này, Quả Thuấn liền đến để xin bái tôi làm Thầy.

Y quỳ gối xuống, không chịu đứng dậy, tôi thấy y thành tâm, nên ưng thuận cho y xuất gia để cho y được thỏa nguyện.

Tôi có mấy lời khai thị như sau:"Tại gia tu hành không phải là dễ, xuất gia còn khó hơn nữa.

Có câu nói: ?Ðại sự chưa rõ thì giống như đưa ma mẹ; Ðại sự rõ rồi càng giống như đưa ma mẹ?.

Người tu hành còn phải nhẫn những điều người ta không thể nhẫn được, chịu đựng những gì người ta không thể chịu đựng được, ăn những gì người ta không thể ăn được, mặc những gì người ta không thể mặc được.

Phải chuyên cần tu Giới Ðịnh Huệ để tận diệt tham sân si, đó chính là bổn phận của một Sa môn." Tôi có đọc mấy câu kệ sau:Niệm niệm chẳng quên khổ sanh tửTâm tâm mong thoát cảnh luân hồiHư không tan vụn thấy Phật tánh Toàn thể rơi rụng nhận gốc nguồn.Lại khai thị thêm:"Hiện nay là thời Mạt Pháp, kẻ xuất gia thì nhiều nhưng kẻ tu hành thì ít; tin Phật thì nhiều, nhưng thành Phật thì ít.

Nếu con đã phát nguyện xuất gia, điều cốt yếu là phải phát Bồ-đề tâm, nguyện làm ngọn đèn sáng đứng trước đầu gió, như thỏi vàng ròng trong lò lửa, chớ có phụ tấm lòng lúc ban sơ, ngươi phải cẩn thận!"Quả Thuấn khấu đầu đảnh lễ, rồi theo tôi về chùa Tam Duyên thọ giới Sa-di, với pháp danh là Quả Thuấn.

Sau đó, Quả Thuấn tinh tấn tu hành, nghiêm trì giới luật, không giải đãi, không phóng dật, chuyên chú một lòng dụng công tham thiền.

Mỗi lần nhập định trải qua trên một ngày một đêm mới xuất định, và trong định chú còn biết hết dòng nhân quả từ quá khứ, hiện tại đến vị lai.

Cảnh giới chú đạt được quả thực là bất khả tư nghì.Tháng 9 năm 1945, Quả Thuấn dựng một căn lều cỏ để làm nơi tu hành, ở phía bên trái của miếu Long Vương, dưới chân núi Tây Sơn, trong địa phận Ðại Nam Câu.

Khi làm xong, tôi dẫn một số đệ tử Quả Năng, Quả Tá, Quả Thực v.v...!đến để làm lễ khai quang.

Ngay trong đêm có mười vị Long thần đến xin quy y.


Tôi nói với họ rằng:- Các vị có bổn phận làm mưa, được người đời cúng dường.

Nay trời hạn hán như vậy, sao không làm mưa đi?Các vị Long thần đồng thanh đáp:- Nếu không có sắc chỉ của Ngọc Hoàng Thượng Ðế, các tiểu thần chúng tôi đâu dám làm mưa!- Các vị hãy thay tôi tâu với vua Ðế Thích (Ngọc Hoàng ThượngÐế) để sao cho có mưa vào ngày mai, rồi sau đó tôi sẽ nhận cho các vị quy y.Ngày hôm sau, quả nhiên trời mưa lớn, giải trừ cơn hạn hán khiến nông dân vui sướng vô cùng, tổ chức ăn mừng cảm tạ các vị Long thần và vui chơi thỏa thích.Cũng là nhân việc khai quang cho căn lều cỏ của Quả Thuấn mà có câu chuyện trên, nên tôi đặt tên cho căn lều này là "Long Vũ Mao Bồng" để ghi lại chút kỷ niệm.Trong căn nhà cỏ này có ba người cùng tu với nhau, cùng là đồng thôn với nhau cả.

Một người họ Lưu, một người họ Dương, cả hai theo Quả Thuấn công phu sớm tối, lấy tụng Ðại Bi Chú làm công khóa chính.

Về sau, ông họ Lưu xuất gia làm Tăng, còn ông họ Dương thì bị đăng vào lính, gia nhập đệ bát lộ quân.

Ở trong quân ngũ, ông họ Dương vẫn luôn luôn gởi thư về nhà, nhưng về sau thì bặt tin hoàn toàn, khiến gia đình buồn phiền ngờ rằng y không còn tại thế.Năm 1948, một hôm Quả Thuấn cùng ông họ Cao tụng Chú Ðại Bi trong căn nhà cỏ, hốt nhiên nghe có tiếng ai gõ cửa, và, khi mở cửa thì đó là ông cư sĩ họ Dương.

Ông đã trở về, nhưng không nói năng gì mà đi ra phía sau nhà.

Quả Thuấn trở vô tiếp tục tụng Chú Ðại Bi.

Tụng xong, Chú đi ra phía sau để gặp ông Dương, tính hỏi chuyện coi hai năm qua ông ở những chỗ nào? Chẳng dè khi bước vào buồng phía sau thì chẳng thấy ai ở đây, chỉ thấy một con chồn vẫy đuôi và chạy mất.Số là Quả Thuấn trì Chú Ðại Bi, nên có đủ oai đức thành thử không bị giống hồ ly (cáo, chồn) mê hoặc, bởi vậy nó phải hiện trở lại nguyên hình là giống chồn.

Ðại khái câu chuyện xẩy ra là ông họ Dương đã chết tại chiến trường, não bị chồn ăn và vì đó mà chồn hiện thành hình ông ta để mê hoặc người khác.

Nó có ngờ đâu rằng định lực của Quả Thuấn đã tới trình độ cao, không dễ gì bị giao động, tà không lấn át được chánh, nên con chồn tinh thấy khó làm gì nổi đành phải rút lui.

Như vậy cho thấy rằng người tu cần có những cảnh huống đó để thêm kinh nghiệm và cần phải cảnh giác đừng để ngoại cảnh lay chuyển.Năm 1945, vào dịp lễ Vu Lan ngày rằm tháng 7 âm lịch, tôi cùng các đệ tử dâng hương trước Phật đài.


Tôi có khấn nguyện rằng: "Nếu tôi sống tới một trăm tuổi, tôi nguyện tự thiêu thân này cúng dường Phật để cầu Ðạo vô thượng".

Lúc bấy giờ, tất cả các đệ tử đều phát tâm nguyện như vậy.

Riêng Quả Thuấn phát nguyện: "Ðệ tử Quả Thuấn, nếu gặp được cơ duyên thích hợp, nguyện theo gương Bồ-tát Dược Vương, thiêu thân cúng Phật, không chờ tới năm một trăm tuổi".

Trong lúc thiền quán, tôi đã biết rằng trong tiền kiếp Quả Thuấn đã từng có lời nguyện đó, nên tôi nhận cho y phát nguyện như trên.Quả Thuấn nhận rõ cảnh thế gian vô thường, Phật giáo suy vi, trong lòng cảm thấy bi thương vô hạn, không cách gì tả xiết, do đó vào ngày 18 tháng 4 năm 1949, chú đã nguyện tự thiêu, hiến thân cho Phật Giáo.

Chú chuẩn bị củi tẩm bằng dầu đốt, rồi ngồi ngay phía trên, tự đốt thân mình.

Ngày hôm sau, dân trong thôn xóm mới biết, đến nơi quan sát thấy toàn thân Quả Thuấn đã thành tro, chỉ có trái tim là không bị đốt cháy.

Người trong thôn lấy làm kính ngưỡng, đem khối tro tàn cùng trái tim chôn ngay tại chỗ.Khai thị tại Vạn Phật Ðiện.

Vạn Phật Thánh ThànhThiền Thất từ ngày 16 đến 23 tháng 7 năm1981.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui