Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa


Làm nhiệm vụ Duy-na phải chú ý điều này: Ðến giờ khai tịnh, vịDuy-na phải gõ một tiếng khánh báo hiệu, để mọi người chuẩn bị đứng dậy; khi thấy tất cả đã chuẩn bị xong bèn gõ thêm một tiếng khánh nữa, tức thì tất cả đồng loạt đứng lên, tiếp theo là hai tiếng mõ báo hiệu bắt đầu bước đi.

Khi chạy hương thì phải chia ra làm hai vòng, vòng ngoài dành cho người chạy mau, vòng trong cho những ai chạy chậm.

Ðây là một cách thức điều hợp, cốt sao cho tất cả cùng theo được dễ dàng, người chạy mau hay chạy chậm đều thích nghi.

Người ta nói: "Xiết quá thì chặt, lơi tay thì lỏng; chẳng chặt chẳng lỏng mới nên công", ý nói không chấp vào một pháp nào nhất định, mà phải linh động.Trong Kinh Kim Cang có câu: "Không có pháp nào nhất định có tên là A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề".

Muốn một cái gì cố định tức là tạo thành vấn đề.Kinh Kim Cang còn có câu: "Các pháp là bình đẳng, không có cao thấp".

Do đó người tu cũng phải bình đẳng.

Tuy rằng Phật có Tam Thân, Tứ Trí, Ngũ Nhãn, Lục Thông, nhưng Phật vẫn tự coi như không có gì khác với chúng sanh, do đó có câu nói: "Tâm, Phật, chúng sanh, cả ba không có sai biệt", tâm là Phật, Phật là chúng sanh; chúng sanh là Phật, Phật là tâm.Chạy mau cũng tham thiền, chạy chậm cũng tham thiền, tự liệu sức của mình mà theo.

Cốt ở chỗ tự nhiên, không kiểu cách, không có chút gì miễn cưỡng, cứ như thế dụng công, kiên nhẫn.


Sống lưng thấy khó chịu, chân có đau, cũng đừng quan tâm.

Thứ gì cũng không ham, cái đó gọi là bố thí.

Thân không làm điều ác, tức là thân nghiệp thanh tịnh; miệng không nói chuyện thị phi, tức là khẩu nghiệp thanh tịnh; tâm không có vọng tưởng, tức là ý nghiệp thanh tịnh.

Ba nghiệp thanh tịnh gọi là trì giới.

Có thể chịu đựng sự đau, gọi là nhẫn nhục; có thể dụng công liên tục, bất chấp các khó khăn, mà không thối chí, gọi là tinh tấn.

Có thể ngồi an ổn chẳng động, mà thường biết rõ ràng, gọi là thiền định.

Do định mà phát sanh trí huệ, tức là Bát-nhã.

Cả lục độ thành tựu viên mãn vậy là đáo bỉ ngạn, tới bờ giác ngộ.Ðến khi chỉ tịnh, Thầy Duy-na phải xem chừng khi nào vị ban thủ đi tới đúng chỗ ngồi của người đó thì gõ một tiếng mõ.

Khi tất cả đều đến đúng chỗ của họ rồi thì gõ thêm tiếng mõ nữa.

Ai nấy ngồi xuống ngay ngắn, sống lưng thẳng, đầu không gục xuống, lưng không cong.

Người ta nói "tọa như chung", nghĩa là ngồi như hình cái chuông, đầu ngay, lưng thẳng, tư thế an ổn và vững vàng.Tham câu "Niệm Phật là ai" không có nghĩa là niệm (recite) câu thoại đầu này.

Ðây là tham tức là nghiên cứu cái chữ "ai".

Có người bảo: "Tôi biết rồi, niệm Phật là tôi".

Như vậy là không đúng! Câu thoại đầu này nếu ta thực sự giải đáp được rõ ràng, tức là ta đã thấy tánh, tìm được cội nguồn của Pháp, nhờ đó mà ta đã về được quê nhà.

Thực tế không phải đơn giản và dễ dàng theo như kiểu chúng ta nghĩ: "Chính là tôi đó mà! Tôi đang niệm Phật".


Quý vị niệm Phật ư? Vậy khi con người quý vị chết thì còn niệm Phật được không? Quý vị sẽ bảo là "không".

Nếu không thì sao lại nói là người niệm Phật là quý vị? Nên nhớ rằng người niệm Phật là không chết, nếu quý vị phải chết thì người niệm Phật không phải là quý vị.

Niệm Phật thành Phật, nhưng ai thành Phật? Ai tới quả vị Phật? Quý vị đã chết rồi kia mà!Bởi vậy, chính tại nơi này quý vị phải tham cứu, tham không buông lơi, cho tới lúc "biển cạn đá tan", cuối cùng sẽ tới ngày "nước chảy, đá hiện", và, trong khoảnh khắc quý vị bừng ngộ: "A!Nguyên lai là như vậy!"Thiền thất khai thị tháng 12,1980Phải Thực Tập Công Ðức Vô TướngThiền Ðường là chỗ tuyển Phật, nơi đây là phước điền để gieo trồng công đức.

Có câu nói:Chỉ trong giây lát ngồi tĩnh tọaHơn xây hằng sa tháp bẩy báuTại sao có thể nói như vậy? Bởi việc xây dựng chùa tháp chỉ là công đức có hình có tướng.Trong Kinh Kim Cang có câu:Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọngNhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như lai.Tạm dịch:Phàm có tướng đều là hư vọngNếu thấy mọi tướng không tướng, tức thấy Như lai.Công đức do ngồi tĩnh tọa dù trong chốc lát cũng không bao giờ mất.

Có người nói: "Vậy tôi khỏi làm những công đức ở bên ngoài, tôi chỉ làm công đức bên trong".

Nghĩ như vậy là sai.

Phải làm cả hai loại, vừa tu công vừa tu đức, cho tới lúc công đức được tròn đầy, phước và huệ đều đầy đủ, mới thành "Lưỡng Túc Tôn" được.Nên nhớ rằng xây dựng chùa miếu, thì chùa miếu lâu ngày cũng sẽ bị biến hoại theo thời gian; tạo được tháp, tháp cũng bị cháy tiêu khi có hỏa hoạn.

Duy ngồi tĩnh tọa là có thể mang tự tánh của Tam bảo Phật Pháp Tăng đi đến chỗ thành tựu, đó là công đức vô lậu, bất chấp mọi thứ gió mưa, hỏa hoạn, muôn đời không mất, do đó công đức vô tướng có giá trị gấp muôn vạn lần hơn công đức hữu tướng.Ngồi tham trong chốn Thiền đường, xả bỏ mọi vọng tưởng, lấy tâm chân thật để tu tập, thì công đức ấy là vô lượng.

Ngược lại không được như vậy thì chẳng có ích lợi gì, cho nên có câu nói: "Công đức tĩnh tọa dù trong giây lát còn giá trị hơn là công xây tháp nhiều như cát sông Hằng".Quý vị đến đây tham dự Thiền thất, đều là những người có sẵn căn lành nên mới gặp được nhân duyên này, để cùng tham thiền chung với nhau.

Nay, chúng ta hãy giữ lòng thanh tịnh, đừng theo lối "tâm viên ý mã" để cho tư tưởng chạy ra bên ngoài.

Như vậy là không đúng với Ðạo, bỏ uổng thời gian bẩy ngày trôi qua, không có ích lợi gì, để phụ chính lòng mình khi mới tới.


Phải tìm cách chế ngự vọng niệm cho tâm được an tịnh.

Có câu rằng:Tâm thanh, trăng hiện đáy nướcÝ định, trời không vẩn mâyNhằm mục đích này, sang năm (năm 1982), một khóa thiền kéo dài mười tuần Thiền Thất sẽ được cử hành, thời gian tĩnh tọa là bảy mươi ngày.

Hiện nay trên toàn thế giới, không thể kiếm ở đâu ra một Ðạo tràng mà người ta tham thiền trong bảy mươi ngày liên tục như vậy.Vạn Phật Thánh Thành muốn sửa đổi thời Mạt Pháp thành thời Chánh Pháp nên mới xả thân mạng lo việc tu hành, dụng công cho Ðạo.

Nếu như có ai thực lòng tu, thì chỉ có thể tới Vạn Phật Thánh Thành họ mới có được cơ hội này.

Các nơi khác thì tu hời hợt, công phu chỉ là làm cho qua chuyện.

Theo danh nghĩa thì cũng là Thiền Thất, nhưng trên thực tế thời gian biểu không giống nhau.

Tại Vạn Phật Thành mỗi buổi từ 2 giờ rưỡi sáng đã bắt đầu đi hương, cho tới 12 giờ đêm mới nghỉ, và trong khoảng thời gian này chỉ có một tiếng đồng hồ là gián đoạn mà thôi.

Ðây là quy lệ của chúng ta về Thiền Thất.Thiền thất khai thị tháng 12 năm 1980.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui