Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa


Bớt Dùng Lời Khách SáoTrong xã hội có rất nhiều kẻ lắm lời.

Vì sao? Vì giữa người với người, trong xã hội đã hình thành thứ phong khí không dám nói lời chân thật, chỉ nói toàn lời giả dối!Vì sao người ta không nói lời chân thật? Là vì chẳng ai muốn nghe lời chân thật cả! Ðối với Pháp thì cũng tương tự như vậy, nhiều người chỉ thích hoa và lá chứ không thích trái cây! Ví dụ như những cây ăn trái, vào lúc ra hoa thì tỏa hương thơm dịu, ai ngửi cũng thấy thích hơn cả lúc ăn.

Song đến khi trái chín, thì nó không còn sức thu hút lớn lao như thế nữa.

Ðiều này cũng tương tự như người đời thích nghe lời giả dối, ghét nghe lời chân thật vậy.


Lời giả dối ví như hương thơm khi cây ra hoa, toàn là những lời đẩy đưa, rào đón khéo léo, những ngôn từ khách sáo, không thật, nhưng lại có rất nhiều người muốn nghe, và nghe một cách say sưa, thích thú! Còn nếu thành thật mà nói đến những vấn đề như làm sao giữ Giới Luật, làm sao giữ quy củ, thế nào là không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối, hoặc làm sao để thành người Phật tử chân chánh thì chẳng riêng gì kẻ khác đạo mà luôn cả tín đồ Phật Giáo cũng cho là "chói tai," trong lòng khó chịu, chẳng muốn nghe.

Tại sao vậy? Là vì "trung ngôn nghịch nhĩ," lời nói thẳng thắn mà trái tai này không thuận lợi cho việc họ làm! Cũng chính vì lý do ấy mà trong Pháp Hội Linh Sơn, khi đệ tử của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni là Tôn-giả Xá Lợi Phất cung thỉnh Ngài thuyết giảng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Ngài dạy rằng:Chỉ, chỉ, bất tu thuyết!Ngã Pháp diệu nan tư.(Thôi, thôi, chớ nên nói!Pháp của Ta kỳ diệu, khó nghĩ bàn.)Ðức Phật đã nói như thế, nhưng Tôn-giả Xá Lợi Phất vẫn cứ ân cần thỉnh Pháp.

Phật lại dạy:Chỉ, chỉ bất tu phục thuyết!Ngã Pháp diệu nan tư.(Thôi, thôi, chớ nên nói!Pháp của Ta kỳ diệu, khó nghĩ bàn.)Ðệ tử bao nhiêu lần thỉnh cầu thì Phật cũng bấy nhiêu lần trả lời như vậy.

Cuối cùng, vì người thỉnh Pháp quá thành tâm, Phật động lòng từ bi thương xót chúng sanh, nên Ngài đã tuyên giảng đạo lý "Khai Quyền Hiển Thực," đặt ra phương tiện tạm thời để dẫn đến sự thật rốt ráo:Duy nhất Phật Thừa, cánh vô dư Thừa!(Chỉ có một Phật Thừa, không còn Thừa nào khác!)Sau khi Ðức Phật nói câu ấy, lập tức có năm ngàn người rút lui khỏi Pháp Hội! Các bạn xem, những người ấy có kẻ là đệ tử theo Phật tu Ðạo đã nhiều năm, có kẻ chỉ mới theo học Phật Pháp, đều đồng thời đứng dậy rời khỏi Pháp Hội, không muốn lắng nghe giáo pháp diệu mầu của Ðức Phật!Sự kiện trên chứng tỏ rằng người đời chỉ thích nghe lời giả dối chứ không muốn nghe lời chân thật.


Do đó, những lời tôi nói với các bạn hôm nay đều là giả dối chứ không phải chân thật; các bạn có thể quên hết những lời nói trên.

Song le, các bạn cần phải nhớ kỹ cái pháp mình muốn nghe, cái pháp mình muốn thực hành!Tất cả những người tới Vạn Phật Thánh Thành đều phải tuân theo quy củ của Vạn Phật Thánh Thành.

Bất luận là người thường trú ở Thánh Thành hay là người ngoài đến viếng chùa, không ai được phép ăn thịt, hút thuốc, uống rượu, và càng không được hút thuốc phiện trong khuôn viên của Vạn Phật ThánhThành.

Mọi người cần phải lưu ý thêm một điều là không nên "cám ơn" lẫn nhau! Hai tiếng "cám ơn" là những ngôn từ xã giao thù tiếp.

Ðó là trọng điểm của những gì tôi nói hôm nay, bất kể là các bạn muốn nghe hay không muốn nghe, tôi vẫn cứ như vậy mà nói!(Ngày 26 tháng 6 năm 1983).


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui