Nguyệt đáo thiên tâm xứPhong lai thủy bất thứcNhất cổ thanh dị vịLược đắc thiểu nhân triCảnh giới nói trên chính là hình ảnh dụng công của người tu.
Công phu tới độ có thể ví như mặt trăng chiếu giữa bầu trời, gió thổi ngay trên mặt nước, mà một chút sóng gợn cũng không có.
Ðúng là một cảnh tượng vừa thanh tịnh vừa nhu hòa, một ý vị lạ, không mấy ai biết tới.Dụng công mà tới được chỗ không ta, không người, không chúng sanh, không thọ giả, trong thì không cảm thấy thân tâm, ngoài không hay có thế giới, lúc đó mới lãnh hội được cái ý vị mầu nhiệm này.
Có điều rất ít người biết, vì phải qua kinh nghiệm thể hội của chính mình mới biết được.Tu đạo là tự mình tu cho mình, tự mình dụng công cho mình.
Không phải tu cho người khác, không phải dụng công giùm người khác.
Có câu rằng: "Việc sanh tử của chính mình, do chính mình giải quyết; tự mình ăn thì tự mình no." Quý vị tu hành thì quý vị có thể liễu thoát sanh tử, bằng chẳng dụng công thì dĩ nhiên quý vị chẳng thể giải thoát sanh tử.Chúng ta tu tập phải làm sao thành kẻ vô tâm, tức là trong không thân tâm, ngoài không thế giới, với hư không là cùng một thể.
Ðó là lúc mà chấp nhân cũng không, và chấp pháp cũng không.
Làm thế nào chứng được cảnh giới đó? Phải tu thiền.
Tham thiền thì phải một dạ đinh ninh, tập trung tư tưởng, đầu óc không nghĩ lung tung, giống như mèo rình chuột, như gà ấp trứng, như rồng nuôi hạt châu, hết lòng giữ gìn, chú ý, chuyên tâm mới tới được đích.Chúng ta tham câu: "Niệm Phật là ai?" Chữ "ai" chính là con chuột và chỗ ngồi tham này cũng chính là miệng lỗ chuột, do đó từng giây từng phút không được chểnh mảng.
Nếu sơ hở để chuột chạy mất thì bắt làm sao được "ai?" Bởi vậy mới có câu nói: "Một niệm chẳng sanh toàn thể hiện, sáu căn vừa động bị mây che." Khi một niệm chẳng sanh thì toàn thể cái "đại dụng" hiện bầy, cái gốc trí huệ hiển lộ, nhưng một khi sáu căn, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, dấy động thì chẳng khác gì trời đương quang đãng mà có mây kéo đến, che lấp mặt trời.Khi một niệm chẳng sanh thì bên trong không thân tâm, bên ngoài không thế giới.
Ngồi thiền trong cảnh giới này sẽ không còn hô hấp nữa tuy chẳng phải là đã chết.
Ở bên ngoài không hô hấp nữa, nhưng bên trong, hô hấp vẫn còn hoạt động.
Nếu khởi lên ý nghĩ rằng: "A! ta đã hết thở rồi!" thì tự nhiện sự hô hấp tiếp tục trở lại.
Một niệm chẳng sanh, hô hấp ngừng lại, đó chính là chuyển pháp luân vô hình, hát khúc ca vô sanh vậy!Tu Ðạo Không Thể Sanh Tâm Sân Trước đây có một vị tu định gọi là phi phi tưởng xứ định, ý muốn sanh lên tầng trời phi phi tưởng xứ.
Ông ngồi tu bên bờ biển.
Lúc sắp vào định ông nghe có tiếng động từ dưới nước phát lên.
Ông ngó xuống thấy một con cá bơi lội dưới nước.
Ông bèn tiếp tục việc tu, không để ý gì tới con cá.
Tuy nhiên, dưới nước lại phát ra tiếng động ồn ào, liên miên không dứt.
Ông mở mắt ra trông xuống, hóa ra lại vẫn con cá đó bơi đi bơi lại trước mặt ông.
Một niệm bực tức nẩy sinh trong lòng, ông bèn nói với con cá: "Mày còn phá không cho ta nhập định, ta sẽ ăn thịt mày, nuốt trửng mày vào bụng đó!" Con cá nghe nói vậy, bèn bơi đi không dám trở lại nữa.
Vị tu hành nói trên vào trong định phi phi tưởng, và ngày sau sanh lên tầng trời phi phi tưởng xứ, hưởng phước dài trong tám vạn đại kiếp.
Khi hết phước, vị này đọa xuống kiếp súc sanh, làm thân chim biển (ngư ưng), ngày ngày bắt cá ăn để sống, thỏa được nguyện của mình.
Tới lúc Ðức Phật Thích Ca thành đạo, nhân Ngài giảng pháp độ cho loài chim biển, vị đó mới được giải thoát.
Ðời sau, vị này làm người, theo Phật xuất gia và chứng quả A-la-hán.
Chiếu theo công án này, chúng ta thấy phàm người tu đạo phải tuyệt đối tránh tâm sân hận.
Nếu không thận trọng, để tâm sân hận khởi lên, thì tương lai sẽ lãnh hậu quả.
Chúng ta nên ghi nhớ để cảnh giác.
.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...