Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa


Chẳng riêng ngài Quán Thế Âm với chúng ta là cùng một thể, mà cả chư Phật mười phương và chư vị Bồ-tát trong mười phương với chúng ta là cùng một thể.

Tuy nhiên, chúng ta với chư Phật chẳng phải là một thể.

Tại sao như vậy? Nghĩa này giống như đoạn sau đây trong kinh Pháp-Hoa:"Có một anh chàng hết sức nghèo khó.

Cha anh thì lại là một trưởng giả giầu có vô cùng.

Nhưng anh đã bỏ nhà đi lưu lạc tha phương, và không nhận ra lối trở về quê quán, do đó, có một ngày, anh gặp cha anh mà không nhận ra đó là cha mình.

Tại sao vậy? Bởi vì anh đã xa cha anh một thời gian quá lậu rồi đến nỗi khi gặp lại anh không biết đó là cha mình."Lý do chúng ta không hợp cùng một thể với chư Phật và chư Bồtát cũng giống như trường hợp anh chàng nghèo khổ không nhận ra cha của mình, như vừa kể.


Chúng ta tu đạo, thay vì phải xa lìa mộng tưởng điên đảo, hướng tới Niết-bàn rốt ráo, chúng ta lại xa lìa pháp thân là cha mẹ chúng ta, rồi hướng ra ngoài lang thang ăn xin, để không tìm ra được lối trở về quê, thật là đáng thương biết bao!Phải nhớ rằng chúng ta với Phật và Bồ-tát là người trong nhà, cho nên Phật mới nói: "Hết thảy chúng sanh, đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật." Nay chúng ta ra ngoài cam làm người nghèo khổ, quên cha mẹ, quên quê nhà, cha mẹ chúng ta là pháp thân, chính là Phật và Bồ-tát.

Họ đều mong mỏi chúng ta mau sớm trở về quê nhà - nơi cõi tịnh độ Thường Tịch Quang.Bây giờ chúng ta ngồi thiền - thiền cái gì? Chính là tìm lại cha mẹ pháp thân.

Gọi là: "Bể khổ vô biên, hồi đầu thị ngạn," nghĩa là chỉ cần quay đầu lại là có thể trở về quê hương gốc cũ.

Bởi ý nghĩa trở về quê quán nên mới có khóa thiền mùa đông 98 ngày này vậy.Một Trăm Ngày Thiền ThấtMột khóa thiền kéo dài 98 ngày, ở một nước phương Tây này, tuy trong tương lai chưa hẳn là vô song, nhưng tính đến nay phải nói là chưa từng có.

Chính là: chứng kiến một chuyện chưa từng thấy, nghe một chuyện chưa từng nghe! Mấy ngàn năm nay thực sự chưa hề có một cuộc tu tập nào khổ công như vậy! Sáng sớm, từ hai giờ đã bắt đầu ngồi thiền, xen vào giữa là một giờ nghỉ, cho đến đêm 12 giờ mới ngủ.

Vậy là mỗi ngày dụng công trọn 21 tiếng đồng hồ.

Bởi vậy mới nói là một khóa thiền chưa từng có.Quý vị tham dự khóa thiền này, tất phải khảo nghiệm, cố gắng chịu đựng, để từ đầu thông suốt cho tới cuối, chớ không thể nửa chừng bỏ dở.


Nếu không thì công phu bỏ ra sẽ thành uổng phí hết, chẳng được chút gì, lại cô phụ bao nhiêu tâm nguyện của mình lúc khởi thủy.

Có câu nói: "Nếm mùi cực khổ trong cái khổ, mới trở thành kẻ thượng nhân." Có như thế mới là kẻ siêu việt trong hàng Phật tử chân chánh.Khóa thiền thất này lại khiến cho tôi vui mừng vì có mấy vị Tỳkheo và Tỳ-kheo-ni phát tâm "dạ bất đảo đơn," nghĩa là tới giờ ngủ, họ không trở về phòng mà ngồi luôn tại ghế thiền nghỉ.

Cách thức tu trì như thế thực quả tại Tây-phương chưa từng có.

(Sách kỷ lục có ghi: Bây giờ tất cả các pháp sư tại Vạn Phật Thành đều phát nguyện giữ đúng "mỗi ngày một bữa (ăn), đêm không ngã lưng" (nhật trung nhất thực, dạ bất đảo đơn).

Tinh thần như vậy thật đáng ngưỡng mộ.Khi ở Hương-cảng, tôi đã từng tham dự mười tuần thiền thất.

Trong khóa tu, có cả một vị trưởng lão mang râu - Hòa-thượng Minh Quán, cũng có dự nữa.

Ðó là một vị lão tu hành, còn tôi thì không.

Chúng tôi cùng nhau ngồi đủ bẩy mươi ngày, kết quả giữa chúng tôi không ai hơn ai kém..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận