Khai Thị Quyển 2- Hòa Thượng Tuyên Hóa


60.

NÓI CHUYỆN VỚI HỌC SINH TRƯỜNG DỤC LƯƠNG VÀ TRƯỜNG BỒI ÐỨC(Vạn Phật Thành ngày 23 tháng 9 năm 1983)Ngày hôm nay các bạn học sinh nhỏ tuổi lên diễn đàn nói điều tâm đắc, tuy các em nói ngắn nhưng rất có ý nghĩa.Có những em tuổi đời tuy nhỏ nhưng đã biết rằng nói láo là một hành vi gian dối.

Hễ mình lừa người khác thì tương lai sẽ bị người khác lừa lại.

Ðó là nhân quả tuần hoàn, là đạo lý của quả báo.Có em còn đọc thuộc lòng được bài Ðại Ðồng của Ðức Khổng Tử làm cho tôi rất hứng thú.

Hy vọng các em người Hoa, người Mỹ, người Việt, người Miên, người Lào, tất cả đều có thể đọc thuộc lòng bài Ðại Ðồng; và không những dùng Anh văn đọc được mà có thể dùng tiếng mẹ đẻ mà đọc được nữa.Hôm nay tôi cho các vị biết tin này, người tị nạn tới đây nếu là các em học sinh, hễ ai muốn ở lại Vạn Phật Thành để học thì tôi rất hoan nghinh! Các em sẽ được học bổng miễn phí.

Song các em phải sinh hoạt một cách độc lập; cha mẹ các em có thể ở ngoài làm việc, còn các em thì ở trong Vạn Phật Thành để học hành, đây là cơ hội khó kiếm được vậy!Thời gian còn đi học là vàng ngọc bởi vì trí nhớ của mình còn tốt.

Bởi vậy đọc sách gì cũng nên học thuộc lòng thì mới không quên mất được.


Khi còn đi học thì mình phải nên hết sức nỗ lực, không nên ham chơi, không nên lãng phí để cho thời gian trôi qua.

Người xưa nói rằng: "Nhất thốn quang âm, nhất thốn kim, Thốn kim nan mãi thốn quang âm." (Một tấc thời gian là một tấc vàng, Tấc vàng khó mua được tấc thời gian.)Các em cần phải ghi nhớ điều đó! Nếu các em không dụng công học hành thì tương lai tiền đồ chẳng có hy vọng lắm đâu.

Các em học tri thức, học kỷ năng, học làm người, học làm sao trở thành người tốt.

Thế nào là học làm người tốt? Tức là học đừng có nổi giận, đừng có tranh cãi với bạn bè, đừng tham cầu, thì đó là người học sinh tốt!Các em hãy nhìn xem, người đời ai cũng có lòng tham, ai cũng có điều sở cầu, và ai cũng có đủ thứ phiền não.

Những thứ đó đều do tâm tham lam mà có.

Tuy nhiên, cầu xin cũng phải cho hợp lý, không thể vọng cầu viễn vông được.

Không thể tham tiền tài bất nghĩa, không thể cầu cái phước mà mình chẳng có phần, cũng đừng nên có tâm ích kỷ, tâm tự lợi.

Phải lấy Sáu Tông Chỉ của Vạn Phật Thành làm mục tiêu thì tương lai ra ngoài phục vụ xã hội chẳng những không nhiễu loạn xã hội mà còn làm cho xã hội an bình nữa.Tôi hy vọng các em sẽ làm người chính nhân quân tử quang minh lỗi lạc, tương lai sẽ trở nên bậc xuất chúng, anh tài.

Các em đừng nên học thói lỗ mãng, tác phong vô lại, ham ăn mà lười học, lúc nào cũng làm chuyện lôi thôi, phá rối xã hội.

Tôi cũng hy vọng các em đừng học thói "hippy," đừng nên hút thuốc, uống rượu, xì ke, ma túy.

Các em cần phải làm cho mình có kiến thức học vấn sung mãn, thành kẻ có phẩm hạnh ưu tú.Ở tại Vạn Phật Thành, các em được dạy tiếng Anh, tiếng Hoa, v.v...!Học được các ngôn ngữ khác, đó là cơ hội rất hiếm có vậy.

Các em đừng bỏ lỡ cơ hội, hãy nỗ lực học tập.Từ đây về sau sẽ định rằng mỗi chiều Thứ Sáu các em sẽ tới diễn đàn này để luyện tập diễn giảng.

Các em đừng nên sợ hãi, hãy nói cho lớn tiếng, và phải "lý trực khí tráng," nghĩa là luận lý cho vững, tác phong cho hiên ngang.


Bởi vì:Thục năng sinh xảo.(Luyện tập thành thục thì trở nên tinh xảo.)Luyện tập một thời gian lâu thì tự nhiên có thể nói thao thao bất tuyệt.

Sau này các em sẽ thuyết giảng được những đạo lý cao thâm, trở thành những diễn thuyết gia mà mọi ngưòi nhất định sẽ phải hoan nghinh.

Hiện tại là cơ hội để các em tập luyện.

Hàng ngày, nếu các em có thể tuyên dương chân lý, nói như nước chảy, vấn đề nào cũng có thể giảng đặng thì các em rất chóng trở thành những nhân tài để hoằng Pháp.

Ðây là thời gian tốt đẹp nhất rất khó gặp vậy, các em đừng cô phụ lòng tôi.

Cổ nhân nói rằng:"Thư sơn hữu lộ, cần vi kính,Học hải vô nhai, khổ tác châu."(Núi sách có nẻo: đường vào là siêng năng.Biển học không bến: dùng gian khổ làm thuyền.)Nếu các em có thể dùng tinh thần này mà dụng công học tập thì tương lai nhất định sẽ có cống hiến lớn cho quốc gia.61.

QUÂN TỬ BIẾT CÁCH TẠO VẬN MẠNG(Vạn Phật Thành ngày 1 tháng 10 năm 1983)Rất nhiều sự việc trên thế gian mình cho rằng tốt, nhưng bên trong thực sự có nhiều điều chẳng tốt phát sinh.

Hiện tại bạn cho là hết sức vui sướng, nhưng tương lai có thể làm cho bạn thống khổ.

Cho nên nếu muốn tránh sự phiền não không gì bằng giữTrung Ðạo.


Trung Ðạo có nghĩa là không nhiều quá mà cũng không ít quá, không có phiền não mà cũng không có vui thú.

Sách Trung Dung có nói rằng:"Hỷ nộ ai lạc chi vị phát, vị chi Trung;Phát nhi giai trung tiết,vị chi Hòa." Nghiã là:"Vui, giận, buồn, sướng khi chưa sinh thì gọi là Trung; Khi phát ra rồi mà giữ ở mức trung thì gọi là Hòa".Nếu hiểu đạo lý này thì bất luận làm gì mình cũng không thái quá, cũng không mê muội, không điên đảo.

Cần phải biết rõ ràng đen là đen, trắng là trắng, thiện là thiện, ác là ác, phân chiết minh liễu thì mới không lẫn lộn thiện với ác.

Những điều mà chúng ta gặp trong kiếp này đều là do nghiệp lực kiếp trước tạo thành.

Hiện tại muốn cải biến vận mệnh của mình thì cần phải tạo nhiều công đức.

Có câu rằng:"Quân tử hữu tạo mệnh chi học.Mệnh do ngã lập,Phước tự kỷ cầu.Họa, phước vô môn,Duy nhân tự chiêu." Dịch là:"Người quân tử biết cách tạo vận mạng.Mạng do ta làm,Phước tự ta cầu.Họa, phước không có cửa,Chỉ do ta chuốc lấy."Người học Phật nhất định phải nhận thức rõ ràng định luật nhân quả báo ứng; không thể tùy tiện tạo ác nghiệp, trồng ác nhân, cũng không được làm sai đạo lý nhân quả.

Vì thế phải mười phần cẩn thận, nếu chờ đến lúc thọ quả báo thì hối hận đã muộn rồi!.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận