Khai Thị Quyển 2- Hòa Thượng Tuyên Hóa


28.

PHÁP GIỚI DUY TÂM TẠO(Vạn Phật Thành ngày 2 tháng 10 năm 1982)Chúng sinh trong thế giới có nhiều loài khác nhau.

Mỗi một vị Phật thì có quyến thuộc của vị đó; mỗi quyến thuộc lại có vô số chủng loại khác nhau.

Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn các ngài thì cũng như vậy.

Ðó là bốn Pháp Giới của chư Thánh, Hiền.Mình là phàm phu thì sự cách biệt giữa mình với các Thánh rất là xa, khó mà diễn bày đặng trình độ và trí huệ của các ngài.Hiện đang nói về sáu Pháp Giới của kẻ phàm, thì trên cả là Pháp Giới loài Trời.

Trời cũng có đủ thứ bất đồng.

Trời, cộng thêm A Tu La và loài Người, là ba Thiện đạo.

Ba Ác đạo là Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh; mỗi thứ đều có đủ thứ quyến thuộc của chúng với đủ thứ thiên sai vạn biệt.

Ở mỗi loại lại còn phân ra đủ thứ chủng loại khác nhau nữa.

Mười Pháp Giới từ đâu lại? Chúng từ nơi một tâm niệm hiện tại của mình (hiện tiền nhất niệm tâm)! Cái tâm có thể tạo ra Pháp Giới, tâm có thể tạo ra vạn vật, tâm có thể tạo ra đủ thứ hình tướng, đủ thứ chủng loại: Nhất thiết duy tâm tạo.

(Mọi thứ đều do tâm tạo ra.) Lại nói:"Nhược nhân dục liễu tri,Tam thế nhất thiết Phật,Tam thế nhất thiết chư Bồ Tát,Tam thế chư Thanh Văn,Tam thế chư Thiên,Ðại,Tiên, Nhân,Chủng chủng A Tu La,Chủng chủng chư Súc sanh,Chủng chủng chư Ngạ quỷ,Chủng chủng chư Ðịa ngục,Ưng quán Pháp Giới tánh,Nhất thiết duy tâm tạo." Nghiã là:"Nếu người muốn rõ biết,Ba đời tất cả Phật,Ba đời chư Bồ Tát,Ba đời chư Thanh Văn,Ba đời chư vị Trời,Ðại Tiên cùng với Người,Các loại A Tu La,Vô số thứ Súc sanh,Vô số loại Quỷ đói,Vô số lớp Ðịa ngục,Nên quán tánh Pháp Giới,Mọi thứ do tâm tạo."Cái tâm có thể tạo ra Thiên đường, tạo ra Ðịa ngục.


Tâm làm mình thành Phật, tâm có thể làm mình thành Ngạ quỷ, thành Súc sanh, đọa Ðịa ngục, thành Bồ Tát, Thanh Văn.

Vì mọi thứ do tâm tạo, nên mọi thứ đều chỉ ở nơi tâm này.

Nếu tâm muốn thành Phật thì Phật Pháp Giới là quyến thuộc của mình.

Các Pháp Giới còn lại cũng như thế!Mọi thứ không rời khỏi tâm này, vì tâm này tạo mọi thứ; cho nên các vị chú ý: đi, đứng, nằm, ngồi lúc nào cũng phải biết "khắc kỷ phục lễ" (chế phục chính mình theo đúng lễ nghĩa).

Mình chỉ làm điều chân thật, không làm điều hư ngụy, cẩu thả bê bối; phải tránh trường hợp: Chỉ nhân nhất trước thác, Thâu liễu mãn bàn kỳ.

(Chỉ đi sai một nước, Mà thua cả ván cờ.)Tạo Pháp Giới của Phật thì phải có lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả; biết lợi ích chúng sinh, song không chấp trước rằng có chúng sinh.

Ðừng dụng công hời hợt, tu ngoài da; phải thật sự từng bước từng bước mà dụng công.Tại sao tôi muốn tạo Pháp Giới của chư Phật? Nếu tạo không xong thì sao?" Chỉ do tâm niệm không chuyên nhất, ý chí không kiên cố, cứ tùy theo duyên mà xoay chuyển rồi bị cảnh giới dẫn dắt, cho nên mình mới quên mất mọi chuyện: Quên mất là mình phải tạo Phật, tạo Bồ Tát, tạo bốn thứ Thánh, do vậy mình chỉ biết tạo Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh! Cho nên nói rằng: Niệm động bách sự hữu, Niệm tịnh vạn sự vô.

(Tâm động thì trăm sự đều có, Tâm tịnh thì vạn sự đều không.) Lại nói rằng:"Tâm chỉ niệm tuyệt: chân phú quý,Tư dục đoạn tận: chân phước điền!" Nghiã là:"Ý niệm dứt, tâm dừng, chính là giàu sang,Lòng tư dục đoạn tuyệt, mới thật ruộng phước!"Có người hỏi: Vì sao ma không phải là một Pháp Giới?Trả lời: Ma thì giống như bọn thổ phỉ hay là du kích, lúc nào cũng lưu lạc trong bốn phương, không có xứ sở nhất định, cũng không có người cai quản.

Kẻ cướp là loài người nhưng không phải người nào cũng là kẻ cướp, cho nên không nói Pháp Giới của loài cướp.

Ðạo lý này giải thích loài ma cũng tương tự như vậy.Trên trời cũng có ma, trong A Tu La cũng có ma.


Thành phần thiện thì thuộc một pháp giới, thành phần không thiện thì thuộc về ma giới; vì ma biến khắp cả Lục Phàm Pháp Giới, thậm chí nó có thể biến hóa, xâm nhiễm, phá phách Tứ Thánh Pháp Giới.Phật hay ma đều là do một niệm sai biệt mà ra.

Phật thì có tâm từ bi, ma thì có tâm tranh thắng.

Giống như Ðề Bà Ðạt Ða là người có tâm thắng phụ rất mạnh, lúc nào cũng muốn cùng Phật đấu tranh, song Phật thì không tranh với ông ta.

Ðề Bà Ðạt Ða cũng có Phật tánh, bất quá y lỡ bước lầm đường, lạc lối quá sâu, không thể quay đầu lại, nên mới rơi vào ma giới.

Theo tinh thần Ðại Thừa, Phật vì giáo hóa loài ma cho nên cũng thị hiện thân ma để giáo hóa loài ma.

Ma thì biến khắp Lục Phàm Pháp Giới, nên không cần thiết phải lập thêm một pháp giới.

Tuy biến khắp các pháp giới, nhưng đó là thứ giả, hư ngụy, không thật.

Giống như ở đời có kẻ tự mình chiếm hòn núi, tự mình xưng Vương; giặc cướp cũng mạo xưng là quân đội, nhưng đi tới đâu là phóng hỏa giết người tới đó.

Ma cũng tương tự như vậy!29.

CÁI HỌC TẠO MỆNH(Vạn Phật Thành ngày 7 tháng 10 năm 1982) Lão Tử nói rằng:"Quân tử hữu tạo mệnh chi học,Mệnh do ngã lập,Phước tự kỷ cầu.Họa, phước vô môn,Duy nhân tự chiêu." Nghiã là:"Quân tử có cái học tạo mệnh,Mệnh do mình lập,Phước do mình cầu.Phước với họa chẳng có cửa,Chỉ do mình tự chiêu cảm lấy.""Quân tử hữu tạo mệnh chi học." Trời, Ðất, Người gọi là Tam Tài.Người là đại biểu của trời, đất; trời không thể nói được mà đất cũng không thể nói được, chỉ có người mới có ngôn từ, có động tác.


Sinh mạng con người không phải là nhất định, nhưng cũng có thể nói là nhất định.

Tại sao nhất định? Cũng như là mình chia đồ vật vậy: Anh một phần, tôi một phần; đó gọi là nhất định.

Thế nào là không nhất định? Giống như đồ vật của anh thì anh dùng hết rất mau, mà đồ vật của tôi thì tôi không dùng cho nên vẫn còn nguyên; đó gọi là không nhất định.

Cho nên nói: "Quân tử có cái học tạo mệnh."Khi sinh ra, chẳng ai kêu mình làm chuyện ác cả, song mình cứ làm ác; đó là mình tự cải biến vận mạng của chính mình.

Sinh ra chẳng có ai kêu mình làm chuyện thiện cả nhưng mình cứ làm chuyện thiện, thì đó là mình siêu thoát ra khỏi vận mệnh.

Thí dụ như khách bộ hành, muốn đi hướng đông thì nhắm hướng đông mà đi, muốn đi hướng tây thì nhắm hướng tây mà đi.

Mệnh vận của người quân tử thì rất linh hoạt chớ không phải là cứng ngắc; tất cả mọi chuyện đều do nơi tay mình làm nên, bởi thế: "Quân tử có cái học tạo mệnh.""Mệnh do ngã lập." Mình có thể cải biến vận mệnh của chính mình.

Nếu như khi có bịnh mà biết giữ gìn thì không đi đến tình trạng nguy hiểm đến tánh mạng.

Ðó là tự mình có năng lực kiểm soát chính mình, không phải ỷ lại người khác.

Ðáng lẽ phải sống chết luân chuyển trong Lục đạo, nhưng nếu biết tu Ðạo thì có thể siêu thoát ra khỏi vận mệnh, cắt đứt vòng sinh tử; đó cũng gọi là tạo mệnh."Phước tự kỷ cầu." Phước từ nơi mình mà cầu: Nếu mình biết tu phước thì có phước, biết tu huệ thì có huệ.

Phước, huệ cùng tu thì càng tốt hơn nữa.Tu phước thì phải hướng về bên trong mà cầu; cầu nơi chính mình, coi thử mình có đức hạnh hay không.

Có đạo đức là có phước, không đức hạnh thì là kẻ vô phước.


Quân tử cầu nơi chính mình, tiểu nhân thì cầu cạnh nơi người khác.

Tiểu nhân lúc nào cũng hướng ra bên ngoài mà cầu."Họa, phước vô môn.

Duy nhân tự chiêu." Họa, phước không có cửa ra vào, chỉ do mình tự chuốc lấy; có nghĩa là: Bịnh tùng khẩu nhập, Họa tùng khẩu xuất.

(Bịnh từ miệng mà vào, Họa do miệng mà ra.) Con người gặp phải đủ thứ tai họa, hoạn nạn là do ăn nói bậy bạ mà ra.

Kẻ ham ăn vị ngon, cá thịt, gà vịt, đồ biển v.v...!tuy rằng nhất thời sướng cái miệng song sẽ mang nhiều bịnh tật.

Khi ăn thì thấy ngon thiệt, nhưng dần dà khi chất độc ngấm vào sanh bịnh thì sẽ hết thuốc chữa! Hiện tại thịt động vật có một chất độc mà không có thuốc nào chữa được.

Cho nên khi ta ăn thịt thú vật thì thứ độc ấy truyền vô người mình.

Thực vật là loại không có sinh mạng, nên dù có độc cũng rất ít.

Chất độc trong thịt là 100%, còn độc trong đồ chay chỉ có 1%, cho nên có thể nói rằng ăn thịt với ăn chay khác nhau một trời một vực!Các vị học Phật Pháp đừng nên tham ăn đồ ngon, đừng tham ngon miệng! Sau một thời gian ăn chay, chất độc trong người có thể bài tiết ra hết mà không mắc phải những bịnh quái gở.

Hy vọng các vị chú ý nghiên cứu lời tôi nói.

Thời đại bây giờ vô cùng tệ hại, nên mọi người phải mạnh dạn khuyến khích nhau đừng sát sinh, mà phải bảo vệ sinh mạng thì mới tránh được họa nhân loại diệt vong.

Mong các vị hãy thận trọng, và hãy tự chế!.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui