Ðạo Tràng Tốt Khó TìmMuốn tu hành mà không gặp đạo tràng tốt thì cũng không thể tu được.Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta tạo tội lỗi, thói xấu quá nhiều.
Không biết hối cải cũng không biết tu hành, nên thói xấu mỗi ngày một gia tăng, trí huệ mỗi ngày một giảm dần; nghiệp chướng càng ngày càng thêm nặng.
Bởi vì những lý do đó nên con người muốn tu cũng không phải dễ; muốn học để thành người tốt cũng rất khó, muốn xuất gia lại càng khó hơn, vì bị mọi thứ nghịch cảnh, nghiệp chướng ràng buộc.
Khi ở nơi nhân địa, mình ngu si không biết nên tạo ra tội nghiệp dẫy đầy, chẳng sợ nhân quả báo ứng.
Vì thế bây giờ muốn tu Ðạo thì đủ thứ nghiệp chướng từ khắp mọi nơi kéo về, đủ thứ chướng duyên phát sinh.
Có người vì hoàn cảnh gia đình không cho phép, có người vì đất nước, lại có người vì thái độ, hành động, hay công ăn việc làm khiến sinh ra đủ thứ trở ngại, không cho phép họ tu hành.Cho nên muốn chân chính tu Ðạo thì khó như muốn lên trời vậy.
Song, tuy khó khăn khốn khổ như vậy thì lại không tu sao? Không phải đâu! Càng khổ thì càng phải tu, mình phải làm điều khó làm.
Nếu không ở chỗ khốn khổ gian nan mà bắt đầu, thì mãi mãi mình không thể phá trừ được hết nghiệp chướng.
Vì thế mình phải tu nhẫn nại; phải nhẫn nại những thứ mà không ai nhẫn được, nhường nhịn những thứ mà không ai muốn nhường, làm chuyện mà chẳng ai chịu làm, ăn những thứ không ai thèm ăn, chịu những thứ không ai chịu nỗi.
Cứ như vậy ngày tháng tích lũy, thì công đức sẽ tăng gia, tội nghiệt giảm ít, trí huệ tăng trưởng, và nghiệp chướng tiêu dần.Bởi vì xưa nay nghiệp chướng từng chút, từng chút kết lũy mà thành.
Bây giờ thì cũng từng chút, từng chút giảm nhẹ đi.
Cũng như lúc trời lạnh vậy, càng ngày càng lạnh, cho tới mùa đông thì lạnh đến cực điểm, sau đó lại bắt đầu nắng ấm.
Tuy nhiên, không thể lập tức ấm liền được, phải từ từ mỗi ngày một ấm lần, ấm lần tới lúc vào hè.
Mùa nóng thì ví như lúc mình không còn chướng ngại; mùa lạnh ví như là lúc nghiệp chướng còn sâu dày.Bây giờ chúng ta tu hành, tham thiền cũng tốt, niệm Phật cũng tốt.
Bất luận là tu pháp gì, mình cần kiếm việc để làm, đừng cho tâm trống không, vì nó sẽ suy nghĩ vẫn vơ và vọng tưởng.
Mình cần phải lấy thời gian suy nghĩ vẫn vơ đó mà niệm Phật, trì Chú, tụng Kinh; không để thời gian trôi qua lãng phí.
Nếu không tu, tâm mình sẽ mặc tình suy nghĩ vẫn vơ, thật là lãng phí tinh thần; kết cuộc, chẳng chuyện gì thành tựu cả.
"Nhân thân nan đắc.
Phậtpháp nan văn.
Phật quốc nan sinh.
Thiện-tri-thức nan ngộ.
Hảo đạo tràng nan phùng." Tức là thân người khó được.
Phật-pháp khó được nghe.
Nước Phật khó sinh.
Thiện-tri-thức khó gặp.
Ðạo tràng tốt khó tìm.Muốn tu hành mà không gặp được đạo tràng tốt thì cũng không thể tu hành.
Nên mình cần có đạo tràng tốt.
Ở Vạn Phật Thánh Thành, muốn đả thiền thất thì có chỗ đả thiền thất, muốn niệm Phật thì có chỗ niệm Phật, muốn sám hối thì có chỗ sám hối.Quý-vị muốn thế nào cũng đều có cả.
Chỉ cần quý-vị tu hành, không lãng phí thời gian, chân thật dụng công là được rồi.Bất luận vị nào phát tâm nguyện dụng công, thì tôi sẽ tình nguyện làm hộ-pháp cho vị đó, giúp quý-vị dụng công tu hành.
Bởi vì khi xưa tôi muốn dụng công mà không tìm được đạo tràng tốt để dụng công.
Tôi đến nơi nào cũng gặp đầy dẫy những chuyện nhỏ nhặt, chi tiết phiền hà.
Ví như ở thiền đường, quý-vị phải học cách đánh chuông, đánh bảng, rồi đến lúc nào thì phải đi tuần tra, phải học pha trà, uống trà rồi đi thâu những chum trà, và đủ thứ chuyện lặt vặt khác.
Nếu quý-vị muốn dụng công thì chuyện uống trà, thâu chum trà hoặc là lúc đi tuần, lúc đánh bảng, đánh mỏ, chỉ là sự dụng công một cách hời hợt mà thôi.
Học những việc lặt vặt đó cũng mất hết ba tuần lễ mới xong.
Thông thường đả thiền thất chỉ một hay hai tuần, nếu phải học những việc linh tinh đó, cũng đủ hết thời giờ rồi.Hiện tại ở Vạn Phật Thánh Thành, quý-vị tham thiền, niệm Phật hoặc phiên dịch hay nghiên cứu kinh điển, tu cách gì cũng tốt cả.
Nói tóm lại, nếu quý-vị chuyên tâm nghiên cứu thì mọi phương tiện đều có sẵn, không cần phải làm những chuyện phiền phức khác.
Ở đây, mọi chuyện rất là đơn giản.
Vị nào làm Duy-na thì chỉ cần biết làm sao chỉ tịnh, khai tịnh là được rồi.
Ở đây mà quývị còn không biết dụng công thì chẳng biết ở chỗ nào quý-vị mới dụng công được.
Ðây là nơi hết sức thuận tiện, đầy đủ phương tiện để dụng công.
Nếu quý-vị một mặt dụng công, một mặt nghĩ vẫn vơ, nào là: "Cơm trưa hôm nay không ngon.
Trời lạnh lẽo quá, sao mà ngủ được." Nếu như cứ vọng tưởng vô ích như vậy, thì chỉ phí thời gian mà thôi.
Quý-vị cần chuyên tâm, chú ý, đem toàn tánh mạng ra mà dụng công mới được.Xả bất liễu tử, hoán bất liễu sinh.Xả bất liễu giả, thành bất liễu chân.Nghĩa là:Không được sự chết, sao đổi được sự sống.Không bỏ được cái giả, sao thành đặng cái chân.Không phải chỉ ở trong Niệm Phật Ðường, hoặc trong Thiền Ðường mới dụng công mà ở mọi lúc, mọi nơi, đều phải dụng công.
Dụng công có nghĩa rằng con mắt không bị đối tượng quan sát làm cho chuyển; lổ tai không bị âm thanh làm giao động, lưỡi không bị mùi vị làm cho thèm muốn; mũi không bị hương thơm làm cho hứng thú; thân không bị xúc chạm làm cho rung động; ý không bị tư tưởng pháp trần làm cho xoay chuyển.
Không bị tất cả mọi thứ cảnh giới làm chuyển xoay mà ngược lại, mình có thể xoay chuyển được cảnh giới.
Ðó chính là dụng công."Hành trụ tọa ngọa bất ly liễu cá, ly liễu giá cá tựu thị thác quá." Nghĩa là: Ði đứng nằm ngồi đừng lìa "nó," lìa "nó" tức là sai lầm.
Do đó, mỗi giờ mỗi phút mình phải luôn luôn chuyên tâm chú ý, chế ngự ý niệm của mình; giơ cao Kim-cang Trí-huệ-vương Bảokiếm chặt sạch mọi phiền não ma quân.Hỏi: Mình phục vụ đại chúng nhưng lại bị họ mắng chửi thì phải làm sao?Ðáp: Nếu phục vụ đại chúng, mà bị phỉ báng thì mình càng cố gắng hơn nữa.
Nếu chỉ vì bị người ta chửi mắng mà bỏ làm, thì mình không có thành tâm.Hỏi: Vì sao hiện tại Phật-giáo đồ không chịu hiểu chính pháp, chỉ mong cầu thần thông? Vì sao hiện giờ đa số tín đồ tham tiền?Ðáp: Vấn đề nầy rất là quan trọng bởi vì hiện tại con người đều bị trúng độc của đồng tiền.
Ở trên mặt đồng tiền có chất độc vô cùng.
Có thể nói là ma quỷ bôi thứ độc ấy lên đồng tiền khiến con người khi tiếp xúc với nó đều quên mọi sự.
Cho đến cha mẹ cũng quên, chỉ biết tiền mà thôi.
Coi tiền thân thiết hơn tất cả mọi thứ.
Vì đồng tiền mà tạo ra đủ thứ tội nghiệp.
Ngay cả người trong Phật-giáo cũng tìm đủ phương pháp, bất chấp thủ đoạn, hoặc nói chuyện phong thủy, hoặc nói có mật pháp; họ có lòng tham còn nhiều hơn người không học Phật-pháp nữa; lòng tham của họ còn cao hơn cả trời xanh.
Ðó là mạt pháp.
Mạt pháp tức là không có người hiểu rõ đạo lý nữa.
Nếu muốn đừng sa vào lỗi lầm nầy, thì chỉ có cách là giữ Sáu Ðại Tông-chỉ của Vạn Phật Thánh Thành.
Ðó là: Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tư lợi, không nói dối.
Sáu điều nầy có thể cải biến được phong khí của mạt pháp.
Quý-vị đừng coi Sáu Tông-chỉ của Vạn Phật Thánh Thành này là đơn giản, bình thường.
Quý-vị không đủ tư cách để học, cũng chẳng đủ tư cách để nghe.
Tôi nói Sáu Ðại Tông-chỉ nầy là để cho hai vị hành giả Tam-bộ Nhất-bái, (thầy Hằng Thật và thầy Hằng Triều) nghe.
Bởi vì tôi thấy hai vị đó hết sức kham khổ tu hành, nếu không nói cho họ pháp chân chính thì thật là đáng tiếc.
Cho nên Sáu Ðại Tông Chỉ nầy là để phá những sự hiểu biết sai lầm, nó là cây gậy hàng phục ma quân (hàng ma trượng).Nói đến thần thông thì phải biết rằng không phải do cầu mà được; nó do tu mà thành.
Tuy rằng cũng do tu mà thành nhưng cũng đừng coi nó là quan trọng.
Thần thông, trong Phật-giáo, không có gì là đáng kể vì cũng giống như dùng một con dế nhỏ đi dọa con nít mà thôi.
Thực sự nó không có gì quan trọng.
Người học Phật, nếu có ý niệm cầu thần thông thì tự nhiên sẽ tu sai lạc, không còn chân chính là tín đồ Phật-giáo nữa.Hỏi: Tại sao người ta không lạy Ngài Tam Tạng Huyền Trang mà lại lạy Tôn Ngộ Không? Tôn Ngộ Không có thật hay không?Ðáp: Bởi vì Tôn Ngộ Không có Kim-cô-bổng lại biết Cân-đẩu-vân, có thể lên trời xuống đất, không chỗ nào mà không tới được, nên người nào cũng thích Tôn Ngộ Không.
Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng đều là những nhân vật có thật.
Nhưng họ là những thứ tinh linh không có hình tướng, tới để giúp đỡ vị Tam Tạng đi qua Tây Thiên (Ấn Ðộ) thỉnh kinh.
Những vị đó không phải là những người mà ta có thể dùng phàm phu nhục nhãn mà thấy được.
Bởi vì họ không có phàm phu thực thể, mà họ chỉ là những linh tánh.
Ngài Huyền Trang là người tu hành chân thật, nhưng Ngài không biết pháp Cân-đẩu-vân cũng không đại náo thiên cung.
Ngài chỉ biết chân thật tu hành, y chiếu theo ba chữ: Kiên, Thành, Hằng (kiên trì, thành khẩn, thường hằng không đổi), nhất tâm đi thỉnh kinh, làm lợi ích cho chúng sinh, nên cảm động được Tôn Ngộ Không, Sa Tăng, Bát Giới tới hộ trì Ngài.Giảng vào ngày 26 tháng 11, năm 1985.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...