Khai Thị Giới Sát Và Giới Dâm


Ngày hôm nay, pháp hội viên mãn.

Thời hạn bảy ngày chớp mắt đã qua.

Thế nhưng, pháp hội tuy viên mãn, chuyện hộ quốc tức tai nên thực hiện cho đến khi chấm dứt báo thân này.

Trừ phi ai nấy ăn chay, niệm Phật, vãng sanh Tây Phương, chẳng thể nói là đã viên mãn rốt ráo được.Người học Phật hiện tại có lắm kẻ tự bảo ta đã khai ngộ, ta là Bồ Tát, ta đã đắc thần thông đến nỗi gây lầm lạc cho nhiều người.

Một mai Diêm lão réo mạng, lúc mạng sắp chấm dứt, khi ấy cầu vãng sanh chẳng được, đau khổ mà chết, chắc chắn đọa địa ngục A Tỳ.

Chớ nên nhiễm đắm thói ác của những kẻ ham cao, chuộng xa, dối mình, lừa người ấy; nếu có thì phải sửa ngay.

Nếu không có thì càng thêm cố gắng.

Hãy kiêng dè, hãy đề phòng!Giết, trộm, dâm… cố nhiên là tội nặng, nhưng con người biết những hành vi ấy chẳng tốt, không đến nỗi ai nấy đều bắt chước theo, nên tội ấy vẫn còn nhẹ.

Nếu chẳng tự lượng, phạm tội đại vọng ngữ, chưa đắc đã bảo đắc, chưa chứng đã nói chứng để dẫn dắt những hạng vô tri, ai nấy đều bắt chước theo, hoại loạn Phật pháp, làm chúng sanh bị nghi ngờ, lầm lạc, tội ấy nặng không thể hình dung được! Người tu hành cần phải giấu tài, ẩn đức, phơi bày tội lỗi.

Nếu chuộng phô trương tiếng tăm, oai thế rỗng tuếch, bày trò giả dối, dù có tu hành cũng bị cái tâm kiêu căng, dối trá ấy làm hư mất hết! Vì thế, Phật đặc biệt coi tội vọng ngữ là giới căn bản của các giới để ngăn ngừa tâm hư ngụy, ngõ hầu chân tu, thực chứng.

Người tu hành chẳng được hướng về hết thảy mọi người khoe khoang công phu của chính mình.

Nếu như vì chính mình chẳng thể hiểu rành rẽ, muốn cầu thiện tri thức khai thị, ấn chứng, thì cứ theo đúng sự thực mà trình bày trực tiếp, chớ nên tự kiêu nói quá lên, cũng chớ nên nói giảm đi, cứ dựa bổn phận của chính mình mà nói thì mới là đệ tử Phật thật sự, mới có thể mỗi ngày một thấy được lợi ích nhiều hơn.

Lục Tổ đại sư nói:Phật pháp tại thế gian,Bất ly thế gian giác,Ly thế mịch Bồ Đề,Kháp như cầu thố giác(Phật pháp tại thế gian,Chẳng rời thế gian giácLìa đời tìm Bồ ÐềKhác nào tìm sừng thỏ).Vì vậy, biết rằng: Hết thảy mỗi sự mỗi vật trong thế gian đều là Phật pháp.

Chúng ta khởi tâm động niệm đều phải rành rẽ, minh bạch, chẳng được để vọng niệm làm mê.

Ngay cả những hạng người cực ác, bại hoại nhất trong thế gian cũng như những đứa trẻ non nớt nếu có ai nói đến những điều bất thiện thì giận, nghe điều lành thì vui.

Sự giận dữ đối với điều bất thiện, vui vẻ đối với điều thiện há chẳng phải là Chân Tâm Bản Giác phát hiện.

Điều đáng tiếc là chẳng biết tự quay lại để mở rộng [cái tâm giận điều ác, vui điều lành] ra, vẫn cứ suốt ngày làm chuyện chẳng lành, đến nỗi trở thành ham danh ghét thật, lọt vào hạng tiểu nhân.

Giả sử họ có thể tự phản tỉnh: “Ta đã vui với điều thiện thì hãy nên tận lực làm việc lành, tận lực ngăn ngừa điều ác thì gần là mong thành hiền, thành thánh; xa là liễu sanh thoát tử, thành giác đạo của Phật”.Ðiều quan trọng là tự giác.

Hễ giác thì chẳng chịu thuận theo mê tình, cuối cùng đạt đến chỗ giác vĩnh viễn chẳng mê.

Nếu chẳng tự giác sẽ hằng ngày muốn người khác khen ngợi ta là lành, nhưng hằng ngày tận lực làm các điều ác, chẳng đáng buồn lắm ư? [Sự kiện] con người ai cũng có ý niệm thích được người khác khen ta là lành đủ chứng tỏ chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng hành vi thuận theo tánh hay trái nghịch tánh thì một là do mình tự cố gắng hay tự buông lung, hai là do thiện hay ác tri thức chỉ bày, dẫn dụ.Đời nay, tai nạn phát sanh dồn dập, quá nửa là do con người phần nhiều chẳng chuộng thực tế, ham chuộng mong mỏi hư danh, ham danh ghét thật, trái nghịch bản tâm của chính mình mà nên nỗi! Nếu có thể hồi quang phản chiếu, tỏ rõ Phật tánh vốn sẵn có, chẳng lừa mình, dối người, biết lễ nghĩa, biết liêm sỉ thì cái căn bản đã lập, chẳng còn có hạnh nghịch lý loạn đức, ắt tai hoạn sẽ tự dứt vậy!Người học Phật quan trọng nhất là ai nấy phải trọn hết bổn phận.

Tròn bổn phận thì sẽ có liêm, có sỉ.

[Những hạnh] như cha từ, con hiếu, anh nhường, em kính đều nên nỗ lực thực hành.

Sách Ðại Học có câu: “Ðại học chi đạo, tại minh Minh Đức” (Ðạo đại học cốt ở chỗ làm sáng tỏ cái đức sáng).


Chữ “minh” thứ nhất là tu đức “khắc kỷ54, xét soi, phản tỉnh”.

Hai chữ “Minh Đức” tiếp đó chỉ tánh đức sẵn có trong tự tâm.

Muốn làm sáng tỏ Minh Đức sẵn có trong bản tâm, không tu trì từ việc khắc kỷ, xét soi, phản tỉnh thì không xong! Tiến lên nữa, mới có thể nói: “Tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện”.

Chữ “thân dân” ở đây hàm ý ai nấy tận hết bổn phận.

“Chỉ ư chí thiện” nghĩa là khởi tâm, làm chuyện gì, tự hành, dạy người, đều thuận theo lẽ trời, tình người, là Trung Ðạo chẳng lệch, chẳng cong quẹo.

Ðược như vậy thì làm thánh làm hiền là điều có thể đạt được!Vả nữa, Phật pháp nhằm dạy người đối trị phiền não, tập khí, nên có Tam Học Giới - Ðịnh - Huệ làm căn bản.

Bởi lẽ, Giới ràng buộc cái thân thì chẳng dám làm điều trái đức nghịch lý, chẳng dám thốt lời vô ích có hại.

Do Giới sanh Ðịnh nên những tạp niệm vọng loạn rối bời trong tâm sẽ dần tiêu, những hành vi hồ đồ sẽ tự ngưng.

Do Ðịnh phát Huệ nên Chánh Trí mở mang, phát khởi, phiền hoặc tiêu diệt, thực hiện các thiện pháp thế gian hay xuất thế gian không pháp nào là chẳng phù hợp với Trung Ðạo vậy! Ba thứ Giới - Ðịnh - Huệ đều là Tu Ðức, đều là tâm thể do đích thân Chánh Trí thấy được! Ðấy chính là Minh Ðức.

Sách Trung Dung gọi Minh Ðức này là Thành.

Thành chỉ cho “thuần chân chẳng vọng”.

Minh Ðức tức là “ly niệm linh tri”.

Thành và Minh Ðức đều thuộc về Tánh Ðức.

Do có Tu Đức “tu trì khắc kỷ, phản tỉnh, xét soi” thì Tánh đức mới hiển lộ.

Bởi thế, cần chú trọng vào chữ “minh” thứ nhất thì Minh Ðức mới có thể thấy thấu suốt, vĩnh viễn sáng!Phật pháp và thế gian pháp vốn chẳng phải là hai thứ! Nếu có kẻ cho rằng nhà Phật “từ thân cát ái” (từ biệt cha mẹ, cắt đứt tình yêu thương) là bất hiếu thì đó là cái nhìn hạn cuộc trong đời này, là cái nhìn nông cạn chẳng biết quá khứ, vị lai.

Chữ Hiếu đối với cha mẹ trong nhà Phật thông cả ba đời.

Vì thế kinh Phạm Võng dạy: “Nếu là Phật tử thì do từ tâm sẽ hành nghiệp phóng sanh, coi hết thảy đàn ông là cha ta, coi hết thảy nữ nhân là mẹ ta.

Ta trong đời đời, không lúc nào không do họ sanh ra.

Bởi vậy, chúng sanh trong sáu đường đều là cha mẹ ta.

Giết họ để ăn tức là giết cha mẹ ta!” Ðối với hết thảy chúng sanh, Phật đều nghĩ thương xót độ thoát, ấy là Hiếu, chẳng phải là vừa rộng lại vừa xa ư? Vả nữa, sự Hiếu thế gian: Cha mẹ còn sống thì hầu hạ, phụng dưỡng, cha mẹ đã khuất thì chỉ trong ngày [cha mẹ] mất mới làm cỗ cúng bái để hết dạ làm con.

Nếu như cha mẹ tội lớn, đọa trong dị loại, nào ai có thể biết trong đám sinh vật bị giết hại để ăn ấy, chắc chắn không có ai từng là cha mẹ ta ư? Không thông hiểu lý ba đời vô tận, cậy vào sự hiếu nhỏ nhoi mấy mươi năm để trách người, sự thấy biết ấy nhỏ nhoi, nông cạn đáng thương xót thay! Vì thế, Phật dạy người ta kiêng giết, phóng sanh, ăn chay, niệm Phật, lòng từ bi cứu giúp lớn lao thay!Hoặc lại có kẻ bảo: “Loài heo, dê, cá, tôm… vốn do trời sanh để nuôi dưỡng con người, ăn chúng nào có mắc tội gì?” Ðây là do chưa trải qua cảnh đó nên mới nói bừa như thế.

Nếu đích thân trải qua cảnh ấy thì mong được cứu còn không xuể, nào có dịp biện bác.


Sách Khuyến Giới Loại Biên có chép: Ông họ Triệu nọ ở Bồ Thành, tỉnh Phước Kiến, ăn chay trường thờ Phật.

Vợ ông hoàn toàn không có lòng tin.

Ngày hôm trước bữa sinh nhật, bà mua khá nhiều sanh vật tính giết đãi khách.

Họ Triệu bảo: “Bà muốn chúc thọ mà lại làm cho chúng nó bị chết, nên chăng?” Vợ bảo: “Ông nói toàn lời vô ích! Nếu theo như Phật pháp, nam nữ chẳng được ngủ chung, chẳng giết sanh mạng, thì hóa ra mấy chục năm sau, cả thế gian toàn là súc sanh!” Ông Triệu cũng không có cách gì khuyên giải được.

Đến đêm, người vợ mơ thấy đi vào nhà bếp, thấy giết heo mà chính mình bị biến thành heo, bị giết chết rồi vẫn còn biết đau.

Lúc bị cạo lông, phanh bụng, móc ruột, cắt phổi, đau khổ không thể chịu được nổi! Sau đấy, giết đến gà, vịt v.v… đều thấy chính mình là những con vật bị giết.

Ðau quá sức, tỉnh cả ngủ, tim run, thịt giựt.

Từ đấy phát tâm thả hết những loài vật mình đã mua, ăn chay trường.

Người này đời trước có căn lành lớn nên mới cảm được Phật từ gia bị, khiến cho đích thân chịu khổ để dứt ác nghiệp.

Chứ nếu không sẽ đời đời, kiếp kiếp nộp thân cho người ta ăn [để đền nợ sát sanh]! Những kẻ giết sanh vật ăn thịt trong cõi đời nếu có thể nghĩ tưởng đặt chính mình vào trong hoàn cảnh [của loài vật] thì khó gì mà chẳng quay đầu ngay khi ấy.Lại có một hạng người nói: “Ta ăn thịt trâu, dê, gà, vịt… là vì muốn độ thoát chúng nó!” Chẳng những Hiển Giáo không có thuyết này, ngay trong Mật Giáo cũng không có.

Nếu quả thật có thần thông như ngài Tế Ðiên thì còn được.

Chứ nếu không, đó chỉ là tà thuyết khiến người lầm lạc, tự chuốc lấy tội.

Hạng hết sức vô liêm sỉ mới dám nói như thế! Người học Phật phải hiểu rõ ràng khả năng của mình, chớ nên xằng bậy tự khoe khoang lớn lối, mong mỏi vậy thay! Thời Lương, tại núi Thanh Thành ở đất Thục (Tứ Xuyên), có vị Tăng tên là Ðạo Hương có đại thần lực, nhưng giấu kín chẳng tiết lộ.

Núi ấy có lệ hằng năm mở hội, lúc đó mọi người ăn uống no say, giết hại sanh vật vô số.

Ngài Ðạo Hương khuyên can nhiều lần, họ chẳng nghe.

Năm ấy, ngài đào một cái hố to ở ngoài cửa núi, bảo mọi người: “Các ông đã ăn no, xin chia cho tôi một bát canh, có được không?” Mọi người ưng thuận.

Khi đó, ngài Ðạo Hương cũng ăn uống no say, nhờ người dìu đến trước hố ọe hết ra.

Những con vật ngài đã ăn vào: Con nào bay được thì bay lên, con nào chạy thì chạy đi, tôm, cá, thủy tộc ói ra ngập cả hố.

Mọi người kinh sợ, kính phục, liền vĩnh viễn kiêng sát sanh.

Về sau, ngài Ðạo Hương nghe lời Chí Công liền hóa (tịch diệt) (Có người đất Thục yết kiến ngài Chí Công ở kinh đô.

Chí Công hỏi: “Người xứ nào?” Ðáp: “Tứ Xuyên”.

Chí Công bảo: “Hương ở Tứ Xuyên mắc hay rẻ?” Ðáp: “Rất rẻ”55.


Chí Công bảo: “Bị người coi thường sao chẳng ra đi”.

Người đó trở về núi Thanh Thành, thuật cho Ðạo Hương nghe lời ngài Chí Công.

Ngài Ðạo Hương nghe lời ấy xong liền hóa).Cần biết rằng: Những người an phận giữ mình trong cõi đời, một khi hiển thị thần thông xong liền lìa đời thị hiện tịch diệt để khỏi bị làm phiền thêm.

Nếu không, phải như ngài Tế Ðiên làm ra vẻ si cuồng, không ra trò gì để người ta nửa tin nửa ngờ, không thể đoan chắc thì mới được!Người học Phật cần phải chăm chú bỏ cái thấy ta - người, cần phải tự lập, lập người, tự lợi, lợi người.

Có vậy mới có thể nói là “nhập đạo”.

Tức là như sách Ðại Học chép: “Cổ chi dục minh Minh Đức ư thiên hạ giả, tiên trị kỳ quốc.

Dục trị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia.

Dục tề kỳ gia giả, tiên tu kỳ thân.

Dục tu kỳ thân giả, tiên chánh kỳ tâm.

Dục chánh kỳ tâm giả, tiên thành kỳ ý.

Dục thành kỳ ý giả, tiên trí kỳ tri.

Trí tri tại cách vật” (Người xưa muốn làm sáng tỏ Minh Đức trong thiên hạ thì trước hết phải giữ yên đất nước.

Muốn giữ yên đất nước thì trước hết phải giữ yên gia đình.

Muốn giữ yên gia đình thì trước hết phải sửa đổi thân mình.

Muốn sửa đổi thân mình thì trước hết cái tâm phải ngay thẳng.

Muốn cái tâm ta ngay thẳng thì trước hết phải giữ cho cái ý chân thành.

Muốn cho cái ý chân thành thì trước hết phải đạt đến chỗ hiểu biết.

Ðạt đến chỗ hiểu biết nằm ở chỗ trừ khử vật dục).Chữ “vật” ở đây chỉ lòng tư dục chẳng phù hợp với thiên lý và tình người.

Hễ đã có tư dục ắt tri kiến sẽ lệch lạc, tà vạy, chẳng còn công chánh nữa.

Chẳng hạn như đã yêu vợ, thương con thì dù vợ con có hư đốn, kẻ đó cũng chẳng thấy là hư hỏng.

Do lòng tư chuộng yêu thương mê mệt ngăn lấp lương tri sẵn có, trở thành sự lệch lạc, tà vạy, bất chánh.

Nếu có thể trừ khử (cách trừ) sạch được lòng tư dục yêu thương mù quáng thì những chuyện vợ con đúng hay sai sẽ thấy ngay lập tức.

Vì vậy, biết: Chuyện “cách vật” (trừ khử vật dục) ở đây cần phải thống thiết giảng, chớ có lầm hiểu “cách vật” nghĩa là thông suốt cùng tột lý của mọi sự vật trong thiên hạ.

Trừ khử món đồ tư dục trong tự tâm mới chính là căn bản của việc “làm sáng tỏ Minh Ðức”.

Thông đạt tận cùng lý tánh của sự vật trong cõi đời chỉ là chuyện cành nhánh nhất trong các chuyện cành nhánh.

Lấy chuyện cành nhánh phụ thuộc nhất làm căn bản trọng yếu thì thiên hạ ắt phải loạn lạc hết thuốc chữa được! Phật pháp trừ khử tham - sân - si chính là “cách vật”.


Tu Giới - Ðịnh - Huệ chính là “trí tri”.

Vật Tham - Sân - Si chất chứa trong tâm thì cũng như đeo cặp kính màu để nhìn mọi vật sẽ chẳng thể thấy được màu thật của chúng.

Họa hại của vật [dục] chẳng đáng sợ sao?Người niệm Phật cũng đừng ỷ mình thông minh, trí huệ, mà cần phải vứt bỏ [những điều ấy] ra tận ngoài biển Ðông.

Nếu không, e rằng sẽ bị chúng làm lầm lạc, tự chuốc buồn khổ.

Bởi lẽ, do thấy biết nhiều nhưng không chuyên nhất, đâm ra chẳng bằng hạng ngu phu, ngu phụ niệm Phật, chánh tâm, thành ý được hưởng ích lợi rất nhiều.

Vì thế, một pháp Niệm Phật tốt nhất là phải học theo ngu phu, ngu phụ, [lấy việc] thật thà tu trì làm trọng.

Tục ngữ có câu: “Thông minh phản bị thông minh ngộ” (Thông minh đâm ra lại bị lầm lạc vì thông minh), chẳng đáng sợ sao? Như bà vợ của ông Trịnh Bá Thuần, một đệ tử quy y của tôi ở huyện Bảo Sơn, tỉnh Vân Nam, ăn chay trường niệm Phật nhiều năm.

Người con trưởng tên Huệ Hồng đã chết vào năm trước.

Bà mẹ do thương con quá nên uống thuốc độc, trọn không có tướng trạng khổ sở, ngồi ngay ngắn niệm Phật qua đời.

Hơn nữa, chết rồi sắc mặt sáng nhuận, kinh động cả một phương.

Ông Bá Thuần là bậc lão nho đề xướng [niệm Phật], người tin theo rất ít, nhưng do cái chết của vợ con ông, mười người đã hết tám, chín người tin theo.

Phàm ngồi ngay ngắn niệm Phật qua đời, dẫu không bịnh mà thác cũng đã khó có; huống chi uống thuốc độc mà chết còn hiện được tướng đó, nếu chẳng phải là đã đắc Tam Muội nên chất độc chẳng thể làm hại được thì làm sao hiện được tướng như vậy? Nhưng uống thuốc độc tự sát là điều Phật pháp cấm đoán, đừng tưởng vậy là hay, cũng đừng khinh thường làm thử, những vị nghe giảng phải dè chừng56.Ông Tống Dương Kiệt, tự là Thứ Công, hiệu Vô Vi Tử, tham học với Thiên Y Nghĩa Hoài thiền sư, đại ngộ.

Sau do cư tang mẹ, đọc Ðại Tạng, hiểu sâu xa sự thù thắng của pháp môn Tịnh Ðộ nên tự hành, dạy người hành.

Lâm chung nói kệ rằng:Sanh diệc vô khả luyếnTử diệc vô khả xả,Thái hư không trung chi hồ giả dã,Tương thác tựu thác: Tây Phương Cực Lạc.(Sanh thì cũng chẳng tiếc gì,Chết rồi cũng chẳng bỏ đi đâu nào,Hư không hư huyễn sá chi,Ðem lầm đáp lẫn để về Tây Phương)Ông Dương Kiệt sau khi đại ngộ, quy tâm Tịnh Ðộ, cực lực đề xướng; đến lúc lâm chung nói: Trong chân tánh thì sanh tử như hoa đốm trong hư không, nhưng do chưa chứng được chơn tánh thì chẳng thể không chú trọng cầu vãng sanh Tây Phương.

“Ðem lầm đáp lẫn” nghĩa là nếu đã triệt chứng chân tánh thì chẳng cần phải cầu sanh Tây Phương chi nữa vì cầu được vãng sanh vẫn còn là lầm lạc! Chưa chứng ngộ chân tánh thì phải nên cầu vãng sanh Tây Phương, cho nên mới nói: “Ðem lầm đáp lẫn để về Tây Phương”.

Trong tác phẩm Vãng Sanh Tập, cuối truyện ông Tống Dương Kiệt, Liên Trì Ðại Sư đã viết bài tán như sau: “Tôi mong những kẻ thông minh tài trí trong thiên hạ đều có thể thành tựu loại lầm lạc này.

Ðấy có thể bảo là thực sự đại thông minh mà chẳng bị thông minh làm lầm lạc vậy”.Như ông Tô Ðông Pha đời Tống, tuy là hậu thân của Ngũ Tổ Giới thiền sư, luôn mang một bức tranh Phật A Di Ðà theo bên mình, bảo: “Ðây là công cứ Tây Phương của cả đời ta”.

Nhưng đến lúc lâm chung, trưởng lão Duy Lâm ở Kính Sơn khuyên nhủ đừng quên Tây Phương, Ðông Pha nói: “Tây Phương dù chẳng phải là không có, nhưng chẳng thể dốc sức vào đấy được!” Môn nhân là Tiền Thế Hùng bảo: “Ðấy chính là chỗ tiên sinh thường hành trì, hãy nên dốc sức”.

Ðông Pha đáp: “Hễ dốc sức vào thì là sai rồi!” Nói xong liền mất.

Ðấy chính là bằng chứng hùng hồn của chuyện tự lầm lạc bởi thông minh vậy.

Mong quý vị ai nấy đều chú ý.Pháp môn Tịnh Ðộ khế lý, khế cơ, dùng sức ít mà thành công dễ, như đã căng buồm thuận gió lại còn thuận nước vì nhờ vào Phật lực.

Các tông khác dùng sức nhiều mà thành công khó như con kiến bò lên núi cao vì hoàn toàn cậy vào tự lực.

Ðẳng Giác Bồ Tát muốn cầu viên mãn Phật Quả còn phải cầu vãng sanh Tây Phương, huống hồ là bọn phàm phu chúng ta nghiệp căn sâu nặng, sao còn chẳng chịu dốc sức vào pháp này? Ðấy là bỏ dễ cầu khó, lầm lạc cùng cực thay!Vả nay những dụng cụ giết người trong cõi đời mỗi ngày mỗi mới mẻ, mỗi tháng mỗi khác biệt, nào là phi cơ, đại bác, hơi độc, tia sáng chết chóc v.v… Núi, sông chẳng thể ngăn trở nổi, vật cứng không chống ngăn được, cái thân máu thịt của chúng ta làm sao đương cự được nổi? Mạng người như giọt sương buổi sớm, vô thường một khi xảy đến, muôn sự đều thôi.

Bởi thế, muốn cầu lìa khổ được vui thì phải nên gấp gáp nỗ lực niệm Phật, cầu Phật gia bị lâm chung vãng sanh.

Một phen đạt lên cõi kia, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển, hoa nở thấy Phật, chứng được Vô Sanh, mới chẳng cô phụ chuyện được nghe pháp này mà tin nhận vậy.

Kính mong đại chúng tinh tấn hành trì, đấy là điều tôi rất mong mỏi..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui